1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học tiếng việt THPT theo định hướng tích hợp

73 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 131,82 KB

Nội dung

Vì vậy, đề tài Dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo định hướng tích hợp được chúng tôi thực hiện với mong muốn hình thành một số vấn đề lý luận về dạy học Tiến

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để con người tư duy, giao tiếp mà còn giữvai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của một quốc gia Tiếng Việtchúng ta giàu và đẹp, đó là tài sản quý giá, là một trong những nhân tố góp phần làmnên nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của vốn văn hóa dân tộc Nhà văn Đặng Thai

Mai trong bài Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc từng khẳng

định: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc Tiếng Việt có đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay và người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ

để tự hào với tiếng nói của mình Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” [27; 35] Do vậy, nhu cầu học tiếng Việt, hiểu tiếng Việt, bảo tồn và giữ gìn sự trong sáng

của tiếng Việt là một việc rất cần thiết

Hiện nay, Tiếng Việt được dạy ở nhà trường THPT với tư cách là một phân môntrong bộ môn chung là Ngữ văn Nhiệm vụ của phân môn này là cung cấp cho HSnhững tri thức chung về ngôn ngữ học, về hệ thống tiếng Việt, quy tắc hoạt động vànhững sản phẩm của nó trong giao tiếp Tiếng Việt còn là nền tảng để HS thực hiện

quá trình tiếp nhận tri thức ở các môn học khác, là chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ [24; 8] Vì vậy, dạy học tiếng Việt có quan hệ trực tiếp

đến quá trình hình thành nhân cách, năng lực tư duy của các thế hệ, ảnh hưởng sâurộng đến sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc và vận mệnh đất nước

Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Việt ở nhà trường THPT vẫn còn nhiều bấtcập, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội Nhiều GV và HS chưa quan tâm đúng mức đếnviệc dạy và học phân môn này khiến cho hiểu biết của HS và thực trạng sử dụng tiếngViệt của các em hiện nay không như mong đợi Do không nằm trong chương trình thitốt nghiệp và đại học nên GV THPT xưa nay thường xem nhẹ Tiếng Việt, coi đó là mộtphân môn phụ bên cạnh phân môn chính là Đọc văn Công sức và thời gian GV đầu tưgiảng dạy phân môn này khá hạn chế Thêm vào đó, cách dạy thiên về lý thuyết màxem nhẹ thực hành, rèn luyện kĩ năng; tách rời dạy học Tiếng Việt với dạy học Đọcvăn và Làm văn cũng gây không ít khó khăn cho quá trình tiếp nhận của HS Vô tình

Trang 2

hay hữu ý, GV biến giờ học Tiếng Việt thành những tiết học khô khan, nhàm chán,không mấy hứng thú và lâu dần, HS chán học phân môn này cũng là điều dễ hiểu.

Trước tình hình đó, đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt là một nhu cầubức thiết đang được nhiều nhà giáo dục và cả xã hội quan tâm

1.2 Tích hợp là một trong những xu hướng dạy học hiện đại đang được áp dụngrộng rãi trong hệ thống giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Mĩ,Nhật, Úc, Thái Lan…và thu được nhiều kết quả khả quan Đây là hướng đi phù hợpnhằm giải quyết mâu thuẫn giữa thời gian dạy học có hạn và khối lượng tri thức khổng

lồ của nhân loại đang không ngừng tăng lên Hòa vào xu thế phát triển chung của thếgiới, giáo dục nước ta cũng từng bước đổi mới chương trình SGK và phương pháp tổchức dạy học ở cả ba cấp học Tiểu học, THCS, THPT theo quan điểm tích hợp

Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ Giáo dục và đào tạo dự thảo đã

ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [26; 27] “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn” [26; 40].

Tuy nhiên, việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học nói chung và dạy

học Tiếng Việt ở THPT nói riêng vẫn còn nhiều lúng túng, đặc biệt là hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt – một hợp phần hoàn toàn mới và rất khó của

chương trình Tiếng Việt - THPT

1.3 Vì vậy, đề tài Dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo định hướng tích hợp được chúng tôi thực hiện với mong muốn hình thành

một số vấn đề lý luận về dạy học Tiếng Việt theo định hướng tích hợp, đề ra phươngpháp dạy học cụ thể thực hiện định hướng này ở một hợp phần được đánh giá là khó

và hay trong phân môn Tiếng Việt

2 Lịch sử vấn đề

Dạy học theo định hướng tích hợp đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu

và ứng dụng Trào lưu sư phạm tích hợp ra đời ở phương Tây từ những năm 50 - 60của thế kỉ XX, gắn liền với tên tuổi của các nhà giáo dục học nổi tiếng như Marie Jean

Dekelete, Xavier Roegies Trong cuốn Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để

Trang 3

phát triển các năng lực ở nhà trường, Xavier Roegies đã lí giải cụ thể những khái

niệm liên quan đến vấn đề tích hợp và chỉ rõ những ảnh hưởng của khoa sư phạm tíchhợp đối với việc xây dựng chương trình, cách đánh giá những kiến thức mà HS đã lĩnhhội Đây là một tài liệu quan trọng, là cơ sở để nền giáo dục nước ta xây dựng SGKmới theo hướng tích hợp

Ở Việt Nam, định hướng tích hợp trong dạy học được quan tâm nghiên cứu từkhoảng thập niên 80 - 90 của thế kỉ XX Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đềdạy học Ngữ văn trong sự gắn kết các phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm vănnhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nâng cao hiệu quả dạy và học Có thể

kể đến chuyên luận Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học của Đái Xuân Ninh

(1986) Tác giả đã khẳng định: “Thoát li yếu tố ngôn ngữ thì việc phân tích nội dung tác phẩm chỉ là gượng gạo, méo mó, mờ nhạt Có bám lấy ngôn ngữ mới không suy diễn vu vơ, mới thấy được nhịp đập của trái tim, hơi thở của tâm hồn, chất sống thực của nhà thơ” [14; 49] Đồng quan điểm này, Trương Đức Mậu trong “Đi sâu và mở rộng trong việc giảng từ ngữ” cũng đã cho rằng: “Dạy học một bài giảng văn là gì nếu không qua nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ văn học – mà yếu tố cơ bản là từ - của tác giả mà truyền đạt nội dung tư tưởng? Giảng văn có nhiều dịp để cung cấp và trao đổi vốn từ vựng cho HS mà không sợ nhàm”

Một tài liệu khác có thể đề cập đến là cuốn Giảng dạy từ ngữ ở phổ thông của

Giáo sư Phan Thiều (1983) Trong công trình này, tác giả không dùng khái niệm tíchhợp nhưng đã đưa ra ý kiến phải giảng văn trên cơ sở Tiếng Việt và phải kết hợp giữadạy học từ ngữ với Đọc văn, với Làm văn Ở chuyên luận của mình, tác giả PhanThiều còn nhấn mạnh việc có thể rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ văn chươngcho HS qua việc dạy học ngôn từ nghệ thuật cho các em

Chuyên đề “Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp” (Mã mô đun

THCS 14 - BDTX - năm học 2012 - 2013) đã vạch ra các yêu cầu, mục tiêu, phương

pháp, nội dung của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp Tài liệu đã chỉ rõ:

“Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt giáo dục

Trang 4

được thực hiện riêng lẻ” [25; 1] Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống trong bài viết “Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT”, cũng đã đề cập đến định hướng tích

hợp và khách quan nhìn nhận những mặt tích cực và hạn chế của việc vận dụng nó vàodạy học Ngữ văn

Trong những năm gần đây, vấn đề tích hợp trong dạy học nói chung và dạy họcNgữ văn nói riêng tiếp tục được rất nhiều nhà giáo dục nghiên cứu, tìm hiểu Có thể kể

đến bộ sách Thiết kế dạy học Ngữ văn THCS theo hướng tích hợp của Trương Dĩnh, Bài tập rèn luyện kĩ năng tích hợp Ngữ văn của Nguyễn Thanh Hùng, Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực Ngữ văn THCS theo yêu cầu tích hợp

của Nguyễn Thị Hồng Vân Ngoài ra còn có hàng loạt những bài viết tiêu biểu in trên

Tạp chí Giáo dục như “Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn”

(Nguyễn Trọng Hoàn, 2002), “Những đổi mới của chương trình SGK và yêu cầu dạy học Ngữ văn 10” (Nguyễn Thuý Hồng, 2006); “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”

(Nguyễn Thanh Hùng, 2006)

Riêng ở trường Đại học Quy Nhơn, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì

2002 – 2005 của khoa Ngữ Văn Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở THPT

-cũng là một gợi ý quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài này T.S Mai Xuân Miên

trong bài viết “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn” đã khẳng định: “Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hóa nghệ thuật…mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này” [25; 4]

Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương cũng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề vận dụngđịnh hướng tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay Có

thể kể đến những công trình như: “Thực chất của việc dạy đọc - hiểu và tích hợp ở

môn Ngữ văn” (Tạp chí Khoa học Giáo dục tháng 2 năm 2011); “Dạy học theo quan

Trang 5

điểm tích hợp - một bước tiến của dạy học Ngữ văn ở Việt Nam” (Kỷ yếu hội thảo

quốc gia về Khoa học giáo dục Việt Nam, tháng 2 năm 2011)

Ngoài ra, cũng phải kể đến bài viết “Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp” của Th.S Trần Thị Diệu Nữ - Giảng viên trường Đại học Quy Nhơn in trong

Khoa Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn - 30 năm nghiên cứu và giảng dạy Ở công trình

này, tác giả đã tập trung phân tích sự thể hiện của quan điểm tích hợp ở hợp phần

Phong cách học trong chương trình Tiếng Việt THPT và đề xuất một số phương hướng

dạy học đối với cụm bài này Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo cáo khoa học,tác giả chưa có điều kiện đi vào cụ thể và phân tích toàn diện

Những công trình trên đây đã trực tiếp đề cập đến việc dạy học Ngữ văn trongmối tương quan giữa các phân môn để nâng cao hiệu quả tiếp nhận ở HS, hình thành

kĩ năng, phương pháp học tập tích cực cho các em Tuy nhiên, những bài viết này chỉmới dừng lại ở những vấn đề lí luận chung, phác thảo sự hỗ trợ giữa các phân môn,chưa đi sâu phân tích một cách toàn diện và chưa chỉ ra phương hướng tích hợp cụ thểtrong từng phân môn, từng nội dung dạy học Các công trình chủ yếu nhấn mạnh đếnchiều vận dụng kiến thức Tiếng Việt để nâng cao hiệu quả trong giờ Đọc văn chứ chưa

