Mục đích xây dựng thương hiệu Phần nội dung chính: Xây dựng chiến lược thương hiệu Giày Thượng Đình Bước 1: Xác định lợi thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường: 1.1 Xác định điểm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
-o0o -BÀI TẬP NHÓM: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
ĐỀ BÀI: Xây dựng chiến lược thương hiệu giày Thượng Đình tại Việt Nam Nhóm 3:
1 Hồ Thị Dinh: 1116 0893
2 Nguyễn Thị Hương: 1116 2234
3 Hoàng Thị Hường: 1116 2304
4 Nguyễn Thị Thu: 1116 4952
5 Đinh Thị Thu Thảo: 1116 4712
6 Trần Thị Phương Thảo: 1116 4858
7 Nguyễn Thị Trâm: 1116 5289
8 Nguyễn Thị Thanh Vân: 1116 5894 (Nhóm trưởng)
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Trang 2Mục lục:
Phần mở đầu:
I Lí do chọn thương hiệu Giày Thượng Đình
II Mục đích xây dựng thương hiệu
Phần nội dung chính: Xây dựng chiến lược thương hiệu Giày Thượng Đình
Bước 1: Xác định lợi thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường:
1.1 Xác định điểm mạnh, điểm yếu
1.2 Vị thế cạnh tranh hiện tại
1.3 Lợi thế cạnh tranh
1.4 Năng lực cốt lõi, năng lực khác biệt, năng lực cạnh tranh
Bước 2: Xác định các xu hướng và cơ hội trên thị trường
II.1 Phân tích thị trường ngành giày dép tại Việt Nam
II.2 Phân tích thị trường khách hàng
Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu
Bước 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thông điệp của đối thủ
Bước 5: Nội dung chiến lược thương hiệu
5.1 Giá trị thương hiệu
5.2 Định vị thương hiệu
5.2.1 Tạo hình ảnh cụ thể
5.2.2 Lựa chọn vị thế cho thương hiệu
5.2.3 Khác biệt hóa
5.2.4 Khuyếch trương
Bước 6: Duy trì, khai thác và bảo vệ thương hiệu
Phần phụ:
I Tài liệu tham khảo
II Những hạn chế
Trang 3Phần mở đầu
I Lí do chọn thương hiệu giày Thượng Đình:
Thượng Đình từng là một thương hiệu có vị trí lớn trong tâm chí khách hàng trong thời kì bao cấp Tuy nhiên trong thị trường khốc liệt và không ngừng thay đổi ngày nay, Thượng Đình đã không có những chiến lược đúng đắn và phù hợp khiến cho thương hiệu vốn từng ăn sâu trong tâm chí khách hàng này dần đi vào dĩ vãng
Thượng Đình với 60 năm tuổi đời, ít nhiều cho đến ngày nay vẫn có một vị trí đâu đó dù mờ nhạt trong tâm chí khách hàng, do đó, chúng tôi – nhóm quản trị thương hiệu 3 - có niềm tin rằng, nếu
có sự chuẩn bị đầu tư kĩ lưỡng, xác định hướng đi đúng đắn, sự hồi sinh trở lại của Thượng Đình
là hoàn toàn khả quan
II Mục đích xây dựng thương hiệu giày Thượng Đình:
Tái định vị thương hiệu, đưa thương hiệu giày Thượng Đình trở lại thành một thương hiệu uy tín, được yêu thích và biết đến rộng rãi
Phần nội dung chính:
Xây dựng chiến lược thương hiệu Giày Thượng Đình:
Bước 1: xác định lợi thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường:
1.1 Xác định điểm mạnh, điểm yếu:
Phân tích mô hình 5 Lực lượng cạnh tranh:
Sản phẩm thay
thế Giày dép là sản phẩm thông thường nên không có sản phẩm thay thế Nếucó chỉ là sự thay thế lẫn nhau Hiện tại có xuất hiện sản phẩm Free Your
Foot – 1 loại tất thay thế giày dép tuy nhiên mức độ phổ biến chưa cao và chỉ thích hợp cho một số hoạt động
Khách hàng Ngày càng nhiều thương hiệu giày nổi tiếng và cả những đôi giày không
tên tuổi bán trôi nổi khiến khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, dễ quay lưng với DN nếu sản phẩm của DN không đáp ứng được mong muốn của họ
Nhà cung ứng + Từ 1991 công ty chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, tự lo
liệu nên nguyên vật liệu cho sản xuất, được tiến hành song song với hai
