CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRUNG học CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRUNG học CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRUNG học CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRUNG học
Trang 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC
Trang 2- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hiện nay các vấn đề về KNS, giáo dục KNS được nhiềunước trên thế giới quan tâm, nghiên cứu, cụ thể:
- Công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Đầu thế kỷ thứ XX, với quan điểm “Việc tạo ra một môitrường thích hợp, một giai đoạn quan trọng cho sự phát triểnbước đầu giúp trẻ tự học”, bắt đầu từ Mỹ, nhưng nó nhanhchóng lan rộng tới các nước khác và trở thành khuynh hướngvới truyền thống của Anh và Tây Âu, một số người gọi đó làchương trình thực dụng hay còn gọi là giáo dục lấy học sinhlàm trung tâm Herbert Spencer là người đầu tiên đặt ra câu
hỏi: “Kiến thức nào là quý giá nhất? ” và câu trả lời là: “Đó
là kiến thức giúp cho người trẻ tuổi có thể giải quyết các vấn
đề và chuẩn bị cho họ biết cách giải quyết các vấn đề mà họ
sẽ gặp phải” [17] Giáo sư người Mỹ John Dewey đã tiếp
nhận ý tưởng này và biến nó thành trào lưu chung: Phong tràolấy học sinh làm trung tâm (học thuyết thứ tư) Triết lý tiến bộnày ngày càng được quan tâm và phát triển ở nhiều nước, tuynhiên vẫn chứa đựng hai xu hướng khác nhau Xu hướng thứnhất cho rằng giáo dục cần phải lấy học sinh làm trung tâm và
Trang 3giáo dục cần dựa trên nhu cầu của từng học sinh Xu hướngthứ hai là lấy xã hội làm trung tâm, coi mục đích căn bản củatrường học là xây dựng lại xã hội.
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin, từthập niên 70 của thế kỷ XX, một cuộc cách mạng về giáo dụcđược tiến hành ở các nước phát triển và các nước đang pháttriển Từ các nghiên cứu về Phong trào lấy học sinh làm trungtâm và các kết quả thu được từ nhiều trường ở Mỹ, một phongtrào mới có tên “Kiến thức văn hoá” mà đại diện là giáo sưHirsch cho rằng “cốt lõi của thông tin là việc mọi người cóthể thảo luận và hiểu được thế giới này là rất cần thiết” Họcthuyết (thứ năm) về giáo dục cách tiếp cận theo cảm giácchung được đề xướng, theo đó: Nhận thức mới xuất phát từnghiên cứu và thực hành Khi có công nghệ giúp sức chúng ta
dễ dàng nắm bắt thông tin, quên đi những giáo điều và chọnlựa cái tốt nhất với đầu óc luôn mở rộng ra thế giới bênngoài” [17] Khuynh hướng này là khuynh hướng kết hợp tốtnhất trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triểncao hơn
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, UNESCO khuyến cáo vềquan điểm học tập suốt đời và đặc trưng của việc học trong
Trang 4thế kỷ XXI dựa vào bốn trụ cột của giáo dục: “học để biết,học để làm, học để chung sống, học để làm người” Bốn trụcột đó đặt trên cùng một cơ sở là sự phát triển của cá nhân và
vị trí của cá nhân trong xã hội Chúng nhấn mạnh tầm quantrọng ngang nhau của trí tuệ và thực tiễn, nhằm phá bỏ những
gì có thể là sự ngăn cách quá đáng giữa vai trò của tay chân
và trí óc Và chúng có thể làm sáng tỏ quan điểm chung là:Cuộc hành trình nội tại mà cá nhân tiến hành trong quá trìnhgiáo dục, tập trung vào sự hiểu biết về mối quan hệ giữa bảnthân mình và những người khác, tức là học để chung sống vớinhau, và để phát triển đầy đủ nhất tiềm năng của mỗi ngườitrong xã hội dẫn đến sự xây dựng nhân cách của mỗi người.[22]
Thuật ngữ “Kỹ năng sống” được người Việt Nam biết đếnbắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996) về “Giáo dục kỹnăng sống để bảo vệ sức khỏe và chống HIV/AIDS cho thanhniên trong và ngoài nhà trường” Chương trình do chuyên giaAustralia tập huấn
Năm 2003: UNICEF tài trợ cho giáo dục nhằm mục đíchgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh và từ đây giáo dục bắt
Trang 5đầu quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trênmọi lứa tuổi
- Công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Đầu thập niên 90: “Thủ tướng chính phủ Ban hành Quyếtđịnh số 1362/QĐ.TTg về việc đưa nội dung giáo dục môitrường vào hệ thống giáo dục quốc dân, nội dung Quyết định
đã đề cập đến việc trang bị cho người học những vấn đề vềvăn hóa ứng xử, thái độ”
Năm 2001: Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục kỹnăng sống cho học sinh phổ thông qua dự án “Giáo dục sốngkhỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” doUNICEF tài trợ
Năm 2005: Luật giáo dục của Nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam đã đề cập đến kỹ năng sống, giáo dục ViệtNam quan tâm đến vấn đề phát triển toàn diện cho người họcnhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và phát triểncủa nền kinh tế tri thức và sự bùng nổ công nghệ thông tin nhưhiện nay
Trang 6Năm 1995-1996: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành các Chỉthị số 10/CT-BGDĐT, số 24/CT-BGDĐT chỉ đạo “về công tácphòng chống HIV/AIDS hay tăng cường công tác phòng chống
ma túy tại trường học”; Nội dung này đã đề cập đến thuật ngữ
kỹ năng sống
Từ năm học 2008-2009: Bộ GD&ĐT Ban hành Chỉ thị số40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát độngphong trào thi đua [“Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 vớimục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượngtrong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địaphương và đáp ứng yêu cầu xã hội Phát huy tính chủ động,tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động
xã hội một cách phù hợp và hiệu quả, một trong năm nội dungcần thực hiện là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, cụ thể:Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trongcuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theonhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năngphòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn
Trang 7thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chungsống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.]
