1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cán cân thanh toán quốc tế (BP) của việt nam giai đoạn từ 2007 đến nay

29 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 531,1 KB

Nội dung

Đóng vai trò là một hàn thử biểu đo lường sức khỏe nền kinh tế nước nhà so với thế giới, thể hiện rõ ràng và chi tiết tình hình cán cân vãng lại, cán cân vốn, các kênh đầu tư trực tiếp,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

GVHD : Ths Nguyễn Thị Hồng Vinh.

MỤC LỤC

Trang 2

Lời mở đầu

Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổihàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân mình Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại đầu tư, du lịch, văn hóa chính trị…Sự khá biệt về địa lý, khí hậu môi trường và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực cũng như các yếu tố xã hội học giữa các quốc gia làm cho lợi thế so sách giữa các quốc gia không thể bằng nhau, nước này có lợi thế về mặt này thì mất lợi về mặt kia và ngược lại Để tồn tại và phát triển một cách thuận lợi, các quốc gia phải tiến hành trao đổikinh tế thương mại với nhau trên cơ sở mang cái mình có lợi thế trao đổi lấy cái mình chưa có lợi với nước khác Hệ quả của các mối quan hệ này dẫn đến các nước phải chi trảlẫn cho nhau, nghĩa là một quốc gia luôn phát sinh một khoản phải thu, chi với các nước khác Và để theo dõi, phân tích các khaorn thu chi này, từng quốc gia đã lập một bảng cânđối gọi là cán cân thanh toán quốc tế hay bản cân đối thu chi quốc tế

Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoàicác mối quan hệ thương mại quốc tế nói trên Đặc biệt là, từ sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới – WTO thì sự cần thiết của cán cân thanh toán Việt Nam ngày càng

rõ ràng hơn Đóng vai trò là một hàn thử biểu đo lường sức khỏe nền kinh tế nước nhà so với thế giới, thể hiện rõ ràng và chi tiết tình hình cán cân vãng lại, cán cân vốn, các kênh đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài so với Việt Nam, và ngược lại, các mức tín dụng thuộc khu vực nước nhà…tình hình thặng dư hay thâm hụt sau một năm tài chính

Với phương thức tiếp cận trên, và xác định được tầm quan trọng của nó, với đề tài

“phân tích cán ân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay”, bài làm cũng sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định và sai sót nên chúng tôi rất mong những ý kiến đóng góp của cô và các bạn

Trang 3

CH ƯƠ NG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế

Theo định nghĩa của IMF trong ấn bản “Balance of payments Manual” thì “Cáncân thanh toán là bản thống kê - tóm tắt một cách có hệ thống các giao dịch kinh tế củamột quốc gia với phần còn lại của thế giới Và hầu hết các giao dịch được thực hiện giữangười cư trú và người không cưu trú”

Còn theo tác giả Nguyễn Văn Tiến (2010) thì “Cán cân thanh toán quốc tế (Thebalance of payments – BOP hay BP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống,ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trútrong một thời kì nhất định, thường là 1 năm” Hay nói một cách khác thì nó như công cụ

để tổng hợp các giao dịch

2 Các cán cân bộ phận của BOP

2.1 Các bộ phận của BOP

2.1.1 Cán cân vãng lai (Current Account-CA )

Cán cân vãng lai tổng hợp các chỉ tiêu về giao dich kinh tế giữa người cư trú vàngười không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thunhập từ đầu tư các vào giấy tờ có giá, lãi vay, lãi tiền gửi nước ngoài và chuyển giao vãnglai 1 chiều Cán cân vãng lai được chia thành 4 cán cân tiểu bộ phận:

- Cán cân thương mại (Trade Balance-TB): phản ánh toàn bộ các khoản thu chi

ngoại tệ gắn với xuất – nhập khẩu hàng hóa Xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ, nhậpkhẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ, khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu thìcán cân thương mại thặng dư, ngược lại thì cán cân thương mại thâm hụt

- Cán cân dịch vụ (Services Balance-SE): phản ánh toàn bộ các khoản thu chi từhoạt động dịch vụ về vận tải, bảo hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông, hàng không, ngânhàng,…

- Cán cân thu nhập (Income Balance-IC) bao gồm: thu nhập từ người lao động đó

là các khoản tiền lương, thưởng, thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người cư trú trả chongười không cư trú và ngược lại Và thu nhập về đầu tư gồm các khoản thu từ lợi nhuậnđầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá, các khoản lãi từ cho vay giữa người cưtrú trả cho người không cư trú và ngược lại

- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Unrequited Transfers-Tr): gồm các

khoản quà tặng, biếu, các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích tiêu dùng giữa

Trang 4

người cư trú và người không cư trú Quy mô và tình trạng chuyển giao vãng lai một chiềutùy thuộc vào mối quan hệ và tình hình kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú.