vụ sản xuất của công ty Mùa lạnh: là mùa sản xuất nguyên vật liệu chính với khối lượng lớn, đòi hỏi phải cung ứng nguyên vật liệu nhiều, đồng bộ
và kịp thời Mùa nóng: chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước nên nhịp độ
Trang 4hiện theo đơn đặt hàng nên khi có đơn đặt hàng, phòng kế hoạch đầu tư mới lên kế hoạch cụ thể cho việc mua nguyên vật liệu
+ Việc cung ứng nguyên vật liệu được thực hiện theo 2 cách: đối với nguyên vật liệu dùng chung cho tất cả các sản phẩm thì được mua từ các nguồn hàng trong nước Còn những nguyên vật liệu đặc chủng dùng riêng cho từng loại giày, kiểu giày thì được mua từ nước ngoài
NVL sản xuất của công ty được chia ra làm 2 loại:
NVL chính: Vải, cao su, chỉ may, keo dán
NVL phụ: Hóa chất Ôzê, bao bì và các phụ kiện khác
Trong các NVL thì 80% được mua từ nguồn hàng trong nước, khoảng 20% nhập từ nước ngoài
=> Sản xuất thụ động theo đơn đặt hàng nên khi có đơn đặt hàng rất dễ bị NCC ép giá để có nguồn nguyên vật liệu kịp thời
Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành Đối thủ trong nước: Bitis, Juno, Vina Giày, -> đang vươn lên mạnh mẽĐối thủ nước ngoài: Nike, Adidas, Newbalance, Lining,
=> Đều là các thương hiệu mạnh, giày Thượng Đình nếu so với các thương hiệu này có thể bị coi là lỗi thời, chậm đổi mới, mẫu mã kém
Các đối thủ tiềm
năng
Xu hướng mở rộng thị trường, giày dép là 1 trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của VN, đứng thứ 4 về kim ngạch Theo Cafef, dự báo năm
2018 ngành giày da tiếp tục tăng trưởng mạnh Theo nhiều chuyên gia, hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội thu hút đơn hàng cho ngành da giày
Do đó dự báo thu hút thêm nhiều đối thủ mới
Xác định điểm mạnh và điểm yếu:
Công ty giày Thượng Đình thành lập năm
1957, tới nay đã hơn 60 năm, đã từng gây
dựng được tiếng vang lớn, và được phần lớn
các thế hệ 8x, 7x tin dùng
Giầy Thượng Đình đang nắm giữ danh mục
bất động sản rất lớn tại thủ đô Công ty đang
nắm giữ nhiều nhà xưởng nằm trên các khu
đất vàng tại Hà Nội trong đó có khu đất hơn
36.000 m2 tại quận Thanh Xuân Đây chính là
khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn cho công
ty
Giày dép là sản phẩm mang yếu tố thời trang, nên ngoài chất lượng thì mẫu mã, màu sắc là những điểm quan trọng mà khách hàng chú ý Nhưng những sản phẩm giày Thượng Đình lại lỗi thời, thiếu tính sáng tạo trong thiết kế và không cập nhật xu hướng thời trang hiện tại
Các sản phẩm giày dép của công ty giày Thượng Đình đa dạng nhưng lại không có bất
cứ sản phẩm nổi bật nào
Hoạt động marketing còn hạn chế, không có nhiều chương trình marketing, xúc tiến bán, Kênh phân phối chưa rộng khắp
Sản xuất thụ động theo đơn đặt hàng nên khi
có đơn đặt hàng rất dễ bị NCC ép giá để có nguồn nguyên vật liệu kịp thời
Trang 51.2 Vị thế cạnh tranh hiện tại:
Giày Thượng Đình đã từng là một thương hiệu rất ưa chuộng của người dân Việt Nam, thời kì bao cấp, giày TĐ phổ biến tới mức gần như nhà nào cũng có một đôi Vì vậy, cùng với kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ, diêm Thống Nhất, xe đạp Thống Nhất, cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long… Giầy Thượng Đình được xếp vào hàng “huyền thoại” ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường, vị thế cạnh tranh của Giầy Thượng Đình sụt giảm hẳn Báo cáo tài chính năm 2016 - báo cáo mới nhất của Giầy Thượng Đình cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2016, vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ là 94,8 tỷ đồng Trong khi đó, vốn góp chủ sở hữu là 93 tỷ đồng Điều đó có nghĩa phần vốn góp 93 tỷ đồng của nhà đầu tư chỉ sinh
