2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tạo cơ sở pháp lý để các địa phương hoàn thiện các chính sách ưu tiên dành cho các trường trọng điểm cấp THCS. Đồng thời, tạo điều kiện cho các GV cấp THCS được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu.
2.2. Đối với HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ
Sớm ban hành quy chế trường trọng điểm, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
2.3. Đối với UBND huyện Thanh Thủy
Cần nắm vững thực trạng giáo dục của địa phương và quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, giải pháp phát triển giáo dục trong
quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, đặc biệt là phát triển giáo dục mũi nhọn và phải được cụ thể hóa bằng các chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy của huyện.
2.4. Đối với Phòng GD&ĐT Thanh Thủy
Làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện để tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học;
Cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn một cách cụ thể, giúp hiệu trưởng các trường có kế hoạch chỉ đạo và thực hiện hiệu quả, đặc biệt là công tác BDHSG;
Tổ chức các Hội thảo khoa học, bàn các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi một cách bền vững;
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tại các trường THCS, nhằm kịp thời ngăn ngừa, uốn nắn, điều chỉnh những sai sót, tổ chức tham quan giao lưu học hỏi các đơn vị điển hình tiên tiến trong công tác BDHSG, nhằm giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các hiệu trưởng các trường có kinh nghiệm và thành tích BDHSG trong và ngoài huyện;
Hằng năm, phối hợp với phòng Nội vụ, tham mưu với UBND huyện bố trí các giáo viên có năng lực, trình độ, tâm huyết tham gia làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường;
Tạo điều kiện thuận lợi cử các giáo viên của nhà trường tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng và tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
Thường xuyên tổ chức các kỳ thi HSG, học sinh năng khiếu, thi GV dạy giỏi, nhằm phát hiện các nhân tố tích cực, động viên khích lệ các tập thể cá nhân có nhiều cố gắng;
Cần quan tâm đề xuất chế độ khen thưởng thảo đáng đối với các CBQL, GV có nhiều đóng góp trong công tác bồi dưỡng HSG và những học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi chọn HSG các cấp.
2.5. Đối với trường THCS Thanh Thủy và các trường THCS trong huyện
Nâng cao năng lực và trách nhiệm của người cán bộ quản lý; Hiệu trưởng nhà trường cần đầu tư thời gian, tâm huyết trong việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và hoạt động BDHSG nói riêng;
Xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ GV đặc biệt là GV bồi dưỡng HSG, những GV có thành tích xuất sắc trong công tác BDHSG trong nhiều năm liên tục cần kịp thời đề nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét đưa vào quy hoạch phát triển ở những vị trí công tác cao hơn;
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường, đặc biệt là công tác BD HSG.
2.6. Đối với Ban đại diện CMHS các trường THCS.
Tuyên truyền đến các bậc CMHS về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mỗi gia đình trong công tác GD học sinh, đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng HSG để các bậc CMHS có nhận thức đúng đắn, quan tâm tạo điều kiện để HS có niềm tin và tích cực học tập có hiệu quả.
Phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục toàn diện cho HS. Tiếp tục xây dựng quỹ khuyến học, trao học bổng cho HSG, đặc biệt là HSG cấp tỉnh. Khen thưởng đúng mức cho những HSG có thành tích cao trong học tập và rèn luyện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường. Ban hành theo quyết định số: 04/2000/QĐ-BGD&ĐT.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Hệ thống các văn bản pháp luật ngành Giáo dục - Đào tạo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- BGD&ĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Ban hành kèm theo thông tư số: 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/2011.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế chọn học sinh giỏi Quốc gia.
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ 2 (khóa VIII), Hà Nội
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận của hội nghị BCH TW lần thứ VI (khóa VIII), Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội ;
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, .
11. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàng quốc lần thứ XI, Hà Nội.
12. Luật Giáo dục (2010). Nxb Lao động, Hà Nội.
14. Nghị quyết số 40/NQ/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”
B. Các tác giả
15. Đặng Quốc Bảo (2010), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đặng Quốc Bảo (2010), Phát triển nguồn nhân lực và chỉ số phát triển con người. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Phúc Châu (2000), Quản lý nhà trường. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. 18. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý.
19. Nguyễn Quốc Chí 2007, Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Giáo trình Cao học QLGD khóa 6, ĐHQG Hà Nội.
20. Nguyễn Đức Chính (2011), Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục. Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Đức Chính (2011), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục.
23. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.
24. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
25. Hà Thị Đức - Đặng Vũ Hoàn (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Viện khoa học giáo dục.
26. Hà Thị Đức - Nguyễn Văn Hộ (2002), Giáo dục học đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục.
27. Hà Thị Đức - Nguyễn Ngọc Bảo (2002), Hoạt động dạy học ở các trường THCS, Nhà xuất bản Giáo dục
28. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Đặng Xuân Hải (2010), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Nguyễn Trọng Hậu (2011), Đại cương khoa học quản lý. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Lý luận dạy học hiện đại. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Lê Ngọc Hùng (2009), Xã hội học giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. 33. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Tâm lý học quản lý. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
35. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương, Hà Nội.
