1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt nam giai đoạn 2005 2010

33 245 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 6 MB

Nội dung

Trang 1

Mục lục

Lời mở đầu ¬

Phân I Cơ sở lý thuyết về cán cân thanh tốn qc tê 1 Những khái niệm cơ bản

2 Các bộ phận của cán cân thanh toán 2.1 Cán cân vãng lai

2.1.1 Cán cân thương mại 2.1.2 Cán cân dịch vụ 2.1.3 Cán cân thu nhập

2.1.4 Cán cân chuyên giao vãng lai một chiều 2.2 Cán cân vốn

Phần II Phân tích tình hình BOP cúa Việt Nam giai đoạn 2005 — 2010 1 Cán cân vãng lai (Current Account CA)

1.1.Cán cân thương mại (TB) 1.2 Cán can dich vu (Sg) 1.3 Cán cân thu nhập (Ic)

1.4 Cán cân chuyên giao vãng lai một chiều (Tr) 2 Cán cân vốn (Capital Balance — K)

2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2.2.Đầu tư gián tiếp nước ngồi (FII)

2.3.Tín dụng thuộc khu vực nhà nước (ODA) Phần II: Nguyên nhân và giải pháp khuyến nghị

1 Nguyên nhân:

2 Giải pháp

2.1 Giải pháp trong ngắn hạn 2.2 Giải pháp trong dài hạn Kết luận

Tài liệu tham khảo

Nhóm 2 - Thanh toán quốc tế - FTU

Trang 2

Lời nói đầu

Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân mình Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao

gồm: thương mại dau tu, du lịch, văn hóa chính trị .Sự khác biệt về địa lý, khí hậu mơi trường

và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực cũng như các yếu tố về xã hội học giữa các quốc gia làm cho lợi thế so sánh giữa các quốc gia không thể bằng nhau, nước này có

lợi thế về mặt này thì bát lợi về mặt kia và ngược lại Dé ton tại và phát triên một cách thuận lợi,

các quốc gia phải tiến hành trao đổi kinh tế thương mại với nhau trên cơ sở mang cái mình có lợi thế trao đổi lấy cái mình chưa có lợi với nước khác Hệ quả của các môi quan hệ này dẫn đến các nước phải chỉ trả lẫn cho nhau, nghĩa là một quốc gia luôn phát sinh một khoản thu, chỉ với các nước khác Va dé theo dõi, phân tích các khoản thu chi này, từng quốc gia đã lập một bảng cân đối gọi là Cán cân thanh toán quốc tế hay bản cân đối thu chi quốc tế

Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng cũng khơng nằm ngồi các mối quan

hệ thương mại quốc tế nói trên Đặc biệt là , từ sau khi gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới

— WTO thì sự cần thiết của Cán cân thanh toán Việt nam ngày càng rõ ràng hơn Đóng vài trò là

một hàn thử biểu đo lường sức khỏe nền kinh tế nước nhà so với thế giới, thể hiện rõ ràng và chỉ

tiết tình hình cán cân vãng lai (cán cân xuất — nhập khâu), cán cân vốn, các kênh đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài so với Việt nam, và ngược lại, các mức tín dụng thuộc khu vực nước

nha tinh hinh thang dư hay thâm hụt sau một năm tài chính

Với phương thức tiếp cận trên, và xác định được tầm quan trọng của nó, chúng tơi - nhóm sinh viên TCNH thực hiện đề tài: “Phân tích tình hình cán cân thanh tốn quốc tế của Việt nam giai đoạn 2005 — 2010” Trình bày tổng thể, nêu ra những nguyên nhân cũng như đưa ra một vài giải pháp kiến nghị phát triển cán cân thanh toán của Việt nam theo hướng cân bằng có lợi

Trong phạm vi của một đề tài làm nhóm tiểu luận, bài làm sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định Chúng tơi rất vui lịng đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn

Qua đây, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến giảng viên Th.S Nguyễn Thị Thanh Phương, giảng dạy bộ mơn thanh tốn quốc đã hướng dẫn chúng tôi hoàn thành đề tài này!

Trang 3

Phan I Co sé lý thuyết về cán cân thanh toán quốc tế 1 Những khái niệm cơ bản

Theo cuốn “Cẩm nang cán cân thanh toán” của IME, cán cân thanh toán là một báo cáo thống kê tổng hợp lại một cách có hệ thống những giao dịch kinh tế của một nên kinh tế với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian xác định Các giao dịch, mà chủ yếu là giữa người cư trú và phi cư trú, bao gồm: các giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, và thu nhập, các giao dịch liên quan đến trái quyền và các nghĩa vụ nợ với phần còn lại của thế giới, và những luồng chu chuyên vãng lai một chiều

Từ định nghĩa này có thể thấy cán cân thanh toán ghi lại những sự kiện kinh tế diễn ra trong khoảng thời gian tham chiếu, hay những luồng luân chuyên (flows ) chứ không phải vốn cổ phần (stocks )

Xét trên quan điểm quản lý nhà nước thì "giao dịch kinh tế" là các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập về đầu tư, chuyền giao vãng lai một chiều, chuyền giao vốn một chiều, chuyền vốn vào Việt Nam, chuyền vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh

vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ giữa Người cư trú với Người không cư trú.” (Theo Nghị định 164/1999/NĐ-CP)

Việc ghi nhận các giao dịch được thực hiện qua hệ thống bút tốn kép (double-entry system), có nghĩa là mỗi giao dịch được ghi vào số hai lần trên tư cách là một khoản nợ và một khoản có Như vậy, xét trên tông thê, tổng các khoản có và tổng các khoản nợ sẽ cân bằng nhau đối với một cán cân thanh toán của một quốc gia Tuy nhiên, đối với một bộ phận nào đó của báo cáo cán cân thanh tốn, vẫn có thể có vị thế thâm hụt hay thặng dư

2 Các bộ phận của cán cân thanh toán:

Mọi giao dịch của nền kinh tế (không kể của các Ngân hàng trung ương) được phản ánh ở cán

cân tông thê (OB) Tuy nhiên, vì trong một thời kỳ nhất định có rất nhiều giao dịch kinh tế phát

sinh, OB lại được chia thành hai bộ phận chính, là Cán cân vãng lai và Cán cân vốn

Trang 4

2.1 Cán cân vãng lai:

Đặc điểm chính của cán cân vãng lai là ghi lại những khoản thu và chỉ mang tính chất thu nhập, tức là các khoản thu chi nay phản ánh việc chuyền giao quyền sở hữu về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú

Thành phân chủ yêu của cán cân vãng lai là: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, và cán cân chuyên giao vãng lai một chiêu

2.1.1 Cán cân thương mại:

Đây là thành phần quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc gia

Cán cân thương mại là khoản chênh lệch giữa nhập khẩu va xuất khâu hàng hóa Những hạng mục ghi “Nợ” gồm có nhập khẩu, viện trợ nước ngoài, đầu tư hoặc chi tiêu ra nước ngoài Trong

khi đó, những khoản ghi “Có” gồm xuất khâu, nhận đầu tư nước ngoài Khi giá trị nhập khâu lớn

hơn giá trị nhập khẩu, ta nói cán cân thương mại thâm hụt Ngược lại, khi xuất khâu vượt quá nhập khâu, ta nói cán cân thương mại thặng dư

Cán cân thương mại thâm hụt chưa chắc đã là một điều tiêu cực Trên thực tế, cần phải xét thâm hụt thương mại trong mối liên hệ với chu kỳ kinh doanh và nền kinh tế Trong điều kiện kinh tế suy thối, các nước có xu hướng xuất khâu nhiều hơn, điều này góp phần tạo công ăn việc làm và

tăng sức cầu trong nước Trong khi đó, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, các nước lại có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn, từ đó tạo ra sự cạnh tranh về giá, góp phần kiềm chế lạm phát Đồng thời điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều hàng hóa hơn sẽ được sản xuất ra mà không

nhất thiết phải tăng giá

2.1.2 Cán cân dịch vụ

Cán cân dịch vụ bao gồm các khoản thu, chi từ hoạt động dịch vụ trong các lĩnh vực: vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng giữa người cư trú và người phi cư trú Tương tự như xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ làm phát sinh cung ngoại tệ, nên được ghi vào bên có, cịn nhập khẩu dịch vụ làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ

Trang 5

Theo théng kê từ IMF, trong những năm trở lại đây, doanh số xuất khẩu, nhập khẩu dịch vu co xu hướng tăng nhanh chóng, cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, so với doanh số xuất nhập khâu hàng hóa Các lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ấn tượng bao gồm: du lich, van tải biển, viễn thông, và thông tin về khoa học kỹ thuật

2.1.3 Cán cân thu nhập

Cán cân thu nhập bao gồm hai loại giao dịch giữa người cư trú và người phi cư trú:

+ Những giao dịch liên quan đến thu nhập của người lao động: là các khoảng lương, thưởng trả cho những người lao động phi cư trú

+ Những giao dịch liên quan đến các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào

giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người phi cư trú

Các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú làm phát sinh cung ngoại tệ nên được ghi vào bên có, cịn các khoản thu nhập trả cho người không cư trú làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ

2.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

Đây là những khoản viện trợ khơng hồn lại, q tặng biếu, và các khoản chuyên giao khác bằng tiền và hiện vật với mực đích tiêu dùng do người phi cư trú chuyên cho người cư trú và ngược lại Những giao dịch này phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú và người không cư trú

* Cán cân tài khoản vãng lai chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các biến số kinh tế vĩ mô (lạm phát, thu

nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái) cũng như các chính sách kinh tế (biện pháp hạn chế của chính

phủ ) Cụ thể, nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ thương mại, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác tương đương nhau, bởi vì người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước sẽ ưa chuộng hàng hóa từ nước ngoài hơn, trong khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm Tương tự, khi thu nhập quốc dân tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yêu tốt khác tương đương nhau, vì người dân trong nước có xu hướng tiêu dùng

Trang 6

hàng nước ngòai nhiều hơn Nếu đồng nội tệ của một nước bắt đầu tăng gid so voi đồng tiền nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, vì hàng xuất khẩu từ các nước này sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nước nhập khâu nếu đồng tiền của họ mạnh, kết quả là nhu cầu của hàng hóa đó sẽ giảm Cuối cùng chúng ta xét đến những tác động chính sách Nếu chính phủ của một quốc gia áp dụng các hàng rào mậu dịch đối với hàng nhập khâu, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng trong nước sẽ tăng trên thực tế, kết quả là nhập khẩu sẽ giảm và do đó làm tăng tài khoản vãng lai

2.2 Cán cân vốn:

Khác với cán cân tài khoản vãng lai, cán cân vốn có đặc điểm nồi bật là phản ánh việc chuyền giao quyền sử dụng về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú, nghĩa là các khoản thu và

chi có liên quan đến tài sản có và tài sản nợ

Đặc trưng này dẫn đến cán cân vốn gồm những thành phần cơ bản sau: cán cân vốn dài hạn (đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp thơng qua trái phiếu, tín dụng dài hạn thuộc khu vực nhà nước và tín dụng thương mại thuộc khu vực tư nhân), cán cân vốn ngắn hạn (tín dụng thương mại ngắn hạn, mua bán các giây tờ có giá, và kinh doanh ngoại hói), và các khoản chuyên giao vốn một chiều (viện trợ không hồn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xóa)

* Một số điểm cần chú ý:

Tổng của cán cân vãng lai và cán cân vôn dài hạn được gọi là Cán cân cơ bản Tính chât ơn định

của cán cân cơ bản có ảnh hưởng lâu dài lên nền kinh tế và tỷ giá hối đoái

Do trong thực tế, công tác thống kê thường có nhằm lẫn và sai sót, nên theo nguyên tắc bút toán kép, để bảng cán cân thanh toán cân bằng, người ta phải bổ sung một hạng mục là lỗi và sai sót (OM) Hang muc nay bao gồm các giao dịch thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép có nhằm lẫn hoặc khơng chính xác

Cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai, cán cân vón, và các hạng mục nhằm lẫn sai sót trong thống kê Do cán cân thanh toán quốc tế được thực hiện theo nguyên tắc bút toán kép nên khi cán cân thanh toán thâm hụt, sẽ có một loại cán cân mới được thêm vào đề làm cho nó cân

bằng, đó là cán cân bù đắp chính thức Xét về thành phần, cán cân bù đắp chính thức bao gồm

thay đồi dự trữ của một quốc gia trong ngắn hạng, tín dụng với Qũy Tiền tệ Quốc tế IMF và với

Trang 7

các ngân hàng trung ương khác, và thay đôi dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh tốn

Tóm lại, giữa vào mối quan hệ giữa các hạng mục trong bảng Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia, chúng ta có thể đưa ra một số phương trình:

OB=CA+K+OM OB + OFB = 0

OM =- (CA+K+OFB)

Trong đó:

+ OB: Cán cân tổng thé + CA: Cán cân vãng lai + K: Cán cân vốn +©OM: Lỗi và sai sót

+ OFB: Cán cân bù đắp chính thức

Từ những phân tích trên, có thê thấy tầm quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế trong việc cung cấp thông tin tổng thể về cả một nền kinh tế trong một thời kỳ Những số liệu trên bảng cán cân thanh tốn có thê giúp ta phân tích những yếu tơ đứng đằng sau cung, cầu của một đồng tiền, và lý giải được tác động của những yếu tố đó đến hoạt động thương mại quốc tế và theo đó là lên tỷ giá hối đoái Việc nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận về cán cân thanh toán như đã trình bày ở trên cung cấp một cái nhìn bao quát về các giao dịch kinh té, là tiền đề quan trong giúp chúng ta đánh giá chính xác thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010 đề từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách cần thiết Hai vấn đề này sẽ được lần lượt bàn tới ở phân tiếp theo đây của bài tiểu luận

Phần II Phân tích tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2005 — 2010

Trang 8

Chúng tơi xin được trình bày chủ yếu về tình hình, nguyên nhân của cán cân vãng lai và cán cân vốn, đây là 2 thành phần quan trọng bậc nhất của cán cân thanh toán quốc tế trong giai đoạn 2005 - 2010

1 Cán cân vãng lai (Current Account — CA)

Trên tiến trình hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu Đặc biệt trong những năm gần đây, quy mô các hoạt động kinh tế ngoại thương của Việt Nam ngày càng được mở rộng và số

lượng giao dịch kinh tế quốc tế đã tăng lên một cách nhanh chóng Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra và cơ cầu kinh tế còn nhiều bắt cập, nền kinh tế tỷ trọng lớn là nông nghiệp và lại xuất khẩu chủ yếu sản phẩm thô, cán cân vãng lai của Việt Nam

từ khi vào cuộc chơi WTO cho tới nay vẫn không đạt được như kỳ vọng của các nhà kinh tế Cán cân vãng lai cia Viét Nam trong giai đoạn từ 2005 - 2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 CA -0,560 -0,163 | -6.953 -10,787 -6,274 -4/015 % GDP -0,9% -0,3% -10% | -I2% -6% -3,83%

Diễn biến cán cân vãng lai Việt Nam 2005-2010

Nhóm 2 - Thanh tốn quốc tế - FTU

Trang 9

Trong năm 2005 và 2006, cán cân vãng lai thâm hụt rất là nhỏ so với GDP là do đóng góp một phần khơng nhỏ vào kết quả này là 750 triệu USD vốn nước ngoài vay được sau đợt phát hành

trái phiếu quốc tế hồi tháng 11/2005

Với Việt Nam năm 2007 là một năm đặc biệt, nhưng trong năm này hầu hết các nước trong khu vực Châu Á (Thái Lan, Philippin, Malaysia, Trung Quốc ) đều có thặng dư tài khoản vãng lai trong khi đó Việt Nam lại thâm hụt với mức độ lớn gần 7 tỷ đô

