1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ

110 739 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Như vậy, việc đào tạo phát triển nhân tài nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, vừa là mục tiêu, yêu cầu, trách nhiệm, đồng thời là đòi hỏi của xã hội đối với ngành giáo dục và

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những gì viết trong luận văn là do sự tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phó Đức Hòa

Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ Hội đồng nào và cũng chưa hề được công bố trên bất kỳ phương tiện nào

Tác giả xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Văn Đức

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Khoa Quản lý giáo dục, phòng sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy giúp tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Thị Đức,

người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và góp ý kiến hoàn thiện luận văn này

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Thủy; Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng và giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, cùng bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu,

số liệu, tham gia đóng góp nhiều ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Mặc dù có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Văn Đức

Trang 5

iii

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iv

Danh mục chữ cái viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

3.1 Khách thể nghiên cứu 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4

7.3 Nhóm phương pháp khác 5

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS 6

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Những khái niệm cơ bản về học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi 8

Trang 7

v

1.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi

dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS 13 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học

sinh giỏi trong nhà trường 21 Kết luận chương 1 24

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN

LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH THỦY, HUYỆN

THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 25

2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Thanh Thủy,

tỉnh Phú Thọ 25 2.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển giáo dục huyện Thanh

Thủy, tỉnh Phú Thọ và những nguyên nhân 29 2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS

Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 31 2.4 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Thanh

Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 38 2.5 Thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường

THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 42 2.6 Đánh giá chung về thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng

học sinh giỏi ở trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy,

tỉnh Phú Thọ 53 2.7 Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở

trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 55

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi

Kết luận chương 2 58

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH THỦY, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 59

3.1 Các định hướng và nguyên tắc xây dựng biện pháp 59

3.2 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 63

3.3 Các biện pháp cụ thể 65

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 76

3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 77

Kết luận chương 3 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Khuyến nghị 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC

Trang 9

iv

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.Thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường 33

Bảng 2.2 Số lượng cán bộ, GV, NV nhà trường trong 5 năm từ 2008-2013 33

Bảng 2.3 Danh hiệu thi đua của GV đạt được trong 5 năm từ 2008-2013 34

Bảng 2.4 Kết quả giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong 5 năm từ 2008-2013 34

Bảng 2.5 Kết quả học lực của trường 5 năm từ 2008-2013 35

Bảng 2.6 Kết quả hạnh kiểm của trường 5 năm từ 2008-2013 35

Bảng 2.7 Kết quả học sinh đạt giải các cấp trong 5 năm từ 2008-2013 35

Bảng 2.8 Kết quả HS thi đỗ vào các trường chuyên từ 2008-2013 36

Bảng 2.9 Kết quả HS thi đỗ vào các trường THPT công lập từ 2008-2013 37

Bảng 2.10 Kinh phí chi phục vụ công tác BDHSG từ 2008-2013 37

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát tính cần thiết của việc bồi dưỡng HSG 44

Bảng 2.12: Khảo sát tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG 44

Bảng 2.13: Mức độ thực hiện các biện pháp bồi dưỡng HSG 44

Bảng 2.14 Mức độ đáp ứng của các biện pháp bồi dưỡng HSG 46

Bảng 2.15 So sánh giữa mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng của biện pháp 47

Bảng 2.16 Mức độ thực hiện biện pháp Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG 48

Bảng 2.17 Mức độ thực hiện biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG 49

Bảng 2.18 Mức độ thực hiện biện pháp thực hiện các quy định về công tác thi đua khen thưởng đối với HSG và GV bồi dưỡng HSG 50

Bảng 2.19 Mức độ thực hiện biện pháp thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên các hoạt động Bồi dưỡng HSG có hiệu quả 51

Bảng 2.20 Mức độ thực hiện biện pháp tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi hoạt động bồi dưỡng HSG của GV và HS 52

Bảng 3.1: Dự báo quy mô lớp, học sinh trong 5 năm từ 2014-2019 62

Bảng 3.2: Dự kiến số học sinh giỏi các cấp trong 5 năm 2014-2019 62

Bảng 3.3 Dự kiến HS thi đỗ vào các trường Chuyên từ năm 2014-2019 63

Bảng 3.4 Dự kiến HS thi đỗ vào THPT Công lập từ năm 2014-2019 63

Bảng 3.5: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp 78

Bảng 3.6: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp 80

Trang 11

vi Bảng 3.7 Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp 82

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quan hệ của các chức năng quản lý 16 Biểu đồ 2.1 So sánh cơ cấu kinh tế giữa các ngành năm 2005, 2008, 2013 26 Biểu đồ 2.2 Sự thay đổi về số lượng học sinh qua các năm học 27 Biểu đồ 3.1 Biểu diễn tính cần thiết của những biện pháp đề xuất 79 Biểu đồ 3.2 Biểu diễn tính khả thi của những biện pháp đề xuất 81 Biểu đồ 3.3 Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất 83

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng đến yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) đã nêu “ phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững” và “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [6];

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đã tiếp tục khẳng định: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển, đẩy mạnh phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020 [10];

Ngày nay, chúng ta đang đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước Quá trình hội nhập quốc tế đã mang lại cho chúng ta rất nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực Cùng với các cấp, các ngành

và toàn xã hội, ngành giáo dục và đào tạo nói chung và các nhà trường nói riêng phải có trách nhiệm từng bước đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi đó để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Như vậy, việc đào tạo phát triển nhân tài nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, vừa là mục tiêu, yêu cầu, trách nhiệm, đồng thời là đòi hỏi của xã hội đối với ngành giáo

dục và đào tạo và các nhà trường hiện nay;

Trong những năm qua, ngành giáo dục và các nhà trường đã có nhiều cố gắng và trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận và đánh giá cao Tuy nhiên, trên thực tế công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và hiệu quả học sinh giỏi còn bộc lộ một số những vấn đề yếu kém, bất cập như sau:

Trang 14

Lãnh đạo các trường mới chỉ quan tâm đến việc bồi dưỡng chất lượng giáo dục đại trà mà chưa chú ý nhiều đến bồi dưỡng học sinh giỏi, việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi còn mang tính tự phát, thời vụ;