2.1.2 Cán cân vốn (Capital Balance )

Theo Quỹ tiện tệ quốc tế (IMF), chia cán cân vốn thành:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là hình thức đầu

tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sảnxuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sảnxuất kinh doanh này

- Đầu tư gián tiếp: bao gồm các khoản đầu tư như mua trái phiếu công ty, tráiphiếu chính phủ, đầu tư mua cổ phiếu nhưng chưa đạt tới mức độ để kiểm soát công tynước ngoài, các khoản vốn ngắn hạn như tín dụng thương mại, hoạt động tiền gửi, muabán các giấy tờ có giá ngắn hạn, mua bán ngoại tệ Cán cân vốn thặng dư khi số phátsinh có lớn hơn số phát sinh nợ

2.1.3 Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB)

Là tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn dài hạn, phản ánh tương đối tổng quáttình trạng nợ của 1 quốc gia

Cán cân cơ bản= Cán cân vãng lai + Cán cân vốn dài hạn

2.1.4 Nhầm lẫn và sai sót (net errors and omissions – OM)

Sở dĩ có khoản mục OM trong BOP là do: các giao dịch phát sinh giữa người cưtrú và người không cư trú rất nhiều nên trong quá trình thồng kê rất khó không có sai sót;

sự không trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh toán

2.1.5 Cán cân tổng thể (overall balance – OB)

Cán cân tổng thể là tổng của cán cân vãng lai , cán cân vốn và nhầm lẫn sai sót Cán cân tổng thể= Cán cân vãng lai+Cán cân vốn+Nhầm lẫn và sai sót

2.1.6 Cán cân bù đắp chính thức (official financing balance – OFB)

Cán cân bù đắp chính thức bao gồm: thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia, tín dụngvới IMF và các NHTW khác, thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền củaquốc gia lập cán cân thanh toán Trong đó, hạng mục dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vaitrò quyết định Tổng của cán cân tổng thể và cán cân bù đắp chính thức luôn bằng 0

Trang 5

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến BOP

Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào tình trạng bội thu hoặc bội chi, nhưngkhông cố định theo thời gian mà luôn thay đổi vị trí Các nhân tố ảnh hưởng làm BOPthay đổi gồm:

Cán cân vãng lai là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của BOP mà cán cânthương mại lại là yếu tố tác động trực tiếp đến nó Trong đó bao gồm các yếu tố về lạmphát, ảnh hưởng tỷ giá hối đoái, các biện pháp của chính phủ…

Một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu, trởthành nơi thu hút khách du lịch trên thế giới, làm tăng CA

Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hìnhthức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và chảy ra khỏimột quốc gia để nhằm đạt mục tiêu nhất định của chính phủ, từ đó tác động đến BOP.Ngoài ra, sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắn để phát triển kinh tế

2.3 Thặng dư và thâm hụt BOP

BP được lập theo nguyên tắc hạch toán kép nên tổng các bút toán ghi có luôn bằngtổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau, do đó về tổng thể BP luôn được cânbằng Khi nói đến thặng dư hay thâm hụt BP là nói đến thặng dư (thâm hụt) của một haymột nhóm các cán cân bộ phận Về nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt BP được xác địnhtheo 2 phương pháp: xác định thặng dư hay thâm hụt của từng cán cân bộ phận thuộc BP

2.3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai:

CA = TB + S E + I C +Tr

Cán cân vãng lai thặng dư khi CA > 0, có nghĩa thu từ người không cư trú > chicho người không cư trú, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ Ngược lại, CA < 0 là cán cân

Trang 6

vãng lai thâm hụt Trạng thái cán cân vãng lai là lý tưởng để phân tích trạng thái nợ nướcngoài của quốc gia