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ vào cuối năm 2007 đã lan nhanh và ảnh hưởng sâu

rộng trên toàn thế giới, trở thành cuộc khủng hoảng lớn nhất kê từ cuộc đại suy thoái 1929-1933

Các tác động của cuộc khủng hoảng trên lan tràn trên diện rộng, không chỉ trong hoạt động của các ngân hàng, mà tắt cả các nền kinh tế, các thị trường bước vào thời kì suy thối nghiêm trọng, cán cân vãng lai của hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam

Theo số liệu ước tính của Woldbank, trong năm 2007, 2008 cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt 6,953 tỷ đô, 10,787 tỷ đô tương đương 10 % và 12% GDP, vượt ngưỡng an toàn ( 5% GDP) 2 lần, tất cả những con số này cho thấy thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam đã thật sự đáng

báo động Nguyên nhân do những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền

kinh tế Việt Nam, lạm phát trong nước tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 ( theo IMF lạm phát cả năm là 28% ), giá xăng dầu trên thế giới tăng cao Sang năm 2009, thâm hụt cán cân vãng lai tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao

Cán cân thanh toán năm 2010 nước ta vẫn thâm hụt 4 tỷ USD, tuy có cải thiên hơn so với năm 2009 (6,93 tỷ USD) Tuy nhiên, tính một cách chỉ tiết thì con số này vào khoảng 2,5 tỷ USD, do

lượng kiều hồi đạt khoảng 8,4 tỷ USD, FDI, FII (tính riêng dịng tiền vào thị trướng chứng khoán dương khoảng 1 tỷ USD), ODA đều đạt được kết quả tốt

Sau đây chúng ta đi vào phân tích tình hình của các cán cân bộ phận hình thành nên cán cân vãng lai

1.1.Cán cân thương mại (TB) Giai đoạn từ năm 2005-2010:

Trang 10

Ta có bảng số liệu sau:

Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2005-2007

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 XK hàng hóa giá 32.447 39.826 48.561 | 62.685 57.096 71.600 FOB NK hàng hóa giá 34.886 42.602 58.921 | 75.467 65.402 83.900 FOB TB=XK-NK -2.439 -2.776 -10.360 | -12.782 | -8.306 -12.3 % so v6i GDP(%) -3.9% -4.6% -14,5 -14,15% | -8,54% -11,7%

Đơn vị: triệu USD Nguon: Worldbank data

Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam 2005-2010

Goods export f.o.b

Goods import f.o.b @ Balance of trade in goods

Trong 2 năm 2005, 2006 mức thâm hụt cán cân thương mại tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, và đặc biệt trong năm 2007, cán cân thương mại thâm hụt ở mức kỷ lục cao lên tới 10.360 triệu USD, chủ yếu do tốc độ tăng của xuất khâu nhỏ hơn tốc độ tăng của nhập khâu

Trang 11

Năm 2008 cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt cao hơn năm 2007, lên tới 12.782 tỷ USD Nguyên nhân chính là do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng cao và khủng hoảng khiến các nước

hạn chế nhập khâu Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hoá xuất khâu tháng 12/2008 ước

đạt 4,9 tỷ USD, tăng 16,2% so với tháng trước chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác tăng, mức tiêu thụ hàng dệt may mạnh hơn vào tháng cuối năm và lượng gạo xuất khẩu đã tăng trở lại Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước dat 62,685 ty USD, tang 29,5% so

với năm 2007, trong đó khu vực có vốn dau tư nước ngoài (kề cả dầu thô) đạt 34,685 ty USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước dat 28 ty USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3% Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khâu năm 2008, nhóm hàng

cơng nghiệp nặng và khống sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nơng sản chiếm 16,3% Các thị trường xuất khâu lớn của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ đạt 11,6 ty USD, ASEAN dat 10,2 tỷ USD, EU đạt 10 ty USD, Nhat Bản đạt 8,8 tỷ USD Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, ASEAN đạt 19,5 tỷ USD, Trung Quốc đạt 15,4 tỷ USD, EU đạt 5,2 ty USD, Nhat Ban đạt 8,3 tỷ USD

Một thực tế là trong nhiều năm nay, Việt Nam xuất siêu với Hoa Kỳ và EU nhưng nhập siêu từ Trung Quốc và các nước ASEAN tắt lớn, trong năm 2008, Việt Nam đã nhập siêu hơn 10 tỷ USD với Trung Quốc và hơn 9 tỷ USD với các nước ASEAN, nguyên nhân là do suy thoái kinh tế thế giới khiến cho thị trường các nước này cũng bị giảm sút và hàng hóa giá rẻ của các nước này đã ðạt nhập khẩu vào Việt Nam

Nam 20009 là năm kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính thé giới, giá cả hàng hóa thế giới sau thời kì tăng giá vào khoảng 3 quý đầu năm 2008 đã có chiều

hướng giảm mạnh trên thị trường thế giới cùng với xu hướng giảm mạnh của giá dầu, điều này gây ra khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của nhiều nước và Việt Nam

Từ bảng số liệu cia IMF, chúng ta nhận thấy, thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam gia tăng rất nhanh qua các năm Trong khi IMF dự báo mức thâm hụt cán cân thương mại năm

2009 là 7 tỉ đô la Mỹ trong bối cảnh suy thoái kinh tế, thì thơng tin trong thang 11-2009 cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ước tính con số đó cho cả năm 2009 là 11 tỉ đô la Mỹ

Trang 12

Nếu như trong các năm 2005-2006, kiều hối (chiếm hơn 90% khoản mục “Chuyển giao”) đã

vượt quá nhu cầu cần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, làm giảm nhẹ đáng kề thâm hụt của cán cân vãng lai, thì nay, tình hình trên đã trở nên xấu hơn nhiều trong năm 2009

Thông tin từ Ngân Hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, trong 10 thang dau nam 2009,

lượng kiều hối nhận được tại các ngân hàng trên địa bàn vào khoảng 2,6 tỉ đô la Mỹ, chỉ bằng

60% so với cùng kỳ năm ngoái Chúng ta biết rằng, TPHCM là nơi nhận gần 60% tiền kiều hối

cả nước Con số kiều hối cả nước nhận được trong năm 2009 xap xỉ 6 tỉ đô la

Trong năm 2010, bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có phần sáng sủa hơn với số liệu từ tổng cục thông kê, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khâu tăng 14,5 tỷ USD Năm 2010 là năm thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,8 tỷ USD (tính cả dầu thơ) tăng 27,8% so với năm 2009 và chiếm 54,2% tổng kim ngạch của cả nước, xuất khâu của các doanh nghiệp trong nước đạt 32,8 tỷ USD tăng 22,7% so với năm 2009

Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khâu, giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất Lượng hàng công nghiệp tăng lên đã góp phan bù đắp cho lượng hàng khoáng sản, dầu thô giảm mạnh (dầu thô và than đá giảm 3,8 tỷ USD) Giá xuất khâu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than, đồng thời hưởng lợi các vụ

thiên tai, hạn hán tại Nga, Trung Quốc một số hàng hóa tăng giá khá do hàm lượng chế biến

tăng lên như đệt may, thủy sản, gỗ, dây và cáp dién,

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng ở ngành công nghiệp chế tạo và hàng hóa có hàm lượng chất xám cao Tỷ trọng hàng hóa ngành công nghiệp chế biến so với 2009 tăng mạnh từ 63,4% lên 67,9%, nhóm khoáng sản giảm từ 15,2% xuống 11,1%,

Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009, về giá trị

tương đương tăng 14 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so với năm 2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

nhập khâu 36,5 tỷ USD chiếm 43,4% tổng kim ngạch và tăng 39,9% so với năm 2009

Trang 13

Nhập siêu cả nước ước đạt khoảng 12,3 ty USD, thấp hơn so với dự báo từ đầu năm 13,5 tỷ USD bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra

Một số hàng hóa cần nhập khâu giảm khá mạnh năm qua là clinker giám 38%, xăng dầu giảm 28,6%, khí đốt hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%, chủ yếu do sản xuất trong nước phần nào đáp ứng được nhu cầu.Điều này khơng dễ dàng gì vi giá cả trên thế giới đang tăng, trong khi đó các biện pháp kiềm soát chặt chẽ nhập khẩu của VN lại chưa thể một sớm một chiều triển khai được, ví dụ việc xây dựng và thực hiện các hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu chuyên ngành, phát triển các ngành công nghiệp hỗ tro dé tang xuất khẩu v.v

Để bù dap tài chính cho nhập siêu thường có 3 giải pháp tức thời là: Tín dụng thương mại (các nhà nhập khẩu xin được thanh toán chậm); vay bằng ngoại tệ (ngân hàng vay rồi cho doanh nghiệp vay lại hoặc doanh nghiệp vay trực tiếp); trích từ dự trữ ngoại hối của NHTW (thị trường thiếu ngoại tệ, NHTW phải lấy ngoại tệ trong dự trữ quốc gia ra để đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của thị trường)

Nhìn lại cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho thấy một nền kinh tế được bù đắp thương mại dựa vào kiều hối và vay nợ thì chưa thể bền vững Vấn đề mâu chốt đề giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân vãng lai và ồn định sức mua của đồng VN là phải giảm nhập siêu về từ 20%

tổng kim ngạch xuất khẩu trở xuống

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng phải thu hút được tất cả các nguồn ngoại tệ có trong nước và tập trung lại dé đáp ứng nhu cầu ngoại tệ Để thực hiện được hai vân đề trên thì vai trị điều tiết

của Nhà nước (áp dụng những biện pháp đề ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối) là rất quan

trọng

2.2 Cán cân dịch vu (Sr)

Một điều dễ nhận thấy là, đối với nhiều nước phát triển thì cán cân dịch vụ là một phần quan trọng trong cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung, tuy nhiên đối với Việt Nam thì cán cân dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cán cân vãng lai cũng như toàn bộ cán cân thanh toán

Trang 14

Cán cân dịch vu của Việt Nam từ năm 2000-2010 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Se -219 -8 -755 -915 -388 -550 Xk 4.176 5.100 6.030 7.041 6.656 NK 4.395 5.108 6.785 7.956 7.044

Don vi: triéu USD Nguon: Worldbank data Nhin vao bang số liệu trên, có thể thấy quy mơ xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam nói chung cịn rất nhỏ Xét trên khía cạnh về tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch của xuất khâu nói chung (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ) thì tỷ trọng của xuất khâu dịch vụ vừa nhỏ lại vừa có xu hướng giảm đi, nguyên nhân chính là do sức cạnh tranh của ngành dịch vụ nước ta trên thị trường thế giới còn chưa cao, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ln thấp, cịn thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hóa

Mặt khác, cơ cầu xuất khâu dịch vụ còn một số điểm bắt hợp lí và chuyển dịch chậm Dịch vụ du lịch (xuất khâu tại chỗ) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp SO VỚI Các nước trong khu vực, ở Châu Á và trên thế gidi

Ngoài du lịch, một số dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rat nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm, chỉ chiếm

1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,5% Xet một cách khái quát thì, cán cân dịch vụ của nước ta hầu hết đều thâm hụt qua các năm Trong năm 2009, cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt 388 triệu đô Và trong năm vừa qua cán cân dịch vụ của chúng ta lại bị thâm hụt 550 triệu đô, theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam

2.3 Cán cân thu nhập (Ic)

Trang 15

Theo IMF va WB can can thu nhap bao gồm cả các khoản thu nhập của người lao động (là các

khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư

trú trả cho người cư trú và ngược lại) và các khoản thu nhập đầu tư (là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú

Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2000-2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tc -1.205 -1.429 -2.190 -4.401 -3.028 -4.200 Thu 364 668 1.166 1.357 753 Chi 1.583 2.097 3.356 5.758 3.781

Đơn vị: triệu USD Nguôn: Wolrbank data Phần thu từ đầu tư của Việt Nam thì chủ yếu là tiền lãi của các khoản tiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài Tuy nhiên những khoản tiền lãi đó rất nhỏ, thậm chí cịn giảm đi vì ta rút ngoại tệ về cho vay trong nước Ngược lại, những khoản phải thanh toán ngày càng tăng lên do phải trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài Những khoản nợ này khá lớn, hàng năm Việt Nam phải trả lãi khoảng máy trăm triệu USD Thêm vào đó những khoản chuyền lợi

nhuận đầu tư cũng tăng lên do các dự án FDI được thực hiện dần Tuy các khoản lãi tiền gửi có

tăng lên nhưng các khoản chuyên lợi nhuận và trả lãi nợ nước ngoài tăng mạnh dẫn đến thu nhập đầu tư ngày càng bị thâm hụt

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo suy thoái kinh tế thế giới hầu hết NHTW các nước

thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm lãi suất, trong đó điển hình như FED, trong năm

2008 đã 8 lần cắt giảm lãi suất, xuống mức thấp kỷ lục là 0,25% điều này sẽ tác động làm giảm

lãi suất của các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của người cư trú ở nước ngoài, làm giảm nguồn thu

chủ yếu của cán cân thu nhập của Việt Nam Mặt khác, do khó khăn về mặt tài chính nên nhiều

doanh nghiệp FDI, chi nhánh các công ty nước ngồi có xu hướng chuyền khoản các khoản lợi nhuận về nước đề hồ trợ công ty mẹ, làm tăng các khoản chỉ trong cán cân dịch vụ do đó trong hai năm 2008, 2009 cán cân thu nhập của Việt Nam tiếp tục thâm hụt với mức độ cao hơn so với năm 2007 và các năm trước đó Trong năm 2010, cán cân thu nhập thâm hụt ở mức cao 4.2 tỷ

Trang 16

2.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr)

Từ năm 2005 đến nay, cán cân chuyên giao vãng lai một chiều luôn thặng dư, đây luôn được coi

là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam

Cán cân chuyến giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm 2000-2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Net Tr + 4.423 + 4.376 +6352) |+7.311 + 5.448 + 8.400

Don vi: triéu USD Nguon: Worldbank data Trong cán cân chuyền giao vãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyền giao tư nhân, còn bộ phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể và thường xu hướng ồn định Chuyển giao tư nhân của Việt Nam chủ yếu là chuyền tiền của người Việt Nam

sống ở nước ngoài (kiều hồi) Tháng 10/1999, Thủ tướng đã kí quyết định số 170/1999/QD-

TTG theo đó đã khuyến khích kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về Hơn nữa, việc thiết lập thêm những kênh chuyền tiền mới đã giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm chuyền tiền qua các kênh chính thức và giúp giảm các chỉ phí chuyên tiền cũng như các rủi ro Thêm vào đó, chính sách thu hút kiều hối ngày càng thông thoáng chăng hạn như cho phép

người Việt Nam trực tiếp mang tiền về nước mà không giới hạn số lượng chỉ cần khai báo hải

quan, cho phép Việt kiều mua nhà hay đầu tư tại Việt Nam Đặc biệt, việc Chính Phủ cho phép mở rộng đối tượng làm đại lí chi tra kiều hối đã tạo thêm nhiều kênh chuyền tiền từ nước ngoài về, làm tăng sự cạnh tranh giữa các tổ chức dịch vụ chỉ trả ngoại tệ tạo áp lực buộc các tổ chức

này phải giảm chi phi chuyền tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ Chính những điều này đã tạo

nên sự tăng vọt của lượng kiều hối chuyên về nước trong các năm trở lại đây, khiến cho chuyển giao tư nhân của Việt Nam tăng lên không ngừng, nhờ đó Chính phủ bù đắp được một phần thâm hụt của cán cân vãng lai