Chưa xây dựng được kế hoạch và có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng học sinh giỏi lâu dài, việc đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy, thiết bị và kinh phí cho giáo viên tham gia trực tiếp bồi dưỡng còn hạn chế, lãnh đạo nhiều trường coi trách nhiệm bồi dưỡng học sinh giỏi là của giáo viên, do vậy không thường xuyên tham gia quản lý, chỉ đạo, động viên khuyến khích giáo viên và học sinh kịp thời;

Đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng trình độ còn hạn chế, chưa chú trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng, điều kiện cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn; Công tác thi đua khen thưởng, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, học sinh giỏi chưa thỏa đáng, dẫn tới chưa tạo được động lực thi đua trong nhà trường Những tồn tại, hạn chế đó, nếu không được giải quyết dứt điểm, kịp thời thì sẽ

có nguy cơ chất lượng học sinh giỏi trong thời gian tới đây sẽ giảm sút

Trường THCS Thanh Thủy là trường trọng điểm, là trung tâm giáo dục chất lượng cao khối THCS của huyện Thanh Thủy, có nhiệm vụ chính là tham gia bồi dưỡng các đội tuyển HSG của huyện Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của trường chủ yếu làm theo kinh nghiệm chủ quan Việc xác định được các biện pháp quản lý mang tính khoa học, bền vững có hệ thống là vấn đề cấp bách và cần thiết để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà và hội nhập quốc tế

Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn vấn đề “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Thanh Thủy - huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu khoa học

nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường trong giai đoạn hiện nay

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường THCS, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

4 Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa bàn huyện, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy đã được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả nhất định Song, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, chất lượng bồi dưỡng vẫn bộc lộ một số những tồn tại, hạn chế Nếu có các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường, đặc biệt là trường trọng điểm thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa bàn huyện, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý giáo dục, quản lý hoạt

động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS;

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi và các biện

pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ;

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở

trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của trường

Trang 16

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG trong 5 năm từ năm học 2008-2009 đến nay và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BDHSG tại 05 trường THCS trên địa bàn huyện, gồm:

1 Trường THCS Thanh Thủy;

2 Trường THCS La Phù;

3 Trường THCS Đoan Hạ;

4 Trường THCS Yến Mao;

5 Trường THCS Xuân Lộc

Đặc biệt, luận văn tập trung nghiên cứu kỹ tại trường THCS Thanh Thủy,

là trường trọng điểm của huyện

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài gồm: Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi; lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi; nghiên cứu về mục tiêu giáo dục học sinh THCS, mục tiêu dạy học học sinh giỏi; Lý luận về học sinh giỏi: Một số quan điểm về học sinh giỏi, đặc điểm học tập của học sinh giỏi; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

kết quả dạy học học sinh giỏi

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp quan sát sư phạm

Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của Ban giám hiệu, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh học bồi dưỡng học sinh giỏi ở 05 trường THCS, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ;

* Phương pháp điều tra bằng phiếu: Xây dựng bảng hỏi, nghiên cứu về biện

pháp quản lý hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy;

Trang 17

* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

7.3 Nhóm phương pháp khác

* Phương pháp xin ý kiến chuyên gia:

+ Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo phụ trách quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ;

+ Thăm dò bằng phiếu cán bộ giáo viên có kinh nghiệm dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi, đại diện hội cha mẹ HS tại các trường THCS trên địa bàn huyện, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ;

* Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm tại trường trung học

cơ sở Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi đã nghiên cứu trong luận văn

* Phương pháp thống kê toán học

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề quản lý giáo dục, quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS;

Chương 2: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ;

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Trên thế giới việc đào tạo và phát triển nhân tài đã có từ rất lâu Ở Trung Quốc, từ đời nhà Đường những trẻ em có tài đặc biệt được mời đến sân Rồng

để học tập và được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt;

Trong tác phẩm phương Tây, Plato cũng đã nêu lên các hình thức giáo dục (GD) đặc biệt cho HSG Ở châu Âu trong suốt thời phục hưng, những người có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc, văn học đều được nhà nước và các

tổ chức cá nhân bảo trợ, giúp đỡ;

Đối với nước Mỹ, một siêu cường của thế giới, với trình độ khoa học, công nghệ phát triển rất cao với một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại bậc nhất trên thế giới, mãi đến thế kỉ 19 mới chú ý tới vấn đề GD học sinh giỏi và tài năng Đầu tiên là hình thức GD linh hoạt tại trường St Public Schools Louis

1868 cho phép những HSG học chương trình 6 năm trong vòng 4 năm; sau đó lần lượt là các trường Woburn; Elizabeth; Cambridge…;

Và trong suốt thế kỉ XX, HSG đã trở thành một vấn đề của nước Mỹ với hàng loạt các tổ chức và các trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng học sinh giỏi ra đời Năm 2002 có 38 bang của Hoa Kỳ có đạo luật về giáo dục HSG (Gifted & Talented Student Education Act) trong đó 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ cho việc GD học sinh giỏi;

Nước Anh thành lập cả một Viện hàn lâm quốc gia dành cho học sinh giỏi và tài năng trẻ và Hiệp hội quốc gia dành cho học sinh giỏi, bên cạnh Website hướng dẫn GV dạy cho HS giỏi và HS tài năng;

Từ năm 2001 chính quyền New Zealand đã phê chuẩn kế hoạch phát triển chiến lược HSG CHLB Đức có Hiệp hội dành cho HSG và tài năng Đức ;

Trang 19

Giáo dục Phổ thông Hàn Quốc có một chương trình đặc biệt dành cho HSG nhằm giúp chính quyền phát hiện HS tài năng từ rất sớm Năm 1994 có khoảng 57/ 174 cơ sở GD ở Hàn Quốc tổ chức chương trình đặc biệt dành cho HSG;

Từ năm 1985, Trung Quốc thừa nhận phải có một chương trình GD đặc biệt dành cho hai loại đối tượng HS yếu kém và HSG, trong đó cho phép các HSG có thể học vượt lớp;

Một trong 15 mục tiêu ưu tiên của Viện quốc gia nghiên cứu giáo dục và đào tạo Ấn Độ là phát hiện và bồi dưỡng HS tài năng ;

Phần lớn các nước đều chú ý bồi dưỡng HSG từ Tiểu học Cách tổ chức dạy học cũng rất đa dạng: có nước tổ chức thành lớp, trường riêng một số nước tổ chức dưới hình thức tự chọn hoặc course học mùa hè, một số nước do các trung tâm tư nhân hoặc các trường đại học đảm nhận ;

