Một số nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 27)

B Giống nhập nộ

1.3.2.Một số nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam

Đậu tương có thể phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nông nghiệp nhiệt đới và Việt Nam là nước thích hợp cho sản xuất đậu tương. Tuy nhiên, trên thực tế sản xuất có thể thấy những khó khăn ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất đậu tương ở nước ta, đó là biến động bất thường của thời tiết khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm cao nên sâu bệnh nhiều làm cho năng suất đậu tương không ổn định. Ngoài ra những điều kiện kinh tế xã hội hạn chế sản xuất đậu tương như khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch, chất lượng giống kém, kinh phí cho nghiên cứu đậu tương chưa nhiều.

Những năm gần đây đậu tương được đưa vào chương trình khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nhiều công trình nghiên cứu theo hướng chọn giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp với nhiều vùng sinh thái, chịu được các điều kiện bất thuận nhất là vụ đông ở miền Bắc đã được quan tâm đúng mức.

Kết quả của sản xuất ở nhiều vùng sinh thái cho thấy: Giống đậu tương DT96 có thời gian sinh trưởng 95 – 98 ngày, năng suất 15 – 30 tạ/ha có khả năng kháng bệnh và chịu rét (Mai Quang Vinh và cs, 2005).

Lê Quốc Hưng (Lê Quốc Hưng, 2007) , nước ta có tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích trồng đậu tương ở cả 3 vụ, vụ xuân, hè và đông với diện tích có thể đạt được 1,5 triệu ha, trong đó miền núi phía Bắc khoảng 400 nghìn ha.

Theo nghiên cứu của Bùi Chí Bửu và cs (2005), cả nước năm 2003 có 78 giống đậu tương được gieo trồng, trong đó có 13 giống chủ lực với diện tích gieo trồng khoảng trên 1.000 ha được phân bố như sau: DT84, Bông Trắng (>10.000ha); MTĐ176, 17A (5.000 – 10.000 ha); AK03, ĐT12, Nam Vang, ĐH4, V74, AK05, VX93 (1.000 – 5.000 ha).

Viện Di truyền Nông nghiệp với định hướng chiến lược chọn tạo và phát triển cây đậu tương đã thu được thành tựu đáng kể. Trong 25 năm nghiên cứu từ 1982 – 2007 Viện Di truyền Nông nghiệp đã cho ra đời bộ giống đậu tương 3 vụ gồm 10 giống (4 giống chính thức và 6 giống tạm thời): DT84, DT90, DT96, DT55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 (AK06, DT99, DT94, DT95, DT83, DT2001). Đậu tương rau DT02 và hàng chục giống có triển vọng: DT2002, DT01, DT2006, DT2007, đậu tương rau DT06… (Mai Quang Vinh, 2007).

Kết quả nghiên cứu của Mai Quang Vinh (2003), trong số 6648 ha đậu tương có 1908 ha được sản xuất bằng các giống đậu tương mới như giống đậu tương DT84, DT90, DT80 và năng suất trung bình của các giống này đạt 5,74 tạ/ha.

Chọn tạo giống đậu tương ở nước ta được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau như: Lai hữu tính, tạo giống đột biến, chọn lọc từ các giống địa phương và giống nhập nội...mỗi phương pháp chọn tạo đều có những thành công riêng. Nhờ có chọn tạo các giống mới được chọn tạo, khảo nghiệm bổ sung cho sản xuất.

Giai đoạn từ 1985 – 2005 thông qua các đề tài, dự án đã thu thập, nhập nội trên 5.000 mẫu giống đậu tương, trong đó có trên 300 mẫu địa phương. Khảo sát đánh giá trên 4.000 mẫu, các mẫu giống chủ yếu nhập từ Viện nghiên cứu cây trồng trên toàn Liên Bang Nga (VIR), một số mẫu nhập từ Trung tâm nghiên cứu phát triển rau màu Châu Á (AVRDC), Úc, Nhật và Viện cây trồng nhiệt đới Quốc tế (IITA). Các nhà khoa học đã phân lập các dòng giống có tính trạng đặc biệt khác nhau như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu rét, khả năng chịu hạn, khả năng kháng bệnh gỉ sắt... phục vụ cho công tác chọn giống trong nước (Tạ Kim Bính và các cs, 2004).

