KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.6. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương đen
Nốt sần ở rễ cây đậu tương được hình thành là do sự cộng sinh của vi khuẩn
Rhizobium japonicum với rễ cây. Loại vi khuẩn nốt sần này có khả năng cố định nitơ tự do trong không khí để chuyển hóa thành đạm dễ tiêu. Những nốt sần đầu tiên xuất hiện từ khi cây có 2 – 3 lá thật và tăng dần trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và đạt cực đại ở thời kỳ làm quả.
Số lượng và khối lượng nốt sần phản ánh khả năng cộng sinh và khả năng cố định đạm sinh học của vi khuẩn. Sự hoạt động của vi khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất đai, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác và bản chất của giống. Kết quả theo dõi sự hình thành nốt sần của các giống tham gia thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.6.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
Bảng 3.6. Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương đen
TT Giống Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy SLNS (nốt/cây) KLNS (g/cây) SLNS (nốt/cây) KLNS (g/cây) SLNS (nốt/cây) KLNS (g/cây) 1 ĐaVN (đ/c) 19,73 0,20 39,27 0,38 39,67b 0,66e 2 Đa88 26,07 0,23 45,87 0,44 50,87a 0,79a 3 Đa93 21,60 0,21 43,60 0,42 50,27a 0,73cd 4 Đa99 21,93 0,21 40,53 0,42 47,87a 0,77ab 5 Đa104 23,13 0,21 40,40 0,39 47,07a 0,74bc 6 Đa140 25,93 0,24 48,60 0,45 53,13a 0,80a 7 Đa151 22,87 0,21 41,40 0,39 45,00a 0,70d LSD0,05 2,21 0,17 2,43 0,20 1,97 0,03 CV% 5,4 4,4 3,2 2,7 2,3 2,4 * Thời kỳ bắt đầu ra hoa
Số lượng nốt sần trên cây của các giống biến động từ 19,73 – 26,07 nốt/cây, cao nhất là Đa88 26,07 nốt/cây, tiếp là Đa140 đạt 25,93 nốt/cây, Đa104 đạt 23,13 nốt/cây, Đa151 đạt 22,87, các giống này có số lượng nốt sần cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (19,73 nốt/cây), ở mức xác suất 95%. Hai giống còn lại có số lượng nốt sần lớn hơn so với giống đối chứng nhưng sự sai khác là không có ý nghĩa.
Khối lượng nốt sần khi cây bắt đầu ra hoa của các giống giao động từ 0,20 - 0,24 g/cây. Tuy nhiên sự sai khác nhau về khối lượng nốt sần ở các giống tham gia thí nghiệm là không đáng tin cậy.
* Thời kỳ hoa rộ
Đây là thời kỳ cả số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đều tăng nhanh. Trong thời kỳ này số lượng nốt sần của các giống đạt từ 39,27–48,60 nốt/cây. Giống đạt cao nhất Đa140 đạt 48,60 nốt/cây, tiếp đến Đa88 đạt 45,78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 nốt/cây, hai giống này đạt số lượng nốt sần cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (39,27 nốt/cây) ở mức xác suất 95%. Các giống còn lại có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng nhưng sự sai khác là không có ý nghĩa.
Khối lượng nốt sần của các giống cũng tăng lên rõ rệt biến động từ 0,38- 0,45g/cây. Sự sai khác về khối lượng nốt sần của các giống là không có ý nghĩa.
* Thời kỳ quả mẩy
Thời kỳ quả mẩy là thời kỳ có số lượng nốt sần của tất cả các giống đạt cao nhất. Biến động từ 39,67 - 53,13 nốt/cây. Giống có số lượng nốt sần lớn nhất là giống Đa140 đạt 53,13 nốt/cây. Tất cả các giống thí nghiệm đều cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (39,67 - 53,13 nốt/cây), ở mức xác suất 95%.
Khối lượng nốt sần: thời kỳ này số lượng nốt sần nhiều nhất và kích thước nốt sần lớn nên khối lượng nốt sần thời kỳ quả mẩy là lớn nhất, đạt từ 0,66 – 0,80 g/cây. Giống có khối lượng nốt sần cao nhất là giống Đa140 (0,80 g/cây). Tuy tất cả các giống thí nghiệu đều có khối lượng cao so với giống đối chứng nhưng sự sai khác là không có ý nghĩa.