Tuy vậy, cũng có một số nước không có trường lớp chuyên cho HSG như Nhật Bản và một số bang của Hoa Kỳ Chẳng hạn: Từ 2001, với đạo luật

“Không một đứa trẻ nào bị bỏ rơi” (No Child Left Behind) giáo dục HSG

ở Georgia về cơ bản bị phá bỏ Nhiều trường không còn là trường riêng, lớp riêng cho HSG, với tư tưởng các HSG cần có trong các lớp bình thường nhằm giúp các trường lấp lỗ hổng về chất lượng và nhà trường có thể đáp ứng nhu cầu giáo dục HSG thông qua các nhóm và các course học với trình độ cao;

Chính vì thế vấn đề bồi dưỡng HSG đã trở thành vấn đề thời sự gây nhiều tranh luận: “Nhiều nhà GD đề nghị đưa HSG vào các lớp bình thường với nhiều HS có trình độ và khả năng khác nhau, với một phương pháp giáo dục như nhau;

Tuy nhiên nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng giáo viên các lớp bình thường không được đào tạo và giúp đỡ tương xứng với chương trình dạy cho HSG Nhiều nhà GD cũng cho rằng những HS dân tộc ít người và không có điều kiện kinh tế cũng không tiếp nhận được chương trình giáo dục dành cho HSG Trong khi quỹ dành cho GD chung là có hạn nên sẽ ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đào tạo tài năng và HS giỏi”

Trang 20

1.1.2 Ở Việt Nam

Vấn đề bồi dưỡng người tài đã được nhiều triều đại Việt Nam trải qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã rất coi trọng việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn

Miếu, ông ghi nhận về tri thức “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn, nguyên khí suy nhược thì nước yếu và ngày càng xuống cấp” Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức” Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nước nhà còn phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức…”;

Kế thừa truyền thống hiếu học, trọng giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp GD&ĐT, quan tâm đến nhân tố con người và bồi dưỡng người tài Với quan điểm "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", chất lượng GD có nhiều chuyển biến và đội ngũ HSG Việt Nam ngày càng được phát triển thể hiện qua số lượng HSG đạt giải cao trong kỳ thi thế giới

Đã có nhiều HSG trở thành các nhà khoa học đầu ngành trong tất cả các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật đang phục vụ trong nước và trên toàn thế giới như GS.TS Ngô Bảo Châu, người đã đạt giải thưởng Fields danh giá trong lĩnh vực Toán học năm

2010 và nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới khác

1.2 Những khái niệm cơ bản về học sinh giỏi và bồi dƣỡng học sinh giỏi

1.2.1 Năng lực, tài năng, năng khiếu

1.2.1.1 Năng lực

Là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định

1.2.1.2 Tài năng (trình độ cao của năng lực là tài năng):

Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo tiền đề thuận lợi cho con người sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao Tài năng được rèn luyện, hình

Trang 21

thành trong quá trình hoạt động của con người Người có năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời thì có nhiều cơ hội trở thành tài năng

1.2.1.3 Năng khiếu

Là "mầm mống" của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong tương lai Năng khiếu không được tạo ra mà chỉ được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em Năng khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh

- di truyền thể hiện ở các tố chất sinh lý, thần kinh trội tương hợp với năng khiếu

có ở một người

1.2.2 Các giai đoạn phát triển của một tài năng

1.2.2.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn sinh học: (từ lúc người mẹ mang thai đến lúc

đứa trẻ ra đời):

Đây là giai đoạn hình thành các tổ chức cấu trúc tế bào, gắn bó chặt chẽ với việc hình thành và phát triển của thai nhi cũng như việc nảy sinh (hoặc thui chột) mầm mống ban đầu tài năng của mỗi con người

1.2.2.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh - xã hội: (Bắt đầu từ lúc đứa trẻ ra đời cho tới lúc đứa trẻ trưởng thành): Đây là giai đoạn nảy sinh, bộc lộ, phát triển và xác lập năng lực

1.2.2.3 Giai đoạn 3: Giai đoạn xã hội

Đây là giai đoạn tài năng được thể hiện, được sử dụng trong thực tiễn, mang lại các kết quả, các cống hiến cụ thể

1.2.3 Học sinh giỏi, học sinh giỏi THCS

lý thuyết/khoa học; người cần một sự giáo dục đặc biệt/ và sự phục vụ đặc biệt

để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó” (Georgia Law)

Trang 22

Cơ quan giáo dục Hoa Kỳ miêu tả khái niệm “học sinh giỏi” như sau: Đó

là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt Những HS này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội, văn hóa và kinh tế”

Nhiều nước quan niệm: HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết Những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động không theo những điều kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêu trên

Hay nói một cách khác: HSG là học sinh có tiềm năng của sự

"thông thạo"

1.2.3.2 Học sinh giỏi THCS

HSG về một môn học nào đó là sự đánh giá, ghi nhận kết quả học tập

mà các em đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu môn học ở từng lớp và cả cấp THCS Kết quả ở mỗi môn học của học sinh được thể hiện thông qua kiến thức

và kỹ năng mà các em có được, đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư duy, qua thái độ và cách ứng xử, qua cách vận dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống thường ngày

1.2.4 Khái niệm bồi dưỡng học sinh giỏi

Theo Từ điển Giáo dục học 2001, bồi dưỡng được định nghĩa như sau:"Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao

và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể" [13];

Bồi dưỡng HSG là chủ động tạo ra môi trường và những điều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình, đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực (người thầy có vai trò quan trọng hàng đầu trong môi trường có tính ngoại lực); mà cốt lõi là giúp cho người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy, cách tự đánh giá,

Trang 23

tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để

HSG có óc tư duy độc lập, luôn tìm cái mới, hiểu khá sâu về bản chất và hiện tượng, có cách giải hay, ngắn gọn và sáng tạo;

HSG rất say mê tò mò, ham hiểu biết, biết vượt khó, lao vào cái mới, có

ý chí phấn đấu vươn lên

1.2.6 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS

Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG được thể hiện qua báo cáo chính

trị của ban chấp hành Trung ương Đảng VI: "Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ" [8]