Kết quả khảo sát tập đoàn 88 giống đậu tương từ năm 2008-2010 của tác giả Bùi Thị Thu Huyền cho thấy, 88 mẫu giống đậu tương trong vụ xuân 2009 đều sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện thí nghiệm tại Đồng bằng sông Hồng. Qua đánh giá và tuyển chọn bước đầu đánh giá được 8 giống đậu tương triển vọng cho năng suất cao. Vụ xuân năm 2010 đã chọn được 2 giống từ 8 giống triển vọng là giống SĐK 4871 và SĐK 4897, 2 giống này cho năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh khá (Bùi Thị Thu Huyền và cs, 2011)

Tác giả Nguyễn Thị Văn và cs (2003) , nghiên cứu các giống đậu tương nhập nội từ Úc tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và thu được kết quả: trong 25 mẫu giống thử nghiệm, có CLS1.112 cho năng suất cao. Giống 96031411 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có thời gian sinh trưởng dài từ 125 - 135 ngày, phân cành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 nhiều, cao cây, có thành phần sinh khối lớn, đề nghị thử nghiệm phát triển ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đặc biệt trong đó các giống có khả năng chịu rét khá như G12120.94252 - 911, 94252 - 1, đây là nguồn gen quý để lai tạo ra các giống đậu tương có khả năng chịu rét thích hợp trồng trong vụđông và vụ xuân.

Kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Chính (1995) khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương đã phân lập các chỉ tiêu làm 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt. Nhóm thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu không tương quan chặt với năng suất (r < 0,5) gồm 18 chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây...; Nhóm thứ hai bao gồm các chỉ tiêu tương quan chặt với năng suất (r > 0,6) gồm 15 chỉ tiêu như số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 1000 hạt ...; nhóm thứ 3 gồm các chỉ tiêu tương quan nghịch với năng suất, gồm 5 chỉ tiêu đó là tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn, và tỷ lệ sâu đục quả.

Kết quả nghiên cứu của Trần Đình Long và cộng sự (2003), thử nghiệm 56 giống thuộc nhóm EV01, 20 giống thuộc nhóm PA01 và 90 giống nhập từ Úc từ năm 1999 đến năm 2002 trong các vụ tại một số vùng trồng đậu tương chính trong cả nước cho thấy:

+ Các giống có năng suất cao thích hợp cho vụ xuân tại nhiều vùng sinh thái khác nhau như 95389, CM60, MSBR22, 94137-3-1-2, MSBR20 ... năng suất đạt từ 1,9 – 3,5 tấn/ha.

+ Giống thích hợp cho vụ hè: SJ4, LO-75-1558, năng suất từ 2,2 – 2,8 tấn/ha. + Giống thích hợp cho vụđông: 95389 Empoga 304... năng suất đạt từ 1,5 - 2,2 tấn/ha.

+ Giống thích hợp cho cả 3 vụ: MSBR20, CLS2111, CM60, 95389 năng suất đạt từ 2,5 - 3,5 tấn/ha.

+ Giống cho Đồng Bằng Sông Cửu Long: 95389, CM60, MSBR20, CLS2111, Emgopa.

+ Giống cho vùng núi phía Bắc: SJ14, LO-75-1558, 95389...

+ Giống thích hợp cho vùng Đồng Bằng Sông Hồng: 95389,CM60, MSBR20, MSBR22....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 giống đậu tươn Úc nhập nội của tác giả Vũ Đình Chính và Đinh Thái Hoàng cho thấy, các giống đậu tương đều có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống đổ tốt, mức độ nhiễm sâu bệnh ở mức nhẹ, tỷ lệđậu quả cao, các giống Au10, Au4 và Au3 là những giống đậu tương cho năng suất cao và ổn định (Vũ Đình Chính và Đinh Thái Hoàng, 2010)

Trong các phuơng pháp chọn tạo giống mới thì lai hữu tính là phương pháp phổ biến nhất và là phương pháp thu được nhiều thành công. Nhờ vào phương pháp này rất nhiều giống mới được chọn tạo và đưa vào sản xuất đạt hiệu quả.