đề cập nhiều đến chiều ngược lại - vận dụng kiến thức Đọc văn, Làm văn để dạy họccác giờ Tiếng Việt

Đề tài Dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo

định hướng tích hợp tiếp tục đi sâu, cụ thể hóa phương pháp dạy học Tiếng Việt theo

định hướng tích hợp, đồng thời, tập trung phân tích phương pháp tích hợp khi dạy học

hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt – cụm bài có vị trí quan trọng và

được đánh giá là khó tiếp nhận đối với HS Những công trình trên đây, tuy chưa đề cậpđến việc vận dụng định hướng tích hợp vào việc dạy học Tiếng Việt một cách sâu sắc

và toàn diện nhưng đó là cơ sở quan trọng để chúng tôi kế thừa và vận dụng trong quátrình thực hiện đề tài của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 6

Đề tài hướng vào quá trình dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt như là một khách thể nghiên cứu Trong đó, sẽ tập trung nghiên cứu việc

dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo định hướng tích

hợp.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chương trình Ngữ văn ở trường THPT gồm ba bộ phận: Đọc văn, Tiếng Việt và

Làm văn Trong phân môn Tiếng Việt có 3 loại hợp phần: Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ và Thực hành từ ngữ - ngữ pháp Đề tài của chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt thuộc phân môn Tiếng Việt Đồng thời cũng xác định hướng nghiên cứu hợp phần này là dạy học theo định hướng tích hợp – một định hướng nổi bật của chương

trình Ngữ văn THPT hiện hành

4 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ đối tượng, phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu mà khóaluận hướng đến, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp phân tích - tổng hợp: sử dụng để đọc, nghiên cứu các tài liệu liên

quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc dạy học theo hướng tích hợp ở hợp phần

Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt

Phương pháp điều tra thực tế: Để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi

đã tiến hành điều tra thực tế thông qua hình thức thăm dò ý kiến của GV Ngữ văn và

HS trong thời gian thực tập sư phạm ở trường THPT

Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê, xử lý số liệu thu được sau khi

điều tra thực tế

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thiết kế giáo án và tiến hành giảng dạy thử nghiệm một số bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo định hướng tích hợp để chứng minh,

khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc dạy hợp phần này theo hướng tích hợp

5 Bố cục của khóa luận

Trang 7

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóaluận được triển khai làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2: Một số yêu cầu cơ bản và phương hướng tích hợp trong dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt.

Chương 3: Thiết kế giáo án thể nghiệm.

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Xu thế dạy học tích hợp hiện nay

1.1.1 Khái niệm tích hợp Mục tiêu của dạy học tích hợp

1.1.1.1 Khái niệm tích hợp

Tích hợp là một khái niệm không còn quá mới mẻ trong lí luận dạy học hiệnđại nhưng để hình thành một khái niệm đúng đắn, đầy đủ và chính xác về nó thìkhông phải là một việc dễ dàng

Theo Từ điển tiếng Việt, tích hợp là sự lắp ráp, kết nối các thành phần của

một hệ thống theo quan điểm toàn bộ Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là integration - một từ gốc Latinh (integer) có nghĩa là toàn bộ, toàn thể

Như vậy, khái niệm tích hợp có thể hiểu là sự hợp nhất, liên kết các đối tượngvới nhau để đưa đến một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nétphẩm chất đặc trưng của từng yếu tố tạo thành Đó là một hoạt động kết hợp, liên hệ,huy động các yếu tố, nội dung gần gũi, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực đểcùng tập trung giải quyết một vấn đề nào đó

Tuy nhiên, không nên hiểu tích hợp chỉ là một phép cộng giản đơn nhữngthuộc tính của các thành phần cấu thành Tích hợp cũng không đơn thuần chỉ là tổnghợp Tích hợp và tổng hợp giống nhau ở đặc điểm là đều liên kết các yếu tố đơn lẻ

Trang 8

thành cái toàn thể Nhưng tổng hợp thì thiên về kết hợp, cộng lại, gộp lại từ số ít

thành số nhiều, còn tích hợp thì lại thiên về gắn kết theo chiều sâu, tạo nên một sựphát triển mới về chất chứ không chỉ là biến đổi về lượng

Theo TS Mai Xuân Miên (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT về đổi

mới phương pháp dạy học - Đại học Quy Nhơn) thì “Tích hợp có hai tính chất cơ

bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có

sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống” [13; 2]

Có thể hiểu, tích hợp trong dạy học là huy động những kiến thức, kĩ năng ởnhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có quan hệ gần gũi với nhau rồi kết hợp lại một cáchhữu cơ, có hệ thống, nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, qua đó hình thành những

kiến thức mới những kĩ năng mới cho HS Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn,

năm 2002 của Bộ Giáo dục và đào tạo, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc” [26; 27].

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế chungtrong việc xây dựng nội dung dạy học và chương trình môn học ở nhiều nước trên thếgiới Và đây cũng là một định hướng dạy học phù hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đổimới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay

1.1.1.2 Mục tiêu của dạy học tích hợp

Trước hết, dạy học theo hướng tích hợp sẽ giúp tiết kiệm thời gian dạy học.

Cuộc sống của chúng ta là một bộ đại bách khoa toàn thư, là tập đại thành những trithức, kinh nghiệm và lượng kiến thức, kinh nghiệm ấy đang tăng lên mỗi ngày Theo

đó, số lượng đầu môn được đưa vào giảng dạy liên tục tăng, ngày càng nhiều nhữngmôn học mới xuất hiện Tuy nhiên, thời gian học tập ở nhà trường vẫn không thay

Trang 9

đổi Thời gian học mỗi năm học ở THPT là 37 tuần với tổng số tiết là 1054 tiết Chỉ

có dạy học theo hướng tích hợp mới đáp ứng nhu cầu trang bị hệ thống kiến thứcđang tăng lên vùn vụt như hiện nay mà không gây tình trạng quá tải cho HS

Hơn nữa, trong quá trình phát triển của thế giới, nhiều kiến thức, kĩ năng mớicần phải cung cấp cho HS như giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, bảo vệ môitrường, phòng chống tệ nạn… Những kiến thức này tuy chưa đủ trọng yếu để trởthành môn học độc lập được giảng dạy trong nhà trường nhưng lại không thể khôngtrang bị cho HS Do vậy, cần tích hợp dạy các kiến thức, kĩ năng đó thông qua cácmôn học đã có trong nhà trường

Mặt khác, dạy học theo định hướng tích hợp sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy

và học Dạy học tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm lấy học sinh làm trung tâm hướng

tới mục tiêu là phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong mọi mặt, mọi khâu củaquá trình dạy học Vấn đề được giải quyết nhờ phương pháp tích hợp sẽ trở nên sáng

tỏ và dễ hiểu đối với các em Nó sẽ rèn luyện cho HS cách liên kết, tổng hợp các kiếnthức, kĩ năng đã được lĩnh hội để giải quyết vấn đề đặt ra trong mỗi tiết học HSkhông còn thụ động tiếp thu tri thức mà sẽ là người tích cực, chủ động tham gia giảiquyết các vấn đề mà GV đưa ra Áp dụng phương pháp này còn có tác dụng làm giảmhiện tượng dạy học biệt lập, tách rời giữa các bộ phận, phân môn một cách kém hiệuquả như cách dạy truyền thống, hình thành cho HS tư duy tổng hợp, tư duy liên ngànhngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Hơn nữa, dạy học theo hướng tích hợp còn giúp HS trang bị những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều

ít nhiều có mối quan hệ gắn bó với nhau Không thể giải quyết một vấn đề, một nhiệm

vụ nào đó của lí luận và thực tiễn mà không sử dụng tổng hợp các kinh nghiệm, kiếnthức của nhiều lĩnh vực khác nhau Từ kĩ năng vận dụng nhiều kiến thức liên quan đểsoi sáng một vấn đề trong quá trình học tập, lâu dần sẽ hình thành ở HS kĩ năng huyđộng một cách tổng lực các năng lực của bản thân để giải quyết các vấn đề nan giải

trong thực tế cuộc sống Dạy học, thay vì truyền đạt, nhồi nhét cho HS những kiến

thức lí thuyết đủ loại, hãy chú trọng tập dượt cho người học cách vận dụng kiến thức,

kĩ năng đã có để giải quyết các tình huống mới, có ích cho cuộc sống sau này Dạy học

Trang 10

theo định hướng tích hợp rất phù hợp với khẩu hiệu chung của giáo dục thế giới thế kỉ

XXI mà UNESCO đã khởi xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học

để tự khẳng định mình”.

Tóm lại, tích hợp trong dạy học nói chung và dạy học tiếng Việt nói riêng sẽphát huy khả năng tư duy của HS, giúp các em học tập một cách thông minh và vậndụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng, phương pháp của khối lượng tri thức đa dạng đã cómột cách hợp lý để giải quyết những tình huống mới mẻ, phức tạp Nó không chỉ cóvai trò quan trọng trong quá trình học tập mà còn giúp ích rất nhiều cho cuộc sống saunày của các em

1.1.2 Các hướng tích hợp trong dạy học

1.1.2.1 Tích hợp liên bộ môn (tích hợp ngang)

Tích hợp liên bộ môn là tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều phân môn, bộmôn và lĩnh vực khác nhau để soi chiếu, làm sáng tỏ phần nội dung kiến thức và kĩnăng đang dạy

Nội dung đang dạy nếu là tác phẩm văn chương (thuộc phân môn Đọc văn) thì

có quan hệ trực tiếp với tri thức Tiếng Việt, Làm văn Ngoài ra, nó còn có mối liên hệvới Lí luận văn học, Lịch sử văn học, văn hóa dân tộc, vốn sống, kinh nghiệm sống

của bản thân… Nếu là những kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp (thuộc phân môn Tiếng

Việt) thì có liên hệ với kiến thức Đọc hiểu văn bản, Làm văn; với kiến thức lịch sử, địa

lý, ngoại ngữ…

Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du thì phải tích hợp với

tri thức về Lí luận văn học, Lịch sử văn học để thấy được mối quan hệ giữa tác phẩmvới hoàn cảnh lịch sử, xã hội mà nó ra đời, thấy được giá trị của tác phẩm trong dòngchảy của nền văn học dân tộc; phải tích hợp với tri thức Tiếng Việt để đánh giá đúngcái hay, cái đẹp trong nghệ thuật dùng từ, đặt câu của Nguyễn Du; phải có vốn sống để

hiểu được những nỗi đoạn trường của nàng Kiều và tấm lòng đau đáu của đại thi hào

thấm đẫm trong từng dòng thơ Hay khi dạy bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10, tập 2), người dạy phải tích hợp với tri thức của phần Đọc văn, cụ thể là

những sáng tác văn chương ưu tú để thấy được những biểu hiện sinh động của ngônngữ nghệ thuật; đồng thời, phải tích hợp với tri thức ngoại ngữ để thấy được giá trị tạo

