KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của 2 giống đậu t ương đen
Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh trưởng, phát triển của quần thể đậu tương. Chiều cao thân chính liên quan đến số đốt trên thân, số đốt mang quả và khả năng chống đổ của cây, ngoài ra đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề bố trí mật độ hợp lý nhằm để quần thểđậu tương nhận được ánh sáng và dinh dưỡng tốt nhất tránh cây mọc vống, đồng thời tránh sâu bệnh hại.
Chiều cao cây chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, chế độ canh tác và đặc điểm di truyền của giống.
Kết quả trên bảng 3.18 cho thấy, trên cả 2 giống chiều cao cây tăng lên khi tăng mật độ trồng và khi tăng mật độ từ 30 cây/m2 lên mức 40 – 45 cây/m2 thì chiều cao cây tăng mạnh, cao nhất là ở mật độ 45 cây/m2 chiều cao cây của giống ĐaVN là 46,72 cm, tiếp đến là giống Đa140 là 46,71 cm.
Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều cao cây tăng lên khi tăng mật độ trồng.
* Chiều cao đóng quả :
Chiều cao đóng quả của 2 giống tăng lên tương ứng như sự tăng chiều cao cây ở các mật độ trồng. Khi tăng mật độ chiều cao cây tăng lên đồng thời chiều cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
đóng quả cũng tăng lên tương ứng. Chiều cao đóng quả của giống ĐaVN ở các mật độ trồng dao động từ 5,33 - 6,43 cm, của giống Đa140 dao động từ 5,30 - 7,03 cm. Chiều cao đóng quả tăng dần khi mật độ tăng, chiều cao đóng quả đạt cao nhất ở mật độ 45 cây/m2.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống đậu tương đen Giống Mật độ Chiều cao thân chính (cm) Chiều cao đóng quả (cm) Đường kính thân chính (mm) Số cành cấp 1 ĐaVN 30 cây/m2 42,93 5,33 3,98 3,20 35 cây/m2 46,63 5,90 3,79 3,03 40 cây/m2 48,07 6,10 3,68 2,87 45 cây/m2 49,27 6,43 3,52 2,47 Đa140 30 cây/m2 44,00 5,30 5,09 3,50 35 cây/m2 46,12 6,20 4,91 3,37 40 cây/m2 47,57 6,63 4,71 3,20 45 cây/m2 49,17 7,03 4,69 2,90 * Đường kính thân chính:
Cùng với chiều cao cây, chiều cao đóng quả thì đường kính thân chính liên quan đến sức sinh trưởng, tính chống đổ của cây đậu tương. Nếu chiều cao cây thấp kết hợp với đặc điểm đường kính thân lớn và vị trí đóng quả thấp sẽ tăng khả năng chống đổ cho cây. Đường kính thân lớn hay bé phụ thuộc đặc tính di truyền của giống, biện pháp canh tác, chếđộ dinh dưỡng...
Kết quả trên bảng 3.18 cho thấy, đường kính trung bình của giống ĐaVN (3,74 mm) thấp hơn của giống Đa140 (4,85 cm) và trên cả 2 giống thì khi tăng mật độ trồng trì đường kính thân có xu hướng giảm dần. Đường kính thân chính của giống ĐaVN ở các mật độ trồng dao động từ 3,52 – 3,98 mm và của giống Đa140 dao động từ 4,69 – 5,09 mm.
Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến đường kính thân, khi mật độ trồng tăng lên thì đường kính thân nhỏđi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
* Số cành cấp 1:
Liên quan đến số cành mang quả trên thân chính, đây là một chỉ tiêu có liên quan mật thiết đến năng suất vì nó là cơ sở tạo nên dạng cây, cách sắp xếp lá trên cây tạo điều kiện cho lá tiếp nhận ánh sáng nhiều nhất và là chỉ tiêu liên quan đến số quả trên cây.
Số cành cấp 1 phụ có thể chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: bản chất di truyền của giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc...
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, ở cùng một mật độ trồng thì giống ĐaVN có số cành cấp 1 ít hơn so với giống Đa140, đồng thời khi tăng mật độ trồng thì số lượng cành cấp 1 giảm xuống, trên cả 2 giống thì đều đạt cao nhất ở mật độ 30 cây/m2 và thấp nhất là ở mật độ 45 cây/m2. Số cành cấp 1 trung bình của giống ĐaVN là 2,98 cành/cây, giống Đa140 là 3,24 cành/cây.
3.2.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống chịu của 2 giống đậu tương đen