Cụ thẻ, tính chung năm 2010, chuyền tiền một chiều ròng đạt gần 8.4 ty USD, tang 25.6 % so

năm 2009

Đại diện nhiều ngân hàng thương mại cho biết, nguồn kiều hối năm 2010 chảy mạnh về Việt

Nam và có mức tăng từ 20 đến 30% so với năm 2009 Theo ông Trần Văn Trung, Giám đốc

Trang 17

Công ty chỉ trả kiều hối Đông Á, năm nay đơn vị này ước dat 1,2 ty USD, tang 20% so véi nam

2009 Kiều hói chuyên về Việt Nam chủ yếu vẫn từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Australia và một số thị trường có số lượng lao động xuất khâu nhiều như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia

Một chuyên gia tài chính thì cho rằng, ngồi việc chuyền tiền về hỗ trợ thân nhân, thời gian gần đây nguồn kiều hối cũng đồ về cho mục đích kinh doanh vàng, chứng khoán và bat động sản do chính sách liên quan đến kiều hối đã thoáng hơn trước Ngoài ra, hoạt động xuất khâu lao động ngày càng phát triển mạnh cũng khiến nguồn kiều hối về Việt Nam ngày càng dôi đào hơn

Theo thống kê của Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước ước tính lượng kiều hối được

chuyên về Việt Nam trong tháng 12/2010 đạt khoảng 770 triệu USD

Ơng Nguyễn Hồng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ nhánh TP HCM cho biết, lượng kiều hối chuyền về địa bàn đến cuối năm nay ước đạt 3,87 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, lượng kiều hồi năm 2011 của Việt Nam sẽ tăng thêm 6,29

2 Cán cân vốn (Capital Balance — K)

Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2005 — 2010

(Don vi: ty USD)

Nam 2005 2006 2007 2008 2009 2010 K 3.087 3.088 17.54 13.4 12.3 11.54

Nguon: Worldbank data

Trang 18

Cán cân vốn của Việt Nam bao gồm các bộ phận cơ bản: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FII), các khoản nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại, các khoản nợ trung — dài hạn và tài sản ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại Trong đó, FDI, FII và ODA là các khoản mục ảnh hưởng chủ yếu lên cán can von

2.1.Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)

FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết

lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này

Đâu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2005 — 2010

Nhóm 2 - Thanh toán quốc tế - FTU

Don vi: ty USD

Nam 2005 2006 2007 2008 2009 2010

FDI 1.889 2.315 6.55 10 7.4 11.14

Nguon: Worldbank data

Dau tu trực tiep nude ngoai (FDI)

(Don yj: Ty dollar)

20

15 Đầu tư trực tiêp nước

ngoài (FDI) 10

u T T T T T 4

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Trang 19

Trong nam 2005, hoat dong dau tư nước ngoài vào Việt Nam mới thật sự khởi sắc, khi Việt Nam thật sự trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngồi với sự thơng thoáng hơn trong cơ chế cũng như nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, con số dự án đăng

ký có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 là 970 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 2 tỷ

USD

Năm 2006 đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ Tới năm 2007 thì đầu tư nước ngồi

đã thực sự bùng nơ ở Việt Nam với những con số hết sức ấn tượng, tổng số đã có 1.544 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký đạt 20,3 tỷ USD, tổng số vốn giải ngân là 6,5 tỷ USD, nguyên nhân chính là do năm 2007 là năm đầu Việt Nam thực hiện các cam kết của mình khi gia nhập WTO, tao điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư Dòng tiền FDI của năm 2008 là gần 10 tỷ USD, tăng vọt so với các năm trước giúp làm bội thu cán cân thanh toán tài khoán vốn Tuy nhiên, so với các nước Đơng Nam Á thì thu hút vốn FDI của Việt Nam chỉ đứng thức 4 sau Singapore (22,7 tỷ USD), Thái Lan (10,1 ty USD), Malaysia (8,1 ty USD); va trong cac nam này, xu hướng địng vốn FDI khơng tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp, mà tập trung vào các ngành bắt động sản, khách sạn, nhà hàng (chiếm 63%) nhằm tìm

kiếm lợi nhuận cao Sự dịch chuyên dòng vốn FDI như vậy cần được xem xét dưới góc độ

hiệu quả kinh tế, trình độ cơng nghệ đi kèm với FDI và năng lực xuất khâu trong tương lai

Trong năm 2009 con số FDI được giải ngân đạt 7.4 tỷ USD, thấp hơn so với năm 2008 là 2.6 tỷ

USD, năm 2010 FDI tăng 10% so với năm 2009 ở mức 8.14 tỷ USD

Với mức giải ngân vốn FDI trong năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tổng mức giải ngân tăng khoảng 10% so với cùng năm 2009 Tổng vốn dau tư đăng ký đạt xắp xỉ 18.6 USD, bằng 82% so với năm ngối Trong đó, 17.2 ty USD là vốn cấp mới và 1.4 tỷ USD là vốn đăng ký tăng thêm

Trong số vốn đăng ký này có đóng góp của dự án du lịch bất động sản trị giá 4 tỷ USD ở Hội An,

tỉnh Quảng Nam vừa được cấp phép vào những ngày cuối cùng trong năm

Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là nhân tố quan trọng giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán và thúc đây xuất khẩu Thế nhưng, xu hướng những nguồn vốn FDI gần đây lại tập trung ở các ngành có lợi nhuận cao như bất động sản, khách sạn và nhà hàng mà không chú trọng đến những ngành sản xuất Đây là điều

Trang 20

mà chúng tôi rất băn khoăn về lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong vài năm tới Do đó, nhà nước cần hướng các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam dưới dạng doanh nghiệp sản xuất

nhằm vực dậy nền sản xuất trong nước và tận dụng được nguồn lao động dồi dào của quốc gia 2.2.Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FID)

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư xuyên biên giới Nó chỉ là các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngồi nhằm kiếm lời Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào

các hoạt động quản lý và nghiệp vụ vủa doanh nghiệp giống như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi Việt Nam đã có những thành công trong thu hút FDI, song việc thu hút FII thì vẫn cịn nhiều những hạn chế

Đâu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam tir 2005 — 2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 FII 865 1.313 6.243 - 600 100 1.000

Don vi: triéu USD Neguon: Worldbank data

-1000

Pau tu gian tiép nuéc ngoai (FID

(Don vi: Triéu dollar)

7000 6000 5 8 Đâu tư 5000 gian “ 4000 tiếp 3000 2000 1000

Năm 2005, nguồn vốn FI vào Việt Nam với vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam ước đạt 865 triệu USD, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 và nửa đầu 2007, con số vốn đầu tư gián tiếp đồ vào Việt Nam cũng tăng lên rất

Trang 21

nhanh, lên đến 1.313 triệu USD vào năm 2006 và 6.243 triệu USD vào năm 2007 Một phần nguyên nhân khiến FII tăng trưởng cao trong các năm 2006 và 2007 là có sự hoạt động mạnh mẽ của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn tới TTCK toàn cầu suy giảm, trong đó có TTCK Việt Nam khiến cho FII có xu hướng thoái lui khỏi TTCK Việt Nam vào nửa cuối năm

2008 Tuy nhiên năm 2009, khi TTCK Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu hồi phục với những phiên tăng điểm liên tiếp và khá bền vững thì dịng vốn này đã có xu hướng quay trở lại

Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tiếp tục duy trì xu hướng thặng dư Trong quý 1/2010, các nhà đầu tư nước ngồi mua rịng trên thị trường chứng khoán khoảng 500 triệu USD Tính chung 6 tháng đầu năm 2010, vốn FII ròng đạt mức thặng dư 1,8 tỷ USD Vốn FII thặng dư lớn là do đầu năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế (theo phương pháp luận thống kê cán cân thanh toán quốc tế giao dịch này phải được thống kê vào hạng mục FII thay vì vay nợ của Chính phủ)