Năm 2007: tác giả Nguyễn Thanh Bình cho ra đời giáotrình “Giáo dục kỹ năng sống, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội Giáo trình đề cập đến những vấn đề đại cương về kỹnăng sống, một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh”
Năm 2009: Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành phố Hồ ChíMinh đã viết cuốn tài liệu “Những kỹ năng thực hành xã hộidành cho sinh viên”.“Tài liệu là cẩm nang gồm các kỹ năngsống và việc làm dành cho những người trẻ trong thời kỳ hộinhập và phát triển đất nước.”
Năm 2012: Bộ GD&ĐT mở khóa tập huấn tăng cườnggiáo dục KNS trong một số môn học và hoạt động giáo dục ởtrường phổ thông cho hơn 700 giáo viên đại diện cho giáoviên ở 23 tỉnh phía Nam; một số chương trình dự án như:chương trình thực nghiệm “giáo dục sống khỏe mạnh và kỹnăng sống” do UNICEF hỗ trợ đã được triển khai thí điểm ở
20 trường học thuộc các quận, huyện của các tỉnh: Lạng Sơn,
An Giang, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Trang 8Năm 2013: Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch số BGDĐT ngày 29/8/2013 về việc hoàn thiện bộ tài liệu giáodục KNS trong một số môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểuhọc, THCS và THPT trên toàn quốc Kế hoạch đã điều chỉnhviệc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh phổ thông ở các mônhọc Ngữ văn, Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân và Hoạtđộng giáo dục NGLL.
1088/KH-Từ năm học 2013-2014 Bộ GD&ĐT Ban hành Thông tư
số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012; Thông tư số31/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 ban hành quy định, quychế, nội dung, chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáoviên Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong
đó có nội dung về giáo dục KNS cho học sinh Thông quaviệc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên đã trang bị cho giáoviên những kiến thức, phương pháp tổ chức các hoạt độnggiáo dục KNS tích hợp trong các môn học và các hoạt độnggiáo dục khác
Năm 2014: Bộ GD&ĐT Ban hành Thông tư số04/2014/TT/BGDĐT ngày 28/02/2014 kèm theo quy địnhquản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dụcNGLL chính khóa, gồm 5 chương và 18 Điều quy định về đối
Trang 9tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp, trách nhiệm của cáccấp có thẩm quyền về thủ tục cấp phép cho các cơ sở, trungtâm giáo dục KNS.
Năm 2015: Bộ GD&ĐT Ban hành công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 “về việc hướng dẫn triển khai thựchiện giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dụcphổ thông và giáo dục thường xuyên”
Nội dung công văn đã chỉ ra mục đích, yêu cầu và nội dunggiáo dục KNS cho học sinh một cách cụ thể theo từng cấp học
Trước sự phát triển bùng nổ về công nghệ thông tin, nhiềucông trình nghiên cứu khoa học ứng dụng được đưa vào sửdụng làm cho cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn,hiện đại hơn Tuy nhiên mặt trái của khoa học công nghệ,công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ làm cho một bộphận thanh thiếu niên có lối sống hưởng thụ, thực dụng, vôcảm, các tệ nạn trong lứa tuổi học sinh ngày càng gia tăngnhư giáo viên đánh học sinh, học sinh hành hung giáo viênnhư những vụ việc xảy ra gần đây Trước tình hình đó các nhànghiên cứu khoa học đã có nhiều công trình về thực trạng, cácbiện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh
Trang 10nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần giảmthiểu các tệ nạn trong xã hội Các công trình nghiên cứu vềgiáo dục KNS cho học sinh THCS thông qua các hoạt độnggiáo dục NGLL, thông qua việc dạy lồng ghép các môn học
cơ bản như:
Tác giả Nguyễn Thanh Bình, nghiên cứu giáo dục kĩ năngsống cho học sinh THCS, đề tài được triển khai dưới góc độtiếp cận xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực củacác tỉnh, vùng khó khăn của Việt Nam Tác giả Lê Hồng Sơnnghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống dưới góc độ tiếpcận giáo dục kĩ năng hoạt động xã hội cho sinh viên Tác giảNguyễn Thị Hồng Hạnh nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sốngthông qua dạy học môn đạo đức lớp 3 ở trường tiểu học Tácgiả Nguyễn Thị Tính nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh tiểu học khu vực miền núi phía Bắc Tác giả PhanThanh Vân nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống cho học sinhTHPT theo tiếp cận mục tiêu giáo dục toàn diện với 4 trụ cột:
“Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học đểlàm người”.