ra lợi nhuận lũy kế 1,5 tỷ đồng Giày Thượng Đình phải đối mặt với tình trạng tài sản giảm và lợi nhuận giảm sâu, cổ phiếu ế ẩm
Bên cạnh đó có quá nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong nước ( Biti’s) và ngoài nước
Công ty giày Thượng Đình hiện tại đang có vị thế cạnh tranh yếu trên thị trường giày dép ở Việt Nam
1.3 Lợi thế cạnh tranh
Khách hàng mua Giày Thượng Đình vì giày Thượng Đình có mức giá rẻ (thấp hơn so với đối thủ)
Khách hàng mua Giày Thượng Đình vì giày Thượng Đình có độ bền cao
Giày Thượng Đình có lợi thế cạnh tranh từ các sản phẩm bền với giá cả phải chăng
! Chú ý: Vì Giày Thượng Đình có thiết kế không nổi trội so với các đối thủ cạnh
tranh, nên cần tránh trọng tâm vào thiết kế Hoặc làm cho thiết kế thật sự khác biệt: Đơn giản
1.4 Chỉ ra năng lực cốt lõi, năng lực khác biệt và năng lực cạnh tranh:
Năng lực cốt lõi: khả năng tạo ra các sản phẩm chất lượng
Năng lực khác biệt: Trong các loại năng lực khác biệt: cơ cấu hợp tác, danh tiếng và đổi mới, Giày Thượng Đình chưa thực sự tốt ở 1 mảng nào so với các đối thủ hiện tại Có thể coi năng lực khác biệt đó là danh tiếng – ít có thương hiệu nào để lại nhiều dấu ấn và kỷ niệm như Giày Thượng Đình – một thương hiệu một thời
Năng lực cạnh tranh: ưu thế về sản phẩm bền với mức giá rẻ
Bước 2: xác định các xu hướng và cơ hội trên thị trường:
2.1 Phân tích thị trường ngành giày dép tại Việt Nam
Trang 6Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam, mỗi năm thị trường nội địa tiêu thụ khoảng 186 triệu đôi giày, dép nhưng DN trong nước hiện chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu (Tháng 10/2017)
Tuy nhiên những năm gần đây, cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được triển khai rầm rộ đã tác động nhiều đến tâm lý của người tiêu dùng Sản phẩm giày dép trong nước ngày một được ưu ái hơn, nhất là tại các thành phố lớn
Giày dép là sản phẩm thông thường nên không có sản phẩm thay thế, thị trường lớn và chưa có dấu hiệu suy giảm
Khách hàng ưu thích những sản phẩm được chú trọng chất lượng sản phẩm và thương hiệu ngay
từ đầu
Quy mô nhỏ, đơn hàng nhỏ, xu hướng tiêu dùng thay đổi rất nhanh đòi hỏi DN phải có chiến lược phát triển phù hợp
2.2 Phân tích thị trường khách hàng
Số lượng người trong độ tuổi từ 45-65 tại Việt Nam được thống kê vào năm 2014 chiếm 16,66% tổng số dân cả nước, tương đương với 18.29 triệu người
Việt Nam đang bước qua thời kỳ dân số vàng với tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm và đang giảm dần
Trong báo cáo chỉ số Sức khỏe Sun Life Financial Châu Á tháng 2/2017 cho thấy, 46% người được khảo sát tại Việt Nam không thường xuyên luyện tập thể dục thể thao Tuy nhiên, ở độ tuổi 45-65, con người nhận rõ những sự giảm xuống sức khỏe Do điều kiện kinh tế và thời gian có nhiều hơn, nhiều người bắt đầu ý thức hơn về việc tập thể dục hàng ngày để tăng cường thể chất
Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu:
Từ những phân tích trên,, nhóm chúng tôi lựa chọn đối tượng mục tiêu là người trung niên và cao tuổi từ 45-65 tuổi có nhu cầu sử dụng giày thể thao để luyện tập năng cao sức khỏe Đối tượng này có thể phần lớn đã biết và/hoặc sử dụng thương hiệu giày Thượng Đình vang bóng một thời Do đó chúng tôi tập trung 1 dòng sản phẩm hướng đến đối tượng này với mong muốn vực dậy thương hiệu Giày Thượng Đình.