Giống D140 của Vũ Đình Chính, được lai tạo từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4. Giống được đưa vào thí nghiệm so sánh giống chính quy năm 1995. Kết quả cho thấy giống có khả năng thích ứng rộng, có thể gieo trồng ở cả 3 vụ trong năm, thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày, khối lượng 1000 hạt lớn, màu sắc đẹp và cho năng suất cao đạt 15 – 27 tạ/ha.

Năm 1996, Bộ môn Cây công nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp cùng với Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn từ tổ hợp lai (dòng 821x134 Nhật Bản) tạo giống ĐT93, thích hợp cho vụ hè và đạt năng suất 15 – 18 tạ/ha. Hiện nay giống đang được phát triển rộng rãi trong sản xuất ở các tỉnh phía Bắc.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hinh, Nguyễn Văn Lâm của Viện Nghiên cứu Cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn tạo thành công giống Đ2101 từ tổ hợp D95 x D9037. Giống Đ2101 có thời gian sinh trưởng từ 90 -100 ngày, năng suất đạt 17,4 – 21,8 tạ/ ha, rất thích hợp cho vụ xuân và vụ đông ở các tỉnh phía Bắc. Từ năm 2008-2010, giống đậu tương Đ2101 được xây dựng mô hình tại nhiều tỉnh tại đồng bằng Bắc bộ và tỉnh Sơn La ... với diện tích 280 ha, kết quả được các địa phương có nhận xét và đánh giá chung: giống đậu tương Đ2101sinh trưởng phát triển khỏe, chịu hạn khá, quả và hạt có màu vàng đẹp, hạt to và đều, năng suất đạt cao hơn giống đang sản xuất tại địa phương (Nguyễn Tấn Hinh, Nguyễn Văn Lâm, 2010).

Bằng phương pháp lai hữu tính, tác giả Tạ Kim Bính và Nguyễn Thị Xuyến đã chọn được dòng DT2006 từ tổ hợp lai DT2000 x TQ. Dòng DT2006 có thời gian

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 sinh trưởng ngắn, chiều cao cây thấp và khối lượng 1000 hạt từ 158- 168g. Đặc biệt DT2006 có năng suất rất cao từ 3- 6 tấn/ ha, thích hợp trồng cả 3 vụ trong năm (Tạ Kim Bính, Nguyễn Thị Xuyến, 2006).

Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tấn Hinh, Vũ Tuyên Hoàng và cs (1999): từ tổ hợp lai D95, VX93 đã chọn tạo thành công giống TL57 (A57) và giống D96-02 (Tổ hợp lai ĐT74 x ĐT92) có năng suất cao, khả năng chống rét tốt, thích hợp với điều kiện gieo trồng vụđông và vụ xuân.

Theo nghiên cứu của tác giả Tạ Kim Bính và cs (2013) khi lai giống đậu tương AGS129 và giống TQ cho con lai TN08 sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, năng suất thực thu đạt 20-30 tạ/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Giống TN08 đã được khảo nghiệm tại các tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa và Nghệ An.

Ngoài ra còn có rất nhiều giống sử dụng phương pháp lai hữu tính để chọn tạo và cho kết quả khả quan như: ĐT99 -1 từ tổ hợp lai Cinal x MV1 của nhóm tác giả Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, giống ĐT92 từ tổ hợp lai ĐH4 x TH184.Giống ĐT80 do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn từ tổ hợp V70 x vàng Mộc Châu thích hợp cho vụ hè ở miền núi...

Ở nước ta, tạo giống đậu tương bằng cách gây đột biến cũng đã đạt được nhiều thành công, trong đó phải kểđến như là giống DT84.

DT84 được tạo ra bằng cách xử lý đột biến bởi tia gamma – Co60 trên dòng lai 8 – 33 (DT80 x ĐH4). Giống DT84 có tiềm năng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh khá, khả năng thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng hạt tốt, dễ để giống và hiện nay DT84 đang là giống được trồng phổ biến nhất miền Bắc nước ta (Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh 1996).

Giống M103 được tạo ra bằng cách xử lý đột biến bởi Ethyl namin 0,01% từ giống V70. Giống M103 thích hợp cho vụ hè, năng suất đạt khoảng 17 tạ/ ha, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).

