1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập cơ sở ngành kinh tế vận tải biển tổng quan về ngành vận tải biển

69 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

triển doanh nghiệp trong từng thời điểm – giai đoạn thích hợp. Trong thời gian thực tập cơ sở ngành Kinh tế vận tải biển với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, em có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về tổng quan vận tải biển và cảng Transvina. Trong bài báo cáo thực tập này, em xin làm báo cáo với chuyên đề: “Tổng quan về ngành vận tải biển”. Nội dung chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về vận tải biển Phần II: Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của công ty vận tải biển, cảng biển Phần III: Giới thiệu về cảng TRANSVINA Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng ban lãnh đạo cảng Transvina đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Mục lục Lời mở đầu 2 Phần I. Tổng quan về vận tải biển 6 1.1. Khái niệm về ngành vận tải biển 6 1.2. Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế 7 1.3. Ý nghĩa của vận tải biển 10 1.4. Các dịch vụ vận tải biển. 13 1.5. Đội tàu biển 17 Phần II. Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của công ty vận tải biển, cảng biển 22 2.1. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến 22 2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước 22 2.1.2. Doanh nghiệp tư nhân 23 2.1.3. Công ty cổ phần 25 2.1.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 27 2.1.5. Công ty hợp danh 29 2.2. Các loại hình doanh nghiệp vận tải biển điển hình 32 2.3. Cơ cấu các phòng ban và chức năng cơ bản công ty cổ phần vận tải Biển Bắc (NOSCO) 32 2.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc 32 2.3.2. Các cấp quản lý của công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 35 2.3.3. Các phòng ban chức năng 37 2.4. Một số vị trí làm việc điển hình và nhiệm vụ 40 2.4.1. Nhân viên bán hàng (Sale) 40 2.4.2. Nhân viên hiện trường (Ops) 43 2.4.3. Nhân viên điều vận (Trans Coordinator) 43 2.4.4. Hỗ trợ khách hàng (Cus Supp) 44 2.4.5. Nhân viên chứng từ (Docs) 44 2.4.6. Nhân viên mua hàng (Purchaser) 45 Phần III. Giới thiệu về cảng Transvina 47 3.1. Giới thiệu về Cảng Transvina 47 3.2. Lịch sử hình thành và mục tiêu trong tương lai 48 3.2.1. Lịch sử hình thành Cảng Transvina 48 3.2.2. Mục tiêu trong tương lai 49 3.3. Dịch vụ Cảng cung cấp 49 3.4. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng Cảng Transvina 50 3.4.1. Cơ sở hạ tầng Cảng Transvina 50 3.4.2. Cơ sở vật chất Cảng Transvina 53 3.5. Cơ cấu tổ chức 55 3.5.1. Ban Giám đốc 56 3.5.2. Giám đốc Cảng 56 3.5.3. Phòng Khai thác 56 3.5.4. Phòng Vận tải 63 3.5.5. Phòng Thương vụ 64 3.5.6. Phòng Khách hàng 64 3.5.7. Phòng Kỹ thuật 65 3.5.8. Phòng Kế toán 65 3.5.9. Phòng Giao nhận 66 3.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng 67 Lời kết 69   Phần I: Tổng quan về vận tải biển 1.1. Khái niệm về ngành vận tải biển • Vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong thương mại hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Phát triển vận tải biển cho mỗi quốc gia, trong từng khu vực và trên toàn thế giới là một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế thế giới. • Vận tải biển là một phương thức ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỉ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng các biển, các đại dương làm tuyến giao thông hàng hải để giao lưu giữa các vùng miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay Vận tải biển được phát triển mạnh và đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống vận tải quốc tế. • Vận tải biển là một trong những ngành kinh tế mang tầm toàn cầu rõ rệt nhất từ trước kia đến ngày nay hơn hẳn các ngành vận tải khác. Thương mại đường biển là một phần quan trọng của kinh tế thế giới. Tầm quan trọng về mặt chiến lược của vận tải biển ngày càng rõ nét, khi kinh doanh có xu hướng trở nên toàn cầu hóa hơn và các nước ngày càng phát triển hơn. Một số quốc gia không có biển như Thụy Sĩ, Lào,…cũng đã mạnh dạn đầu tư vào vận tải biển vừa để kinh doanh vận tải vừa để đảm bảo an ninh về vận tải cho chính các quốc gia đó. • Sự phát triển của vận tải biển có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và nền kinh tế thế giới. 1.2. Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế • Vận tải biển là yếu tố không tách rời thương mại quốc tế • Trong thương mại quốc tế và vận tải nói chung, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vận tải phát triển được trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ngược lại vận tải phát triển sẽ làm giảm giá thành chuyên chở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế, tự do hóa thương mại, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực tiễn trong thương mại cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò quan trọng liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận tải vì hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người bán với người mua còn hợp đồng vận tải biển điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê chở hoặc người chuyên chở là người bán với người mua phụ thuộc vào hợp đồng mua bán. • Trong buôn bán quốc tế, vận tải đường biển giữ vai trò quan trọng khi chuyên chở những lô hàng có khối lượng mua bán lớn, tuyến đường chuyên chở dài. Bất cứ sự biến động nào của thị trường vận tải biển cũng ảnh hưởng đến buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển đã mở ra thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới một cách dễ dàng, thuận tiện. Điều kiện mua bán hàng hóa vận tải bằng đường biển rất đa dạng, luật lệ tập quán hàng hải rất phức tạp. Do đó mối quan hệ giữa buôn bán quốc tế với vận tải biển quốc tế cũng phức tạp hơn so với các phương thức vận tải khác như: Hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy… • Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển • Khối lượng hàng hóa lưu thông trao đổi giữa các nước phụ thuộc vào nhiều điều kiện như: Tiềm năng kinh tế của các nước, sự chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất của mỗi nước trong phân công lao động quốc tế, tình hình chính trị, điều kiện và khả năng vận tải giữa các nước đó. • Chi phí là điều cần được quan tâm hàng đầu khi vận chuyển song song với thời gian. Hình thức vận tải đường biển có ưu điểm là giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển nên được đông đảo doanh nghiệp và công ty sử dụng. Chi phí vận tải càng rẻ, chuyên chở hàng hóa càng thuân lợi thì dung lượng tiêu thụ trên thị trường thế giới càng lớn. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm một khối lượng khá lớn trong giá cả hàng hóa. Theo số liệu thống kê của UNCTAD, chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 1015% giá FOB hoặc 89% giá CIF của hàng hóa được buôn bán quốc tế. Do tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động trong ngành vận tải mà giá cước trung bình trong vận tải quốc tế có xu hướng giảm xuống. Vận tải đường biển có đặc điểm cước phí rẻ vì vậy vận tải đường biển góp phần làm tăng khối lượng luân chuyển hàng hóa trong buôn bán quốc tế, nói khác đi nó thúc đẩy buôn bán phát triển.