Mô hình 5W:
Who Là nam nữ - những người trung niên và cao tuổi từ 45-65 tuổi có lối sống tiết kiệm
Nhóm này có mục tiêu tài chính rõ rệt, thích sống ở các đô thị cỡ vừa nhưng vẫn đủ tiện nghi Họ sống tiết kiệm và quản lý chi tiêu kỹ lưỡng, thường dành dụm tiền cho tương lai hơn là mua sắm Trước khi quyết định mua một món hàng, họ thường cân nhắc, hỏi ý kiến bạn bè, người quen về chất lượng của món hàng đó Điều này dễ hình thành một tập quán mua sắm chung, do cân nhắc kỹ nên họ ít chịu dùng thử sản phẩm
và thường trả tiền nhiều hơn cho thương hiệu nào đó sau khi đã khảo sát Ưu tiên của
họ là giá tốt và không quan tâm mua ở đâu (Theo doanhnhansaigon.vn)
Trang 7Người trung niên và người già là những người có nhiều kinh nghiệm sống, thường hiểu rất rõ các chiêu lừa đảo Họ thích những thứ chân thực mộc mạc, có kí ức về những thương hiệu đã dùng hồi trẻ
Nhu cầu thay đổi: Nhu cầu về mặc có sự thay đổi cơ bản, người cao tuổi thích dùng quần rộng rãi, thoáng mát, thoải mái, thuận tiện được làm từ các chất vải mềm, mỏng
Hệ tuần hoàn máu và các chức năng điều tiết của cơ thể bị suy giảm, họ rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết, vừa sợ lạnh, vừa sợ nóng vì thế họ rất khó lực chọn chất liệu may mặc vừa ý Nhìn bề ngoài, người cao tuổi không kén chọn việc ăn mặc Nhưng thực tế họ chỉ giảm nhu cầu thẩm mỹ, còn nhu cầu đối với chất lượng sản phẩm thì lại cao hơn
What Họ thích một đôi giày bền, thoái mái, dễ đi với mức giá hợp lí:
Về sản phẩm:
Chất liệu: Mua giày rộng vừa đủ chân và có lớp đệm êm, chọn giày phù hợp với môi trường sống và thói quen sinh hoạt ( giày không thấm nước, độ bám đường tốt tránh trơn trượt, gót giày có đệm thấp để giảm đau gót chân, đau đầu gối, đau lưng)
Thiết kế đơn giản, dễ thao tác: giày dép có đế phẳng và bền chắc
Đặt giày riêng để có thiết kế ổn định bàn chân và phân phối lại áp lực, tạo cảm giác thoải mái và ít bị va đập khi đi bộ, ít bị thương
Xu hướng đi giày lười xỏ chân, hoặc có kéo khóa tránh bị ảnh hưởng của dây giày
Màu sắc: Xu hướng những màu tối không quá sặc sỡ như: nâu, đen, xám, xanh lục, được tập khách hàng mục tiêu ưa chuộng và lựa chọn
Giá:
Mua các sản phẩm ở mức giá trung bình từ 150,000 - 450,000
Why Đa số người độ tuổi này nói việc trở thành gánh nặng cho gia đình và bạn bè là điều
họ không muốn nhất (70%), sau đó là mất đi khả năng tự chăm sóc cơ bản như (tự ăn,
tự tắm hay mặc quần áo) (69%), mất khả năng tư duy (65%), mất khả năng vận động (60%) và bị bỏ rơi (39%) (Số liệu từ Khảo sát báo cáo của Nielsen)
-> nhu cầu mua giày luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cao
Where Người trung niên và người già có khả năng tiếp cận với các kênh bán hàng online
không tốt như giới trẻ ngày nay, họ phần lớn mua sắm qua các kênh bán hàng truyền thống tại các cửa hàng, chợ, siêu thị
