1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

32 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 52,7 KB

Nội dung

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN

LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trang 2

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trước đây đã có một số tham luận, đề tài, công trình nghiên

cứu về quản lý hoạt động BD HSG như: Nguyễn Thị Nhung

(2014) với Sáng kiến kinh nghiệm “Quản lý chỉ đạo hoạt động BDHSG ở trường THCS” trường THCS Tân Tiến huyện Văn Giang –Hưng Yên

Các luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này như: Dương Kim Hiền (2014) với “Biện pháp quản lý hoạt động BD HSG ở các trường THPT huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam” Trương Thị

Tố Uyên (2014) với “Quản lý hoạt động BD HSG môn Ngữ văn trường THCS huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên” Ngô Quan Tuấn

(2015) với “Quản lý hoạt động BD HSG ở trường THPT chuyên

tỉnh Sơn La” Đào Thị Trang (2013) với “quản lý công tác BD

HSG trong các trường THCS quận Hồng Bàng thành phố Hải

Phòng” Nguyễn Duy Khâm (2014) với “Biện pháp quản lý BD HSG THCS huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình” Nguyễn Thị Liễu

(2013) với “Biện pháp quản lý hoạt động BD HSG của trườngTHPT chuyên Biên Hòa – Hà Nam”

- Các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thựctrạng hoạt động BD HSG ở các nhà trường thuộc nhiều địaphương trên cả nước Từ đó phân tích, chỉ ra các yếu tố ảnh

Trang 3

hưởng, nêu rõ những điểm mạnh, yếu của HĐ BD HSG Đề xuấtcác giải pháp quản lý để HĐ BD HSG đạt hiệu quả hơn.

Những đề tài trên là nguồn tài liệu quý giá để tác giả nghiêncứu, tham khảo, đối chiếu, so sánh khi tiến hành nghiên cứu đề tàiluận văn của mình

- Các nghiên cứu tập trung vào quản lý hoạt động BD HSGtại các nhà trường ở các địa phương Hầu hết các công trình trênthuộc cấp THCS hoặc các trường THPT Chuyên Đến nay, chưa

có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động BD HSG tại các trườngTHPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Các khái niệm cơ bản

Quản lý

- Quản lý

Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia): “quản lý (thuật

ngữ tiếng Anh là Management) đặc trưng cho quá trình điều khiển

và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổchức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tàinguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí lực và giá trị vô hình)”

“Quản lý” theo nghĩa từ Hán Việt gồm hai quá trình khác

nhau, kết hợp lại “Quản” là trông nom, coi sóc, giữ gìn, duy trì

Trang 4

một tổ chức, cá nhân ở một trạng thái ổn định “Lý” là sửa sang,sắp xếp, đổi mới, đưa hệ thống vào một định hướng, mục tiêu,khuôn mẫu phát triển Chính vì thế, trong hoạt động quản lý, nếunhà quản lý chỉ chú ý “quản” mà không quan tâm đến “lý” thì tổchức sẽ nặng nề, gò bó, khó phát triển, lâu dần sẽ trở nên trì trệ.Nếu chỉ lo đến “lý” mà không “quản” thì sẽ phát triển không chắcchắn, thiếu tính bền vững và thiếu sự định hướng Cho nên “quản”

và “lý” phải đi đôi kết hợp chặt chẽ với nhau thì hệ thống, tổ chứcmới ở thế cân bằng và phát triển bền vững được

Theo Từ điển Giáo dục học: "QL là hoạt động hay tác động

có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người QL) đến kháchthể QL (người bị QL) trong một tổ chức, nhằm làm cho một tổchức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [12;326]

Theo từ điển bách khoa toàn thư: “Quản lý là chức năng củanhững hệ thống có tổ chức và bản chất khác nhau (xã hội, sinhvật, kỹ thuật) Nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trìchế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, MĐ hoạt động”.[31;324]

Theo giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính:

“Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý

Trang 5

bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhấtđịnh” [14;7]

Mary parker Follett người được xem là khai sinh ra khoa họcquản trị đã đưa ra khái niệm về quản lý là: "nghệ thuật hoàn thànhcông việc thông qua người khác" Hay một khái niệm được khánhiều người thống nhất là: "QL là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức

và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được nhữngmục tiêu của tổ chức" [27;2]