1.2.7 Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi

Mục đích chính của việc bồi dưỡng HSG và HS tài năng nhìn chung các nước đều khá giống nhau Có thể nêu lên một số điểm chính sau đây:

- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của trẻ;

- Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo;

- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời;

- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm;

- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội;

- Phát triển phẩm chất lãnh đạo

Trang 24

- Mục đích của việc bồi dưỡng HSG được quy định rõ ràng trong điều I, Quy chế thi HSG quốc gia là: “Thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện

mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước”.[5]

1.2.8 Các hình thức, biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi

Nhiều tài liệu khẳng định: HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình HSG

để phát triển và đáp ứng được tài năng của họ;

Từ điển bách khoa Wikipedia trong mục Giáo dục HSG (gifted education) nêu lên các hình thức sau đây:

- Lớp riêng biệt (Separate classes): HSG được rèn luyện trong một lớp

hoặc một trường học riêng, thường gọi là lớp chuyên, lớp năng khiếu Nhưng lớp hoặc trường chuyên (độc lập) này có nhiệm vụ hàng đầu là đáp ứng các đòi hỏi cho những HSG về lí thuyết (academically) Hình thức này đòi hỏi ở nhà trường rất nhiều điều kiện (không dựa vào được các gia đình phụ huynh) từ việc bảo vệ HS, giúp đỡ và đào tạo phát triển chuyên môn cho giáo viên đến việc biên soạn chương trình, bài học

- Phương pháp Mông-te-xơ-ri (Montessori method): Trong một lớp HS

chia thành ba nhóm tuổi, nhà trường mang lại cho HS những cơ hội vượt lên so với các bạn cùng nhóm tuổi Phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng được các mức độ khá tự do, nó hết sức có lợi cho những HSG trong hình thức học tập với tốc độ cao

- Tăng gia tốc (Acceleration): Những HS xuất sắc xếp vào một lớp có

trình độ cao với nhiều tài liệu tương ứng với khả năng của mỗi HS Một số trường Đại học, Cao đẳng đề nghị hoàn thành chương trình nhanh hơn để HS

Trang 25

có thể học bậc học trên sớm hơn Nhưng hướng tiếp cận giới thiệu HSG với những tài liệu lí thuyết tương ứng với khả năng của chúng cũng dễ làm cho HS

xa rời xã hội

- Học tách rời (Pull-out) một phần thời gian theo lớp HSG, phần còn lại

học lớp thường

- Làm giàu tri thức (Enrichment) toàn bộ thời gian HS học theo lớp bình

thường, nhưng nhận tài liệu mở rộng để thử sức, tự học ở nhà

- Dạy ở nhà (Homeschooling) một nửa thời gian học tại nhà học lớp,

nhóm, học có cố vấn (mentor) hoặc một thầy một trò (tutor) và không cần dạy

- Trường mùa hè (Summer school) bao gồm nhiều course học được tổ

chức vào mùa hè

- Sở thích riêng (Hobby) một số môn thể thao như cờ vua được tổ chức

dành để cho HS thử trí tuệ sau giờ học ở trường

1.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS

1.3.1 Quản lý, Quản lý Giáo dục, Quản lý nhà trường THCS

1.3.1.1 Quản lý

a) Khái niệm:

Từ khi xã hội loài người có tổ chức, có sự phân công, hợp tác lao động thì cũng từ đó xuất hiện hoạt động quản lý Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động trong một tổ chức nhất định nhằm đạt được hiệu quả lao động cao hơn Vì vậy quản lý mang tính lịch sử, nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người Chủ nghĩa Mác đã đề cao vai trò của quản lý: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đều tiến hành trên quy mô tượng đối lớn tuỳ theo các cách tiếp cận, mà có nhiều cách định nghĩa về hoạt động quản lý như:

- Theo quan điểm kinh tế học, nhà kinh tế học người Mỹ - Frederic Wiliam Taylo (1856- 1915), một nhà kinh tế học Anh cho rằng: "Quản lý là

Trang 26

một nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất";

- Theo nhà lý luận quản lý kinh tế Pháp Henry Fayon (1841-1925):

"Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra" Ông đã khẳng định "khi con người lao động hợp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành, và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nên mục tiêu của tổ chức";

- Theo quan điểm của H Koontz người Mỹ thì: "Quản lý là hoạt động đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức trong một môi trường và đối với những điều kiện nguồn lực cụ thể" ;

- Khi nói về vai trò của quản lý trong xã hội, ý kiến của Paul Hersey và Ken Blanc Heard trong cuốn: "quản lý nguồn nhân lực" là: "Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý với người bị quản lý, nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của

tổ chức";

- Theo Mary Parker Pollett (1868-1933) thì quản lý là: "Nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác", là: "Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên của tổ chức, và sử dụng tất

cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức" (Stonner,1995);

- Theo từ điển Tiếng Việt: “ Quản lý là trông coi, giữ gìn theo yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [13];

- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã định nghĩa về quản lý là: "Sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích [18]

Trang 27

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là tác động có mục đính, có

kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể của những người lao động nói chung

là khách thể quản lí nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến” [35];

Do đó, quản lí là một hoạt động của chủ thể quản lí nhằm thiết kế và tạo

ra môi trường mà ở đó có mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong hoạt động lao động của xã hội nhất định để đạt được mục tiêu, dự kiến trong những điều kiện, phương tiện và các hoạt động khác của xã hội Quản lí có tầm quan trọng đặc biệt đó là tính hiệu quả tối ưu trong các hoạt động Chất lượng quản lí được đánh giá ở chỗ cùng mục tiêu và kết quả người quản lí giỏi sẽ đưa tập thể đạt đến nhanh hơn, ít tốn kém hơn và thoả mãn yêu cầu đặt ra cho công tác quản lí;

Quản lí một đơn vị (cơ sở sản xuất, cơ quan, trường học ) với tư cách là một hệ thống xã hội thì cần có cả một khoa học và nghệ thuật để tác động vào

hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động;

Từ những cách hiểu của các tác giả trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm

về quản lý là: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản

lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra"

b)Chức năng của quản lý

Quản lý cũng như các hoạt động khác đều có chức năng riêng của nó Quản lí có thể có rất nhiều chức năng khác nhau, nhưng cơ bản có thể xác định

quản lí có 4 chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

* Kế hoạch:

Đây là chức năng hoạch định, công việc đầu tiên của các nhà quản lí, xác định mục đích, mục tiêu, nội dung, biện pháp, điều kiện để tiến hành mọi công việc Với công việc đã có, nhà quản lí phối hợp các nguồn lực trong một quy trình tổ chức nhất định để đạt được hiệu quả tối ưu

* Tổ chức:

Tổ chức là quá trình gắn kết các thành tố, các bộ phận để đạt được mục đích, hiệu quả trong việc thực hiện kế hoạch Tổ chức gắn liền với phân công

Trang 28

và phân cấp Hai yếu tố có tác động mang tính quyết định đến quy trình tổ chức

là cơ chế và năng lực của nhà quản lí Có tổ chức thì bộ máy của một cơ quan,

tập thể mới hoàn thành tốt và đạt hiệu quả cao

* Chỉ đạo:

Xem như chỉ đạo là một công việc của một “nhạc trưởng”, người lãnh đạo dẫn dắt, hướng dẫn, điều chỉnh mọi liên kết, mọi hoạt động của tổ chức trong đơn vị để hoàn thành những mục tiêu đã vạch ra Nhà quản lí, chỉ đạo điều hành các văn bản, quyết định hành chính và tôn trọng nguyên tắc dân chủ trong điều hành

* Kiểm tra:

Thực tế muốn biết được hiệu quả của việc điều hành, vận hành của bộ máy nhà nước, một tổ chức thì vấn đề không thể thiếu được đó là công tác kiểm tra của người quản lí Có thể nói không thanh tra, kiểm tra, coi như không quản lí Tác động của kiểm tra là để uốn nắn, điểu chỉnh đánh giá và tự điểu chỉnh cho một chu kỳ hoạt động Vậy muốn kiểm tra đúng thực chất thì phải có chuẩn Nó là các thước mà người thực hiện và người đánh giá phải tuân theo

Bốn chức năng cơ bản của quản lý: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra có quan hệ chặt chẽ, biện chứng, bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lý Trong chu trình đó yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện vừa là phương tiện để thực hiện các chức năng quản lý Quan hệ giữa các chức năng quản lý và thông tin được biểu hiện bằng sơ đồ sau:

Trang 29

1.3.1.2 Quản lý giáo dục

a) Khái niệm:

- Khái niệm về giáo dục:

Giáo dục là một hiện tượng xã hội loài người, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được bảo tồn, kế thừa và bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn và trên cơ sở đó, xã hội loài người không ngừng phát triển tiến lên

- Khái niệm về quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quy trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất Có tác giả đã đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục: Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất;

Trong cuốn “cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục” của M.I.Kondacov có viết: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh thì chúng ta không hiểu quản lý nhà trường là hệ thống xã hội chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hướng của chủ thể quản lí trên cơ sở các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu của xã hội - kinh

tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”;

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học, có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa được đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, của dân tộc [28];

Trang 30

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ theo yêu cầu phát triển của xã hội Ngày nay với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [15];

Theo M.I Kondacov: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng lẫn số lượng” (Cơ sở lý luận khoa học về quản lý giáo dục- Viện khoa học giáo dục-Hà Nội);

Có thể hiểu ngắn gọn là: "Quản lý giáo dục là sự điều hành hệ thống

giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân"

Từ ý kiến của các nhà khoa học quản lý trên, ta có thể rút ra khái niệm

chung nhất của quản lý giáo dục là: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động của khách thể quản lý làm cho hệ thống giáo dục được quản

lý, vận hành theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng nhằm thực hiện được các mục tiêu giáo dục đề ra

b) Đặc điểm:

- Quản lý giáo dục là một chuỗi tác động có tính kế hoạch, có mục đích

thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý;

- Giáo dục tạo sản phẩm mang tính đặc thù, quản lý giáo dục chú ý thúc

đẩy chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội Do đó đòi hỏi nhà quản

lý giáo dục phải kiên quyết và mềm dẻo;

- Quản lý giáo dục đòi hỏi tính hệ thống, tính kế thừa và tính phát triển;

- Quản lý giáo dục phải quán triệt quan điểm của Đảng, kết phối hợp các

lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài chặt chẽ, đồng bộ Do đó, thực

Trang 31

hiện quá trình quản lý giáo dục, nhà quản lý tác động vào toàn bộ lực lượng giáo dục và các điều kiện giáo dục nhằm tổ chức và phối hợp các lực lượng, nguồn lực, phương tiện, điều kiện thực hiện được mục tiêu về số lượng và chất lượng giáo dục Quản lý giáo dục là hệ thống mang tính kế hoạch, tính mục đích, tính tổ chức thông qua hoạt động dạy học của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý bằng cơ chế, chế độ, chính sách, văn bản pháp

quy và nghệ thuật sư phạm

c) Biện pháp quản lý giáo dục

Biện pháp quản lý giáo dục là tổ hợp các tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt đến mục tiêu Hay nói một cách khác, biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Hay nói cách khác, biện pháp quản lý là những phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đối tượng cụ thể

và tình huống cụ thể

Quản lý giáo dục là một nghệ thuật, bởi vì đối tượng quản lý rất phức tạp

và phong phú đòi hỏi các biện pháp quản lý của chủ thể quản lý cũng phải đa dạng phong phú với đối tượng quản lý giáo dục Biện pháp quản lý giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở tri thức khoa học giáo dục Biện pháp quản lý giáo dục quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp quản lý Hệ thống các biện pháp quản lý giúp nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản

lý đến đối tượng quản lý để đạt mục tiêu giáo dục

1.3.2 Nhà trường, quản lý nhà trường - Trường THCS - Trường THCS chất lượng cao

1.3.2.1 Nhà trường, quản lý nhà trường

Nhà trường là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân Nhà trường là một tổ chức xã hội, một thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi truyền

bá những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người, nền văn hóa nhân loại cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó;

Trang 32

Nhà trường là nơi tổ chức thực hiện và quản lý quá trình giáo dục, quá trình này được thực hiện bởi hai chủ thể, người được giáo dục và người giáo dục Trong quá trình giáo dục hoạt động của người học và hoạt động của người dạy luôn gắn bó tương tác hỗ trợ nhau tựa vào nhau để thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội;

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh" [28];

Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực

và thông tin) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu trong tổ chức) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [28];

Quản lí nhà trường là một bộ phận của QLGD, quản lý nhà trường là một

hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lí đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng Người QL nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn;

Như vậy quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích thực của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh) đến các nguồn lực (CSVC, tài chính, thông tin ) nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường theo nguyên tắc giáo dục, tiến tới mục tiêu giáo dục hợp quy luật;

Quản lý trường học là quản lý con người, là giáo viên và học sinh, quản lý trường học là quản lý việc dạy học của giáo viên và việc học tập của học sinh, lấy hoạt động của học sinh làm trọng tâm Ngoài ra cần có sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội trong nhà trường như nhân viên, tài vụ, công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên nhằm thực hiện tốt qua trình dạy học trong nhà trường đạt kết quả;

Trang 33

Vậy, quản lý trường học là hoạt động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) nhằm tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh, các lực lượng hỗ trợ giáo dục khác, đồng thời phát huy hết khả năng của các nguồn lực giáo dục để đạt được chất lượng cao trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong nhà trường

1.3.2.2 Trường trung học cơ sở

Trường trung học cơ sở là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân

ở Việt Nam hiện nay, trên tiểu học và dưới trung học phổ thông

1.3.2.3 Trường trung học cơ sở chất lượng cao

Trường THCS chất lượng cao được xác định dựa trên các tiêu chí về: tổ chức nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục;

Cơ sở vật chất và thiết bị; công tác xã hội hóa giáo dục Với các tiêu chí trên, có thể hiểu rằng: Trường THCS chất lượng cao là trường có các điều kiện, yêu cầu cao hơn so với trường chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, đội ngũ nhà giáo, phương pháp dạy - học, chất lượng giáo dục nhằm đào tạo, bồi dưỡng những học sinh có tư chất, kết quả học tập tốt thành những người có đủ phẩm chất, năng lực, bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu

cầu phát triển của tỉnh, của đất nước

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường

1.4.1 Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học

Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học là cơ sở pháp lý để sắp xếp tổ chức, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành nhân sự, xác định mục đích, nội dung, chương trình và kế hoạch bồi dưỡng HSG

1.4.2 Năng lực CBQL và đội ngũ GV

Năng lực CBQL và chất lượng đội ngũ GV có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt quyết định tới chất lượng của một cơ sở giáo dục Việc bồi dưỡng HSG trong nhà

Trang 34

trường chỉ đạt hiệu quả khi đội ngũ CBQL và GV có phẩm chất chính trị tốt, thái độ làm việc đúng đắn, tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ tay nghề, chuyên môn sâu và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác Bởi, “suy cho cùng nhân tố con người là yếu tố mang tính chất quyết định”

1.4.3 Chất lượng học sinh và chất lượng tuyển sinh đầu vào

Để công tác bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng học sinh, chất lượng học sinh là kết quả phản ánh về động cơ, tinh thần, thái độ trong quá trình giáo dục và được thể hiện qua hai mặt giáo dục là: Học lực (văn hóa) và Hạnh kiểm (đạo đức) Chất lượng hai mặt dùng để đánh giá khả năng, trình độ nhận thức, lĩnh hội tri thức của học sinh Hai mặt giáo dục này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện kết quả học tập và rèn luyện của HS

1.4.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học Nó là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình dạy học và giáo dục học sinh, góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường Việc khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng cho HS

1.4.5 Môi trường giáo dục và môi trường dạy học

Môi trường giáo dục góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách HS, việc tạo ra môi trường giáo dục tốt là trách nhiệm của mỗi nhà trường Gia đình, nhà trường và xã hội là ba môi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh Chính vì vậy, nhà quản lý phải chú trọng và có kế hoạch và các biện pháp xây dựng được mối quan hệ tốt giữa gia đình, nhà trường

và xã hội

1.4.6 Công tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua, khen thưởng là một trong những biện pháp quản lý mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh Khen

Trang 35

thưởng đúng, kịp thời, khách quan và thỏa đáng sẽ tạo ra động lực, động viên,

cổ vũ lòng nhiệt tình sự say mê sáng tạo của mỗi GV và HS Vì vậy, trong quá trình quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động BDHSG nói riêng, nhà quản lý phải xây dựng các tiêu chí thi đua khen thưởng một cách dân chủ, rõ ràng, công khai, thỏa đáng và tổ chức phổ biến để tất cả CBQL, GV, HS trong nhà trường biết và cùng nhau phấn đấu thực hiện

1.4.7 Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi là thực hiện các chức năng quản

lý giáo dục đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi về kế hoạch, mục tiêu, chương trình, đề xuất các biện pháp để đạt được kết quả mà mục tiêu đã đề ra Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường phải thực hiện đồng thời các biện pháp quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò

Quản lý hoạt động BDHSG là một việc làm phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát kế hoạch của nhà trường, có các biện pháp tác động phù hợp, tăng cường việc đôn đốc, kiểm tra để nắm bắt rõ thực trạng, phát huy điểm mạnh, hạn chế những tồn tại, hạn chế, yếu kém để khắc phục, điều chỉnh uốn nắn kịp thời

Trang 36

Kết luận chương 1

Với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định coi trọng yếu

tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển thì trách nhiệm của mỗi nhà trường là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực, đây là cơ sở để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước Muốn thực hiện được điều đó, trước hết mỗi nhà trường phải chú trọng và có các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác BDHSG Để làm rõ cơ

sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, tác giả đã phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn, nội dung, hình thức quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS Luận văn cũng đã phân tích một số yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG cũng như đặc điểm của trường THCS chất lượng cao

Những vấn đề lý luận được trình bày ở chương này là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH THỦY, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Đặc điểm, tình hình

Thanh Thuỷ là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Phú Thọ có

15 đơn vị hành chính, dân số hơn 76000 người, gồm 02 dân tộc chính là Kinh

và Mường Toàn huyện có 02 xã đặc biệt khó khăn là Yến Mao, Phượng Mao,

02 xã công giáo là Hoàng Xá và Sơn Thuỷ Nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân là sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ Diện tích đất tự nhiên là 12510,42 ha, chiếm 3,5% diện tích đất đai toàn tỉnh, trong đó đất nông nghiệp chiếm 66,56% Bình quân diện tích canh tác khoảng 700m2/người Với địa hình trải dọc theo tả ngạn sông Đà đã tạo cho Thanh Thuỷ có những cánh đồng phù

sa màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng các loại cây lương thực và chăn nuôi thuỷ sản Xét về vị trí địa lý, Thanh Thuỷ

là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Phú Thọ với Hà Nội, Hoà Bình và các tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc Đặc biệt, huyện có tiền năng về du lịch nghỉ dưỡng với nguồn nước khoáng nóng tự nhiên rất có giá trị, hiện đang được đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh

Về cơ cấu lao động: Theo niên giám thống kê năm 2013 của huyện Thanh Thủy thì hiện có 38183 lao động thực tế đang làm việc theo nhóm ngành kinh tế Trong đó, lao động nông, lâm, thủy sản chiếm 86,8%, lao động công nghiệp-xây dựng chiếm 6,7% và lao động làm các dịch vụ chiếm 6,5%

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Lĩnh vực kinh tế: Thanh Thủy là huyện thuần nông có nhịp độ tăng

trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9,35% Sản lượng lương thực có hạt năm

Trang 38

0 10 20

2013 đạt 30304,9 tấn Thu nhập bình quân đầu người 3,631 triệu/người/năm

Cơ cấu kinh tế năm 2013 là: Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp: 57,4%; Công nghiệp - Xây dựng: 15,4% Dịch vụ: 27,2%

Biểu đồ 2.1 So sánh cơ cấu kinh tế giữa các ngành năm 2005, 2008, 2013

Ghi chú: CN-XD: Công nghiệp - Xây dựng; DV: Dịch vụ; N-L-NN: Nông -

Lâm - Ngư nghiệp

2.1.2.2 Lĩnh vực văn hóa, xã hội

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1%; số xã có điện lưới quốc gia: 15/15; số hộ dùng điện lưới: 99,7%; tỷ lệ hộ nghèo: 8,78%; 100% số xã có bác sỹ Huyện đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS năm 2002; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2012

Đã có 28/50 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỉ lệ 56% Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi: 18,5%; số chính quyền cơ sở đạt trong sạch vững mạnh: 95%; quốc phòng - an ninh được củng cố và giữ vững

2.1.3 Khái quát về hệ thống giáo dục của huyện Thanh Thủy

2.1.3.1 Mạng lưới và qui mô

Quy mô, mạng lưới trường lớp của huyện Thanh Thủy kể từ năm 2008 đến 2013 khá ổn định, số trường của tất cả các bậc học của huyện Thanh Thủy không có biến động nhiều, tăng từ 52 trường năm 2008 lên 54 trường năm

2013 Tuy nhiên số lớp, số học sinh ở các bậc học có những biến động khá rõ:

Trang 39

số học sinh mầm non năm học 2012-2013 tăng 1151 em so với năm học

2008-2009, cùng thời điểm này số lớp tăng 27 lớp; cấp THCS số học sinh năm học 2012-2013 giảm 2561 em so với năm học 2008-2009, trong khi đó số lớp giảm

46 lớp Số lớp, số học sinh THPT năm học 2008-2009 có 47 lớp với 2209 học

sinh nhưng đến năm học 2012-2013 tăng lên 49 lớp với 2451 học sinh

Biểu đồ 2.2 Sự thay đổi về số lƣợng học sinh qua các năm học

Ghi chú: + HS MN: học sinh mầm non; HSTH: học sinh tiểu học; HS

THCS: học sinh trung học cơ sở; HS THPT: học sinh trung học phổ thông

Tính đến tháng 12 năm 2013, huyện Thanh Thủy có có 54 đơn vị trường công lập, bao gồm 17 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 15 trường THCS, 2 trường THPT, 1 trung tâm GDTX huyện và 01 trường THPT tư thục

Thống kê trên cho thấy mạng lưới trường mầm non và phổ thông đã được phát triển đều khắp ở 15 xã, thị trấn và các vùng trong huyện Tuy nhiên, loại hình trường dân lập, tư thục phát triển còn hạn chế

2.1.3.2 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Tính đến tháng 12/2013, huyện Thanh Thủy có 1307 cán bộ, giáo viên,

nhân viên (thuộc huyện quản lý)

- Mầm non: Tổng số 320 cán bộ giáo viên trong đó có 125 biên chế, số được cân đối ngân sách hỗ trợ lương và 17% BHXH là 148 giáo viên, 47 giáo viên còn lại chưa được nhà nước cân đối ngân sách

Trang 40

Trình độ chuyên môn: Số đạt chuẩn từ trung học sư phạm trở lên có 320/320 cán bộ giáo viên, đạt 100%, trong đó số trên chuẩn là 156/320, đạt 48,75%

- Tiểu học: tổng số 414 cán bộ quản lý và giáo viên, số đạt chuẩn trung học sư phạm trở lên có 371 đạt tỉ lệ 100%, trong đó số trên chuẩn 371/414, đạt 89,6%

- THCS: tổng số 364 cán bộ quản lý và giáo viên, số đạt chuẩn trở lên có

364 đạt 100%, trong đó số đạt trên chuẩn có 185/364, đạt 50,8%

Tổng hợp trên cho thấy số lượng đội ngũ giáo viên toàn huyện đã ổn định nhưng so với tiêu chuẩn định mức giáo viên trên lớp theo Thông tư 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 của bộ GD&ĐT và bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục công lập còn thấp, nhất là đối với TH (mới đạt 1,35 GV/lớp so với qui định là 1,5 GV/lớp) và MN

(mới đạt 1,92 GV/lớp so với qui định là 2, 0 GV/lớp )”

2.1.3.3 Chất lượng giáo dục

Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đã được cải thiện và có bước chuyển biến quan trọng Thống kê chất lượng giáo dục năm học 2012 - 2013, bậc học mầm non:

Tỷ lệ bé khoẻ là 3664/3825 = 95,79%, tăng 12% , tỷ lệ bé ngoan là 95% tăng 8,7% và tỷ lệ bé chăm là 97% tăng 11,6% so với năm học 2008-2009 Số trẻ được khám sức khỏe định kỳ 3825/3825 Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 161/3825 = 4,2%, giảm so với đầu năm học 3% Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 166/3825 = 4,3%, giảm so với đầu năm học 2,2%;