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH

KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

CHUYÊN ĐỀ: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

NGHUYỄN THỊ THÚY LINH – 68480 – KTB57ĐH – N01

HẢI PHÒNG - 2018

Trang 2

 L i m đ u ời mở đầu ở đầu ầu 

Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy cácngành kinh tế khác phát triển theo Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay vận tảiđóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển Vận tải liên kết các nền kinh tế, rútngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sảnphẩm, thúc đẩy thương mại phát triển , làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng

Với 3.200 km bờ biển, 90 cảng biển được phân bố đều trên cả ba miền, ViệtNam được thiên nhiên ưu đãi cho việc phát triển vận tải biển Cùng với tốc độ tăngtrưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, ngành vận tải biển Việt Nam đang cónhững cơ hội to lớn, đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chứcthương mại thế giới (WTO)

Vận tải biển là một trong những loại hình vận tải được nhiều người quan

tâm hiện nay, nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Cùng với tốc độ tăng

trưởng kinh tế đều đặn khoảng 8%/năm là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhậpkhẩu khoảng từ 20% đến 25%/năm Giao thương hàng hóa tăng trưởng nhanhchóng, và trong đó chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển (khoảng 80% tổngkhối lượng hàng hóa vận chuyển) là những tiền đề quan trọng trong phát triểnngành vận tải biển của Việt Nam

Kinh tế vận tải biển là một trong những thế mạnh của Việt Nam, và đượccoi là đòn bẩy quan trọng trong quá trình hội nhập Cho đến nay, kinh tế vận tải

Trang 3

biển đã mang lại nhữngthành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương.

Có thể nói, kinh tế vận tải biển làmột trong những phương tiện hữu hiệu để thúcđẩy kinh tế đối ngoại phát triển, góp phần tíchlũy vốn cho nền kinh tế đồng thờigiải quyết được các vấn đề mang tính xã hội như tạo việc làm, nâng cao thu nhập chongười dân

Ngành Kinh tế vận tải biển trang bị cho sinh viên khả năng vận dụng cáckiến thức, kỹ năng và lý thuyết để quản lý nhà nước về vận tải biển, quản lý cácdoanh nghiệp vận tải biển và các doanh nghiệp cảng, có khả năng định hướng pháttriển doanh nghiệp trong từng thời điểm – giai đoạn thích hợp

Trong thời gian thực tập cơ sở ngành Kinh tế vận tải biển với sự hướng dẫntận tình của các thầy cô, em có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về tổng quan vận tảibiển và cảng Transvina Trong bài báo cáo thực tập này, em xin làm báo cáo vớichuyên đề: “Tổng quan về ngành vận tải biển”

Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:

Phần I: Tổng quan về vận tải biển

Phần II: Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của công ty vận tải biển, cảng

biển

Phần III: Giới thiệu về cảng TRANSVINA

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng ban lãnh đạo cảng Transvina đãgiúp em hoàn thành báo cáo thực tập này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

M c l c ục lục ục lục

Lời mở đầu 2

Phần I Tổng quan về vận tải biển 6

1.1 Khái niệm về ngành vận tải biển 6

1.2 Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế 7

1.3 Ý nghĩa của vận tải biển 10

1.4 Các dịch vụ vận tải biển 13

1.5 Đội tàu biển 17

Phần II Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của công ty vận tải biển, cảng biển .22 2.1 Các loại hình doanh nghiệp phổ biến 22