Henry Fayol nhà quản lý người Pháp thì cho rằng: "Quản lýnghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra" [4;103]

Theo Harld Koontz: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nóđảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêucủa nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành mộtmôi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đíchcủa nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ítnhất " [4;12]

F.W.Taylor “cha đẻ của quản lý theo khoa học” cho rằng:

"Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đóthấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất".[4;12]

Trang 6

Chủ thể QL

Kế hoạch hóa

Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra

Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt thì: "Quản lý là quátrình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống làquá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhấtđịnh" [21;225]

Từ nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận trên, luận văn

xác định và sử dụng khái niệm: Quản lý là quá trình tác động có chủ đích từ chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm hướng đến mục tiêu của tổ chức, bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Có thể sơ đồ hóa quá trình quản lý như sau:

Sơ đồ Quá trình quản lý

Trang 7

- Quản lý giáo dục

GD tồn tại, vận động và phát triển cùng với sự phát triển của

xã hội loài người Nó có nhiệm vụ lĩnh hội kinh nghiệm của lịch

sử xã hội qua các thế hệ, truyền thụ lại cho các thế hệ sau làm tiền

đề và động lực thúc đẩy xã hội phát triển Từ đó hoạt động QLGD

ra đời như một tất yếu khách quan

Tùy theo quan điểm và cách nhìn của mỗi tổ chức và cá nhânnên khái niệm QLGD cũng có nhiều cách hiểu khác nhau:

Theo từ điển GD học (2001), NXB từ điển bách khoa Hà Nộithì: “QLGD (theo nghĩa rộng) là thực hiện việc QL trong lĩnh vực

GD QLGD (theo nghĩa hẹp) thì chủ yếu là QLGD thế hệ trẻ, GDnhà trường, GD trong hệ thống GD quốc dân”

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “QLGD là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủthể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí

GD của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội ViệtNam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-GD thế hệ trẻ, đưa

hệ GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.”[24;35]

Trang 8

Theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD là một chuỗi tác động hợp

lí (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ

chức-sư phạm của chủ thể QL đến tập thể GV và HS, đến những lựclượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùngcông tác, phù hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trườngnhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thànhnhững mục tiêu dự kiến.” [16;15]

Tác giả Nguyễn Gia Quý cho rằng: “QLGD là tác động có ýthức của chủ thể QL đến khách thể QL, nhằm đưa hoạt động GDtới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúngnhững quy luật khách quan của hệ thống QLGD vận dụng bốnchức năng QL: Lập kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch, kiểmtra-đánh giá để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình” [25;2]

Tác giả Đỗ Ngọc Đạt quan niệm: "QLGD là sự tác động có

tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lýtrong hệ thống GD, sử dụng tốt nhất tiềm năng và điều kiện nhằmđạt được mục tiêu quản lý đã đề ra theo đúng luật định và thông lệhiện”.[5;8]

Như vậy, dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau, song vềmặt bản chất, QLGD vẫn là sự tác động có định hướng, có chủđích của chủ thể QL lên đối tượng QL, bằng cách thức hiện các

Trang 9

chức năng quản lý, nhằm đưa hoạt động của từng cơ sở GD vậnhành và đạt mục tiêu đề ra.

Bồi dưỡng

Khái niệm “bồi dưỡng” được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu

và đưa ra các định nghĩa khác nhau: BD là bổ dưỡng thêm; vun đắp sửa sang lại.[2;78]

Xét về nghĩa tinh thần: BD là làm tăng thêm về năng lực phẩm chất [30;95]

Xét về kiến thức nghiệp vụ: BD là làm cho tốt hơn, giỏi hơn.