Trang 11

hình đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật dân tộc, tích hợp với Làm văn để biết vận dụnghợp lý những kiến thức đã học trong việc tạo lập văn bản…

Như vậy, tích hợp theo chiều ngang trong dạy học Tiếng Việt, trước hết là huyđộng các tri thức, kĩ năng Đọc văn và Làm văn để soi sáng cho tri thức, kĩ năng TiếngViệt, dùng các hiểu biết về văn bản văn học, về hoạt động sử dụng tiếng Việt trong cácvăn bản khác nhau để hình thành các đặc điểm, quy luật của tiếng Việt Các phân mônnày có quan hệ rất chặt chẽ, được biên soạn trong một cuốn SGK và do một GV giảngdạy Văn bản văn học vừa là đối tượng học tập, vừa là ngữ liệu, phương tiện để phục

vụ dạy học các phân môn Tiếng Việt, Làm văn Ngược lại, khi đọc hiểu văn bản vănhọc lại phải vận dụng những tri thức khoa học của phân môn Tiếng Việt và Làm văn

để khai thác Cả ba phân môn đều hướng tới mục tiêu chung là nâng cao khả năng cảmthụ văn học và trình độ sử dụng tiếng Việt cho HS Đây là những cơ sở và điều kiệnthuận lợi cho việc tích hợp trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học từng phânmôn nói riêng theo hướng tích hợp ngang

1.1.2.2 Tích hợp nội bộ (tích hợp dọc)

Tích hợp nội bộ là tích hợp trong bài học mới những kiến thức, kĩ năng cũ(cùng phân môn, bộ môn) đã được học trước đó với hướng mở rộng, phát triển dầntheo nguyên tắc vòng tròn xoắn trôn ốc Nói cách khác, tích hợp nội bộ là việc kế thừa,vận dụng những nội dung đã tiếp thu ở các bài học, lớp học, bậc học trước để hìnhthành những tri thức, kĩ năng mới ở một mức cao hơn, sâu hơn

Dạy học theo hướng tích hợp dọc, một mặt giúp GV ôn tập, củng cố những trithức HS đã được học, mặt khác rèn luyện cho các em ý thức và kĩ năng tư duy logic,sáng tạo, biết dựa vào cái cũ, cái đã có để tìm ra những cái mới, phát triển cái mới từtrên nền tảng đã có

Trong dạy học Đọc văn, dạng tích hợp này thể hiện ở việc tích hợp theo thểloại, đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tác… của tác phẩm văn học, giúp HS nhận ranhững điểm tương đồng và khác biệt của các nội dung cần quan tâm trong bài dạy

Chẳng hạn như dạy bài Tương tư (Ngữ văn 11, tập 2) của Nguyễn Bính - một bài thơ

tập trung nói về những suy nghĩ, tình cảm của một chàng trai thôn quê hiền lành, nhútnhát trong tình yêu đơn phương không dám ngỏ, GV có thể liên hệ với ca dao nói về

Trang 12

tình yêu lứa đôi hoặc thơ tình Xuân Diệu để thấy được sự độc đáo, khác biệt trong

cách thể hiện tình yêu của chàng thi sĩ quê mùa Nguyễn Bính.

Trong dạy học Tiếng Việt, dạng tích hợp nội bộ thể hiện ở việc tích hợp theotừng nội dung tri thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách học… để cung cấpcho HS một hệ thống tri thức tương đối toàn diện về tiếng Việt, từ đó nâng cao kĩ năng

sử dụng tiếng mẹ đẻ đúng và hay cho các em Nhìn chung, trong mối quan hệ giữabậc Tiểu học, THCS và THPT, chương trình Tiếng Việt được xây dựng theo nguyêntắc đồng tâm Các bộ phận kiến thức tiếng Việt trong chương trình THPT phần lớn là

ôn tập lại những điều đã được học ở Tiểu học và THCS Những kiến thức về cấu tạo

từ, từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, hư từ…), một số lớp từ có quan

hệ về nghĩa (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm…), các biện pháp tu từ (so sánh,

ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, phép điệp, phép đối…), các thành phần câu (chủ ngữ, vịngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, hô ngữ…), các kiểu câu (phân theo mục đích nói và phântheo cấu tạo ngữ pháp)… HS đều đã được tiếp xúc ở các cấp dưới, đến THPT thì được

ôn tập lại, nâng cao hơn và chú trọng vào kĩ năng thực hành, luyện tập Nắm vững hệthống chương trình ở cả ba cấp học, biết cách liên hệ, huy động kiến thức sẽ giúp GVdạy phân môn Tiếng Việt ở bậc THPT tốt hơn

Trong dạy học Ngữ văn ở THPT nói chung, dạy học Tiếng Việt nói riêng, quanđiểm tích hợp được thể hiện trên cả hai hướng là tích hợp ngang và tích hợp dọc Mỗihướng tích hợp có một đặc điểm và tầm quan trọng riêng Nếu tích hợp ngang giúp HS

có một cái nhìn bao quát, toàn diện về vấn đề thì tích hợp dọc giúp các em tiếp thukiến thức một cách sâu sắc, có hệ thống, logic Hai hướng tích hợp có mối liên hệ chặtchẽ, tác động và gắn bó mật thiết với nhau, vừa khống chế, vừa bổ sung cho nhau

1.2 Hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương

trình tiếng Việt THPT

1.2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung dạy học

1.2.1.1 Vị trí của hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt THPT

HS Việt Nam học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ Những kiến thức, kĩnăng tiếng Việt được dạy cho các em từ Tiểu học, đến THCS và tiếp tục được hoàn

Trang 13

thiện ở THPT Trong chương trình Tiếng Việt ở THPT hiện hành, bên cạnh những nộidung có tính chất ôn tập, củng cố, nâng cao những kiến thức mà HS đã từng tiếp xúc ởbậc THCS thì còn có những bộ phận tri thức hoàn toàn mới Một trong những bộ phậnkiến thức mới, quan trọng được đưa vào chương trình là những vấn đề lý thuyết mang

tính khái quát về ngôn ngữ và tiếng Việt, được dạy tập trung trong hợp phần Lý thuyết

chung về ngôn ngữ và tiếng Việt

Hợp phần này cùng với hợp phần Thực hành về từ ngữ, ngữ pháp, hợp phần Phong cách chức năng của ngôn ngữ phối hợp nhau cùng thực hiện mục tiêu của phân môn Tiếng Việt ở nhà trường THPT Các bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt góp phần bổ sung và hoàn chỉnh những kiến thức nền tảng mà

HS phổ thông cần phải có Nó lý giải một cách khoa học, hợp lí những đặc điểm, cấutrúc cũng như hoạt động của tiếng Việt, giúp HS nắm được bản chất, quy luật của tiếng

mẹ đẻ Một bộ phận HS THPT sẽ tiếp tục theo học chuyên sâu về Văn học và Ngônngữ ở những bậc học cao hơn nên việc cung cấp những kiến thức nền tảng này là rấtcần thiết

1.2.1.2 Mục tiêu của hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt THPT

Các bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt được

đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt THPT nhằm thực hiện các mục tiêusau đây:

Thứ nhất là nhằm hoàn thiện và nâng cao những tri thức về ngôn ngữ nói

chung và tiếng Việt nói riêng Ở chương trình THCS, HS đã được giới thiệu sơ lược

về đặc điểm, tính chất của ngôn ngữ cũng như một số kiến thức về nguồn gốc, sự pháttriển, vẻ giàu đẹp của tiếng Việt Tuy nhiên, những kiến thức này khá giản đơn và

chưa có tính hệ thống Đến bậc THPT, với các bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt, HS được trang bị những kiến thức cơ bản, khá toàn

diện và lôgic giúp các em có một cái nhìn có hệ thống về các vấn đề này

Những tri thức về nguồn gốc, quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, các thời kì phát triển của tiếng Việt và chữ viết của nó giúp HS hình dung được quá trình hình

thành và phát triển của tiếng mẹ đẻ, thấy được sự gắn bó của ngôn ngữ với lịch sử

Trang 14

phát triển của dân tộc và vai trò to lớn của tiếng Việt, chữ Việt trong quá trình bảo vệ

và xây dựng đất nước Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt sẽ cung cấp cho các em

những quy tắc, những gợi ý để sử dụng Tiếng Việt không những đúng mà còn hấp

dẫn, phát huy vẻ giàu đẹp vốn có của tiếng Việt Hay những kiến thức về đặc điểm loại hình tiếng Việt giúp HS có hiểu biết sâu sắc và toàn diện về ngôn ngữ của dân

tộc, đồng thời thấy được sự tương đồng và dị biệt giữa tiếng Việt với các ngôn ngữkhác, từ đó hổ trợ cho việc học tiếng mẹ đẻ cũng như học ngoại ngữ của HS

Thứ hai là giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt Hằng ngày, hằng giờ,

chúng ta phải liên tục tạo lập (nói, viết) và lĩnh hội (nghe, đọc) các loại văn bản bằngtiếng Việt Nhưng các quá trình này chủ yếu diễn ra theo thói quen, kinh nghiệm,

chưa được soi sáng bởi tri thức khoa học Các bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt góp phần cung cấp cho HS bản chất, chức năng, các

quá trình, các nhân tố… ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói chung

và tiếng Việt nói riêng, giúp HS có một cái nhìn toàn diện về hoạt động quen thuộcnày, từ đó nâng cao hiệu quả trong giao tiếp Hơn nữa, những tri thức, hiểu biết vềbản chất, quy luật của tiếng Việt sẽ định hướng để các em sử dụng tiếng Việt một cáchchuẩn mực, không chỉ đúng mà còn hay, hấp dẫn Chẳng hạn, nắm được đặc điểmquan hệ ngữ pháp của tiếng Việt là chủ yếu được tạo ra nhờ hư từ và trật tự từ, HS sẽ

có ý thức hơn trong việc dùng hư từ và trật tự từ để có những hình thức diễn đạt logic,chặt chẽ; biết tiếng Việt sinh động, tinh tế nhờ các biện pháp tu từ, HS sẽ có ý thứcđưa các biện pháp tu từ đã được học vào lời ăn, tiếng nói hằng ngày và vào bài viết đểtăng cường hiệu quả diễn đạt…

Thứ ba, những tri thức mà các bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt cung cấp cũng góp phần bồi dưỡng tình cảm của các thế hệ HS

đối với tiếng mẹ đẻ Thông qua việc giảng dạy hợp phần này làm cho HS thấy đượctầm quan trọng của tiếng Việt trong học tập, trong giao tiếp hằng ngày, trong quá khứ

và cả trong cuộc sống tương lai Từ đó, giúp các em thêm tinh thần trách nhiệm, giữgìn và phát triển tiếng nói dân tộc Hay, thông qua việc cho HS thấy sự phong phú,

biến hóa và giàu đẹp của tiếng Việt để giáo dục HS thêm trân trọng tấm lụa hứng vong hồn người Việt bao thế hệ (chữ dùng của Hoài Thanh).