2.1.1 Doanh nghiệp nhà nước 22

2.1.2 Doanh nghiệp tư nhân 23

2.1.3 Công ty cổ phần 25

2.1.4 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 27

2.1.5 Công ty hợp danh 29

2.2 Các loại hình doanh nghiệp vận tải biển điển hình 32

2.3 Cơ cấu các phòng ban và chức năng cơ bản công ty cổ phần vận tải Biển Bắc (NOSCO) 32

2.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc 32

2.3.2 Các cấp quản lý của công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 35

2.3.3 Các phòng ban chức năng 37

2.4 M t s v trí làm vi c đi n hình và nhi m vột số vị trí làm việc điển hình và nhiệm vụ ố vị trí làm việc điển hình và nhiệm vụ ị trí làm việc điển hình và nhiệm vụ ệc điển hình và nhiệm vụ ển hình và nhiệm vụ ệc điển hình và nhiệm vụ ụ 40

2.4.1 Nhân viên bán hàng (Sale) 40

2.4.2 Nhân viên hiện trường (Ops) 43

2.4.3 Nhân viên điều vận (Trans Coordinator) 43

2.4.4 Hỗ trợ khách hàng (Cus Supp) 44

2.4.5 Nhân viên chứng từ (Docs) 44

2.4.6 Nhân viên mua hàng (Purchaser) 45

Phần III Giới thiệu về cảng Transvina 47

3.1 Giới thiệu về Cảng Transvina 47

Trang 5

3.2 Lịch sử hình thành và mục tiêu trong tương lai 48

3.2.1 Lịch sử hình thành Cảng Transvina 48

3.2.2 Mục tiêu trong tương lai 49

3.3 Dịch vụ Cảng cung cấp 49

3.4 Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng Cảng Transvina 50

3.4.1 Cơ sở hạ tầng Cảng Transvina 50

3.4.2 Cơ sở vật chất Cảng Transvina 53

3.5 Cơ cấu tổ chức 55

3.5.1 Ban Giám đốc 56

3.5.2 Giám đốc Cảng 56

3.5.3 Phòng Khai thác 56

3.5.4 Phòng Vận tải 63

3.5.5 Phòng Thương vụ 64

3.5.6 Phòng Khách hàng 64

3.5.7 Phòng Kỹ thuật 65

3.5.8 Phòng Kế toán 65

3.5.9 Phòng Giao nhận 66

3.6 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng 67

Lời kết 69

Trang 6

Ph n I: ầu

T ng quan v v n t i bi n ổng quan về vận tải biển ề vận tải biển ận tải biển ải biển ển hình và nhiệm vụ

1.1 Khái ni m v ngành v n t i bi n ệm về ngành vận tải biển ề ngành vận tải biển ận tải biển ải biển ển

quan trọng trong thương mại hàng hóa trên phạm vi toàn cầu Phát triển vận tảibiển cho mỗi quốc gia, trong từng khu vực và trên toàn thế giới là một trong nhữngđiều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế thế giới

tải khác Ngay từ thế kỉ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng cácbiển, các đại dương làm tuyến giao thông hàng hải để giao lưu giữa các vùng miền,

mạnh và đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống vận tải quốc tế

từ trước kia đến ngày nay hơn hẳn các ngành vận tải khác Thương mại đường biển

là một phần quan trọng của kinh tế thế giới Tầm quan trọng về mặt chiến lược củavận tải biển ngày càng rõ nét, khi kinh doanh có xu hướng trở nên toàn cầu hóahơn và các nước ngày càng phát triển hơn Một số quốc gia không có biển nhưThụy Sĩ, Lào,…cũng đã mạnh dạn đầu tư vào vận tải biển vừa để kinh doanh vậntải vừa để đảm bảo an ninh về vận tải cho chính các quốc gia đó

Trang 7

 Sự phát triển của vận tải biển có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển củanền kinh tế quốc dân và nền kinh tế thế giới.

1.2 Vai trò c a v n t i bi n trong th ủa vận tải biển trong thương mại quốc tế ận tải biển ải biển ển ương mại quốc tế ng m i qu c t ại quốc tế ốc tế ế

a) Vận tải biển là yếu tố không tách rời thương mại quốc tế

chẽ với nhau Vận tải phát triển được trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa.Ngược lại vận tải phát triển sẽ làm giảm giá thành chuyên chở, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế, tự do hóa thương mại, thúc đẩysản xuất phát triển Thực tiễn trong thương mại cho thấy, hợp đồng mua bán hànghóa có vai trò quan trọng liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận tải vì hợp đồng muabán hàng hóa là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người bán với ngườimua còn hợp đồng vận tải biển điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê chở hoặcngười chuyên chở là người bán với người mua phụ thuộc vào hợp đồng mua bán

chuyên chở những lô hàng có khối lượng mua bán lớn, tuyến đường chuyên chởdài Bất cứ sự biến động nào của thị trường vận tải biển cũng ảnh hưởng đến buônbán quốc tế Vận tải đường biển đã mở ra thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóagiữa các quốc gia trên thế giới một cách dễ dàng, thuận tiện Điều kiện mua bánhàng hóa vận tải bằng đường biển rất đa dạng, luật lệ tập quán hàng hải rất phứctạp Do đó mối quan hệ giữa buôn bán quốc tế với vận tải biển quốc tế cũng phức

