Ảnh hưởng mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần của hai giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 65)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.4. Ảnh hưởng mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần của hai giống

đậu tương đen

Đặc điểm quan trọng nhất của bộ rễ đậu tương là hình thành nốt sần nhờ sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum để tạo nên hệ thống rễ có thể cốđịnh đạm tự do trong không khí cung cấp cho cây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Số lượng và khối lượng nốt sần phản ánh khả năng cộng sinh và khả năng cố định đạm sinh học của các dòng giống đậu tương, các giá trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất đất, lượng phân bón, chếđộ nhiệt, chếđộẩm và khí của đất. Khi gặp điều kiện thuận lợi nốt sần sẽ phát triển mạnh, số lượng nhiều, kích thước lớn, tỉ lệ nốt sần hữu hiệu cao và ngượi lại. Để đánh giá khả năng này của 2 giống đậu tương thí nghiệm ở các mật độ trồng khác nhau tôi đã tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về nốt sần qua các thời kỳ sinh trưởng của cây đậu tương, kết quả được trình bày qua bảng 3.16.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lượng và khối lượng nốt sần của 2 giống đậu tương đen

Giống Mật độ

Thời kỳ bắt đầu

ra hoa Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả mẩy SLNS

(nốt/cây) (g/cây) KLNS (nSLNS ốt/cây) (g/cây) KLNS (nSLNS ốt/cây) (g/cây) KLNS

ĐaVN 30 cây/m2 23,13 0,22 42,20 0,40 48,13 0,71 35 cây/m2 22,13 0,21 39,27 0,38 39,67 0,68 40 cây/m2 20,27 0,19 33,20 0,32 38,67 0,63 45 cây/m2 18,93 0,18 31,73 0,30 36,33 0,58 Đa140 30 cây/m2 27,13 0,27 50,07 0,48 55,13 0,84 35 cây/m2 25,13 0,25 47,20 0,46 53,63 0,80 40 cây/m2 23,60 0,24 42,07 0,41 51,66 0,76 45 cây/m2 23,00 0,22 40,47 0,40 49,93 0,71 Số liệu trên bảng 3.16 cho thấy, số lượng và khối lượng nốt sần tăng dần qua các thời kỳ theo dõi và có xu hướng giảm dần khi tăng mật độ trồng trên cả 2 giống đậu tương thí nghiệm. Qua cả 3 thời kỳ đều cho thấy giống Đa140 có số lượng nốt sần/cây cao hơn giống ĐaVN.

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa:

- Số lượng nốt sần: của giống ĐaVN thấp hơn dao động từ 18,93 – 23,13 nốt/cây, trong đó giống Đa140 là từ 23,00 – 27,13 nốt/cây ở các mật độ trống khác nhau. Trên cả 2 giống thí nghiệm thì số lượng nốt sần cao nhất là ở mật độ trồng 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 cây/m2 sau đó giảm dần, thấp nhất là ở mật độ trồng là 45 cây/m2.

Khối lượng nốt sần: của giống ĐaVN dao động từ 0,18 – 0,22 g/cây, giống Đa140 dao động từ 0,22 – 0,27 g/cây đều đạt cao nhất là ở mật độ trồng 30 cây/m2, thấp nhất là ở mật độ trồng 45 cây/m2.

* Thời kỳ hoa rộ:

Bước sang thời kỳ này số lượng và khối lượng nốt sần trên cây đậu tương tăng lên đáng kể. Số lượng nốt và khối lượng nốt sần vẫn đạt cao nhất là ở mật độ trồng 30 cây/m2 và thấp nhất là ở mật độ trồng 45 cây/m2.

Số lượng nốt sần của giống ĐaVN từ 31,73 – 42,20 nốt/cây, giống Đa140 là từ 40,47 – 50,07 nốt/cây. Trung bình số lượng nốt sần của 2 giống ĐaVN là 36,60 và Đa140 là 44,95 nốt/cây.

Khối lượng nốt sần thời kỳ này tăng mạnh, giống ĐaVN đạt cao nhất ở mật độ trồng 30 cây/m2 là 0,40 g/cây thấp nhất ở mật độ trồng 45 cây/m2 là 0,30 g/cây, Đa140 có khối lượng nốt sần biến động từ 0,40 – 0,48 g/cây. Khối lượng nốt sần của hai giống giảm dần khi tăng mật độ trồng.

* Thời kỳ quả mẩy:

Thời kỳ quả mẩy số lượng và khối lượng nốt sần 2 giống đậu tương thí nghiệm đạt cao nhất.

Số lượng nốt sần của giống ĐaVN dao động từ 36,33 – 48,13 nốt/cây tương ứng với khối lượng là từ 0,58 – 0,71 g/cây, giống Đa140 từ 49,93 – 55,13 nốt/cây tương ứng với khối lượng là từ 0,71 – 0,84 g/cây.

Trên các mật độ trồng của cả 2 giống đậu tương thí nghiệm ở thời kỳ quả mẩy, số lượng và khối lượng nốt sần đều đạt cao nhất ở mật độ trồng 30 cây/m2, thấp nhất ở mật độ 45 cây/m2.

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: số lượng và khối lượng nốt sần của 2 giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong 3 thời kỳ (thời kỳ bắt đầu ra hoa, thời kỳ hoa rộ, thời kỳ quả mẩy) thì đạt cao nhất ở thời kỳ quả mẩy. Trên các mật độ trồng thì ở mật độ 30 cây/m2 số lượng, khối lượng đều đạt cao nhất, ở các mật độ trồng cao hơn thì số lượng và khối lượng nốt sần có xu hướng giảm dần và thấp nhất là ở mật độ trồng 45 cây/m2. Trên cả 2 giống thì sự chênh lệch giữa số lượng và khối lượng nốt sần là không nhiều ở cả 3 thời kỳ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)