Mật độ trồng đậu tương được xác định dựa trên đặc điểm của giống: giống đậu tương ít phân cành, thời gian sinh trưởng ngắn nên tăng mật độ cây là yếu tố quan trọng để tăng năng suất. Trái lại giống đậu tương có thời gian sinh trưởng dài,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 sinh trưởng mạnh, chiều cao cây lớn và phân cành nhiều không phù hợp trồng với mật độ cao. Mật độ trồng đậu tương ít ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và không ảnh hưởng đến hình thái của cây, nhưng mật độ trồng ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, tích lũy chất khô, hiệu suất quang hợp, khả năng chống chịu bệnh và chống đổ, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đậu tương (Nguyễn Thị Văn, Trần Đình Long, Andrew Jame và Đinh Thị Phương Hà, 2006).

Mật độ trồng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển, sâu bệnh hại và năng suất đậu tương. Do vậy, muốn đạt năng suất cao cần có mật độ quần thể thích hợp phù hợp với từng vùng khí hậu, phương thức canh tác và giống đậu tương.

Mật độ là một trong những yếu tố cấu thành năng suất quan trọng, nên khi tăng mật độ trồng thì năng suất tăng nhưng trồng dày quá thì năng suất có thể giảm và là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh phát triển. Vì vậy nghiên cứu về mật độ trồng hợp lý cho đậu tương có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực tếở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề này cụ thể:

Theo Nguyễn Thị Văn, Trần Đình Long, Andrew Jame, Đinh Thị Phương Hà (2000 -2002) nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đối với mẫu giống đậu tương nhập nội kết luận rằng: Mật độ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu như: chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, tích lũy chất khô, hiệu suất quang hợp, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Tuy nhiên mật độ ít ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của các giống và không ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái của các giống.

Đối với cây đậu tương, với nhóm chín cực sớm mật độ thích hợp cho năng suất cao nhất là khoảng 35 - 40 cây/m2 và khi tăng mật độ tới 50 cây/m2 làm giảm mạnh khả năng phân cành nên giảm số quả trên cây. Tuy nhiên tăng mật độ tới 60 cây/m2 năng suất vẫn không thay đổi nhiều. Do ở mật độ cao, cây ít phân cành, số mầm hoa ít làm giảm số quả trên cây, nhưng năng suất quần thểđậu tương không bị ảnh hưởng đáng kể. Nhưng ở mật độ cao đã làm giảm thời gian sinh trưởng 5 - 7 ngày, điều này rất có ý nghĩa trong việc bố trí các công thức luân canh, (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Kết quả nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp cho giống đỗ tương D140 ở vùng đồng Bằng Sông Hồng các tác giả VũĐình Chính và Ninh Thị Phíp (2000) đã đưa ra kết luận: giống D140 cho năng suất cao nhất ở mật độ trồng 45 cây/m2 trong vụ xuân và vụđông, ở mật độ trồng 35 cây/m2 trong vụ hè.

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ gieo trồng đến năng suất đậu tương VX 9-2 các tác giả Trần Đình Long và cs (1994) kết luận: Ở mật độ 50-60 cây/m2 cho hiệu quả cao nhất, ở thời vụ 25/2, 20/9 cho năng suất cao nhất.

Theo Nguyễn Văn Lâm nghiên cứu vềảnh hưởng của thời vụ, mật độ và nền phân bón đến năng suất của giống đậu tương Đ 9804 kết luận như sau: Trong vụ xuân, giống Đ 9804 cho năng suất cao nhất ở thời vụ 20/2, mật độ 30 cây/m2 và cho hiệu quả kinh tế cao ở mức bón phân 40 kgN + 60 kg P205 + 40 kg K20.

Tác giả Trần Thị Trường và cs (2005), khi nghiên cứu giống có thời gian sinh trưởng trung bình và số cành 1-2, cho rằng vụ xuân nên gieo 30 - 35 cây/m2; vụ hè 25 - 30 cây/m2; vụ đông 40 - 45 cây/m2. Còn đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn, trên chân đất cát pha, có thể trồng dày 55-65cây/m2.

Khi xác định mật độ gieo trồng cho đậu tương, nhóm tác giả (Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm ThịĐào, 1999) chỉ ra rằng, cần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội (Trang 27)