Trang 8

tạp hơn so với các phương thức vận tải khác như: Hàng không, đường sắt, đường

bộ, đường thủy…

b) Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển

điều kiện như: Tiềm năng kinh tế của các nước, sự chuyên môn hóa và hợp tác sảnxuất của mỗi nước trong phân công lao động quốc tế, tình hình chính trị, điều kiện

và khả năng vận tải giữa các nước đó

thời gian Hình thức vận tải đường biển có ưu điểm là giúp tiết kiệm chi phí vậnchuyển nên được đông đảo doanh nghiệp và công ty sử dụng Chi phí vận tải càng

rẻ, chuyên chở hàng hóa càng thuân lợi thì dung lượng tiêu thụ trên thị trường thếgiới càng lớn Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm một khối lượng khálớn trong giá cả hàng hóa Theo số liệu thống kê của UNCTAD, chi phí vận tảiđường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB hoặc 8-9% giá CIF của hàng hóađược buôn bán quốc tế Do tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao độngtrong ngành vận tải mà giá cước trung bình trong vận tải quốc tế có xu hướng giảmxuống Vận tải đường biển có đặc điểm cước phí rẻ vì vậy vận tải đường biển gópphần làm tăng khối lượng luân chuyển hàng hóa trong buôn bán quốc tế, nói khác

đi nó thúc đẩy buôn bán phát triển

Trang 9

c) Vận tải biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường.

sức chở của vận tải nhỏ, chi phí vận tải lại coa nên đã hạn chế việc mở rộng muabán nhiều mặt hàng Đặc biệt là mặt hàng nguyên, nhiên liệu Việc buôn bán giữacác nước thời kỳ đó tập trung vào các mặt hàng thành phẩm Sự ra đời của công cụbận tải chuyên dùng có trọng tải lớn, đặc biệt là sự phát triển của vận tải đườngbiển, mạng lưới các tuyến đường phát triển đã cho phép hạ giá thành vận tải, điềunày đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng chủng loại mặt hàng trong buônbán quốc tế

dầu thô, giảm tỷ trọng mặt hàng sản phẩm dầu mỏ và xuất hiện nhiều mặt hànglỏng trong buôn bán quốc tế như: hơi đốt ở thể lỏng, rượu, bia, nước ngọt, buônbán các nhóm mặt hàng khô cũng đa dạng và phong phú hơn gồm hàng thànhphẩm có bao bì, hàng khô có khối lượng lớn như: quặng sắt, than đá, ngũ cốc, cácloại khoáng sản khác,…vận tải đường biển phát triển đã làm thay đổi cơ cấu hànghóa trên thị trường thế giới

bán cho các nước phát triển ở thị trường gần ví dụ như : Việt Nam bán hàng chocác nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,… Ngày nay vận tải đường biển

đã phát triển, hàng hóa có thể được buôn bán ở bất kì thị trường nào trên thế giới

Trang 10

Vì vậy, vận tải biển góp phần thay đổi thị trường hàng hóa Những nước xuất khẩu

có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trường xa xôi Ngược lạinước nhập khẩu có điều kiện lựa chọn thị trường cung cấp hàng hóa rộng rãi hơn

Sự mở rộng thị trường và thay đổi cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế đượcthể hiện ở cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải đường biển quốc tế ngày càngtăng lên Năm 1980 cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải biển quốc tế là 3.610hải lý, năm 1985 là 3.967 và năm 1990 là 4.285 hải lý

d) Vận tải biển góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

tế của mỗi quốc gia nhờ vào chức năng kinh doanh của vận tải biển Chức năngkinh doanh thể hiện trong việc thực hiện xuất khẩu sản phẩm vận tải đường biển.Xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô hình rất quantrọng Thu chi ngoại tệ về vận tải đường biển và các dịch vụ khác liên quan đếnvận tải đường biển là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế.Phát triển đội tàu buôn quốc gia có tác dụng tăng thêm nguồn thu ngoại tệ bằngcách hạn chế nhập khẩu sản phẩm vận tải từ các nước khác, do đó vận tải đườngbiển đã ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế

1.3 Ý nghĩa c a v n t i bi n ủa vận tải biển trong thương mại quốc tế ận tải biển ải biển ển

quốc gia, mục tiêu chủ yếu của ngành vận tải biển là đáp ứng nhu cầu trao đổi

Trang 11

hàng hóa bằng đường biển giữa các khu vực trong nước và quốc tế đồng thời thamgia vào thị trường thuê tàu trên thế giới.

