Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương đen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.8.Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương đen

Trong công tác giống cũng như trong thực tế sản xuất đậu tương, một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất đậu tương là sâu bệnh hại. Sâu bệnh hại làm giảm năng suất vì nó làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng, gây tổn thương đến tất cả các bộ phận của cây. Vì vậy đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại đểđề xuất các biện pháp phòng trừ hợp lý là vấn đềđược rất được người dân quan tâm.

Điều kiện khí hậu thời tiết là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại. Điều kiện thời tiết ấm và ẩm của vụ hè thu nước ta là điều kiện lý tưởng cho các loại sâu bệnh phát triển. Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, đậu tương là loại cây có khá nhiều loài sâu bệnh hại như sâu ăn lá, ăn mầm, đục quả, bệnh do nấm, vi khuẩn, virus hại rễ, hại lá…

Khả năng chống đổ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và chọn giống đậu tương. Giống chống đổ tốt thì khả năng quang hợp tốt, ít bị sâu bệnh hại, có tiềm năng năng suất cao. Ngược lại, cây bịđổ thì quang hợp kém, dễ bị nhiễm sâu bệnh, tỉ lệđậu quả thấp, tỷ lệ quả lép tăng, năng suất giảm.

Khả năng chống đổ của cây được quyết định bởi một số đặc trưng như chiều cao cây, đường kính thân và đặc tính di truyền của giống. Thường những giống cao cây, đường kính thân nhỏ thì dễ bị đổ hơn giống thấp cây và đường kính thân lớn. Bên cạnh đó, khả năng chống đổ còn chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh nhưẩm độ, ánh sáng, gió bão và chếđộ dinh dưỡng.

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ đậu tương trên đồng ruộng trong vụ hè thu 2013, được chúng tôi tổng hợp và trình bày tại bảng 3.8.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống đậu tương đen TT Tên giống Sâu cu ốn lá thời kỳ trước thu hoạch(%) Sâu đục thời kỳ trước thu hoạch (%) Bệnh gỉ sắt thời kỳ ra hoa rộ-vào chắc (Cấp 1-9) Điểm đổ (điểm 1-5) 1 ĐaVN(đ/c) 2,5 2,0 3 4 2 Đa88 4,0 1,5 3 2 3 Đa93 3,0 3,0 7 1 4 Đa99 2,0 2,5 3 2 5 Đa104 2,5 1,5 3 1 6 Đa140 2,0 2,0 5 1 7 Đa151 3,5 2,5 3 1 * Sâu cuốn lá:

Theo dõi mức độ gây hại của sâu cuốn lá vào thời kỳ trước thu hoạch. Kết quả cho thấy đây là thời kỳ sâu phá hoại mạnh nhất, làm hỏng bộ lá nên ảnh hưởng đến quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng. Tỷ lệ sâu cuốn lá của các giống từ 2,0 – 4,0%, giống Đa104 có tỷ lệ lá bị hại tương đương với giống đối chứng, các giống Đa151, Đa93, Đa88 có tỷ lệ bị hại cao hơn so với giống đối chứng, các giống còn lại có tỷ lệ sâu cuốn lá thấp hơn so với giống đối chứng.

* Sâu đục quả thời kỳ chín:

Theo dõi sự gây hại của sâu đục quả vào giai đoạn chín và thấy rằng sâu đục vào quả, nằm trong quảăn hạt làm cho quả bị mục, thủng hoặc mất mầm. Tỷ lệ sâu đục quả ở các giống tham gia thí nghiệm 1,5 – 3,0%. Giống Đa93, Đa99, Đa51 có tỷ lệ quả bị hại cao hơn giống đối chứng cao nhất là giống Đa93 (3,5% ), các giống còn lại có tỷ lệ sâu đục quả thấp hơn hoặc tương đương so với giống đối chứng .

Ngoài các loại sâu hại này còn có sâu khoang, ban miêu hại lá, rệp và bọ xít hại quả. Tuy nhiên mức độ nhiễm các loại sâu này trong vụ hè thu tại An Khánh bị hại rất ít.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Bên cạnh các loài sâu hại thì đậu tương cũng bị nhiễm khá nhiều loại bệnh như gỉ sắt, đốm vi khuẩn, lở cổ rễ, sương mai,… Tại thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống đậu tương trong vụ hè thu năm 2013 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm bị nhiễm bệnh gỉ sắt.

* Bệnh gỉ sắt:

Bệnh gỉ sắt bắt đầu xuất hiện khi cây ra hoa rộ – vào chắc. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều nhiễm gỉ sắt từ nhẹ đến nặng (điểm 3 - điểm 7), giống Đa93 bị hại cao nhất (điểm 7), tiếp đến là giống Đa140 (điểm 5), các giống còn lại đều nhiễm bệnh tương đương với giống đối chứng.

* Khả năng chống đổ:

Kết quả theo dõi khả năng chống đổ của các giống cho thấy hầu hết các giống có khả năng chống đổ tốt (điểm đổ từ 1-2) trừ giống đối chứng (điểm 4). Các giống có đường kính thân lớn, thường khả năng chống đổ tốt. Giống đối chứng có khả năng chống đổ kém nhất, tiếp đến giống Đa88, Đa99 (điểm 2), các giống còn lại đều bịđổởđiểm 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 53)