Trang 15

1.2.1.3 Nội dung của hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình tiếng Việt THPT

Ở SGK Ngữ văn bộ mới, hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt

chiếm một dung lượng không lớn trong chương trình Tiếng Việt THPT Các bài họcthuộc hợp phần này được phân bố ở cả ba khối lớp 10, 11, 12:

Trong chương trình lớp 10 có các bài:

- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (2 tiết)

- Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (2 tiết)

- Khái quát lịch sử tiếng Việt (2 tiết)

- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (2 tiết).

Trong chương trình lớp 11 có các bài:

- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (2 tiết)

- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (2 tiết).

Trong chương trình lớp 12 có bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (2 tiết) Như vậy, hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt được giảng dạy

trong 14 tiết, phân bố rải rác và giảm dần qua các khối lớp 10 (8 tiết), lớp 11 (4 tiết),lớp 12 (2 tiết) Tuy thời lượng giảng dạy tương đối ít nhưng khối lượng kiến thức phảicung cấp cho HS rất nhiều Điều này đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy học hợp lý

để thực hiện được mục tiêu dạy học của hợp phần

1.2.2 Đặc điểm của các bài học Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt

Những bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt thiên

về lý thuyết Nếu các bài học về Từ ngữ, Ngữ pháp ở THPT chủ yếu là ôn tập những

kiến thức đã học ở bậc THCS và chú trọng rèn luyện kĩ năng thực hành thì các bài

trong hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt lại cung cấp những kiến

thức hoàn toàn mới, thậm chí là những tri thức, khái niệm lần đầu tiên HS tiếp xúc.Các bài học phần lớn thuần túy là cung cấp lý thuyết để qua đó giúp HS nắm được bảnchất, quy luật của hệ thống ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng Phần thực

hành, luyện tập trong hợp phần này tương đối ít (tiết 2 ở các bài Hoạt động giao tiếp

Trang 16

bằng ngôn ngữ, Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và phần Luyện tập sau mỗi

bài học)

Các bài học trong hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt mang

tính khoa học rất cao Tính khoa học thể hiện ở logic hệ thống bài học và cả ở nộidung kiến thức Những kiến thức được trình bày trong hợp phần này tương đối khó vàkhá trừu tượng đối với HS THPT Đó cũng là lí do khiến cho nó chỉ được đưa vàochương trình Tiếng Việt ở bậc THPT chứ không có ở bậc Tiểu học hay THCS Tuy HSTHPT đã có tư duy trừu tượng tương đối phát triển, có khả năng phân tích, khái quátvấn đề tốt hơn HS THCS nhưng lần đầu tiếp xúc với những kiến thức mới và khó nàykhông thể tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ

Hệ thống kiến thức trong những bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt mang tính tổng hợp cao Nội dung kiến thức thường có tính

chất tổng kết, khái quát từ những bộ phận kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…

mà HS đã tích lũy từ các lớp dưới và cả những kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ trongthực tế cuộc sống của các em Thiếu những kiến thức tiếng Việt đã được trang bị ởTiểu học và THCS, không có kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt thì rất khó để HS học tốthợp phần này

Như vậy, dạy và học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt là

một công việc khá phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức của cả thầy vàtrò HS phải vận dụng khả năng tư duy trừu tượng, huy động những kiến thức đã có;

do đó, GV phải nắm vững kiến thức về Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, tìm tòi nhữngphương pháp dạy học hợp lí để phát huy tiềm năng ngôn ngữ và vốn kiến thức sẵn cócủa HS, từ đó thực hiện tốt mục tiêu của phân môn Tiếng Việt nói chung và hợp phầnnày nói riêng

1.3 Thực trạng dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt

Để có thêm cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, khảosát một số GV và HS ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định để nắm được

thực trạng tổ chức dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo

hướng tích hợp

1.3.1 Về phía giáo viên

Trang 17

Là người trực tiếp dẫn dắt HS tìm kiếm tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, GVnào cũng muốn tìm ra phương pháp tốt nhất để hoạt động dạy và học diễn ra có hiệuquả Dạy học theo định hướng tích hợp không còn quá mới mẻ đối với đa số GVnhưng phải vận dụng thế nào cho hợp lí vẫn làm nhiều thầy cô trăn trở.

Hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt tuy chiếm một thời lượng

không nhiều trong chương trình Tiếng Việt THPT nhưng có vai trò vô cùng quan trọngtrong việc thực hiện mục tiêu của bộ môn Phần lớn các GV đều nhận thức được vị trí

của hợp phần này và cố gắng tìm kiếm phương pháp giảng dạy phù hợp Dạy học Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo định hướng tích hợp đã và đang được

nhiều thầy cô triển khai, thực hiện, nhưng vẫn còn tồn tại một vài bất cập

Qua điều tra 25 GV Ngữ văn của các trường: THPT số 1 Tuy Phước, THPTNguyễn Diêu (huyện Tuy Phước), THPT Quang Trung (huyện Tây Sơn), THPT QuốcHọc (thành phố Quy Nhơn) theo hình thức phiếu thăm dò, chúng tôi đã thu được kếtquả như sau:

Câu hỏi 1 Thời gian qua, Thầy/Cô có tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề

hay tự tìm hiểu nghiên cứu về việc dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và

tiếng Việt ở THPT không?

Số phiếu Tỉ lệ (%)

Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề 9 44,0

Câu hỏi 2 Theo Thầy/Cô, các bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung

về ngôn ngữ và tiếng Việt ở THPT có đặc điểm như thế nào?

Trang 18

Câu hỏi 3 Theo Thầy/Cô, các bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung

về ngôn ngữ và tiếng Việt có cần thiết cung cấp cho học sinh THPT không ?

Mức độ cần thiết Số phiếu Tỉ lệ (%)

Câu hỏi 4 Thời gian Thầy/Cô dành cho việc nghiên cứu và giảng dạy hợp phần

Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt như thế nào?

Thời gian Số phiếu Tỉ lệ (%)

Trang 19

(44%)Không có nhiều tài liệu tham khảo và

Mất nhiều thời gian chuẩn bị nội

Khó thực hiện, nhất là với những

GV chưa có nhiều kinh nghiệm 0 (0%) 0 (0%) 10 (40%) 15 (60%)

Hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt được đánh giá là khó tiếp

nhận đối với HS, do đó đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy thích hợp Trong các GV

Trang 20

mà chúng tôi tiến hành khảo sát có 44% GV đã tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên

đề để dạy hợp phần này, còn lại 56% tự nghiên cứu, tìm hiểu Các GV đều nhìn nhậnđây là những kiến thức rất cần thiết đối với HS THPT, nhưng đồng thời cũng cho rằngkhông dễ để dạy chúng một cách có hiệu quả Thời gian thầy cô dành cho việc nghiêncứu và giảng dạy các bài học này khá nhiều nhưng cũng chỉ có 16% GV, qua khảo sát,dành ít thời gian để đầu tư cho hợp phần

Các GV đồng ý với những khó khăn khi dạy học mà chúng tôi đề ra Đó là: hệthống kiến thức mới và tương đối khó; HS không có hứng thú học tập, phương tiệndạy học không đảm bảo; không có nhiều tài liệu tham khảo và hướng dẫn dạy học;chưa tìm được phương pháp dạy học phù hợp Ngoài ra, các GV còn đề ra một số khókhăn khác thường gặp khi dạy hợp phần này Cô Đỗ Thị Mỹ Chi (THPT Nguyễn Diêu)

cho rằng: “Thời gian dạy học dành cho một số bài quá ít, không đủ để GV phân tích kiến thức một cách sâu sắc” Theo thầy Đào Đức Hiển (THPT số 1 Tuy Phước) thì:

“Thực tiễn sinh động của việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chưa có những nghiên cứu mang tính định hướng, làm cơ sở lí luận cho việc dạy học tiếng Việt”, đây cũng là một

khó khăn cơ bản của việc dạy các bài học này

Qua khảo sát bằng phiếu điều tra và các tiết dự giờ, chúng tôi nhận thấy phầnlớn các GV đều chú ý vận dụng những hiểu biết về địa lý, lịch sử, văn hóa, văn họcdân tộc… để cắt nghĩa, lí giải các đặc điểm của tiếng Việt Tuy một số GV cho rằng

việc dạy hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo hướng tích hợp sẽ

làm tốn nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị nội dung dạy học và khó thực hiện nhưngtất cả đều nhận thấy tác dụng của việc dạy học theo định hướng này trong việc giúp

HS mở rộng, hiểu sâu kiến thức, rèn luyện cho các em tư duy tổng hợp, liên ngành vàgiúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn…

Như vậy, hầu hết GV đều có nhận thức đúng đắn về việc dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo hướng tích hợp Nhưng khi triển khai dạy

học trong thực tế thì chưa thực sự đạt hiệu quả cao Nhiều thầy cô, nhất là những GVtrẻ có thâm niên công tác năm năm trở lại, chưa biết cách tổ chức lớp học theo hướngtích cực hóa hoạt động nhận thức của HS GV chưa xác định được nội dung tích hợphợp lý, đôi lúc tích hợp kiến thức một cách thiếu tự nhiên, chưa nhuần nhuyễn Đa

Trang 21

phần các GV chỉ quan tâm tích hợp ở khâu giảng bài mới mà chưa chú ý tích hợp trongcác bước kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài hay kiểm tra, đánh giá Một số GV vẫn chưa

được trang bị đầy đủ kiến thức về hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt

cũng như những hiểu biết về định hướng tích hợp dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếutính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt yêu cầu Thóiquen dạy học truyền thống vẫn còn đè nặng cách dạy của thầy và cách học của trò.Nhiều GV chỉ chú trọng việc truyền thụ kiến thức cho HS mà bỏ qua việc hình thành

kĩ năng, phương pháp – nhiệm vụ quan trọng trong dạy học hiện đại

1.3.2 Về phía học sinh

Chúng tôi sử dụng 300 phiếu điều tra cho HS (cả ba khối 10,11,12) các trườngTHPT số 1 Tuy Phước, THPT Nguyễn Diêu, THPT Quang Trung, THPT Quốc Học vàthu được kết quả như sau:

Câu hỏi 1: Bạn đã học các bài học nào sau đây ?