là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hay chính là doanh nghiệp cho thuêtàu Có hai loại tổ chức vận tải biển: Vận tải định tuyến và vận tải tàu chuyến Vậntải định tuyến là hình thức cung cấp dịch vụ vận chuyển thường xuyên trên cáctuyến cố định, giữa các cảng cố định theo một lịch trình chạy tàu đã được lập vàcông bố trước Hình thức vận tải tàu chợ xuất hiện trên thế giới vào đầu thế kỉ 17.Vận tải tàu chợ là hình thức phát triển cao và tổ chức hoàn thiện hơn Tổ chức tàuchợ đầu tiên được thành lập vào tháng 8 năm 1875 hoạt động trên tuyến giữaVương quốc Anh và Calcutta của Ấn Độ Tổ chức này đồng ý phải chạy theo mộtlịch trình cố định cho dù tàu có đầy hàng hay không Người khai thác tàu sẽ chởtàu theo các vòng lặp giữa các chuyến đi trên cùng một tuyến cố định Một con tàu

sẽ chuyên chở nhiều loại hàng cho nhiều chủ hàng trong cùng một chuyến đi Đây

là phương thức vận tải mà các hàng hoá liên quan được chuyên chở phải mang đếntàu Dịch vụ vận tải tàu định tuyến cần có đủ số lượng các tàu nhằm duy trì lịchvận hành đã định sẵn và quảng bá từ trước Dịch vụ này cần có sự kết nối giữa cáctuyến gom hàng với tuyến chính chạy giữa các cảng trung chuyển quốc tế Giácước trong vận tải tàu chợ tương đối ổn định do chủ tàu hoặc hiệp hội đưa ra, cướcnày thường cao hơn so với tàu chuyến, thông thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ

container xếp dỡ kiểu LO-LO đang chiếm tỉ lệ lớn, tàu hàng tổng hợp tốc độ

Trang 12

nhanh, vừa chở hàng container lớn, vừa chở hàng rời và hàng bao kiện khác Ngoài

ra còn có tàu bách hoá, tàu RO-RO, tàu chở sà lan và tàu chở hàng đông lạnh Tất

cả đội tàu vận tải định tuyến đều có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyểnhàng hoá hiện nay

Vận tải tàu chuyến là hình thức cung cấp dịch vụ vận chuyển không thường xuyên,không theo tuyến cố định, không có lịch trình công bố từ trước mà theo yêu cầucủa người thuê tàu trên cơ sở các hợp đồng thuê tàu chuyến Hình thức khai tháctàu chuyến là một trong những hình thức khai thác phổ biến nhất hiện nay đối vớihầu hết các nước có đội tàu buôn vận chuyển hàng hoá bằng đường biển Hìnhthức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có đội tàu còn nhỏ

bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổn định Số lượng hàng hoá,các loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số lượng cảng ghé qua không cốđịnh mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng chuyến đi.Vận tải tàu chuyến là kiểu khai thác mà người vận tải phải đưa tàu đến những nơihàng hoá cần đến, một tàu thường chở một loại hàng, trong một chuyến thường chỉphục vụ cho một chủ hàng theo các hợp đồng từ cảng đến cảng

hàng rời khô khối lượng lớn, tàu hàng bách hoá, tàu hàng tổng hợp, tàu kết hợp, tàichở dầu, tàu chở ga hoá lỏng, tàu chở hoá chất lỏng

Trang 13

1.4 Các d ch v v n t i bi n ịch vụ vận tải biển ục lục ận tải biển ải biển ển

Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyếtcác mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với ngườicung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu

1.4.1 Dịch vụ kinh doanh khai thác tàu

dựng đội tàu vận tải biển thuộc các loại hình sở hữu khác nhau để tiến hành vậnchuyển hàng hóa, hành khách cho quốc gia mình hay đi chở thuê cho các nướckhác với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ cho đất nước Hìnhthức sở hữu tàu, hình thức tổ chức công ty và phương thức kinh doanh tàu rất khácnhau tại các quốc gia khác nhau Sự khác nhau này là do hệ thống pháp luật vàđiều kiện địa lý, tự nhiên của quốc gia đó quyết định Tuy có sự khác nhau nhưng

vì kinh doanh khai thác tài vận tải biển mang tính quốc tế cao nên có những đặcđiểm chung, sản xuất kinh doanh khai thác tàu mang tính toàn cầu, phạm vi sảnxuất rộng, quá trình sản xuất kinh doanh liên quan đến hệ thống pháp luật củanhiều quốc gia riêng rã và chịu sự chi phối của các công ước quốc tế, liên quan đếnthương mại, đến biển và kinh doanh vận tải biển

vận tải biển thì các tàu vận tải biển chia thành 3 loại: Tàu hàng, tàu khách, tàu vừa

Trang 14

chở hàng vừa chở khách Cách thức tổ chức khai thác các loại tàu mặc dù cónhững điểm chung nhưng cũng có không ít những điểm khác nhau.