36. Trần Quốc Thành (2009), Đề cương bài giảng về khoa học quản lý đại cương, ĐHSP Hà Nội
37. Hà Nhật Thăng (2010), Xu thế phát triển giáo dục Việt Nam. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
38. Phạm Viết Vượng (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN
Để góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS đồng chí đang công tác, đặc biệt ở trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình theo các thông tin dưới đây bằng cách đánh dấu “x” vào các cột dưới đây mà theo đồng chí là thích hợp:
TT Nội dung biện pháp
Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt TB Chƣa tốt
I Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
1
Dự báo tình hình chất lượng học sinh và đội ngũ giáo viên của nhà trường hằng năm 2
Tiến hành rà soát, sắp xếp, phân công GV tham gia bồi dưỡng đảm bảo tính hợp lý 3 Khảo sát chất lượng thực tế
các đội tuyển HSG 4
Xây dựng kế hoạch cử GV bồi dưỡng HSG tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ
II Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi theo kế hoạch
1
Lựa chọn giáo viên có trình độ, năng lực, tâm huyết tham gia BD HSG
2
Lựa chọn nội dung bồi dưỡng trên cơ sở chuẩn KT- KN theo chương trình của Bộ GD&ĐT
3
Bồi dưỡng và rèn cho HS kỹ năng tự học, tự nghiên cứu khoa học.
4
Tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập và giảng dạy của HS và GV
5
Tăng cường công tác kiểm tra việc dạy và học của GV và HS
6
Tổ chức cho các em giao lưu học hỏi kinh nghiệm học tập tại các trường có chất lượng điển hình
III
Thực hiện tốt các quy định về công tác thi đua khen thưởng đối với HSG và GV bồi dưỡng H SG
1
Xây dựng các tiêu chí thi đua khen thưởng đảm bảo cụ thể rõ ràng
2
Phổ biến các tiêu chí thi đua, khen thưởng và quy định về các mức thưởng rộng rãi đến GV và HS
3
Tiến hành bình xét thi đua, khen thưởng đối với GV và HS đảm bảo công khai, khách quan, đúng người, đúng việc.
4
Tổ chức trao thưởng cho các GV và HS có thành tích trong giảng dạy và học tập một cách kịp thời
5
Hằng năm, tiến hành rà soát, điều chỉnh các tiêu chí thi đua đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và các quy định chung về công tác TĐ-KT.
IV
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên các hoạt động Bồi dưỡng HSG
1 Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động BD HSG một cách cụ thể 2 Tiến hành kiểm tra việc học
tập của học sinh
3 Kiểm tra các hoạt động sư phạm của giáo viên BD HSG 4
Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch của giáo viên BD HSG
5
Thực hiện tốt công tác xử lý sau kiểm tra đối với GV và HS, có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời nếu có sai phạm V
Tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi hoạt động bồi dưỡng HSG của GV và HS 1
Các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, tài liệu học tập và giảng dạy phục vụ cho GV và HS
2
Xây dựng quan hệ hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh học sinh
3
Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, bầu không khí dân chủ
4
Có chế độ chính sách phù hợp với giáo viên có công lao trong BD HSG và các HSG
* Xin đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi sau :
1. Những nguyên nhân thành công và tồn tại trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường đồng chí đang công tác ?
1.1. Nguyên nhân thành công :
...
...
...
...
1.2. Nguyên nhân tồn tại : ...
...
...
...
2. Trong các biện pháp quản lý thì biện pháp quản lý nào có hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường đồng chí đang công tác ? ...
...
...
...
3. Những đổi mới trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường đồng chí đang công tác ? ...
...
...
4. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng HSG trong nhà trường theo đồng chí cần kiến nghị với cấp trên những vấn đề gì ? ...
...
...
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ TÍNH CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƢỜNG THCS, ĐẶC
BIỆT Ở TRƢỜNG THCS THANH THỦY, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ
Để góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS trên địa bàn huyện, đặc biệt là trườngTHCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS, đặc biệt ở trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay bằng cách đánh dấu “x” vào các ô, cột tương ứng dưới đây:
TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Khôn g cần thiết Rất khả thi Khả thi Khôn g khả thi 1 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, phụ huynh HS về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường
2
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi thích hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể của nhà
trường, địa phương 3 Tổ chức tốt công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG 4 Tuyển chọn và bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG
5
Đầu tư thoả đáng xây dựng các điều kiện CSVC-KT thiết yếu đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng HSG
6
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục, tạo sự đồng thuận và nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng HSG trong nhà trường
7
Cải tiến chế độ chính sách thi đua khen thưởng và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên có công lao BDHSG và HS có thành tích học tập tốt
* Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:
- Họ và tên :...
- Tuổi :... ; Năm vào ngành :...
- Chức vụ/chuyên môn :...
- Số năm làm công tác quản lý :...