Tỷ lệ trẻ đến trường được bán trú tại trường mầm non là 2697/3825 (70,5%) tăng so với năm học trước là 5% và tăng 33,3% so với năm học 2008-2009;

Chất lượng giáo dục phổ thông cũng đã có nhiều tiến bộ, cụ thể:

+ Về giáo dục đạo đức: giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, THCS, THPT đã được quan tâm đúng mức và có kết quả tốt Nhìn chung học sinh phổ thông đều có ý thức tốt, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh theo điều lệ nhà trường Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm đủ ở tiểu học, tốt khá ở THCS,

Ngày đăng: 21/11/2014, 01:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường. Ban hành theo quyết định số: 04/2000/QĐ-BGD&ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2000
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Hệ thống các văn bản pháp luật ngành Giáo dục - Đào tạo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản pháp luật ngành Giáo dục - Đào tạo Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- BGD&ĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Ban hành kèm theo thông tư số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2012
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ 2 (khóa VIII), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ 2 (khóa VIII)
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận của hội nghị BCH TW lần thứ VI (khóa VIII), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận của hội nghị BCH TW lần thứ VI (khóa VIII)
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàng quốc lần thứ XI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đảng toàng quốc lần thứ XI
14. Nghị quyết số 40/NQ/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”B. Các tác giả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
15. Đặng Quốc Bảo (2010), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
16. Đặng Quốc Bảo (2010), Phát triển nguồn nhân lực và chỉ số phát triển con người. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực và chỉ số phát triển con người
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2010
17. Nguyễn Phúc Châu (2000), Quản lý nhà trường. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2000
19. Nguyễn Quốc Chí 2007, Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Giáo trình Cao học QLGD khóa 6, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục
20. Nguyễn Đức Chính (2011), Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục. Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2011
21. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2011
23. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2009
24. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
25. Hà Thị Đức - Đặng Vũ Hoàn (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Viện khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Hà Thị Đức - Đặng Vũ Hoàn
Năm: 1998

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.Thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.1. Thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường (Trang 45)
Bảng 2.2. Số lượng cán bộ, GV, NV nhà trường trong 5 năm từ 2008-2013 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.2. Số lượng cán bộ, GV, NV nhà trường trong 5 năm từ 2008-2013 (Trang 45)
Bảng 2.3. Danh hiệu thi đua của GV đạt đƣợc trong 5 năm từ 2008-2013 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.3. Danh hiệu thi đua của GV đạt đƣợc trong 5 năm từ 2008-2013 (Trang 46)
Bảng 2.4. Kết quả giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong 5 năm từ 2008-2013 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.4. Kết quả giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong 5 năm từ 2008-2013 (Trang 46)
Bảng 2.5. Kết quả học lực của trường 5 năm từ 2008-2013 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.5. Kết quả học lực của trường 5 năm từ 2008-2013 (Trang 47)
Bảng 2.6. Kết quả hạnh kiểm của trường 5 năm từ 2008-2013 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.6. Kết quả hạnh kiểm của trường 5 năm từ 2008-2013 (Trang 47)
Bảng 2.8. Kết quả HS thi đỗ vào các trường chuyên từ 2008-2013 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.8. Kết quả HS thi đỗ vào các trường chuyên từ 2008-2013 (Trang 48)
Bảng 2.9. Kết quả HS thi đỗ vào các trường THPT công lập từ 2008-2013 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.9. Kết quả HS thi đỗ vào các trường THPT công lập từ 2008-2013 (Trang 49)
Bảng 2.10. Kinh phí chi phục vụ công tác BDHSG từ 2008-2013 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.10. Kinh phí chi phục vụ công tác BDHSG từ 2008-2013 (Trang 49)
Bảng 2.12: Khảo sát tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng HSG - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.12 Khảo sát tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng HSG (Trang 56)
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát tính cần thiết của việc bồi dƣỡng HSG - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát tính cần thiết của việc bồi dƣỡng HSG (Trang 56)
Bảng 2.14. Mức độ đáp ứng của các biện pháp bồi dƣỡng HSG - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.14. Mức độ đáp ứng của các biện pháp bồi dƣỡng HSG (Trang 58)
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện biện pháp Lập kế hoạch bồi dƣỡng HSG - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện biện pháp Lập kế hoạch bồi dƣỡng HSG (Trang 60)
Bảng 2.17. Mức độ thực hiện biện pháp tổ chức bồi dƣỡng HSG - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.17. Mức độ thực hiện biện pháp tổ chức bồi dƣỡng HSG (Trang 61)
Bảng 2.18. Mức độ thực hiện biện pháp thực hiện các quy định về công tác - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.18. Mức độ thực hiện biện pháp thực hiện các quy định về công tác (Trang 62)
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện biện pháp thanh tra, kiểm tra, đánh giá - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện biện pháp thanh tra, kiểm tra, đánh giá (Trang 63)
Bảng 2.20. Mức độ thực hiện biện pháp tạo điều kiện và môi trường làm - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 2.20. Mức độ thực hiện biện pháp tạo điều kiện và môi trường làm (Trang 64)
Bảng 3.2: Dự kiến số học sinh giỏi các cấp trong 5 năm 2014-2019 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 3.2 Dự kiến số học sinh giỏi các cấp trong 5 năm 2014-2019 (Trang 74)
Bảng 3.1: Dự báo quy mô lớp, học sinh trong 5 năm từ 2014-2019 - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 3.1 Dự báo quy mô lớp, học sinh trong 5 năm từ 2014-2019 (Trang 74)
Bảng 3.3. Dự kiến HS thi đỗ vào các trường Chuyên từ năm 2014-2019  Năm học  Trường chuyên Hùng Vương  Các trường chuyên khác - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 3.3. Dự kiến HS thi đỗ vào các trường Chuyên từ năm 2014-2019 Năm học Trường chuyên Hùng Vương Các trường chuyên khác (Trang 75)
Bảng 3.5: Kết quả trƣng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 3.5 Kết quả trƣng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp (Trang 90)
Bảng 3.6: Kết quả trƣng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 3.6 Kết quả trƣng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp (Trang 92)
Bảng 3.7. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
Bảng 3.7. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi (Trang 94)
Hình  thực  tiễn  và  điều  kiện  cụ  thể  của - biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ
nh thực tiễn và điều kiện cụ thể của (Trang 94)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w