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Khái quát về lịch sử tiếng Việt Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 

Có tới 188/300 (chiếm 62.7%) HS được khảo sát không nắm được những bài

học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt đã được học.

Câu hỏi 2 Theo bạn, những bài học trên có đặc điểm như thế nào?

Đặc điểm bài học Số phiếu Tỉ lệ (%)

Trang 22

Câu hỏi 5 Theo bạn, một học sinh THPT có cần hiểu biết về tiếng mẹ đẻ (tiếng

Việt) của mình không ?

Sự cần thiết của việc hiểu biết về tiếng Việt Số phiếu Tỉ lệ (%)

vẫn không mấy hứng thú và dành thời gian cho việc học các bài thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt Có tới 62,7% HS không nhớ được những bài

thuộc hợp phần này mà mình đã học 59,3% cho rằng các bài học này tương đối khó và

đa phần là không hứng thú khi tiếp xúc (67,3%) Vì không hứng thú nên thời gian các

em dành cho việc chuẩn bị bài, ôn bài không nhiều Phần lớn các GV chỉ yêu cầu HSsoạn các bài thuộc phần Đọc văn, những bài ở phân môn Tiếng Việt và Làm văn thìkhông bắt buộc soạn trước Việc kiểm tra bài cũ ở những bài này cũng khá hạn chế.Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc HS không dành nhiều thờigian cho việc học hợp phần này

Trang 23

Bên cạnh việc khảo sát bằng phiếu điều tra, chúng tôi còn tiến hành dự giờ một

số tiết học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt trong quá trình Thực tập sư phạm 2 Chúng tôi nhận thấy không khí lớp học trong các tiết này không

sôi nổi, hứng thú như các tiết Đọc văn Vì những kiến thức này không có trong nộidung thi học kì, thi tốt nghiệp, thi đại học nên HS không mấy chú ý khi học, nhiều HSlàm việc riêng trong giờ Lượng tri thức về ngôn ngữ và tiếng mẹ đẻ của các em tuykhá phong phú nhưng các em lại không biết cách huy động để giải quyết những câu

hỏi tích hợp, những tình huống có vấn đề mà GV đặt ra Đa số HS vẫn còn thụ động,

không tham gia vào quá trình tìm kiếm tri thức mới, ít phát biểu xây dựng bài Mức độnắm kiến thức cũ của HS không tốt làm GV gặp khó khăn khi ôn lại bài cũ, ảnh hưởngđến thời gian và chất lượng dạy bài mới

Tóm lại, việc dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt vẫn

còn nhiều bất cập, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của người dạy và người học Chúng tôi

hi vọng dạy học hợp phần này theo hướng tích hợp sẽ là một hướng đi mới góp phầnthay đổi thực trạng chưa vui đó

Tiểu kết Chương 1

Tích hợp là một định hướng dạy học tích cực, đáp ứng nhu cầu đổi mới phươngpháp dạy học Ngữ văn hiện nay Là một quan điểm dạy học mới, tích hợp không chỉtrở thành nguyên tắc chủ đạo trong việc biên sọan chương trình SGK hiện hành màcòn tác động mạnh mẽ đến thực tế dạy và học ở nhà trường phổ thông Từ những cơ sở

lí luận và thực tiễn đã trình bày, chúng tôi cho rằng: dạy học theo định hướng tích hợp

sẽ đem lại nhiều tác dụng to lớn Nó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tácdạy và học, giúp HS phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong giờ học, hỗ trợ hìnhthành các kĩ năng, kĩ xảo và năng lực giải quyết vấn đề…

Định hướng này càng tỏ ra hiệu quả khi áp dụng dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt - một hợp phần mang tính trừu tượng và khái quát đòi

hỏi năng lực tổng hợp và khái quát cao của HS Dạy học theo hướng tích hợp một cáchđúng đắn, hợp lý sẽ góp phần thực hiện yêu cầu đó và từng bước nâng cao chất lượngdạy và học hợp phần này

Trang 24

Chương 2 MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC

HỢP PHẦN LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ TIẾNG VIỆT

2.1 Một số yêu cầu cơ bản

2.1.1 Tích hợp một cách đồng bộ ở tất cả các khâu của quá trình dạy học

Phần lớn GV khi thực hiện định hướng tích hợp thường chỉ quan tâm đến khâudạy học bài mới mà không mấy chú ý đến các khâu còn lại Theo chúng tôi, để dạy học

hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt đạt hiệu quả, GV phải sử dụng

tích hợp ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học: từ kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài chođến khâu dạy học bài mới

Kiểm tra bài cũ là thao tác đầu tiên trong chuỗi hoạt động, nhằm kiểm tra chất

lượng học tập của HS Đây là công việc thường xuyên và cần thiết nhằm đánh giá kếtquả nắm kiến thức cũ trước khi dạy bài mới, giúp GV nhanh chóng nắm bắt tình hìnhhọc tập, mức độ tiếp thu và trình độ của HS Dùng những câu hỏi mang tính tích hợp

để kiểm tra bài cũ buộc HS phải huy động nhiều bộ phận kiến thức liên quan để trả lời,khi đó GV không chỉ nắm được mức độ hiểu bài ở tiết học trước mà còn đánh giá trình

độ tiếng Việt, trình độ văn hóa nói chung của HS; tư duy tổng hợp, khái quát của các

em cũng được rèn luyện

Đối với hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt, do nội dung bài

học mang tính tích hợp cao nên câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng tất yếu phải thể hiện tính

tích hợp đó Chẳng hạn khi kiểm tra bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

(Ngữ văn 10, tập 1), GV có thể đưa ra câu hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm của ngôn

ngữ nói / ngôn ngữ viết? Lấy ví dụ minh họa? Khi đó HS phải dùng kiến thức mang

tính tích hợp về tiếng Việt trong nội dung bài học trước đó để trả lời (đặc điểm về ngữđiệu, từ ngữ, câu văn…) Đồng thời phải vận dụng vốn kinh nghiệm giao tiếp hằng

Trang 25

ngày để lấy dẫn chứng cho ngôn ngữ nói và vốn hiểu biết về các bộ môn đã học đểminh họa cho ngôn ngữ viết.

Để có được những câu hỏi mang tính tích hợp cao trong khâu kiểm tra bài cũ,

GV cần đầu tư công sức, thời gian thích đáng ngay từ lúc bắt đầu soạn giáo án Hệthống câu hỏi đó cần được cải tiến, biên soạn lại qua mỗi lớp học, năm học Có nhưvậy việc kiểm tra mới góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của thầy và trò

Giới thiệu bài là một khâu khá quan trọng, mở đầu cho các thao tác dạy học

bài mới của GV Giới thiệu bài một cách sinh động, hấp dẫn có thể gây sự chú ý vàhứng thú học tập cho HS

GV có thể vào bài mới bằng cách nêu lên một số hiện tượng ngôn ngữ, đời sốngliên quan đến nội dung cần học để kích thích trí tò mò và tạo tâm thế đón chờ bài họccho các em Những tình huống như vậy thường chứa đựng một phức hợp vấn đề -nghĩa là chúng có thể được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau Chẳng hạn, dạy bài

Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Ngữ văn 10, tập 2), GV có thể vào bài bằng

cách cho HS làm một bài kiểm tra ngắn về những hình thức sử dụng đúng (chính tả, từvựng, ngữ pháp…) HS phải huy động một cách tổng hợp những kiến thức, kĩ năngtiếng Việt đã tích lũy, rèn luyện để giải bài tập Trên cơ sở giải bài tập của HS, GV dẫnnhập vào bài mới GV cũng có thể đặt ra một vài câu hỏi về những kiến thức tiếng Việthay văn học mà các em đã học, liên quan trực tiếp với nội dung bài mới để đánh thứctrí nhớ của HS, làm tiền đề cho việc dạy học

Sử dụng tích hợp ngay từ khâu vào bài sẽ giúp khởi động bộ máy tư duy của

HS, buộc các em phải ý thức rõ đối tượng mình đang nhận thức và xác định hướng huyđộng kiến thức đã có để giải quyết bài học mới

Dạy bài mới: Do các bài trong hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng

Việt được biên soạn theo hướng tích hợp kiến thức một cách cao độ nên trong quá trình

dạy học GV phải hướng dẫn HS huy động tổng lực của mình ở nhiều bộ môn, phânmôn khác nhau để chiếm lĩnh các nội dung cơ bản trong bài

GV cần căn cứ vào trình độ tiếng Việt, trình độ văn học, văn hóa, lịch sử, xãhội… của HS, căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn nội dung tích hợp hợp lí, làm

rõ vấn đề đang dạy trong khuôn khổ thời lượng cho phép HS THPT có ít nhất 10 năm

Trang 26

được học tập ở nhà trường, các em đã có một khối lượng kiến thức tương đối phongphú Đây sẽ là một cơ sở thuận lợi để GV dạy các bài được đánh giá là khó dạy, khóhọc của chương trình Tiếng Việt THPT.

Cũng trong bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Ngữ văn 10, tập 2), khi

dạy những yêu cầu để sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao, GV nhất thiết phải tích hợp với kiến thức tu từ đã học ở các lớp trước, cấp trước Để đi đến kết luận: Sử dụng các biện pháp tu từ đúng lúc, đúng chỗ là một trong những cách thức đem lại hiệu quả giao tiếp cao, GV nên đưa ra nhiều ngữ liệu có sử dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh,

phép điệp, phép đối…để HS phân tích và rút ra nhận xét Nghĩa là, trong quá trình dạyhọc, các thầy cô phải tích hợp theo trục dọc, giúp HS hồi cố, nhớ lại những kiến thức

tu từ đã học, tạo điều kiện cho việc hình thành tri thức mới

GV cần phải tìm những điểm đồng quy trong nội dung các phân môn, môn họckhác nhau, khai thác những hiểu biết mà HS đã có để xây dựng những tình huống tíchhợp, bắt HS huy động kiến thức, kĩ năng tổng hợp để giải quyết vấn đề, đồng thờitránh được những sự trùng lặp không cần thiết Có vận dụng phương hướng tích hợpthì GV mới có thể truyền đạt đầy đủ những nội dung kiến thức đa dạng, phức tạp được

trình bày trong hệ thống bài Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt.