2.3.Tín dụng thuộc khu vực nhà nước ODA

Trong đề án thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010, từ

nay đến 2010, Việt Nam cần tới 19-21 tỷ USD vốn ODA cam kết từ các nhà tài trợ

Theo Đề án này, dé thực hiện mục tiêu kinh tẾ - xã hội 5Š năm 2006-2010 và đạt mức tăng trưởng bình quân 7,5-8%/năm, Việt Nam cần huy động tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng (theo tỷ giá năm 2005), tương đương gần 140 tỷ USD (theo tỷ giá hiện hành là 160 tỷ USD) Trong đó, 65% huy động từ các nguồn vốn trong nước và 35% từ các nguồn vốn ngoài nước Riêng nhu cầu về vốn ODA, trong 5 năm tới, cần thực hiện được khoảng 11 ty USD vốn ODA Để thực hiện được nguồn vốn trên, cần phải có vốn ODA cam kết khoảng 19-21 tỷ USD

Đề án dự báo, nguồn vốn này dành cho Việt Nam sẽ đạt mức cam kết khoảng 19-21 tỷ USD, bình quân 4 tỷ USD/năm, tăng trung bình 8% so với mức cam kết ODA năm 2005

Đề án về thu hút vốn ODA giai đoạn tới cũng thông báo, cơ cấu vốn ODA thời gian tới tập trung

nhiều nhất vào giao thông, BC-VT, cấp thoát nước, y tế, giáo dục, môi trường, KHCN Riêng

đầu tư nguồn vốn này cho công nghiệp và năng lượng giảm còn 15%

Trang 22

Riêng với việc thu hút và sử dụng ODA sau 2010, Đề án nêu TỐ, đến năm 2010, GDP bình quân

đầu người của Việt Nam đạt 1.050USD Do vậy, tỷ trọng nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi

cao trong tông vốn ODA sau 2010 sẽ giảm, đồng thời vốn vay ODA có điều kiện gần với điều

kiện vốn vay thương mại có thể sẽ tăng lên

Chúng tôi xin được nói một chút vê hạng mục “lỗi và sai sót” và đơi chút bình luận về cán cân năm 2011 của việt Nam: Theo ADB cho hay rằng, cán cân tổng thê năm 201 I sẽ cân bằng Trong đó, cán cân vãng lai thâm hụt 4 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư 6 tỷ USD nhưng lỗi và sai sót ở mức âm 2 tỷ USD Lỗi sai sót năm 2009 ở mức âm 10,26 tỷ USD, năm 2010 âm 4,36 tỷ USD Theo Quỹ Dragon Capital, nguyên nhân chính gây lỗi và sai sót là do nhập lậu vàng Tình trạng nhập lậu vàng thực tế cao hơn con số 20-40 tắn/năm

Sau đây là bảng tổng hợp về cán cân thanh toán tổng thế của quốc gia trong giai doan 2005 —

2010 dé ban đọc tiện theo dõi

Đơn vị: triệu USD

Kí Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 hiệu

Net | Cán cân vãng lai ròng -560 -163 -6.953 -10.787 | -6.274 -5.480 CA

Net | Cán cân thương mại -2.439 -2.776 -10.360 | -12.782 | -8.306 -12.300

TB rong

Net | Cán cân dịch vụ ròng -219 -8 -755 -915 -388 -550

SE

Net | Cán cân thu nhập ròng -1.205 -1.429 -2.190 -4.401 -3.028 -4.200 Te

Net | Cán cân chuyên giao I +4423 | +4376 | +6.352 |+7431I |+5.448 | +8.400

Tr chiêu ròng

Net | Cán cân vốn ròng 3.087 3.088 17.540 13.400 12.300 11.540

K

FDI ròng 1.889 2.315 6.400 7.000 7.400 10.14

Vay trung, dài hạn ròng | 921 1.025 2.045 964 1020 2.500

Vay ngan hạn ròng 46 -30 79 168 255 500

Đâu tư gián tiêp §65 1.313 6.243 - 600 100 1.000

Tiên và tiên gửi -634 -1.535 2.623 4.800

Trang 23

OM | Lỗi và sai sót -397 1.400 -565 - 108 - 13.350 | - 4.36

OB Cán cân tông thê 2.130 4.325 10.022 1.533 -8.000 -4.000

Phần III: Nguyên nhân và giái pháp khuyến nghị

1 Nguyên nhân

Trước khi đi tìm giải pháp cho những thâm hụt thương mại nêu trên, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 1 1-1-2007, thì chúng ta hãy tìm căn nguyên cho

van dé nay:

Ty gid dé VND bi dinh giá cao trong nhiều năm, hàng xuất khâu thơ là chính yếu, do khơng có cơng nghiệp phụ trợ nên chúng ta nhận gia công các mặt hàng phải nhập khâu nguyên vật liệu tới

70%-90%, trong đó điền hình là gia công nhựa, phải nhập khâu tới 90% thành phần nguyên vật

liệu, mang lại giá trị không cao cho nền kinh tê, mặt hàng của chúng ta ko co giãn theo tỷ giá do là hàng hóa thuộc loại NITG, rồi đơi khi chúng ta cịn là “bãi rác” cho các nước phát triển mạnh

trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc

- Quản lý các nguồn vốn giản tiếp va truc tiếp

Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam gia tăng rất nhanh qua các năm Nếu như trong các năm

2005-2006, kiều hối (chiếm hơn 90% khoản mục “Chuyên giao”) đã vượt quá nhu cầu cần bù

dap thâm hụt cán cân thương mại, làm giảm nhẹ đáng kể thâm hụt của cán cân vãng lai, thì nay, tình hình trên đã trở nên xấu hơn nhiều trong những năm 2009 đến nay.Chăng hạn, nếu như cán cân cơ bản (= cán cân vãng lai + cán cân vốn dài hạn) được dự báo là thặng dư, thì đó chính là

hàm ý của một khả năng lên giá đồng nội tệ Thế nhưng, cuối cùng lại là một sự thâm hụt lớn

ngồi dự đốn của cán cân tổng thể, được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm giá đồng nội tệ vào những ngày cuối tháng 11-2009 Rõ ràng, chúng ta vẫn còn hing túng và chồng chéo trong việc quán lý các nguồn vốn đầu tư gián tiếp Việc phối hợp quản lý các luồng FDI, ODA, tín dụng xuất khâu vẫn chưa thực sự thông suốt giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và một số cơ quan khác

Trang 24

Thông thường, FDI tập trung vào ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu hoặc và các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính và du lịch Tuy nhiên, gần đây FDI lại tập trung vào bat động sản, tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu, trong khi không tạo ra năng lực xuất khâu trong tương lai Điều này tạo ra bat cập với cán cân thương mại, và giải pháp là Việt Nam nên cố gắng thu hút FDI vào các ngành sản xuất của nền kinh tế

- _ Sự mát cân đối lớn giữa tiết kiệm và đâu tư ở Việt Nam

Mặc dù mức đầu tư lớn là dấu hiệu tích cực nếu được tập trung vào các hoạt động sản xuất,

nhưng trong điều kiện tiết kiệm quốc gia thấp, thì đầu tư lớn cũng đồng nghĩa với việc phải đi vay nước ngoài Để giảm bớt thâm hụt tài khoản vãng lai, Việt Nam cần tăng tiết kiệm Mặc dù

Việt Nam vẫn là nước có thu nhập tương đối thấp, cần bắt đầu khuyến khích tiết kiệm ngay khi

thu nhập tăng lên đề giảm bớt sự phụ thuộc nặng nề vào vốn nước ngoài

Trong thời gian qua, mức thâm hụt cán cân vãng lai trở nên nghiêm trọng hơn là kết quả của nhu cầu đầu tư tăng cao hơn so với mức tiết kiệm trong nền kinh tế, trong đó có cả khu vực nhà nước

Tình trạng tỷ lệ tiết kiệm thấp, trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cao, 41,5% GDP (2008) và 41,6%