các tàu vận tải biển mà người ta chia hoạt động của đội tàu thành hai loại đó là:Vận tải tài định tuyến (tàu chợ) và vận tải tàu chuyến Đặc trưng cơ bản trongngành vận tải biển hiện nay là ngoài những tuyến vận tải thường xuyên, được tổchức theo hình thức khai thác tàu chợ do có lượng hàng hóa không lớn vẫn xuấthiện trên thị trường vận tải, nên hình thức vận tải tàu chuyến rất phù hợp vớinhững nước đang phát triển, kém phát triển, đội tàu nhỏ bé và hệ thống cảng chưaphát triển

chuyển hàng hóa không thường xuyên và hàng hóa xuất nhập khẩu, tận dụng đượchết trọng tải của tàu lúc chở hàng trong từng chuyến đi có hàng Nếu tổ chức tìmhàng tốt thì hình thức khai thác tàu chuyến là hình thức khai thác có hiệu quảkhông kém gì so với hình thức khai thác tàu chợ

thức vận tải tàu chuyến Đặc trưng quan trọng của hình thức tàu chợ là: tàu hoạtđộng cố định, chuyên tuyến giữa các cảng xác định: theo lịch vận hành được công

bố từ trước

Trang 15

 Do xu hướng container hóa trong vận tải, hiện nay trong lĩnh vực kinhdoanh khai thác tàu, vận tải biển đã và đang hình thành các công ty đa quốc gia,với các chức năng kinh doanh tổng hợp – vận chuyển container, xếp dỡ container

và dịch vụ hàng hải phục vụ cho việc vận chuyển container Chức năng kinh doanhvận chuyển hàng hóa, hành khách chỉ là một mắt xích trong dây chuyền công tynày Các công ty đa quốc gia có thể liên kết lại với nhau thành hiệp hội để độcquyền và cạnh tranh với các công ty khác Tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực khaithác tàu biển diễn ra trên quy mô toàn cầu và ngày càng quyết liệt Hiệp hội tàuchợ hình thành nhằm mục đích cải thiện tình trạng kinh tế của từng thành viêntrong hội và hạn chế hoặc loại trừ sự cạnh tranh giữa các thành viên cùng tham giavận chuyển trên cùng tuyến tài chợ thông qua việc thỏa thuận bằng cước tàu chợtrên tuyến Hiện nay đa số các quốc gia miễn trừ cho ngành vận tải biển khỏi việc

áp dụng luật chống độc quyền

1.4.2 Dịch vụ kinh doanh khai thác cảng

doanh khai thác của cảng cũng được mở rộng, ngoài việc xếp dỡ hàng hóa, cảngcòn thực hiện các công việc khác như: Thay mặt chủ tàu, chủ hàng làm nhiều hoạtđộng khác liên quan đến hàng như phân phối và giám sát việc vận chuyển hànghóa đến tận người tiêu dùng cuối cùng và trở thành trung tâm hậu cần

1.4.3 Kinh doanh dịch vụ hàng hải.

Trang 16

 Quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ nơi gửi tới nơi nhận,ngoài quá trình vận chuyển, xếp dỡ còn có quá trình phục vụ cho cả hai quá trình

đó Một trong những dạng phục vụ chủ yếu là quá trình đại lý và môi giới hànghải

khu vực đại lý nhất định Trên cơ sở hợp đồng, người đại lý nhân danh chủ tàu tiếnhành các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh hàng hải, bao gồm các việc thựchiện các thủ tục cần thiết liên quan đến hoạt động của tàu tại cảng như: ký kết hợpđồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc xếp hàng hóa, hợpđồng cho thuê tàu, hợp đồng cho thuê thuyền viên, ký phát vận đơn hoặc chứng từvận chuyển hàng hóa tương đương Thu chi các khoản tiền liên quan đến hoạtđộng khai thác tàu, giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạnhàng hải,…

các dịch vụ đối với tàu và hàng tại Việt Nam

doanh thay mặt khách hàng đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận vớitàu, các phương tiện vận tải khác, khi xuất hoặc nhập kho, bãi cảng, khi xếp dỡhàng hóa trong container

doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế bố trí thu xếp các thủ tục giấy tờ,

Trang 17

chứng từ liên quan đến việc giao nhận, lưu kho, lưu bãi, thu gom và ký phát hànghóa.

các việc liên quan đến hàng hóa và phương tiện vận tải biển, mua bán tàu, bảohiểm hàng hải, lai dắt, thuê thuyền viên…

lương thực, thực phẩm cũng như các dịch vụ với thuyền viên…

gõ gỉ, sơn, bảo dưỡng, sửa các thiết bị động lực, thông tin, đường nước, ống hơi,hàn vá những hạng mục từ mớn nước trở lên và các sửa chữa nhỏ khác

1.5 Đ i tàu bi n ội tàu biển ển

Tàu biển là phương tiện chuyên chở hàng hóa và hành khách bằng đườngbiển Thương mại hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng phát triển, đồng nghĩa vớiviệc vận chuyển hàng hóa ngoại thương cũng phát triển theo Từ những lợi ích vàvai trò trên của vận tải đường biển, chúng ta có thể thấy rằng tàu biển có vai trò rấtquan trọng trong vận tải đường biển Đội tàu biển mạnh góp phần củng cố và tăngcường sự độc lập, tự chủ về chính trị và kinh tế của mỗi nước Đội tàu trực tiếp tạo

ra sản phẩm và đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân Vì vậy, đầu tư vào đội tàubiển là một chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của các nước giápbiển

Trang 18

1.5.1 Đội tàu vận tải biển thế giới

Các xu thế phát triển chủ yếu của đội tàu biển thế giới và khu vực

Đội tàu vận tải biển thế giới đang có xu hương tăng trọng tải tàu biển với mục đíchtăng khối lượng thực chở, giảm chi phí chuyến đi

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0

Tổng trọng tải đội tàu thế giới giai đoạn 2006 – 2016

cầu

Trang 19

Đội tàu vận tải biển thế giới đang có xu hương tăng trọng tải tàu biển với mục đíchtăng khối lượng thực chở, giảm chi phí chuyến đi.