[31;101]

UNESCO định nghĩa: Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình

độ nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức

có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng, chuyên môn nghiệp

vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp

Từ điển Giáo dục học (trang 235) định nghĩa: "Bồi dưỡngtheo nghĩa rộng là quá trình giáo dục đào tạo nhằm hình thànhnhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo địnhhướng mục tiêu đã chọn Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là trang bịthêm kiến thức, kĩ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiệnnăng lực hoạt động trong lĩnh vực cụ thể"

Trang 10

Tóm lại, bồi dưỡng là bổ sung, cung cấp thêm những thiếuhụt về tri thức, cập nhật thêm cái mới trên cơ sở những cái cũ đã

có nhằm mở mang có hệ thống những tri thức, kĩ năng, nghiệp vụ,làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả trong quá trình laođộng Trong quá trình bồi dưỡng, vai trò chủ thể của người học làyếu tố quyết định chất lượng các hoạt động bồi dưỡng, thông quacon đường tự học, tự bồi dưỡng và phát huy nội lực cá nhân

Học sinh giỏi

Theo Trần Bá Hoành: “là học sinh có tiềm năng của sự

"thông thạo" Trước hết, HSG là học sinh luôn hoàn thành tốt

nhiệm vụ học tập, luôn đạt được những điểm số cao”.[10;70]

Luật bang Georgia (Hoa Kỳ) định nghĩa HSG như sau:

"HSG là HS chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao và có khảnăng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt xuấtsắc trong lĩnh vực lý thuyết khoa học; người cần một sự giáo dụcđặc biệt và sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng vớinăng lực của người đó" - (Georgia Law).[29;15]

Cơ quan Giáo dục Hoa Kỳ miêu tả khái niệm HSG: “Đó lànhững HS có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trộitrong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệthuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt Những HS này thể

Trang 11

hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội, vănhóa và kinh tế”.[29;15]

Nói chung, HSG là những học sinh có trí thông minh, ócsáng tạo, có sự đam mê và tò mò khoa học, nghệ thuật Chúng có

sự tự tin, có những năng lực vượt trội trong một hoặc nhiều lĩnhvực, hơn hẵn những học sinh khác cùng lứa tuổi Để những họcsinh này phát triển tốt thì cần có phương pháp giáo dục, tổ chứcnhững hoạt động có tính đặc thù, không theo những phương pháp,hoạt động thông thường dành cho học sinh đại trà của nhà trường,giúp bồi đắp nâng cao các năng lực nêu trên Nhìn chung các nướcđều dùng hai thuật ngữ chính là gift (giỏi, có năng khiếu) và talent(tài năng)

Theo Nguyễn Cảnh Toàn: “Năng khiếu là năng lực còn tiềmtàng về một hoạt động nào đó nhưng chưa bộc lộ ở thành tích cao

vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết và chưathành thạo trong lĩnh vực hoạt động đó” [26;19]

Người có tiềm năng của sự sáng tạo, có năng khiếu nếu đượcphát hiện, giáo dục, BD đúng mức sẽ có nhiều khả năng trở thànhtài năng thành công trên lĩnh vưc mà người đó thể hiện Dù có tàinăng trên các lĩnh vực khác nhau, nhưng những người tài năngđều có một số nét giống nhau là:

Trang 12

Thông tuệ: người tài năng thường thông minh, trí tuệ phát

triển, có năng lực tư duy tốt Họ tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu.Họ có khả năng suy diễn, quy nạp, khái quát hóa, trừu tượnghóa, tốt

Sáng tạo: Họ có óc tư duy độc lập, có óc phê phán, không

suy nghĩ theo đường mòn, luôn muốn đi vào bản chất, tìm ra quyluật của hiện tượng, sự kiện, có khả năng dự báo,

Có một số phẩm chất nổi bật như: say mê, tò mò, hoạt động

có MĐ, trung thực, kiên trì vượt khó, giàu lòng vị tha và tinh thầnnhân văn, có ý chí vươn lên, với tinh thần chủ động

Ba mặt thông tuệ, sáng tạo và một số phẩm chất nổi bật với

các biểu hiện cụ thể nêu trên tạo nên cấu trúc của tài năng Ngoài

ra, người tài còn có một số năng lực nổi trội khác, về một số lĩnhvực đã có hoặc sẽ có trong đời sống xã hội

HSG là những học sinh có tiềm năng và có các biểu hiệnthông thạo, có năng lực đặc biệt ở một môn hoặc một nhóm mônhọc nào đó trong chương trình giáo dục THPT; có khả năng bồidưỡng để đạt được kết quả cao trong các kì thi HSG các cấp

Trang 13

Trong thực tế, có học sinh xếp loại học lực giỏi nhưng lạikhông có năng lực đặc biệt ở một môn học nào, không có khảnăng bồi dưỡng để đạt giải trong các kì thi HSG và ngược lại.