2.3.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản:

BB = CA + K L

Khi CA < 0 nhưng (CA + KL) > 0 thì quốc gia không hề chịu rủi ro thanh toán, vìvậy nhiều nhà kinh tế cho rằng cán cân cơ bản phán ánh tổng quát hơn về tình trạng nợnươc ngoài so với cán cân vãng lai Chưa hẳn sự xấu đi của cán cân cơ bản là tín hiệu xấucủa nền kinh tế

2.3.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể:

Phán ánh các hoạt động của NHTW trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuốicùng của nền kinh tế

OB = X – M + S E + I C + Tr + K L + K S = - OFB

Cán cân tổng thể có ý nghĩa: nếu thặng dư, cho biết số tiền có sẵn để 1 quốc gia cóthể sử dụng để tăng dự trữ ngoại hối Nếu thâm hụt, cho biết số tiền 1 quốc gia phải hoàntrả bằng việc bán ngoại hối Cán cân tổng thể có ý nghĩa quan trọng đối với tỷ giá cố định

vì nó cho biết áp lực dẫn đến phải phá giá hay nâng giá đồng tiền như thế nào

Tình trạng cán cân tổng thể rất quan trọng, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sựvận hành các chính sách vĩ mô.Các giải pháp cân bằng khi thăng dư cán cân tổng thểkhông những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn

và dài hạn Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi thâm hụt cán cân tổng thể khôngnhững khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lạinhững hậu quả trong dài hạn

CH ƯƠ NG 2 : PHÂN TÍCH CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

kỳ vọng của các nhà kinh tế

Trang 7

Với VN năm 2007 một năm đặc biệt nhưng trong năm này hầu hết các nước trongkhu vực châu Á đều có thặng dư trong tài khoản vãng lai trong khi đó VN lại thâm hụtvới mức độ gần 7 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ vào cuối năm 2007 đã lan nhanh vàảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới, trở thành cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ cuộcđại suy thoái 1929-1933 Các tác động của cuộc khủng hoảng lan tràn trên diện rộng,không chỉ trong hoạt động của các ngân hàng mà tất cả của nền kinh tế, các thị trườngbước vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng, cán cân vãng lai của hầu hết các quốc gia đều

bị ảnh hưởng, trong đó có VN

Theo số liệu ước tính của WB , trong năm 2007, 2008 cán cân vãng lai của VNthâm hụt 6,953 tỷ USD, 10,787 tỷ đô tương đường 10% và 12% GPD, vượt ngưỡng antoàn 5% GDP 2 lần, tất cả những con số này cho thấy thâm hụt cán cân vãng lai của VNthật sự đáng bảo động Nguyên nhân do những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh

tế thế giới tới nền kinh tế VN, lạm phát trong nước tăng cao trong những tháng đầu năm

2008, giá xăng dầu thế giới tăng cao…sang năm 2009 thâm hụt cán cân vãng lai tuy cógiảm nhưng vẫn ở mức cao

Cán cân thanh toán năm 2010 nước ta vẫn thâm hụt 4 tỷ USD, tuy có cải thiện hơn

so với năm 2009 là 6,93 tỷ USD Tuy nhiên, tính một cách chi tiết thì con số này vàokhoảng 2,5 tỷ USD Do lượng kiều hối đạt khoảng 8,4 tỷ USD, FID, FII, ODA đều đạtkết quả tốt

Năm 2011 cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam ghi nhận nhiều chuyển biếntích cực Cụ thể là sau hai năm liên tục thâm hụt (năm 2009 thâm hụt 8,9 tỷ USD, năm

2010 thâm hụt 1,6 tỷ USD), năm 2011 cán cân tổng thể của Việt Nam có thể thặng

dư khoảng 1,6 tỷ USD Đây được xem như điểm sáng nhất trong bức tranh vĩ mô ViệtNam, góp phần bổ sung vào nguồn dự trữ ngoại hối đang ở mức khiêm tốn của Việt Namhiện nay

Năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 197.280 triệu USD,tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2011 Trong đó, xuất khẩu đạt 98.555 triệu USD, tăng18,7% và nhập khẩu là 98.730 triệu USD, tăng 6,4%, nhập siêu của cả nước là 175 triệuUSD, bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước Về tổng thể, cán cân thương mại đã

có sự cải thiện đáng kể

Trang 8

1.1 Cán cân thương mại:

1.1.1 Giai đoạn từ 2008-2010

Năm 2008 Cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt cao hơn năm 2007, lên tới12,782 tỷ USD Nguyên nhân chính là do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng cao và khủnghoảng khiến các nước hạn chế nhập khẩu Theo tổng cục thông kê, kim ngạch hàng hóaxuất khẩu tháng 12.2009 ước đạt 4.9 tỷ USD , tăng 16,2 % so với tháng trước chủ yêu dosản lương dầu thô khai thác tăng, mức tiêu thụ hàng dệt may mạnh hơn vào tháng cuốinăm và lượng gao xuất khẩu đã tăng trở lại

Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 62685 ty USD tăng29,5% so với năm 2007, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3% trong đó khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài (kể cả dầu thô (đạt 34,685 tỷ USD, tăng 25,7 % chiếm 46,7 % tổng kimngach xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD tăng 34,7 % chiếm 50,3%Trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2008 nhóm hàng công nghiệp nặng vàkhoáng sản chiếm tỷ trọng 31% nhóm hàn nông sản chiếm 16,3%

Từ bảng số liệu của IMF, chúng ta nhân thấy thâm hụt cán cân thương mại VN giatăng rất nhanh qua các năm, trong khi IMF dự báo mức thâm hụt cán cân thương mại

Trang 9

năm 2009 là 7 tỉ USD trong bối cảnh suy thoái kinh tế, thì thông tin 11/2009 cho biết, bộ

KH và ĐT đã ước tính con số đó cho cả năm 2009 là 11 tỉ USD

Thông tin từ Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết trong 10 tháng đầunăm 2009, lượng kiều hối nhận được tại các ngân hàng trên địa bàn vào khoảng 2,6 tỉUSD chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm ngoái Chúng ta biết rằng, TPHCM là nơi nhậngần 60% tiền kiều hối cả nước, con số kiều hối cả nước nhận được trong năm 2009 6 tỉUSD

Trong năm 2010 bức tranh xuất khẩu của VN đã có phần sáng sủa hơn là số liệu từtrong cục thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu của VN đạt 71,6 tỉ USD tăng 25,5% so vớinăm 20009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu của VN đạt 71,6 tỉ USD tăng 25,5 % so vớinăm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5 tỉ USD, Năm 2010 là năm thành côngcủa các DN xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,8 tỉ USD tăng 27,8% so với năm

2009 và chiếm 54,2% tổng kim ngach của cả nước, xuất khẩu của các DN trong nước đạt32,8 tỉ USD tăng 22,7% so với năm 2009

Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu giúp duy trìtăng trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất, lượng hàng côngnghiệp tăng lên đã góp phần bù dắp cho lượng hàng khoáng sản dầu thô giảm mạnh ( dầuthô và than đá giảm 3,8 tỷ USD, giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăngmạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gao, café, cao sudầu thô, than đồng thời hưởng lợi các vụ thiên tai, hạn hán, Trung Quốc một số hàng hóatăng giá khá cao do hàm lượng chế biến tăng lên như dệt may, thủy sản, gỗ, dây và cápđiền

Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước ước đạt 84 tỷ USD tăng 20% so với năm

2009, về giá trị tương đương tăng 14 tỷ USSD, trong đó doanh nghệp trong nước nhậpkhẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6 tổng kim ngạch tăng 8,3 % so với năm 2009, các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 36,5 tỷ USD chiếm 43,4 % tổng kim ngach

và tăng 39,9% so với năm 2009

Nhập siêu cả nước 12,3 tỷ USD thấp hơn so với dự báo đầu năm 2010 là 13,5 tỷUSD, bằng 17,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt mục tiêu chính phủ đề ra

Một số hàng hóa cần nhập khẩu giảm khá mạnh năm qua là clinker giảm 38%,xăng dầu giảm 28,6 %, khí đố hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22% tháp các loạigiảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45% chủ yếu do sản xuấ trong nước phần nào đápứng được nhu cầu Điều này không dễ dàng gì vì giá cả trên thế giới đang tăng, trong khi

đó các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu của VN lại chưa thể một sớm một chiều

