Hàm lượng protein, lipid và anthocyanin của các giống đậu tương đen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 59)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.11.Hàm lượng protein, lipid và anthocyanin của các giống đậu tương đen

Ngoài chỉ tiêu năng suất và khả năng chống chịu của giống thì chất lượng giống là chỉ tiêu được các nhà chọn giống quan tâm. Hiện nay khi các sản phẩm từ đậu tương đã trở thành thực phẩm cho sức khỏe thì chất lượng hạt đậu tương được quan tâm nhiều nhất. Đểđánh giá chất lượng hạt đậu tương chúng ta sử dụng hai chỉ tiêu quan trọng là hàm lượng protein và lipid trong hạt. Kết quả phân tích hàm lượng protein và lipid trong hạt của các giống tham gia thí nghiệm vụ hè thu năm nay được trình bày tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Hàm lượng protein và lipid của các giống đậu tương đen TT Tên giống Protein (%) Lipid (%)

1 ĐaVN(đ/c) 32,38 14,13 2 Đa88 26,27 13,54 3 Đa93 26,68 15,69 4 Đa99 35,36 14,50 5 Đa104 28,00 14,23 6 Đa140 34,87 17,69 7 Đa151 32,81 18,72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

* Hàm lượng protein:

Protein của đậu tương khác với protein của thịt, trứng, sữa là có hàm lượng hai loại axit amin là methionin và triptophan ít hơn, mà các axit amin này có thể được cơ thể con người tự tổng hợp hoặc được bổ sung bằng thực phẩm khác. Các giống có hàm lượng protein thô khá cao, dao động từ 26,27- 35,36%, giống có hàm lượng protein cao nhất là Đa99 chiếm 35,36%, tiếp đến là giống Đa140 (34,87%), Đa151 (32,81%) các giống còn lại đều có hàm lượng protein thấp hơn so với giống đối chứng, thấp nhất là giống Đa88 là 26,27%.

* Hàm lượng lipid:

Hàm lượng lipid trong hạt đậu tương có chứa nhiều axit béo thiết yếu cho cơ thể hơn, hàm lượng lipid trong hạt khá cao. Các giống tham gia thí nghiệm có hàm lượng lipid từ 13,54 – 18,72%, thấp nhất là giống Đa88 có hàm lượng lipit là 13,54%, tất cả các giống thí nghiệm đều cao hơn giống đối chứng có hàm lượng lipit đạt 14,13%. Các giống còn lại đều có hàm lượng lipit cao hơn so với giống đối chứng, giống Đa151 là giống có hàm lượng lipit cao nhất đạt 18,72%.

Hình 3.2. Hàm lượng Protein và Lipit của các giống đậu tương đen thí nghiệm

* Hàm lượng anthocyanin:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 có nhiều hoạt tính sinh học quí như: khả năng chống oxy hóa cao nhờ hạn chế sự hình thành các gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, có tác dụng làm bền thành mạch, chống viêm, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư…Các giống tham gia thí nghiệm có hàm lượng anthocyanin dao động từ 0,25 – 0,92 mg/gCK, thấp nhất là giống Đa88 và giống cao nhất Đa140. Trong đó ba giống giống Đa140, Đa93 và Đa99 là giống có hàm lượng anthocyanin cao hơn đối chứng các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng (0,61 mg/gCK).

Bảng 3.12. Hàm lượng anthocyanin của các giống đậu tương đen TT Tên giống Chất khô (%) Anthocyanin (mg/gCK)

1 ĐaVN(đ/c) 91,09 0,61 2 Đa88 91,99 0,25 3 Đa93 91,63 0,75 4 Đa99 91,86 0,64 5 Đa104 91,84 0,36 6 Đa140 92,29 0,92 7 Đa151 92,29 0,51

Nguồn: Bộ môn Hóa sinh-CNSH Thực phẩm, Khoa công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, vụ hè thu năm 2013.

Tóm lại đểđánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của giống phải đánh giá tổng hợp nhiều yếu tố và chỉ tiêu khác nhau. Qua kết quả đánh giá các giống tham gia thí nghiệm vụ hè thu năm 2013 tôi thấy giống Đa140 và Đa88 là các giống có ưu thế và triển vọng, khá thích hợp trồng trên loại đất của huyện Hoài Đức.

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống đậu tương đen thí nghiệm trong điều kiện vụ hè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 59)