When Giày thể thao có thể được mua bất cứ khi nào trong năm, không mang tính chất mùa
vụ
Bước 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thông điệp của đối thủ:
Trang 8Biti’s Vina giầy Nike Adidas New balance Điểm
mạnh
- Biti’s có điểm
mạnh về sản
phẩm: chất
lượng cao, độ
bền cao, thời
gian lão hóa
cao,
- Sản phẩm đa
dạng, phong
phú đáp ứng
nhu cầu của
nhiều lứa tuổi
- Hệ thống
phân phối rộng
khắp cả nước,
là doanh
nghiệp VN đầu
tiên tung ra thị
trường các sản
phẩm giày dép
có chất lượng
cao
- Là thương hiệu giày Việt chất lượng cao trong nhiều năm liền
- Bắt kịp xu hướng của thời đại và thị hiếu của người tiêu dùng
- Có nhiều dòng sản phẩm phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau
- Có các chế
độ bảo hành tận tình và chu đáo
- Thiết kế thanh lịch
và năng động, sáng tạo và công nghệ
- Dẫn đầu thị trường
- Sản phẩm chất lượng cao
- Lịch sử lâu đời
- Tiếp thị phục kích
- Các công
ty con mạnh và trình độ nhân viên phân phối đồng đều
- Sản phẩm có chất lượng cao với thiết
kế hợp thời, sành điệu, thể thao và mang lại cảm giác
vô cùng thoải mái
- Có nhiều kênh phân phối trên thị trường
- Thương hiệu đã
đi sâu trong tâm trí khách hàng trong suốt một thời gian
dài
- Thương hiệu giày sản xuất tại Mỹ
- Làm hài lòng từng khách hàng thông qua việc sản xuất những đôi giày
có thiết kế tùy chỉnh được
- Liên kết được thương hiệu với những vận động viên hàng đầu trong các môn thể thao
- Chất lượng sản phẩm cao
Điểm
yếu Thiết kế chưabắt kịp xu
hướng giới trẻ
Nguồn nguyên
liệu thụ động
Hệ thống phân
phối chưa đủ
rộng cả online
và offline
Bị gắn mác
thương hiệu:
Ăn chắc mặc
bền
Vina giày là công ty nội địa Tập chung vào mảng giày da, túi sách giày cao gót, chưa chú trọng đến dòng thể thao, sneaker
Có danh tiếng bóc lột sức lao động quá cao
Mạng lưới bao phủ quá rộng nhưng lại khó mua ở Việt Nam
- Nhiều hàng giả hàng nhá
Tốc độ cải tiến sản phẩm chậm Không lắng nghe các nhà bán lẻ về các mẫu mốt mới Khó mua ở Việt Nam Chỉ có ít store trong trung tâm thương mại
Có nhiều hàng giả hàng nhái
Khó mua tại Việt Nam Giá cả hơi cao
so với tình hình phát triển của Việt Nam Hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng lẫn lộn
Thông
điệp
truyền
thông
- Ủng hộ hàng
Việt
- Nâng niu bàn
chân Việt
- Hàng Việt Nam, chất lượng cao
- Just do it (Cứ hành động đi)
- Impossible is nothing (Không gì
là không thể)
>> Nhằm thúc đẩy phong trào thể
- Endorsed by
No one (không được xác nhận bởi ai cả)
Trang 9thao, khuyến khích mọi người thuộc mọi lứa tuổi tham gia và trải nghiệm niềm vui của thể thao
Bước 5: Nội dung chiến lược thương hiệu: Giá trị thương hiệu và Định vị
thương hiệu
5.1 Giá trị thương hiệu
Chiến lược thương hiệu cho giày Thượng Đình với mục đích: vực dậy một thương hiệu đã một thời chiếm lĩnh thị phần giày dép trong nước Định vị lại vị trí của mình trên bản đồ với giá rẻ và