Trang 10

triển khai được, ví dụ việc xây dựng và thực hiển các hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhậpkhẩu.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn hơn nhiều so vớităng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổnggiá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2011 ước thực hiện đạt mức 96,257 tỷUSD, tăng khoảng 33,25% so với cùng kỳ năm trước Sự tăng trưởng mạnh của kimngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2011 chủ yếu là do sự đóng góp của yếu tốtăng giá với đơn giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giớinăm 2011 đã tăng cao hơn nhiều so với năm 2010 Theo đánh giá thì xuất khẩu tăng có2/3 là do yếu tố giá, 1/3 do lượng, trong đó về lượng thì nhiều hàng nông, lâm, thủy sảntăng nhưng nhóm hàng này bao giờ cũng có giới hạn, không thể tăng 10-20% nhưngtrong lĩnh vực công nghiệp

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong năm 2011 ước đạt 105,774 tỷ USD,tăng 26,9% so với cùng kỳ của năm trước Tương tự như trường hợp xuất khẩu, nguyênnhân quan trọng dẫn tới sự tăng mạnh kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong năm 2011 là

Trang 11

đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường quốc tế tăng cao, điển hình là giá bông tăng 72%;giá xăng, dầu tăng 46%; giá cao su tăng 22%.

Mặc dù nhập siêu cao (9,84%), nhưng Việt Nam nhận được lượng kiều hối tăng (9

tỷ USD so với 8 tỷ USD năm 2010), khiến cho cán cân tài khoản vãng lai giảm mạnh

Xuất khẩu năm 2012 diễn biến theo hướng tích cực, tăng trưởng xuất khẩu đã vượtmức kế hoạch đề ra và cao hơn so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2011 Theo số liệucủa Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11/2012, xuất khẩu đạt 98.555 triệu USD, tăng18,7% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 54.718 triệu USD chiếm tới 55,5% tổng giátrị kim ngạch của cả nước và tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2011 Trong bối cảnh kinh

tế thế giới gặp nhiều khó khăn khiến cho cầu hàng xuất khẩu giảm thì tốc độ tăng trưởngxuất khẩu năm 2012 của Việt Nam dù thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 (tăng 34,7%)vẫn là một kết quả tương đối tốt

Nhập khẩu 11 tháng đạt 98.729 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2011,trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) đạt 52.037 triệu USD, chiếm tới 52,7% kim ngạch nhập khẩu của cả nước và tăng23,8% so với cùng kỳ năm 2011

1.2 Cán cân dịch vụ:

Trang 12

Một điều dễ nhận thấy là đối với nhiều nước phát triển thì cán cân dịch vụ là mộtphần quan trọng trong cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung,tuy nhiên đối với VN thì cán cân dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cán cân vãnglai cũng như toàn bộ cán cân thanh toán Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy quy mô xuấtnhập khẩu dịch vụ nói chung còn rất nhỏ.

Mặt khác, cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số điểm bất hợp lí và chuyển dịchchậm Dịch vụ du lịch luôn chiếm tỉ trong cao nhất nước tốc độ tăng còn thấp và mật độkhách du lịch quốc tế đến VN còn thấp so với các nước trong khu vực

Ngoài du lịch một số dịch vụ khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ như dịch vụ bảo hiểm chỉchiếm 1,1% dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỉ trọng 1,7% dịch vụ tài chính chỉchiếm 5,5%

Bảng : Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2007-2011

(đơn vị:Triệu USD) Nguồn:Tổng cục thống kê

Xét một cách khái quát thì cán cân dịch vụ của nước ta hầu hết đều thâm hụt quacác năm Trong năm 2009, cán cân thanh toán của VN thâm hụt 1129 triệu đô và trongnăm 2010 cán cân dịch vụ của chúng ta lại bị thâm hụt 2240 triệu đô và năm 2011 là

2980 triệu đô

1.3 Cán cân thu nhập

Cán cân thu nhập của Việt Nam 2006-2011

(Đơn vị: Tỷ USD) Nguồn: IMF Country Report Vietnam)