2.1.2 Kết hợp hài hòa, đồng bộ hai hướng tích hợp

Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt là hợp phần thể hiện rõ nhất tính

khoa học của việc dạy học tiếng Việt ở THPT Bởi vậy, khi dạy hợp phần này cần chú

ý sử dụng hợp lí, hài hòa hai hướng tích hợp để đảm bảo đặc điểm và mục tiêu dạy họccủa hợp phần

Như chúng ta đã biết, có hai hướng tích hợp chính là tích hợp ngang (tích hợp liên môn) và tích hợp dọc (tích hợp nội bộ), mỗi loại có một đặc trưng và mang lại một

hiệu quả riêng đối với quá trình dạy học Nếu tích hợp ngang chủ yếu khai thác mốiquan hệ của các phân môn, các môn học khác nhau trong một bài học, một thời điểm

để giúp HS hiểu sâu, rộng về vấn đề thì tích hợp dọc lại chủ yếu tích hợp trong nội bộphân môn Tiếng Việt Một vấn đề tiếng Việt đang học sẽ có mối liên hệ với những kiếnthức tiếng Việt đã học ở các lớp dưới và cả những kiến thức, kĩ năng sẽ học ở các lớptrên Có thể quan niệm bài học hôm nay là một sự kế thừa, phát triển những bài học

Trang 27

trước đó, đồng thời lại tạo điều kiện cho những bài học tiếp theo Nhờ vậy, HS sẽ nắmtri thức một cách có hệ thống Tùy thuộc vào từng nội dung dạy học mà GV phải lựachọn và vận dụng phương hướng tích hợp cho hợp lý.

Dạy Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Ngữ văn 10, tập 1), GV có thể

dùng tích hợp ngang để chọn ngữ liệu, nên lấy một văn bản văn học, văn bản lịch sử,khoa học làm ngữ liệu để phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết Lấy ngữ liệu từ vănbản đã học sẽ gợi nhắc cho HS về văn bản ấy, môn học ấy, đồng thời giảm bớt thờigian và công sức cho thao tác phân tích ngữ liệu Dạy phần tính chung của ngôn ngữ

trong bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Ngữ văn 11, tập 1), GV có thể dùng

hướng tích hợp dọc để huy động những kiến thức về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp…tiếng Việt nhằm làm rõ nội dung bài học

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, hai hướng tích hợp này thường không tách biệt

mà luôn đi liền với nhau trong quá trình dạy học một bài nào đó Hiếm khi thực hiệnmột bài học nào mà GV chỉ sử dụng duy nhất hướng tích hợp ngang hay tích hợp dọc

Chẳng hạn, khi dạy Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Ngữ văn 10, tập 2), GV có

thể dùng tích hợp ngang để đưa ra ngữ liệu, kết hợp với tích hợp dọc khi phân tích ngữliệu và khái quát thành các yêu cầu sử dụng tiếng Việt sao cho đúng và hay Hai hướngtích hợp này có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng làmnổi bật nội dung của bài, đồng thời giúp HS hoạt động tích cực hơn, liên tục vận dụng,củng cố kiến thức đã học

2.1.3 Chú trọng hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức tổng hợp, liên ngành

Trong quá trình dạy học, hệ thống câu hỏi có vai trò vô cùng quan trọng đối vớiviệc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS Sự phát triển của năng lực nhậnthức của HS thường diễn ra trong quá trình tìm kiếm lời giải đáp cho từng câu hỏi, tìm

cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập Đưa ra hệ thống câu hỏi

chính là bước hiện thực hóa nội dung bài học thành họat động của HS Mỗi câu hỏi đặt

ra một yêu cầu, một nhiệm vụ cụ thể buộc HS phải tìm hiểu SGK, tài liệu tham khảo,vận dụng kiến thức, suy nghĩ và tìm câu trả lời

Lối dạy học truyền thống truyền đạt kiến thức có sẵn theo phương thức thầy giảng trò nghe không thể đem lại hiệu quả học tập tốt Thay vào đó, bằng hệ thống câu

Trang 28

hỏi, GV buộc HS trao đổi, thảo luận về vấn đề đang học, kích thích hoạt động lĩnh hội

và phát triển tư duy Khi đó kiến thức HS tiếp thu mới thực sự vững chắc, HS sẽ nhớlâu, hiểu kĩ vấn đề

Khác với phân môn Văn học, các câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị bài thườngđược nêu ra phía sau văn bản, hỗ trợ cho công việc dạy học của GV thì ở phân môn

Tiếng Việt nói chung và hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt nói riêng,

SGK không soạn sẵn câu hỏi Do vậy, GV trong quá trình soạn giảng phải tìm tòi vàđặt ra hệ thống câu hỏi phù hợp để dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung bài học Đặt đượcmột hệ thống câu hỏi tốt sẽ giúp HS nắm bài tốt hơn; thông qua việc trả lời các câuhỏi, tư duy và cách diễn đạt kết quả tư duy của HS cũng được rèn luyện Tổng kết quá

trình giáo dục của thế giới, UNESCO khẳng định: “Nền giáo dục phải đào tạo được nhiều lớp người tích cực, tự giác, sáng tạo và có phẩm chất tư duy tốt mà hệ thống câu hỏi do người thầy đặt ra là phương thức có giá trị góp phần bồi dưỡng tư duy cho HS”.

Do đặc tính khái quát của hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt

nên bên cạnh những câu hỏi phát hiện kiến thức trong SGK, GV phải chú ý đặt ranhững câu hỏi mang tính tích hợp kiến thức Những câu hỏi này chủ yếu giúp HS nhớlại những kiến thức liên môn đã học, làm tiền đề cho việc khái quát, tổng hợp kiến

thức mới Giờ học Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt nêu lên những nhận định

chung, những quy luật về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng trên cơ sở đúckết những kiến thức nền tảng mà HS đã tiếp thu từ các lớp trước Do vậy, trong giờhọc, bằng cách sử dụng những câu hỏi yêu cầu huy động kiến thức đã có để trả lời, GV

sẽ tiến hành dạy bài mới mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian, đồng thời lại rènluyện cho HS tư duy tổng hợp, giúp các em có cái nhìn toàn diện, bao quát và thóiquen vận dụng tích hợp những gì đã học tập để giải quyết một vấn đề

Ngoài ra, những bài học Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt rất trừu

tượng vì đây là lý thuyết thuần túy Do đó, việc yêu cầu HS tìm hiểu ngữ liệu từ đờisống hoặc từ văn bản đọc hiểu sẽ góp phần giảm bớt sự khô khan cho các bài học này

Có thể nói, việc tăng cường câu hỏi tích hợp kiến thức liên môn góp phần đem lạikhông khí sôi nổi, sinh động hơn cho giờ học

Trang 29

Để có một hệ thống câu hỏi tích hợp hay, hợp lí trong giờ học Lý thuyết chung

về ngôn ngữ và tiếng Việt, GV phải chuẩn bị chu đáo từ khâu soạn giáo án: Phải dự

kiến đặt những câu hỏi nào? Nêu câu hỏi vào lúc nào? HS sẽ trả lời ra sao? Đáp án làgì? Từ việc tìm hiểu nội dung SGK và mục tiêu cụ thể của bài học mà GV lựa chọnnội dung, phương pháp và lượng kiến thức đặt ra trong mỗi câu hỏi Nghệ thuật đặtcâu hỏi là điều hết sức quan trọng để phát huy hiệu quả dạy học Câu hỏi tích hợp phảimang tính vừa sức đối với HS, tạo được sự hứng thú về nhận thức, kích thích sự tìmtòi sáng tạo của HS, đồng thời phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí, phù hợp với logicbài học và logic nhận thức của người học Đây không phải là một công việc dễ dàng,

nó đòi hỏi năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn của GV

Hệ thống câu hỏi tích hợp sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học,thay thế lối dạy học cũ thiếu hiệu quả bằng một lối học mới hiệu quả hơn trên tinh thầnphát huy vai trò làm chủ, tính tích cực, sáng tạo của HS Các câu hỏi này phải vừa chú

ý làm rõ những tri thức, kĩ năng đặc thù của phân môn, vừa khai thác những yếu tốchung giữa các phân môn, các môn học khác để hình thành những kiến thức tổng hợpcho HS Đây là điều kiện cơ bản và quan trọng để dạy học theo hướng tích hợp đạthiệu quả cao

2.1.4 Kết hợp đồng bộ với định hướng giao tiếp và định hướng tích cực hóa hoạt động của HS

Tích hợp là một trong ba định hướng cơ bản của dạy học Tiếng Việt nói chung

và dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt nói riêng Do vậy, để

việc dạy học diễn ra có hiệu quả thì khi giảng dạy, GV phải biết kết hợp đồng bộ định

hướng tích hợp với hai định hướng còn lại là định hướng giao tiếp và định hướng tích cực hóa hoạt động của HS.