(2007) (xem bảng 1) dẫn đến đầu tư phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài Hay nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngồi Tình trạng này là nguyên nhân quan trọng gây nên hiện tượng thâm hụt cán cân vãng lai trong thời gian qua (bảng

1)

Bang 1 Ty lé tiét kiém va đầu tư so với GDP cúa Việt Nam giai đoạn 1999-2010

Năm 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 GDP (7/ 28.7 | 31.2 | 32.7 | 35.1 | 39.6 | 45.5 | 52.9 | 60.9 | 71.1 | 89.4 | 94.05 | 101 USD) Dau 27.6 | 29.6 | 31.2 | 33.2 | 35.4 | 35.5 | 35.6 | 36.8 | 41.6 | 41.5 | 42.4 | 46.1 tu/GDP(%) Tiét 32.1 | 31.7 | 33.2) 32 | 30.6 | 32 | 34.5 | 36.5 | 31.8 | 30.8 | 25.1 | 26.8 kiệm/GDP(%

Trang 25

Nguồn: Tác giả tổng hợp tir IMF Country Report 09/110 (tr.24), Moody’s Investors Service- Global Credit Research, May 2010

- Chinh sach ty gid

Với chính sách tỷ giá được coi là “cô định linh hoạt” của Việt Nam gắn với đồng đôla Mỹ, diễn

biến tỷ giá một số thời điểm chưa theo kịp với thực tế của thị trường trong điều kiện chính sách tiền tệ ndi long, ty gid hầu như có định đã góp phần làm giảm kim ngạch xuất khâu, tăng kim ngạch nhập khâu Mặc dù tỷ giá danh nghĩa USD/VND có xu hướng tăng lên theo thời gian và biên độ giao động được điều chỉnh linh hoạt tùy từng hoàn cảnh kinh tế cụ thể Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá thực RER và REER có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây do chênh lệch tốc độ lạm phát của Việt Nam so với Mỹ và các nước đối tác thương mại chính đã góp phần làm

giảm sức cạnh tranh về giá hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới Thực tế này một phần lý

giải tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua trở nên lớn hơn

(biểu đồ 2)

Biểu đồ 2: Tỷ giá thực song phương, đa phương và tý lệ xuất khẩu so với nhập khẩu (X/M) của Việt Nam trong thời gian qua

1.400 1.200 + 1.000 0.800 + 0.600 0.400 0.200 0.000 8 =

|—+—Ty le XM —®— Chỉ số VND/USD danh nghĩa RER VND/US

= i a Pad ỗ = —»—REE ư

Ngn: Tác giả tính tốn dựa trên số liệu của CEIC Dafabase - Kinh tế tăng trưởng nhưng ko bên vững sau khủng hoảng

Trang 26

Hiện tượng tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian 2007 đến

naylàm cho luồng tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam Sự biến động này là do chênh lệch lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam với trái phiếu chính phủ các nước khác Vì vậy, luồng

tiền này vơ hình chung làm cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của Việt Nam tăng lên, trong khi đó

đã đề cập ở trên xu hướng tiết kiệm của người Việt Nam đang giảm rõ nét

- _ Thâm hụt ngân sách

Van dé thâm hụt ngân sách nhà nước cũng thường đi kèm với thâm hụt cán cân vãng lai Cũng như Mỹ, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam có phần xuất phát từ nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước Thâm hụt ngân sách cao (năm 2009: 6,9% GDP) cộng với nợ công (và nợ cơng có bảo đảm) tăng lên 45% so với GDP là minh chứng cho sự thâm hụt cán cân vãng, lai ngày càng gia tăng của Việt Nam (biểu đồ 3)

Biếu đà 3 Mức thâm hụt ngân sách nhà nước so với GDP trong thời gian qua

%GDP (In percent of GDP) 4 4 2 " + 2+ 4-2 4+ 1+4 ẤƑ 14 8F 7° 10 F kẻ gee Sel 3 -10

12Ƒ — -Non-oil primary balance |_ — 112

44 — Overall balance Projections 1-14

: ** *Official balance 5

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguon: IMF Country Report No 09/110, Tham van diéu IV cia IMF, Working Paper

, Thang 4/2009

-_ Cơ cầu kinh tế và các chính sách vĩ mơ cịn nhiều bắt cập

Trang 27

Việt Nam chưa thực sự hội nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực và chỉ đóng vai trị là nơi thực hiện hoạt động lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia chứ chưa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao; hình thành tinh dé bị tôn thương và tập trung cao của các mặt hàng xuất khâu chính; quy mô xuất khẩu thấp; nhu cầu quốc tế thấp Trong khi đó, những yếu tố tác động

đến sức hút nhập khâu của Việt Nam như Sản xuất đề xuất khẩu vẫn đòi hỏi nguồn nhập khâu

lớn; Tính bất ồn của giá cả hàng hóa trên thế giới; Hoạt động đầu cơ; Thuế suất thấp và hệ quả của việc gia nhập WTO cũng như các Hiệp định thương mại song phương

Việt Nam hiện đang là quốc gia nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu thô và đầu vào phục vụ sản xuất xuất khâu Nâng cao vai trò của các ngành sản xuất trong nước và tăng tỷ lệ giá trị gia tăng của sản xuất trong nước, thì tỷ lệ nhập khẩu đề xuất khẩu sẽ giảm xuống Các biện pháp bảo hộ đo các nước thành viên G20 áp dụng kề từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính tồn cầu có thể ảnh hưởng xấu hơn nữa tới kết quả xuất khẩu của Việt Nam, hiện nay một số ngành đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp bảo hộ tại thị trường nước thứ ba

Thâm hụt thương mại tăng cao cũng xuất phát từ việc cắt giảm nhanh chóng hàng rào bảo hộ kế từ khi, hội nhập với ASEAN, tham gia khu vự mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN- An Độ, ASEAN- Hàn Quốc và đàm phán để trở thành thành viên của WTO vào năm 2007 Việt Nam hiện tiếp tục cân nhắc các thỏa thuận thương mại song phương khác (BTA) thông qua ASEAN và đây cũng là cơ sở để nhập khâu tăng lên Việc đánh giá kỹ lưỡng các hiệp định như vậy và lợi ích cho Việt Nam từ các hiệp định này cần được thực hiện trước khi ký kết, khơng nên chỉ nhìn nhận những chi phí phát sinh sau khi ký kết

Trong 2009, 2010, Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và nới lỏng chính sách tài

khóa nhằm kích cầu trong nước Các chính sách kinh tế vĩ mô này của Chính phủ đã giúp đạt

được tăng trưởng kinh tế khá trong năm, lạm phát phát sinh ở mức thấp Tuy nhiên, chính sách này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu, được phản ánh trong cơ cấu nhập khâu Ngoài ra, thâm hụt ngân sách cũng đòi hỏi tăng mức nợ, từ đó đặt ra yêu cầu phải có thặng dư cán cân tài khoản vãng lai trong tương lai thì mới có nguồn đề thanh toán khoản nợ này

- _ Tỷ lệ nhập khẩu là cấu phần trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng

Trang 28

- Hang hoa xuất khẩu chưa đa dạng, tập trung vào một số ngành hàng như dầu thô, dệt may, thuy sản, nông sản và giày đép Do vậy, Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi có sự biến động lớn về giá hàng hoá cũng như biến động trong nhu cầu ở thị trường nước ngoài

- _ Khủng hoảng tài chính tồn cầu và suy thoái kinh tế tại các nước phát triển làm thu hẹp nhu cầu đối với hàng xuất khâu của Việt Nam

-_ Mặc dù đồng đôla Mỹ mắt giá đôi chút vào giữa năm 2009 đã giúp làm dịu tính thiếu cạnh

tranh đi kèm với tỷ giá thực tăng lên, nhưng tỷ giá thực hiện nay vẫn còn được định giá cao

- _ Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phâm xuất khẩu ở mức khá cao dẫn tới thực tế là nếu xuất khẩu muốn tăng lên thì nhất thiết nhập khâu sẽ tăng