Trang 13

Theo nguyên tắc chung của IMF, cán cân thu nhập của Việt Nam bao gồm cáckhoản thu nhập của người lao động (các khoản tiền lương, tiền thưởng) và thu nhập củanhà đầu tư (lãi từ hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp) thuộc các đối tượng người ViệtNam cư trú ở nước ngoài và người không cư trú ở Việt Nam Nhưng do thiếu sót thống

kê, các số liệu về thu nhập lao động không có sẵn Do đó, trong cán cân thanh toán quốc

tế của Việt Nam cũng như các nước khác thường chỉ tổng hợp và cung cấp số liệu về thunhập ròng nói chung và thu nhập ròng đầu tư Thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng dophần thu của các hạng mục thu nhập đầu tư (gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng,thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứngkhoán do người không cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của cáckhoản mục này

Các khoản thu được phản ánh trong cán cân thu nhập còn bao gồm cả các khoảntiền lương, tiền thưởng của người cư trú làm việc tại nước ngoài Trong những năm gầnđây thì số lượng người Việt Nam làm việc tại nước ngoài tăng lên nhanh chóng do nhữngchính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của Nhà nước Năm 2006 đạt 78.855 người,năm 2007 tăng lên 79.950 người Năm 2011, nước ta đã xuất khẩu trên 88.000 lao độngvới 4 thị trường xuất khẩu trọng điểm là: Ðài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản(Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2011) Ðây là một trong những biện pháp giúptạo công ăn việc làm đồng thời tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể bổ sung và bù đắp cán cânthu nhập và cán cân vãng lai của Việt Nam

1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm các khoản chuyển giao bằngtiền, hiện vật mang ý nghĩa là quà tặng, viện trợ, bồi thường của tư nhân và chính phủ.Bảng dưới cung cấp số liệu về tình hình cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của ViệtNam trong giai đoạn 2006- 2011

Trong giai đoạn 2006 - 2011, cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam tăngtrưởng nhanh (bình quân tăng trưởng cả giai đoạn là 18,61%), trong đó năm 2007, mứcchuyển giao vãng lai ròng tăng đột biến 58,8% so với năm 2006 Nguyên nhân lượngkiều hối tăng đột biến là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cộng với

sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế đứng ở mức cao, sự sôi động của thị trườngchứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thịtrường xuất khẩu lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên Từ năm

2007 đến nay, chuyển giao vãng lai ròng luôn ở mức trên 6,4 tỷ USD Các khoản chuyển

giao, đặc biệt là các khoản chuyển giao của tư nhân, đã góp phần không nhỏ vào việc cảithiện cán cân vãng lai cũng như cán cân tổng thể Từ số liệu có thể thấy các khoảnchuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức chuyển giao

Trang 14

vãng lai ròng hàng năm của Việt Nam (trên 90%), trong đó các khoản chuyển giao của tưnhân chủ yếu là các khoản kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài.

Chuyển giao tư nhân (ròng) 3,80 6,18 6,80 6,02 7,6 7,6

Chuyển giao chính thức (ròng) 0,25 0,25 0,51 0,4 0,3 0,3

Chuyển giao vãng lai ròng 4,05 6,43 7,31 6,42 7,9 7,9

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2006-2011

(Đơn vị: Tỷ USD) (Nguồn: IMF Country Report Vietnam )

Nhìn chung, cán cân thương mại có tác động quan trọng nhất đến trạng thái củacán cân vãng lai và thâm hụt cán cân thương mại là nguyên nhân chính gây nên tình trạngthâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Ngoài ra, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập vàchuyển giao vãng lai một chiều cũng có những tác động nhất định tới cán cân vãng laicủa Việt Nam Ðặc biệt, mức thặng dư trong chuyển giao vãng lai một chiều đã giúp cảithiện một phần tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai

2 Những yếu tố chính tác động đến CCVL từ năm 2007-2012

2.1 Ðối với cán cân thương mại

2.1.1 Tăng trưởng nhập khẩu và xuất khẩu

Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2007-2011

Cán cân thươngmại (Tỷ USD) -10,36 -12,78 -8,3 -5,1 -0,4

Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281,12/165

Qua số liệu , ta thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao nhưng nhìn chung vẫnthấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu Trong giai đoạn 2007 - 2011, tốc độ tăng trưởngbìnhquân của kim ngạch xuất khẩu là 20,02%/năm trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạtmức tăng trưởng 21,27%/năm Xuất khẩu của Việt Nam tuy tăng trưởng tương đối cao

Ngày đăng: 09/12/2018, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w