2.1.4.1 Hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt cung cấp những

kiến thức cơ bản, khái quát, mang tính quy luật về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việtnói riêng Mục đích cuối cùng của nó là hướng tới nâng cao khả năng sử dụng thành

thạo tiếng Việt cho HS Dạy học tiếng Việt, theo Lê A là “dạy một hoạt động bằng một hoạt động” Do đó, định hướng giao tiếp cũng là một định hướng quan trọng của dạy

học Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông Người dạy cần chú ý đến vai trò công cụ giao

Trang 30

tiếp, công cụ tư duy của tiếng Việt trong quá trình dạy học Không nên chỉ xem xétngôn ngữ theo quan điểm cấu trúc - hệ thống, xem nó như những đơn vị tĩnh tại, biệtlập không biến đổi mà còn phải thấy sự vận động, thay đổi của nó trên bình diện chứcnăng Qua hoàn cảnh sử dụng cụ thể, ngôn ngữ luôn có sự chuyển hóa, tăng cường

hoặc giảm bớt đặc tính vốn có của nó trong hệ thống ngôn ngữ Dạy học Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt cũng vậy, phải xem xét các vấn đề lý thuyết này trong

nhiều tình huống sử dụng, gắn liền với hoạt động hành chức của mình Có như thế thì

HS mới thấy được bản chất thực sự của ngôn ngữ và sự giàu đẹp, biến hóa của tiếngViệt

Theo quan điểm giao tiếp, rất cần thiết khi GV đưa các tình huống nói năngthực tế vào làm ngữ liệu để phân tích, chứng minh cho lý thuyết tiếng Việt Mọi kháiniệm, quy luật của ngôn ngữ đều bắt nguồn từ việc phân tích, khái quát thực tế giaotiếp Và cũng rất cần thiết khi yêu cầu HS phải vận dụng những điều đã học vào tronggiao tiếp hằng ngày để vừa củng cố kiến thức vừa rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụngtiếng Việt Chỉ khi dạy học tích hợp gắn chặt với quan điểm giao tiếp thì hoạt động dạy

và học mới đạt hiệu quả thực sự và thực hiện được mục tiêu môn học

2.1.4.2.Trong dạy học hiện đại, HS được xem là trung tâm của quá trình dạy

học, là nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự tồn tại và giá trị của các nhân tốkhác Mọi họat động trong giờ học đều phải xuất phát từ HS, cho HS và bằng HS Do

vậy, dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo hướng tích hợp

cũng phải đảm bảo định hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS HS phải làchủ thể của hoạt động học tập, tự đi đến đích nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩnăng, kĩ xảo thông qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề mà GV nêu ra

Các bài học trong hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt thuần túy

lý thuyết, nội dung bài học dài và khó nên phương pháp dạy học chủ yếu được sử dụng

là thông báo, giải thích Những kiến thức trong bài được GV trực tiếp thông báo cho

HS, sau đó GV giải thích và đưa ra ví dụ minh họa còn HS sẽ lắng nghe và lĩnh hội.Tuy nhiên trong những giờ học này, GV cũng phải chú ý phát huy vai trò chủ thể củaHS

Trang 31

Thầy cô, bằng kĩ năng sư phạm của mình, tổ chức cho HS tích cực hoạt động

trong giờ học, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, ôn cũ - học mới trong khuôn

khổ thời gian cho phép GV có thể thực hiện được điều này nhờ sự hỗ trợ của hệ thốngcâu hỏi tích hợp dùng xen kẽ trong lời thông báo, giải thích, minh họa của mình Kiếnthức mà GV trình bày, những câu hỏi tích hợp mà GV đặt ra phải vừa sức với HS,hướng tới số đông HS trong lớp chứ không được tập trung vào một bộ phận HS khá -giỏi, sao cho tất cả HS đều là trung tâm của lớp học, đều hứng thú tìm tòi và phát hiệntri thức GV phải có cách thức tổ chức dạy học hợp phần được đánh giá là khó và khônày sao cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn đối với học trò của mình

Định hướng giao tiếp và định hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS

có vai trò quan trọng trong dạy học tiếng Việt, đặc biệt là dạy học các bài thuộc hợp

phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt Phối hợp tốt hai định hướng trên cùng

với định hướng tích hợp trong dạy học sẽ nâng cao hiệu quả dạy và học hợp phần này

2.1.5 Bám sát mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung tích hợp hợp lý, tránh lạm dụng

Bất cứ bài học nào cũng phải thực hiện những mục tiêu nhất định Mục tiêu bàihọc vừa là cái đích phải đạt, vừa là kim chỉ nam cho hoạt động dạy học Một trongnhững yêu cầu quan trọng của quá trình dạy học là phải bám sát mục tiêu của mônhọc, của từng bài để từ đó xác định kiến thức và kĩ năng cần hình thành và phát triển ở

người học Dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt theo định

hướng tích hợp cũng phải tuân thủ nguyên tắc đó

Dạy học tích hợp đem lại nhiều hiệu quả tích cực như tiết kiệm thời gian, giúpnội dung bài giảng trở nên sâu sắc, tư duy khái quát, tổng hợp của HS được rènluyện… Đối với những kiến thức HS đã được trang bị ở các bài học trước hoặc bài họcthuộc các phân môn khác, GV chỉ cần gợi nhắc chứ không cần hướng dẫn HS tìm hiểuquá chi tiết gây sự trùng lặp không cần thiết Đối với những kiến thức tuy là cũ nhưng

là kiến thức trọng tâm của bài học hoặc HS có thể đã quên thì GV nên nhắc lại, huyđộng lại để giúp HS có điều kiện so sánh, liên hệ và hiểu sâu sắc về vấn đề đang học

Dạy về tính chung của ngôn ngữ trong bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá

nhân (Ngữ văn 11, tập 1) mà không tích hợp với những bộ phận kiến thức liên quan về

Trang 32

ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… mà HS đã học từ những lớp trước thì GV sẽ không thựchiện được mục tiêu bài học trong thời lượng quy định Phần kiến thức này, SGK trìnhbày khá tinh giản nhưng để HS hiểu rõ vấn đề, GV khi dạy phải dùng một khối lượnglớn kiến thức Ngôn ngữ học, Việt ngữ học giải thích, minh họa… Các yếu tố chungcủa ngôn ngữ bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn mực xác định vềngữ âm, chữ viết, từ vựng và ngữ pháp Những đơn vị ấy là gì? Các quy tắc cần thựchiện như thế nào?… HS đã được trang bị từ Tiểu học đến THCS, GV khi dạy cần phảitích hợp lại Đây cũng là cơ hội để GV Ngữ văn có thể hệ thống hóa những kiến thức

cơ bản về tiếng Việt cho HS của mình

Như vậy, nếu biết sử dụng hợp lí thì bản thân phương pháp tích hợp đã là một

sự lựa chọn rất tốt để dạy một khối lượng lớn kiến thức mang tính trừu tượng, khái

quát của các bài học thuộc hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt.

Tuy nhiên, nội dung tích hợp phải được GV sàng lọc kĩ, phải phù hợp và bámsát mục tiêu của từng bài học Khâu đầu tiên, quan trọng trong thiết kế bài học là phảixác định được nội dung và mục tiêu dạy học Khi tổ chức dạy học theo hướng tích hợp

GV cần lựa chọn phương pháp phù hợp, xác định nội dung trọng tâm, có cách thứchợp lý sao cho chắt lọc được kiến thức và rút ngắn được thời gian học tập mà vẫn đạtđược mục tiêu dạy học Đây không phải là một việc đơn giản và GV nào cũng thựchiện thành công

Nhiều GV khi vận dụng con đường tích hợp để dạy học thường quá sa đà vàoviệc giảng giải những nội dung kiến thức liên quan từ các môn học khác khiến cho nộidung dạy học trở nên lan man, dàn trải, không thực hiện được mục tiêu dạy học Nênnhớ việc huy động những kiến thức thuộc các hợp phần khác, phân môn khác cũng là

để soi sáng, làm nổi bật kiến thức đang học mà thôi Mỗi tiết học trên lớp chỉ có 45phút Ngoài hoạt động giảng bài mới thì GV cũng phải tốn không ít thời gian cho cáckhâu ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, củng cố, dặn dò HS hay xử lý những tình huống sưphạm xảy ra trong giờ học… Do đó, phải tích hợp ở đâu, chỗ nào chỉ nên giới thiệukhái quát trên cơ sở những kiến thức cũ HS đã biết, chỗ nào phải phân tích kĩ, mở rộngvới những kiến thức liên quan… phải được GV cân nhắc, tính toán

Trang 33

Dạy bài Khái quát lịch sử tiếng Việt (Ngữ văn 10, tập 1) không thể không vận

dụng những kiến thức về lịch sử, địa lý để lí giải, cắt nghĩa nguồn gốc, quan hệ họhàng cũng như sự phát triển của tiếng Việt qua từng thời kì Tuy nhiên, GV cũng phảigiảng giải trong một chừng mực nhất định, không thể biến giờ học Tiếng Việt thành

giờ học Lịch sử, Địa lý Dạy học Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (Ngữ văn 11, tập

2), GV phải tích hợp với kiến thức về một số ngoại ngữ liên quan nhưng cũng khôngthể quá sa đà Những kiến thức tích hợp kia chỉ là phương tiện để GV làm rõ nội dungbài học, thực hiện mục tiêu dạy học chứ không phải là đích đến của GV và HS

Nói chung luôn bám sát mục tiêu bài học và lựa chọn nội dung tích hợp sao chophù hợp, tránh lạm dụng là yêu cầu quan trọng nhất khi dạy học theo định hướng tíchhợp Tích hợp đem lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học nhưng nếu tích hợp khôngđúng lúc, đúng chỗ thì sẽ phản tác dụng, làm sai lệch mục tiêu hoặc dẫn đến tình trạngkhông kịp giờ, không thực hiện được hết ý đồ sư phạm của GV

2.2 Phương hướng tích hợp

2.2.1 Tích hợp liên bộ môn

Ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn có sự khác nhau cơ bản về tínhchất, nội dung tri thức Nếu Văn học mang đậm tính nghệ thuật, tính cảm xúc thì TiếngViệt lại đậm chất khoa học và logic, còn Làm văn lại là sự kế thừa và kết tinh của haiphân môn trên với yêu cầu cao về sự sáng tạo Tuy nhiên, đứng trên phương diện tổngthể, không thể phủ nhận mối liên hệ mật thiết và sự tương tác giữa các bộ phận kiếnthức trong ba phân môn Bên cạnh những kiến thức mang tính riêng biệt, đặc thù thìgiữa ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn lại có nhiều điểm gặp nhau, hổ trợnhau trong việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho HS

Ngoài sự gắn bó giữa các phân môn trong cùng một môn học, các bài học trongmôn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng còn có sự liên hệ với những

bộ phận kiến thức thuộc các môn học khác: Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Toán, Lý, Hóa,Sinh… nhất là những môn khoa học xã hội và nhân văn

Dạy học theo hướng tích hợp sẽ khiến các nội dung kiến thức trong từng phânmôn được soi sáng đồng thời tránh được sự trùng lặp, dư thừa kiến thức, tiết kiệm thời

gian dạy học Trong xu hướng chung đó, dạy học hợp phần Lý thuyết chung về ngôn

Trang 34

ngữ và tiếng Việt, cần tích hợp kiến thức của hai phân môn Văn học, Làm văn, và cả

những môn học khác với những bộ phận kiến thức liên quan để nâng cao hiệu quảgiảng dạy

2.2.1.1 Tích hợp với Văn học

Ngữ văn là môn học kết hợp giữa hai bộ phận: Ngữ và Văn Ngữ là những nội

dung liên quan tới ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, bao gồm những phạmtrù lý thuyết, những quy tắc kết hợp, những nguyên tắc sử dụng và các kĩ năng thực

hành, giao tiếp cụ thể Dạy học Ngữ phải gắn chặt với dạy học Văn Nếu không có

những tri thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt thì khó có thể phân tích, bình giảng thànhcông một tác phẩm văn học Ngược lại, không có năng lực đọc - hiểu, lĩnh hội ngôn từnghệ thuật thì cũng không thể có được khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, hiệu quả