Bồi dưỡng học sinh giỏi

Hoạt động dạy học là hệ thống những hành động phối hợp,tương tác giữa GV và HS, trong đó, dưới tác động chủ đạo của

GV, HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoahọc, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức,năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và nhữngphẩm chất của nhân cách [11;7]

Hoạt động BD HSG cũng là một HĐ dạy học, nhưng ở dạngđặc biệt Bồi dưỡng HSG là chủ động tạo ra môi trường và nhữngđiều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực củamình Cụ thể là: người học vừa phát huy cao độ tiềm năng, nội lực

cá nhân, vừa tiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực.Trong môi trường có ngoại lực, người giáo viên có vai trò đặc biệtquan trọng Họ giúp cho người học về kiến thức, phương pháp họctập, nghiên cứu, phương pháp tư duy, thu thập và sử dụng thôngtin để tự học, tự bồi dưỡng Qua quá trình bồi dưỡng, người họcđược mở mang tri thức, kĩ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểubiết, nâng cao hiệu quả trong học tập, nghiên cứu

Trang 14

BD HSG là sự chủ động của nhà trường, tạo môi trường,điều kiện phù hợp để các học sinh có năng lực nổi trội, đặc biệt cóđiều kiện phát huy hết khả năng, năng lực của mình và đạt đượcthành tích cao trong học tập và rèn luyện.

Ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường Trung học phổ thông

Ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng Học sinh giỏi ở trường Trung học phổ thông

BD HSG ở THPT là một hoạt động có ý nghĩa nhằm thựchiện mục tiêu BD nhân tài, góp phần vào tiến trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

Tầm quan trọng của việc BD HSG được thể hiện qua báo cáo

chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng VI: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và BD công phu Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ…"

Theo điều 35, nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáodục đã quy định “Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm phát hiện,

BD người học có năng khiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho người

Trang 15

học có năng khiếu phát triển tài năng trên cơ sở bảo đảm giáo dụctoàn diện” [22].

Hoạt động BD HSG có ý nghĩa hết sức to lớn đối với bảnthân mỗi HS Được tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi giúp các emnắm vững được các kiến thức cơ bản, được tiếp cận và giải quyếtcác vấn đề chuyên sâu nâng cao của bộ môn được bồi dưỡng;được rèn luyện phương pháp học tập chủ động, sáng tạo; tạo môitrường, xây dựng ý thức tự học tốt; xây dựng ý thức tò mò vàkhám phá khoa học; là tiền đề cho học tập nâng cao trình độ bộmôn được bồi dưỡng nói riêng cũng như trong học tập nghiên cứukhoa học nói chung

Hoạt động BD HSG giúp nâng cao chất lượng dạy học củanhà trường, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho giáoviên Có HS đạt HSG các cấp, uy tín và vị thế của nhà trường sẽđược nâng cao, tạo niềm tin trong học sinh, phụ huynh và ngành

về chất lượng giảng dạy của nhà trường

Cơ sở pháp lý của hoạt động Bồi dưỡng Học sinh giỏi

Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm

2013 nêu rõ: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằmnâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, BD nhân tài"

Trang 16

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã nêu: "Pháttriển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, BD nhân tài.Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học" Nghịquyết nhấn mạnh mục tiêu: " Đối với giáo dục phổ thông, tậptrung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lựccông dân, phát hiện và BD năng khiếu, định hướng nghề nghiệpcho HS Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáodục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốtđời ".

Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược phát triển giáo dục ViệtNam trong giai đoạn 2011 đến 2020 nêu rõ: "phải chú trọng thỏamãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năngkhiếu được phát triển tài năng" Đồng thời mục tiêu của chiếnlược cũng khẳng định “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta đượcđổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,

xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục

Ngày đăng: 03/12/2018, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w