Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 38)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.1.Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): 50% cây trên ô mọc có 2 lá mầm xòe ra trên mặt đất.

- Tỷ lệ mọc mầm (%): số cây trên ô mọc/số hạt gieo × 100 (theo dõi 100 hạt ở giữa ô thí nghiệm)

- Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày): 50% số cây trên ô có ít nhất 1 hoa nở. - Thời gian ra hoa (ngày): bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa (mỗi công thức theo dõi 5 cây ngẫu nhiên trên cả ba lần nhắc lại).

- Thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày): 95% số quả trên cây có vỏ chuyển màu nâu hoặc đen.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 tại 5 điểm/ô, mỗi điểm đo 2 cây đại diện (mỗi ô đo 10 cây mẫu). Đo khi chuẩn bị thu hoạch

- Đường kính thân (mm): đo tại đốt trên lá mầm, đo tại 5 điểm/ô, mỗi điểm đo 2 cây đại diện. Đo cùng với đo chiều cao thân chính

- Diện tích lá (dm2/cây): lấy mẫu ngẫu nhiên 5 cây ở mỗi ô để xác định, tiến hành theo phương pháp cân nhanh (cân trực tiếp) ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, hoa rộ và quả mẩy.

- Số lượng và khối lượng nốt sần: đếm tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu, cân khối lượng nốt sần. Tiến hành lấy mẫu ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, hoa rộ và quả mẩy, mỗi ô lấy 5 cây đại diện để xác định.

- Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2đất):

LAI = (diện tích lá của một cây x mật độ)/m2

- Khả năng tích luỹ chất khô: Những mẫu cây sau khi đo đếm được cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổi. Tiến hành lấy mẫu xác định ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả mẩy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 38)