1.5.2 Đội tàu vận tải biển Việt Nam

a) Quy mô đội tàu Vinalines giai đoạn 2006 – 2016

TT Năm Số lượng

(chiếc)

Trọng tải (DWT)

Trọng tải bình quân (DWT)

Mức tăng trọng tải (%/năm)

Trang 20

b) Tuổi bình quân đội tàu Vinalines ĐVT: tuổi

Trang 21

c) Tải trọng bình quân đội tàu Vinalines

Trang 22

Phần II:

T ng quan v ch c năng, nhi m v c a ổng quan về vận tải biển ề vận tải biển ức năng, nhiệm vụ của ệc điển hình và nhiệm vụ ụ ủa công ty v n t i bi n, c ng bi n ận tải biển ải biển ển hình và nhiệm vụ ải biển ển hình và nhiệm vụ

2.1 Các lo i hình doanh nghi p ph bi n ại quốc tế ệm về ngành vận tải biển ổ biến ế

2.1.1 Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều

lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhànước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

- Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân

- Doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các doanhnghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do nhà nướcquản lý

- Hình thức tổ chức của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các hình thức sau: Công ty nhànước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên

Trang 23

2.1.2 Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và

tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Người này chính là chủ sở hữu duy nhất, cũng là người đại diệntheo pháp luật và quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

bỏ vốn ra thành lập và đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp mà tất cả tàisản thuộc về một chủ sở hữu duy nhất; người chủ này là một cá nhân, một conngười cụ thể Cá nhân này vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là ngườiquản lý hoạt động của doanh nghiệp tư nhân

hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp Trong trường hợp phá sản nếuvốn doanh nghiệp không trả được hết thì doanh nghiệp mang tài sản sở hữu cánhân ra trả tiếp

bằng tài sản của cá nhân mình; doanh nghiệp tư nhân không được huy động vốntrên sàn chứng khoán; cũng có nghĩa là không được phát hành bất cứ loại chứngkhoán nào

không phân biệt giữa tư cách của doanh nghiệp và tư cách chủ doanh nghiệp,

Trang 24

người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là ông chủ tư nhân cho dù ông có thuê giámđốc ngoài doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách phápnhân.

thì chủ doanh nghiệpvẫn phải có trách nhiệm với khoản nợ của doanh nghiệp trừkhi có thỏa thuận khác với người mua

quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều do người chủ sở hữu nàyhoàn toàn quyết định Chính vì mọi quyền lực tập trung vào người chủ sở hữu nên

mô hình doanh nghiệp tư nhân được tổ chức rất đơn giản Chủ doanh nghiệp hoàntoàn chủ động trong việc mua bán, chuyển nhượng, giải thể doanh nghiệp màkhông phải xin ý kiến của bất cứ ai khác

cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi phápluật như các loại hình công ty khác

nhân (chủ doanh nghiệp) nên doanh nghiệp tư nhân rất dễ để vay mượn tiền từphía ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác

Trang 25

- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ Doanh nghiệp tưnhân cao.

nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp chứ không chỉgiới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào

động kinh doanh của doanh nghiệp kể cả khi thuê người khác làm Giám đốc quản

lý doanh nghiệp

2.1.3 Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thànhnhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huyđộng vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế Người sở hữu cổ phần đượcgọi là các cổ đông

lượng ( cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức)

phần gọi là mệnh giá cổ phần Mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vàocông ty cổ phần

công ty trong phạm vi số vốn đã góp

Trang 26

- Cổ đông có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đông hoặccác nhân, tổ chức khác một cách tự do.

lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, muabán cổ phần

sở hữu

đông lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích

phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp khác

Trang 27

- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán

2.1.4 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Công ty TNHH là loại hình công ty mà thành viên công ty có thể là tổ chức,

cá nhân; số lượng thành viên công ty TNHH không vượt quá năm mươi

sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp

đăng ký kinh doanh

các quy định chặt chẽ quy định tại Luật Doanh nghiệp

+ Công ty TNHH một thành viên: Là loại hình công ty TNHH do một tổchức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về

Trang 28

các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệcủa công ty.