- _ Sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam ngày một tăng lên sẽ tạo thêm nhu cầu đối với hàng tiêu dùng va xa xi phẩm

- Nền kinh tế quá nóng, đầu cơ bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn chính là mầm mồng dẫn tới nhập khẩu gia tăng vượt mức yêu cầu phục vụ cho sản xuất trong những năm gần đây

- _ Sự biến động trong giá hàng hoá thế giới dẫn tới hoạt động đầu cơ hang hoá, nên nhiều hàng hoá được nhập khâu đề tích trữ trước khi giá tăng

- Đồng tiền Việt Nam mắt giá mạnh, làm gia tăng đột biến vàng nhập khẩu vì vàng được coi là tài sản đầu tư an toàn

-_ Việc áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mai va nâng cao các dịch vụ hỗ trợ thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu nhưng cũng đồng thời thúc đây cả hoạt động nhập khẩu

- Ap dung thué nhập khâu thấp hơn đối với thương mại hàng hoá theo FTA trong nội khối

ASEAN (AFTA), FTA giữa ASEAN với Trung Quốc (ACFTA), và việc gia nhập WTO

Trang 29

trong 2007, làm cho hàng nhập khâu trở nên rẻ đi tương đối so với các sản phẩm trong nước và phù hợp hơn với túi tiền của đân chúng nên đã tạo ra tý lệ tiêu dùng hàng nhập khâu cao hơn

Với những nguyên nhân mà chúng tôi liệt kê khá cụ thể như trên cho bạn đọc thì bây giờ, nhóm sinh viên chúng tôi sẽ đưa ra những khuyến nghị giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn đang khó khăn này, để vươn lên nước công nghiệp và vượt qua được “bẫy thu nhập trung bình”, cụm từ được nhắc đến khá nhiều khi năm vừa qua chúng ta thốt ra khỏi nhóm nước nghèo và

kém phát triển

2 Giải pháp:

2.1 Giải pháp trong ngắn hạn:

- That chat tai khóa hoặc tiền tệ để sử dụng giảm tiêu dùng trong nước, từ đó sẽ giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu

- Chính phủ khuyến khích người dân thay đổi cơ cấu chỉ tiêu theo đó ưu tiên dùng hàng nội dia, giảm tiêu dùng hàng nhập khẩu thông qua giảm giá thực của VND, và thực tế là các nhà hoạch

định chính sách đã, đang làm như thế

- Không nên áp thuế suất cao hơn khung thuế cam kết được phép hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu bởi vì chúng lại tác động tiêu cực đến nền kinh tế Bởi xuất khẩu chủ yếu dựa

vào nhập khâu, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người tiêu dùng vì chỉ phí tăng thêm, đồng thời

khiến các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam Các tập đoàn nước

ngoài lại chuyền lợi nhuận về công ty mẹ, điều này dé làm tồn thương cán cân vốn, dẫn đến thâm

hụt kép

- Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Tập trung các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu.Đặc biệt chú trọng những ngành hàng có khả năng tăng trưởng ồn định ,sử dụng nhiều lao động và

nguyên liệu trong nước,đặt yêu cầu năng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa lên hàng đầu,gắn

sản xuất với yêu cầu của thị trường về chất lượng và mẫu mã sản phâm Đồng thời chuyên dich mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng đầu tư Nhà nước đề phát triển các ngành dịch vụ và một số ngành sản xuất với công nghệ cao nhằm đây mạnh xuất khẩu dịch vụ cho phù hợp với xu hướng

phát triển kinh tế dịch vụ và kinh tế tri thức

Trang 30

- Thiết lập thêm các kênh chuyền tiền mới giúp cho kiều bào ở nước ngoài an tâm chuyên tiền, nâng cao chất lượng dịch vụ chuyền tiền, đơn giản hóa các thủ tục có liên quan tới hệ thống ngân

hàng, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích kiều bào tăng cường đầu tư vào thị trường trong nước, tiếp tục thực hiện chính sách thu hút kiều hối thơng thống

2.2 Giải pháp trong dài hạn:

- Đánh giá kĩ lưỡng lợi ích từ các FTA mà Việt Nam dự kiến sẽ kí và đảm bảo rằng sau khi kí sẽ khơng gia tăng đột biến giá trị nhập khâu

~ Tìm cách nâng cao giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất của Việt Nam và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, giảm thiểu những tác động tiêu cực lên biến động giá hàng hóa và phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới

~_ Giải quyết mắt cân đối kinh tế vĩ mô bằng cách điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách và sử dụng

chính sách tiền tệ đủ mạnh

- Tiép tuc cung cố các dịch vụ hỗ trợ trong nước, nâng cao các biện pháp tuận thuận lợi cho

thương mại và đặc biệt là cải cách hành chính, nhằm giảm các chi phí xuất khâu, một phần tạo

thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu

- Duy trì mơi trường đầu tư hấp dẫn và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam

- Nâng cao năng lực vốn có, tiềm tàng của con người Việt Nam thông qua hệ thống giáo dục Đó

là yếu tố them chốt để có một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng thay đồi vị thế kinh tế

của quốc gia

- Giảm thiểu, hạn chế tối đa tình trạng bn lậu và nâng cao công tác quản lý hàng nhập khẩu, theo dõi sát những hành động phá giá của các nước bạn hàng

- Giám sát và vận động hành lang pháp lý nhằm xóa bỏ thuế đánh vào hàng xuất khâu của Việt

Nam do các nước thuộc G-20 áp dụng

Trang 31

Kết luận

Cán cân thanh toán quốc tế hay các nghiệp vụ thường xuyên có vai trị là trung tâm kết nối trong nước với thế giới bên ngoài, là chỉ tiêu quan trọng đề đo lường sự mất cân đối bên ngoài một quốc gia Cán cân thanh toán quốc tế có mối liên hệ mật thiết đến chỉ tiêu nợ nước ngoài, tỉ giá hồi đoái, thị trường ngoại hối Mặt khác cũng là các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế với nền kinh tế mở (vì những biến động trong cán cân thanh toán quốc tế là nhân tố đứng đằng sau những biến đỏi về nợ nước ngoài và tỉ giá hối đoái trong dài hạn)

Kinh tế mà trọng tâm là đầy mạnh tăng trưởng kinh tế rồi từ đó tạo tiền đề cho phát triên xã hội Việc duy trì cán cân thanh toán vãng lai ở một mức nào đó,cùng với việc có các biện pháp cả thiên cán cân thanh toán quốc tế trong dài hạn sẽ có thể duy trì dược tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững khơng những thế cịn tránh được những cuộc khủng hoảng tài chính tram trong do thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế gay ra

Qua đây, chúng ta có thê thấy được vai trò to lớn của cán cán cân thanh toán quốc tế trong nền kinh tế mở, từ thực trạng của nền kinh tế nước ta, cũng như từ sự biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như khu vực Đông Nam á nói riêng, việc hiểu rõ vẫn đề cán cân thanh toán quốc tế này sẽ làm chúng ta hiểu rõ hơn thưc trạng của nền kinh tế nước ta, cũng như những khó khăn mà nước ta đang gặp phải, bên cạnh đó cũng mang lại cho chúng ta những hiêu biết sâu rộng rõ nét hơn về nền kinh tế nước nhà, sẽ rất có ích cho con đường tương lai chúng ta đã chọn

Trang 32

Tài liệu tham khảo:

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến , Giáo Trình Tài Chính Quốc Tế, NXB Thống Kê, 2010

Alan C Shapiro: Multinational Financial Managerment; Brentina Hill Internation, 1996

Frederic S Mishkin: The Economics of Money, Banking and Financial Market, an Edition, Addison — Wesley, 1996 Websites: http://www.mutrap.org.vn/en/Lists/Posts/Post.aspx?List=04b7 f557-7dc2-4103-91£3- a38d33dc893d&ID=222 http://www.vneconomy.vn http:/www.cafef.vn

Ngày đăng: 05/08/2014, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w