Năng suất của các giống đậu tương đen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 57)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.10.Năng suất của các giống đậu tương đen

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng vấn đề được quan tâm hàng đầu vẫn là năng suất. Năng suất là chỉ tiêu đểđánh giá ưu thế của giống bên cạnh chất lượng , sinh trưởng và phản ánh khá chính xác khả năng thích ứng của từng giống với điều kiện ngoại cảnh. Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình tổng hợp giữa sinh trưởng và phát triển của đậu tương. Năng suất tiềm năng và năng suất thực tế thu được của các giống được chúng tôi trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Năng suất của các giống đậu tương đen

TT Tên giống cá thNăng suể(g/cây) ất thuyNăng suết (t/ ha) t lý Năthung su(t/ ha) t thực

1 ĐaVN(đ/c) 5,22 18,27 14,67 2 Đa88 7,79 27,25 19,97 3 Đa93 7,46 26,12 18,11 4 Đa99 7,04 24,63 18,64 5 Đa104 7,40 25,91 19,23 6 Đa140 7,77 27,19 19,96 7 Đa151 6,59 23,06 17,93 LSD0,05 0,51 2,01 CV% 4,1 6,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

* Năng suất cá thể:

Năng suất cá thể của cây thể hiện tiềm năng năng suất của giống, được quyết định bởi các yếu tố như số quả trên cây, số quả chắc, số hạt trên quả và kích thước hạt. Các giống thí nghiệm đều có năng suất cá thể khá cao, biến động từ 6,59 – 7,79 g/cây, trong đó cao nhất là giống Đa88 và thấp nhất là giống Đa151. Tất cả các giống đều có năng suất cá thể cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (5,22 g/cây), ở mức xác suất 95%.

Hình 3.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu tương

đen thí nghiệm

* Năng suất lý thuyết:

Năng suất cá thể cùng với mật độ gieo trồng sẽ quyết định năng suất lý thuyết của giống. Năng suất lý thuyết là năng suất tối đa mà giống có thể đạt được trong một điều kiện canh tác cụ thể. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng của giống ở mỗi điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ canh tác nhất định. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất cá thể và mật độ trồng. Năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 18,27 - 27,25 tạ/ha, các giống tham gia thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết cao hơn so với giống đối chứng, cao nhất là giống Đa88 có năng suất lý thuyết đạt 27,25 tạ/ha, Đa140 đạt 27,19 tạ/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

* Năng suất thực thu:

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, nhận xét một giống cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật có phù hợp hay không. Đồng thời năng suất thực thu cũng là căn cứ để đánh giá khả năng thích ứng của một giống với một điều kiện sinh thái của vùng nhất định. Năng suất thực thu cao là mục tiêu của tất cả các nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác. Kết quả bảng 3.10 cho thấy năng suất thực thu của các giống đều khá cao từ 17,93 - 19,97 tạ/ha, trong đó cao nhất giống Đa88 và thấp nhất là giống Đa151. Tất cả các giống đều có năng suất thực thu cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (16,67 tạ/ha), ở mức xác suất 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 57)