KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.7. Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương đen
Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương là lượng chất khô được tích lũy trong cây. Sự tích lũy chất khô ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng là tiền đề vật chất cho giai đoạn sinh trưởng sinh thực ở giai đoạn sau.
Sự tích lũy chất khô của cây trồng phụ thuộc vào diện tích lá, hiệu suất quang hợp và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Khối lượng chất khô tích lũy được của cây là tiền đề tạo nên năng suất của cây sau này. Quá trình tích lũy chất khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó thể hiện khả năng sinh trưởng và tiềm năng năng suất của cây. Kết quả theo dõi sự tích lũy chất khô của các giống đậu tương được trình bày tại bảng 3.7.
Qua bảng số liệu 3.7 cho thấy: Khối lượng chất khô tích luỹ của đậu tương tăng dần từ giai đoạn cây ra hoa đến thời kỳ quả mẩy, đặc biệt sự tích lũy chất khô của đậu tương tăng mạnh nhất vào thời kỳ quả mẩy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
Bảng 3.7. Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương đen (g/cây)
TT Tên giống Thđầờu ra hoa i kỳ bắt Thời krỳộ ra hoa Thời kỳ quả mẩy 1 ĐaVN (đ/c) 2,90d 7,82d 16,86c 2 Đa88 3,79ab 9,68ab 20,32a 3 Đa93 3,65abc 8,96bc 18,60b 4 Đa99 3,58abc 8,71c 17,78bc 5 Đa104 3,36c 8,61cd 18,27b 6 Đa140 3,86a 9,93a 19,94a 7 Đa151 3,39bc 8,67c 17,65bc LSD0,05 0,40 0,81 1,11 CV% 6,40 5,10 3,40 * Thời kỳ bắt đầu ra hoa
Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng nên lượng chất khô tích luỹ chậm, các giống không có sự khác biệt nhiều vì cây vẫn đang trong giai đoạn sử dụng nguồn hidrat cacbon để hình thành cơ quan sinh dưỡng như thân, lá. Khối lượng chất khô biến động từ 2,36 – 3,86 g/cây, trong đó giống Đa140 có khối lượng chất khô tích lũy cao nhất và Đa104 là thấp nhất. Tất cả các giống đều có khối lượng chất khô cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (2,90 g/cây) ở mức xác suất 95%.
* Thời kỳ hoa rộ
Sang thời kỳ hoa rộ khả năng tích luỹ chất khô tăng lên rõ rệt do sinh trưởng của cây tăng mạnh phân cành nhiều và hình thành bộ lá, do đó đã có sự khác biệt khá rõ giữa các giống.
Khối lượng chất khô của các giống dao động từ 8,61 - 9,93g/cây, trong đó giống Đa140 và thấp nhất là giống Đa104. Tất cả các giống trừ giống Đa104 đều có khối lượng tích lũy chất khô cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (7,82 g/cây) ở mức xác suất 95%.
* Thời kỳ quả mẩy
Ở thời kỳ này khả năng tích luỹ của cây đạt cao nhất vì đây là giai đoạn lượng vật chất tạo ra chỉđể vận chuyển về hạt mà không bị tiêu hao vào hình thành các cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 quan sinh dưỡng. Khả năng tích lũy chất khô giai đoạn quả mẩy thể hiện tiềm năng năng suất của giống. Các giống thí nghiệm đều có khả năng tích luỹ chất khô khá cao, trong đó có giống Đa88 khối lượng chất khô cao nhất 20,32 g/cây, tiếp đến giống Đa140 đạt 19,94 g/cây, Đa93 đạt 18,60 g/cây, Đa104 đạt 18,27 g/cây, bốn giống này có khối lượng chất khô cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (16,86 g/cây). Các giống còn lại đều có khối lượng chất khô cao hơn so với giống đối chứng nhưng không có ý nghĩa.