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Là loại hình công ty TNHH màthành viên công ty có từ hai người trở lên, số lượng thành viên không quá nămmươi

về các hoạt động của công ty TNHH trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ítgây rủi ro cho người góp vốn

là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty TNHH khôngquá phức tạp

dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người

lạ vào công ty TNHH

bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi tâm lý rủi ro khi hợp tác so với các loạihình công ty khác

Trang 29

- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn

là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh

hành cổ phiếu

2.1.5 Công ty hợp danh

Đây là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong đó có các cá nhân vàthương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một hãng và cùng nhauchịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty Công ty hợp danh phải có ítnhất là 2 thành viên hợp danh trở lên và có thể có hoặc không có các thành viêngóp vốn cùng kinh doanh

Thành viên hợp danh phải là một cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tàisản của cá nhân mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (giống như chủ doanhnghiệp tư nhân)

Còn thành viên góp vốn có thể là một cá nhân hoặc pháp nhân, chỉ chịutrách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp

danh khác

Trang 30

- Tư cách pháp lý: Có tư cách thể nhân (hay tự nhiên nhân) tương tự nhưdoanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày đượccấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

nào; Vốn do chủ sở hữu góp hoặc tự huy động người khác góp vốn vào để thànhthành viên góp vốn

Thành viên hợp danh không được chuyển vốn cho cá nhân hay công ty khác nếukhông được sự đồng ý của thành viên hợp danh còn lại

Thông thường thì các công ty hợp danh là các công ty cần chứng chỉ hànhnghề như công ty luật, khám chữa bệnh,…nhằm gia tăng khả năng liên kết lâu dài.Những thành viên hợp danh là những người cùng làm nghề đó ví dụ như ngườichuyên về luật không thể kết hợp với bác sỹ tai mũi họng được

Trang 31

- Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân Với các loại hình doanhnghiệp này, có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người (Các thành viêncông ty) để tạo dựng hình ảnh cho công ty.

danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối táckinh doanh

viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau

thế để có thể kêu gọi vốn bằng hình thức thêm thành viên công ty

Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm không thời hạn đối với hoạtđộng kinh doanh của công ty nên mức độ rủi ro về vốn là rất cao Chính vì vậy,trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, hầu hết các nhà kinh doanh đều lựa chọnthành lập loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

2.2 Các lo i hình doanh nghi p v n t i bi n đi n hình ại quốc tế ệm về ngành vận tải biển ận tải biển ải biển ển ển

Vận tải biển là một ngành chứa đựng nhiều rủi ro trong quá trình vậnchuyển, nên các công ty có xu hướng lựa chọn loại hình có giới hạn trách nhiệm làhữu hạn như Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần

Ngoài ra, với ngành kinh doanh vận tải biển đòi hỏi đầu tư một nguồn vốnlớn nên người ta thường ưu tiên lựa chọn loại hình Công ty cổ phần để dễ dàng

Trang 32

huy động vốn từ các nhà đầu tư.

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc giao lưu giao lưu kinh tế, traođổi, buôn bán hàng hóa giữa các nước và khu vực đóng vai trò ngày càng quantrọng Song song với điều đó, nhu cầu về vận tải biển và vai trò của các công tyvận tải biển cũng tăng cao Vận tải biển chiếm tới 80% lưu lượng hàng hóa xuấtnhập khẩu của Việt Nam Điều đó cũng có nghĩa là khối lượng hàng hóa cần luânchuyển là rất lớn, nó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các công ty vận tảibiển

2.3 C c u các phòng ban và ch c năng c b n công ty c ph n ơng mại quốc tế ấu các phòng ban và chức năng cơ bản công ty cổ phần ức năng cơ bản công ty cổ phần ơng mại quốc tế ải biển ổ biến ần

v n t i Bi n B c (NOSCO) ận tải biển ải biển ển ắc (NOSCO)

2.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc

Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọngtrong quá trình sản xuất kinh doanh Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công

ty cổ phần vận tải Biển Bắc luôn quan tâm đến việc kiện toàn bộ máy quản lý saocho phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng,

từ Giám đốc công ty đến các phòng, ban, nhà máy, công ty chi nhánh, xí nghiệp.Qua đó chức năng quản lý được chuyên môn hoá, tận dụng được năng lực của cáccán bộ chuyên viên đầu ngành trong từng lĩnh vực Các quyết định của bộ phậnchức năng chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính đối với các bộ phận trực tuyến khi đãthông qua người lãnh đạo cao nhất hay được người lãnh đạo cao nhất uỷ quyền

Trang 33

Các nhà máy bố trí thực hiện nhiệm vụ từ trên đưa xuống đảm bảo chất lượngđược giao.

Trang 34

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Phòng Kinh

tế đối ngoại

Phòng Tài chính

kế toán

Phòn

g Vật tư

Phòng

Kỹ thuật

Phòng Pháp chế -

an toàn

Văn phòng Đảng đoàn

Công

ty TNHH

1 thành viên XNK Đông Phong

Công

ty CP vận tải Biển Bắc chi nhánh tại Hải Phòng

Trun

g tâm xuất nhập khẩu CKD

Trung tâm Du lịch và Thươn

g mại Hàng hải

Trung tâm thuyền viên

Xí nghiệp xây dựng

và sửa chữa tàu biển Nosco

Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco- Vinaline s

Ban quản

lý các

dự án công ty

Hội đồng quản trị

Ban Tổng giám đốc

Ngày đăng: 19/12/2018, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w