Do đó, dạy học Tiếng Việt không thể tách rời khỏi dạy học Văn học

Các bài học trong hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt cung cấp

những kiến thức lý thuyết về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng Việc giảngdạy những nội dung kiến thức này sẽ được hỗ trợ đắc lực bởi những kiến thức Vănhọc

M Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” Tác phẩm văn

chương đã kế thừa và chắc lọc tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc, trau chuốt, mài dũa, tinhluyện ngôn ngữ toàn dân và nâng nó lên trình độ nghệ thuật Văn bản nghệ thuật là sảnphẩm được kết hợp từ nhiều yếu tố: ngôn ngữ, kết cấu, thể loại, đề tài, chủ đề, nhân

vật… trong đó, ngôn ngữ là đối tượng cần tri giác đầu tiên Vì, “nó (ngôn ngữ

-N.T.H.L) vừa là chất liệu trực tiếp biểu hiện các chi tiết, nội dung, các hình ảnh cụ

thể góp phần dựng nên hình tượng chung của tác phẩm, nó vừa là cơ sở để các yếu tố hình thức còn lại là kết cấu, loại thơ, thể tài… được thể hiện ra ngoài” [22]

Tác phẩm văn học chính là nơi chưng cất vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc, là nơi

mà tiếng nói dân tộc trở nên đẹp đẽ nhất, rực rỡ nhất và bộc lộ hết bản chất của mình

Vì vậy, sẽ rất hiệu quả nếu dùng văn bản văn học làm ngữ liệu trực tiếp cho việc dạytiếng Việt

Trong bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Ngữ văn 10, tập 1), để rút

ra những đặc điểm ngôn ngữ viết, GV nhất thiết phải đưa một vài ngữ liệu Ngữ liệu

Trang 35

này không gì tốt hơn những văn bản văn học, nhất là những văn bản mà HS đã tiếpxúc ở phân môn Văn học trước đó GV có thể lấy một đoạn văn ngắn trong các tác

phẩm như Làng (Kim Lân), Lão Hạc (Nam Cao), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành

Long)… vừa học ở THCS hay là những bài ca dao mà các em vừa được tìm hiểu ở các

tiết học trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1.

Trong bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Ngữ văn 10, tập 1), ở phần I.

Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt, trong mục chuẩn mực về ngữ pháp, SGK đã đưa ra ví dụ: Hãy phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp trong câu: “Qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ” [29; 66] Ví dụ này cho thấy quan điểm tích hợp kiến thức hai phân môn Tiếng

Việt và Văn học của SGK Ví dụ trên vừa rất tiêu biểu cho lỗi sai về mặt ngữ pháp không phân định rõ chủ ngữ và trạng ngữ, vừa phù hợp với trình độ của HS lớp 10,đồng thời nó còn tạo điều kiện để GV có thể giúp HS hồi cố lại kiến thức Văn học đãhọc

-Mặt khác, những tác phẩm trong phân môn Văn học cũng là nơi kiểm chứnghiệu quả nhất cho những lý thuyết ngôn ngữ mà HS đã được tiếp thu Cũng trong bài

Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, ở mục II Sử dụng hay và đạt hiệu quả giao tiếp cao, nội dung kiến thức HS cần đạt được là: “Khi nói và viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, mà còn cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép

tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao” [29; 68].

HS hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở thực tiễn của nhận định này qua các tác phẩm văn

học Văn bản văn học chính là một mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ để HS gặt lấy những

giá trị tu từ, giá trị phong cách của ngôn ngữ…

2.2.1.1 Tích hợp với Làm văn

Mục đích cuối cùng của việc dạy và học Tiếng Việt là giúp HS có thể sử dụngtiếng Việt một cách thành thạo, tạo lập các loại văn bản (nói, viết) đáp ứng nhu cầu củacuộc sống hằng ngày Như vậy, Tiếng Việt được xem như là một phân môn cung cấpnhững phương tiện, những cơ sở cho việc dạy học Làm văn Ngược lại, phân môn Làmvăn cũng có những tác động nhất định, hỗ trợ cho việc dạy học Tiếng Việt, nó giúp

Trang 36

củng cố, nâng cao kĩ năng thực hành tiếng Việt, là nơi để thực hành, ứng dụng nhữnghiểu biết, kĩ năng về tiếng Việt.

Tuy nhiên, sự hổ trợ, khả năng tích hợp của phân môn Làm văn khi dạy học

Tiếng Việt nói chung và hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt nói riêng

không được thể hiện rõ như là phân môn Văn học Nó được biểu hiện ở một mạchngầm khó nhận thấy hơn

Phân môn Làm văn luyện tập cho HS trình bày tư duy, suy nghĩ của mình bằngviệc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ dưới hình thức kết hợp tổ chức câu, đoạn và caonhất là văn bản sao cho đạt hiệu quả cao nhất Nó rèn luyện tư duy logic, khoa học, sựchính xác, chặt chẽ trong lập luận và trình bày vấn đề Do vậy, Làm văn sẽ hỗ trợ đắclực cho việc dạy và học bộ phận kiến thức đầy tính khoa học trong phân môn TiếngViệt Hơn nữa, thông qua việc tạo lập các loại văn bản, những tri thức tiếng Việt mà

HS tiếp thu trong hợp phần Lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt sẽ được đưa

vào ứng dụng thực tế, nhờ thế những kiến thức này sẽ được các em hiểu đầy đủ hơn,sâu sắc hơn Chỉ trong quá trình sử dụng, HS mới thực sự thấy được sự khác nhau giữangôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, mới nắm vững được những yêu cầu để sử dụng tiếngViệt đúng và hay, mới nhận thức được đặc điểm loại hình của tiếng mẹ đẻ, sự giàu đẹpcủa ngôn ngữ dân tộc và trên cơ sở đó mới có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếngViệt Tích hợp thường xuyên giữa Tiếng Việt và Làm văn sẽ nâng cao vốn hiểu biếtngôn ngữ đồng thời rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt có hiệu quả

GV có thể đưa ra các bài tập mang tính tích hợp các tri thức Tiếng Việt và Làmvăn để HS luyện tập Chẳng hạn như cho HS viết một đoạn văn ngắn và chỉ ra hiệu

quả của hư từ và trật tự từ trong đoạn văn ấy khi dạy Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

(Ngữ Văn 11, tập 2) hay yêu cầu HS phân tích và sửa chữa các lỗi về chính tả, về từ

vựng, ngữ pháp, về cách diễn đạt, kết cấu của bài làm (nếu có) trong bài làm văn gần

nhất mà HS vừa thực hiện (bài viết số 4) khi dạy bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng

Việt (Ngữ văn 10, tập 2).

2.2.1.3 Tích hợp với các môn học gần gũi (Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ…)

Mục tiêu dạy học trong nhà trường phổ thông là đào tạo nên những con người

có nhân cách toàn diện, có hiểu biết nhiều mặt, cả về tự nhiên lẫn xã hội Theo quan

Ngày đăng: 26/12/2018, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hải Bình, “Đổi mới dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp”.Nguồn: http://tuthucnguyenkhuyen.edu.vn/giang-day---hoc-tap/doi-moi-day-hoc-ngu-van-theo-quan-diem-tich-hop-nvitt3k843.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải Bình, “"Đổi mới dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp”."Nguồn
7. Phạm Văn Đồng, “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, Tạp chí Học tập, số 4-1966 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Văn Đồng, “"Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việ"t
8. Đào Thị Hồng, “Ý nghĩa của việc dạy học theo quan điểm tích hợp”.Nguồn: http://letrungdinh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Day-va-hoc/Y-nghia-cua-day-hoc-theo-quan-diem-tich-hop-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Thị Hồng, “"Ý nghĩa của việc dạy học theo quan điểm tích hợp"”.Nguồn
9. Nguyễn Thị Thúy Hồng, “Dạy học tích hợp – hấp dẫn như người lạ quen biết”.Nguồn: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/day-hoc-tich-hop-hap-dan-nhu-nguoi-la-quen-biet-54886.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thúy Hồng, “"Dạy học tích hợp – hấp dẫn như người lạ quen biết”."Nguồn
10. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: chủ biên), Phương pháp dạy học văn, tập 1
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: chủ biên), Phương pháp dạy học văn, tập 2
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Mai Xuân Miên, Phương pháp dạy học văn, Đại học Quy Nhơn, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
14. Đái Xuân Ninh, Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb TP Hồ Chí Minh
15. Trần Thị Diệu Nữ, “Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp”, in trong Khoa Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn – 30 năm nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 428-433 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp"”, in trong "Khoa Ngữvăn, Đại học Quy Nhơn – 30 năm nghiên cứu và giảng dạy
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Trần Thị Diệu Nữ, “Hệ thống câu hỏi dạy học tiếng Việt ở trường trung học phổ thông”, in trong Ngữ văn – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Văn học, Hà Nội, 2013, tr. 418-427 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống câu hỏi dạy học tiếng Việt ở trường trung học phổthông"”, in trong "Ngữ văn – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy
Nhà XB: Nxb Văn học
17. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
18. Xavier Roegies, Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xavier Roegies", Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lựcở nhà trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Trần Đình Sử, “Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn”. Nguồn : http://phanthanhvan.vnweblogs.com/post/8200/437316 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử, “"Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn”. " Nguồn
20. Phan Thiều, Giảng dạy từ ngữ ở nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng dạy từ ngữ ở nhà trường phổ thông
Nhà XB: Nxb Giáo dục
21. Đỗ Ngọc Thống, Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT
Nhà XB: NxbGiáo dục
22. Mai Quý Tùng, “Đổi mới cách dạy và học Ngữ văn”,Nguồn:http://www.baomoi.com/Doi-moi-cach-day-va-hoc-mon-Ngu-van/59/13731822.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cách dạy và học Ngữ văn"”,Nguồn
23. Cù Đình Tú, Phong cách học và Đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và Đặc điểm tu từ tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
24. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt
Nhà XB: NxbGiáo dục
25. Nguyễn Quang Cương, Mai Xuân Miên, Trần Thị Diệu Nữ, Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở THPT, Đại học Quy Nhơn, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương phápdạy học Ngữ văn ở THPT
26. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình THPT, môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình THPT, môn Ngữ văn
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w