là sản phẩm có thiết kế dành riêng cho người cao tuổi
Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của giày Thượng Đình: giá cả hợp lý, độ bền vượt trội, thiết kế tối giản nhất có thể (để phù hợp với đối tượng cao tuổi), phù hợp với khí hậu VN
Giá trị tăng thêm
Một số giá trị gia tăng mà Thượng Đình có thể cung cấp đến khách hàng như:
Dịch vụ giao hàng miễn phí khi mua online
Dịch vụ sửa chữa giày miễn phí trong 6 tháng đầu tiên
Đưa ra các mẫu giày mới có thể tùy chọn dây giày/lót giày
5.2 Định vị thương hiệu
Các hoạt động trọng tâm của định vị thương hiệu:
5.2.1 Tạo hình ảnh cụ thể:
Thượng Đình đang dần chìm vào quên lãng nhưng cho đến thời điểm hiện tại, trong tâm chí những người tiêu dùng thế hệ X trở lại, Thượng Đình vẫn còn có một vị trí đáng tin cậy nào đó
Cụ thể là thời điểm này, có lẽ cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để vực dậy Thương hiệu vang danh một thời này là tác động đến những đối tượng nói trên Hình ảnh phù hợp nhất để đưa TĐ trở lại thị trường lúc này là hình ảnh một thương hiệu với hình ảnh như một người bạn trung tuổi, từng trải, biết chăm sóc, cảm thông, thấu hiểu và đáng tin cậy để không chỉ gây chú ý với đối tượng là thế hệ X mà cả thế hệ Z - thế hệ trẻ ngày nay cũng sẽ nhớ đến Thượng Đình, tạo cơ hội cho những lần tái định vị tiếp theo
a) Hình ảnh định vị mà Thượng Đình cần truyền tải xuyên suốt các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Xây dựng hình ảnh trong nội bộ công ty
Triết lý doanh nghiệp: Luôn thấu hiểu và chia sẻ để cảm nhận những giá trị tốt đẹp nhất
Trang 10 Hình ảnh nhân viên: Đối với đội ngũ bán hàng- là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: Hình ảnh thân thiện, luôn luôn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến phản hồi, đóng góp của khách hàng, chia sẻ và trò chuyện với khách hàng như những người bạn Đối với đồng nghiệp: luôn chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ nhau trong công việc để chính những nhân viên này cùng cảm nhận được không khí gần gũi, đầm ấm
b) Đồng nhất hình ảnh thương hiệu
Logo :
Trước đây : Thượng đình có một lần duy nhất thay đổi logo của mình vào năm 2007
Logo được đăng ký bản quyền lần đầu tiên năm 1998
Logo được đăng ký vào năm 2007
Logo hiện tại của Thượng Đình khá ổn, đáp ứng đầy đủ tiêu chí về logo một sản phẩm cho người tiêu dùng là trung niên và cao tuổi, đó là :
Có 3 màu đỏ, xanh và trắng là 3 tông màu tiêu biểu của phong cách vintage, đem lại sự mộc mạc cổ điển
Logo kết hợp chữ viết tắt tên thương hiệu, giúp cho đối tượng khách hàng là trung niên, cao tuổi dễ nhớ
Thay đổi :
Logo hiện tại ( trắng đỏ xanh) của Thượng Đình có lẽ vẫn rất ổn và hiệu quả với hình ảnh mà chiến lược định vị thương hiệu chúng ta xây dựng nên
Giữ nguyên logo hiện tại
SLOGAN