1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

83 504 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 721,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Khóa: 47 Người hướng dẫn khoa học: Hà Nội, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 1 1 Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng (Tính đến 01/01/2009) 25 Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng dân số đô thị và nông thôn, 2000-2010 26 Đơn vị: % 26 Bảng 2.3. Dân số nông thôn Việt Nam, năm 1950 dự báo đến năm 2050 26 Bảng 2.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu 28 Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ cả nước 32 Bảng 2.6: Số lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp 34 Bảng 2.7. Cơ cấu dân số nông thôn theo tuổi và giới tính 35 Bảng 2.8. Cơ cấu dân số nông thôn theo nghề nghiệp, 2002 và 2008 36 Đơn vị: % 36 Bảng 2.9 : Trường phổ thông ở nông thôn phân theo vùng, thời điểm 01/07/2011 39 Bảng 2.10. Tình trạng đi học của người dân nông thôn, 2009 40 Bảng 2.11. Lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và khu vực thành thị – nông thôn 41 Bảng 2.12. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, đô thị và nông thôn, năm 2010 42 Đơn vị: % 42 Bảng 2.13. Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong nông, lâm nghiệp, thủy sản 43 Bảng 2.14. Tỷ Lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn 48 Đơn vị: % 48 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Với sự phát triển nhanh của các nền kinh tế, việc làm đã không ngừng được tạo ra nhưng cũng không ít việc làm bị mất đi. Sự mai một của một số việc làm thường xảy ra ở nông thôn, những vùng đất mà người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính. Trong giai đoạn hiện nay, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp là một tất yếu để phát triển kinh tế. Nhưng với diện tích đất đai có giới hạn, tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn cao và trình độ dân trí còn thấp, người dân sống ở nông thôn ngày càng khó tìm được việc làm khi họ bị tách khỏi những lao động phổ thông trong nông nghiệp. Do vậy, một trong những vấn đề xã hội bức xúc nhất hiện nay là giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn nhất là khi chúng ta đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước xu thế hội nhập, mở cửa và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phần lớn dân số Việt Nam hiện nay vẫn tập trung ở khu vực nông thôn (hơn 60 triệu dân, tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn của Việt Nam vẫn chiếm hơn 70%). Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Tuy vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tương đối chậm. Tuy nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp hay nói cách khác nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhận định: “Tỷ trọng nông nghiệp còn quá cao. Lao động thiếu việc làm còn nhiều. Tỷ lệ qua đào tạo rất thấp”. Điều này cho ta thấy tình trạng thiếu việc làm của người lao động ở nông thôn đang rất lớn, có nguy cơ tiếp tục gia tăng và thời gian sử dụng của người lao động ở khu vực nông thôn chưa cao và chưa hợp lý, do đó chưa phát huy được khả năng sẵn có. Thực trạng này đang là một trong những lực cản chính đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, là nguyên nhân sâu xa phát sinh các vấn đề tiêu cực 1 và tệ nạn xã hội. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn để tìm ra những phương hướng và giải pháp hữu hiệu tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn không chỉ là vấn đề mang tính cấp bách mà nó còn mang tính chiến lược lâu dài trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đây chính là lý do em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011: Thực trạng và giải pháp”. 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.  Mục tiêu chung. Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn Việt Nam đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở Việt Nam góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Nhiệm vụ cụ thể. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động và việc làm ở nông thôn hiện nay. - Đánh giá thực trạng sử dụng lao động và tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng lao động và tạo việc làm cho lao động nông thôn. - Đề xuất một số quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.  Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp phát triển việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011.  Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nội dung vấn đề liên quan đến thực trạng sử dụng lao động và tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2001-2011. - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/1012 đến tháng 05/2012. 4.Phương pháp nghiên cứu. 2 Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp sau đây: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Nhóm các phương pháp phụ trợ thống kê toán học. 5.Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 phần chính: Chương 1: Những lý luận cơ bản về việc làm và lao động. Chương 2: Thực trạng lao động và việc làm khu vực nông thôn giai đoạn 2001-2011. Chương 3: Các giải pháp chính nhằm tạo việc làm cho nguồn lao động nông thôn trong thời gian tới. Em mong rằng khóa luận này sẽ là nghiên cứu đóng góp về một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên do trình độ có hạn, khóa luận này không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong thầy cô đóng góp ý kiến giúp em có thể hoàn thiện nghiên cứu của mình. Trong thời gian hoàn thành đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Ths. Lê Thanh Thủy. Cô đã chỉ bảo tận tình cho em về mặt nội dung, phương pháp luận và cách thức tiếp cận vấn đề một cách khoa học nhất. Qua bài viết này, em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2012. 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ LAO ĐỘNG 1.1.Lý luận chung về việc làm. 1.1.1. Khái niệm và phân loại. 1.1.1.1. Khái niệm.  Khái niệm việc làm: Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải quyết việc làm là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia. Cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ. Sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sách giải quyết việc làm. Với tầm quan trọng như vậy, việc làm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, xã hội học, lịch sử… Khi nghiên cứu dưới góc độ lịch sử thì việc làm liên quan đến phương thức lao động kiếm sống của con người và xã hội loài người. Các nhà kinh tế coi sức lao động thông qua quá trình thực hiện việc làm của người lao động là yếu tố quan trọng của đầu tư vào sản xuất và xem xét thu nhập của người lao động từ việc làm. Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và kinh tế tập trung. Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp… Ngày nay các quan niệm về việc làm đã được hiểu rộng hơn, đúng đắn và khoa học hơn. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Điều 13 chương II, Bộ luật lao động Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện: - Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và các thành viên trong gia đình. 4 - Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó không bị pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hai điều kiện này có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Quan niệm này đã góp phần mở rộng quan niệm về việc làm, khi đa số lao động đương thời chỉ muốn chen chân vào trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Về mặt khoa học, quan điểm của Bộ luật lao động đã nêu đầy đủ yếu tố cơ bản nhất của việc làm.  Thiếu việc làm. Khi nguồn lao động được huy động, sử dụng không hiệu quả thì tình trạng thiếu việc làm sẽ xảy ra, dẫn đến thu nhập người lao động thấp, giảm mức sống con người. Đồng thời đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội, thậm chí tạo ra các xung đột rối loạn về mặt an ninh chính trị… Chính vì vậy, vấn đề tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo trở nên có ý nghĩa to lớn, được quan tâm trong các mô hình phát triển hiện nay ở mọi quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động. Họ phải làm việc nhưng không sử dụng hết thời gian theo quy định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống khiến họ muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Như vậy, thiếu việc làm được hiểu là trạng thái việc làm không tạo điều kiện cho người lao động sử dụng hết thời gian quy định và mang lại thu nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. Theo tổ chức lao động thế giới (ILO), thiếu việc làm được thể hiện dưới hai dạng: Thiếu việc làm vô hình và thiếu việc làm hữu hình. - Thiếu việc làm vô hình là trạng thái những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp. Có thể nói, nguyên nhân của tình trạng này do dân số không ngừng tăng trong khi diện tích đất canh tác có nguy cơ thu hẹp làm dư thừa lao động. Số người lao động trên một đơn vị diện tích tăng có nghĩa là thời gian sử dụng để sản xuất ra một đơn vị 5 sản phẩm giảm. Trên thực tế, họ vẫn làm việc nhưng sử dụng rất ít thời gian trong sản xuất nên thời gian nhàn rỗi nhiều. - Thiếu việc làm hữu hình chỉ hiện tượng lao động làm việc thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm, đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn sàng làm việc.  Thất nghiệp. Gắn với khái niệm việc làm là khái niệm thất nghiệp. Trong bất kỳ nền kinh tế nào dù có sử dụng lao động đến mức tốt nhất thì xã hội vẫn tồn tại thất nghiệp. Thất nghiệp là hiện tượng mà người lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động muốn làm việc nhưng lại chưa có việc làm và đang tích cực tìm việc làm. Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau, thất nghiệp được chia thành các loại như sau: - Xét về nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thành: + Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra do thay đổi việc làm hoặc do cung cầu lao động không phù hợp. + Thất nghiệp cơ cấu: Xuất hiện do không có sự đồng bộ giữa tay nghề và cơ hội có việc làm khi động thái của nhu cầu và sản xuất thay đổi. + Thất nghiệp do thời vụ: Xuất hiện như là kết quả của những biến động thời vụ trong các cơ hội lao động. + Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh, tổng giá trị sản xuất giảm dần dẫn tới hầu hết các nhà sản xuất giảm lượng cầu đối với các yếu tố đầu vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp này, những chính sách nhằm khuyến khích để tăng tổng cầu thường mang lại kết quả tích cực. - Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp bao gồm: + Thất nghiệp tự nguyện là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động bỏ việc để tìm công việc khác tốt hơn hoặc chưa tìm được việc làm phù hợp với nguyện vọng. + Thất nghiệp không tự nguyện là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động chấp nhận làm việc ở mức tiền lương, tiền công phổ biến nhưng vẫn không tìm được việc làm. - Ở các nước đang phát triển, người ta chia thất nghiệp thành thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp vô hình. 6 [...]... bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm Tuy nhiên, do đặc điểm,... số và nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng đến vấn đề lao động và tạo việc làm cho người lao động Dân số và lao động là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, quy mô dân số càng lớn thì nguồn lao động càng nhiều và ngược lại Khi nguồn lao động càng lớn lại là sức ép đối với công tác tạo việc làm cho người lao động bởi vì: Khi cung về lao động lớn sẽ tạo ra một lượng lao động dư thừa cần giải quyết việc. .. dục và sức khỏe, nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động còn có động lực lao động Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động Những người lao động ở nông thôn được xem là cần cù, chịu thương chịu khó dó đó ý thức, trách nhiệm lao động của họ là rất tốt 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM KHU VỰC NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2001-2011 2.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội của nông thôn. .. phát triển sản xuất  Tạo việc làm Có thể hiểu tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trình người lao động làm việc Người lao động làm việc không chỉ tạo ra thu nhập cho riêng họ mà còn tạo... mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất 18 nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn 1.2.2 Đặc... vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân” - Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân Nguồn lao động về mặt... trở lên có việc làm + Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước độ tuổi quy định) Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động - Khái niệm về nguồn lao động nông thôn Nguồn lao động nông thôn. .. Tạo việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động đặc biệt là đối tượng lao động nông thôn Việt Nam có hơn 70,4% người lao động xuất thân từ nông thôn, về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế Do đó, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Tại nhiều làng quê, vấn đề dư thừa lao động trở nên đáng báo động. .. việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất sau việc làm chính - Phân loại việc làm dựa theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất và thu nhập 9 + Việc làm đầy đủ là sự thỏa mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập Một việc làm. .. đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ (độ dài thời gian lao động ở Việt Nam hiện nay là 8 giờ/ngày) + Việc làm có hiệu quả là việc làm với năng suất, chất lượng cao Đối với tầm vĩ mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lí nguồn lao động, tức là tiết kiệm được chi phí lao động, tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng của các sản phẩm làm ra và tạo ra nhiều chỗ làm việc để sử dụng

Ngày đăng: 19/11/2014, 18:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng (Tính đến 01/01/2009) - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng (Tính đến 01/01/2009) (Trang 29)
Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng dân số đô thị và nông thôn, 2000-2010. - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng dân số đô thị và nông thôn, 2000-2010 (Trang 30)
Bảng 2.6: Số lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp. - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.6 Số lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp (Trang 38)
Bảng 2.7. Cơ cấu dân số nông thôn theo tuổi và giới tính. - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.7. Cơ cấu dân số nông thôn theo tuổi và giới tính (Trang 39)
Bảng 3 cho thấy, ở nông thôn nhóm thanh niên tuổi 15-29 chiếm 28,8%. Nếu  kể cả nhóm thiếu niên (9,1%) thì cơ cấu tuổi trẻ chiếm đến 37,9% dân số nông thôn - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 3 cho thấy, ở nông thôn nhóm thanh niên tuổi 15-29 chiếm 28,8%. Nếu kể cả nhóm thiếu niên (9,1%) thì cơ cấu tuổi trẻ chiếm đến 37,9% dân số nông thôn (Trang 40)
Bảng 2.9 : Trường phổ thông ở nông thôn phân theo vùng, thời điểm - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.9 Trường phổ thông ở nông thôn phân theo vùng, thời điểm (Trang 43)
Bảng 2.10. Tình trạng đi học của người dân nông thôn, 2009 - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.10. Tình trạng đi học của người dân nông thôn, 2009 (Trang 44)
Bảng 2.11. Lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.11. Lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và (Trang 45)
Bảng 2.12. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.12. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ (Trang 46)
Bảng 2.13. Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.13. Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian (Trang 47)
Bảng 2.14. Tỷ Lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012011: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.14. Tỷ Lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w