Trang 11- Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh ĐHSP Hà Nội (2008).Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học “Biện pháp giáo dục giá trịsống cho học sinh trường THCS thị trấn Nam Sách, huyệnNam Sách, tỉnh Hải Dương”.
- Tác giả Trần Phúc Nam ĐHSP Hà Nội (2012) Luậnvăn Thạc sỹ Giáo dục học “Quản lý giáo dục KNS cho họcsinh các trường PT DTNT tỉnh Đắk Lắk”
- Tác giả Lâm Thị Thanh Hương ĐHSP Hà Nội (2013).Luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục học “Quản lý giáo dụcKNS cho học sinh các trường Tiểu học quận Ngô Quyền,thành phố Hải Phòng”
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn ĐHSP Hà Nội (2014).Luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục học “Quản lý giáo dụcgiá trị sống - Kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPTNguyễn Siêu, thành phố Hà Nội”
Ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng việc nghiên cứuthực trạng để đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáodục nói chung, giáo dục KNS cho học sinh đã được một sốtác giả quan tâm nghiên cứu đưa vào vận dụng trong nhàtrường tuy nhiên hiệu quả chưa cao vì còn phụ thuộc vào các
Trang 12yếu tố như: quy mô trường, lớp, điều kiện cơ sở vật chất vàbiện pháp đề cập của mỗi tác giả tại đơn vị mình Còn vấn đềnghiên cứu về thực trạng quản lý giáo dục KNS cho học sinhdân tộc thiểu số bậc THCS trên địa bàn huyện Đam Rông,tỉnh Lâm Đồng từ trước đến nay chưa được tác giả hay lựclượng giáo dục nào nghiên cứu nên thật sự còn là vấn đềmới.
- Khái niệm và nội dung cơ bản
- Khái niệm kỹ năng sống
Hiện nay có nhiều quan niệm về KNS, mỗi quan niệmđược diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau:
Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới): “KNS là khả năng để
có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng
xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sốnghàng ngày Tổ chức Y tế thế giới coi KNS là những kỹ năngmang tính tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụngtrong cuộc sống hàng ngày để tương tác với người khác vàgiải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống,những thách thức diễn ra trong cuộc sống”
Trang 13Theo UNICEF: “KNS là khả năng chuyển đổi kiến thức(phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nàohay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làmnhư thế nào)” [10].
Theo UNESCO (tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục
của Liên hiệp quốc): KNS là những kỹ năng thiết thực để xây
dựng năng lực nhằm giúp một cá nhân thực hiện đầy đủ cácchức năng khi tham gia các hoạt động hàng ngày KNS gắnvới bốn trụ cột của giáo dục đó là:
- Học để biết (Learning to know)“gồm các kỹ năng tư duy
như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giảiquyết vấn đề, nhận thức được hậu quả”
- Học để làm (Learning to do)“gồm các kỹ năng thực hiện
công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảmnhận trách nhiệm”…
- Học để cùng chung sống (Learning to live
together)“gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thươnglượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện
sự cảm thông”…
Trang 14- Học để tồn tại (Learning to be)“gồm các kỹ năng cá
nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tựnhận thức, tự tin”…
Khái niệm KNS ở mỗi quốc gia khác nhau còn được hiểutheo nhiều nghĩa khác nhau; tuy nhiên ở Việt Nam khái niệmKNS được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hơn, đó là:
+ Khả năng cá nhân thực hiện đầy đủ các chức năng vàtham gia vào cuộc sống hàng ngày có hiệu quả
+ Khả năng được biểu hiện thông qua hành vi, thói quenlàm cho cá nhân thích ứng và giải quyết có hiệu quả các tìnhhuống phong phú, đa dạng trong cuộc sống hàng ngày
+ Khả năng đáp ứng, thích nghi với cuộc sống hàng ngàygiúp họ tham gia các hoạt động và giải quyết có hiệu quảnhững yêu cầu và thách thức của cuộc sống đặt ra
“Từ những quan niệm trên cho thấy các quốc gia trên thếgiới đều dựa trên quan niệm về KNS của các tổ chức quốc tếnhưng có tính khác biệt ở mỗi quốc gia là do phụ thuộc vàođiều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của từng quốc gia.”
Trang 15Cũng như ở Việt Nam thi các khu vực cũng có thể lựa chọncác kỹ năng cơ bản khác nhau để giáo dục cho người học
“Kế thừa và phát triển các quan điểm trên; Ta có thể hiểuKNS bao gồm các khả năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sốnghàng ngày của mỗi con người, đó là kỹ năng tự quản lý bảnthân và các kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân cùng chungsống tốt trong xã hội Kỹ năng sống là khả năng khả năng ứngphó tích cực trước các tình huống diễn ra trong cuộc sống;KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội vì KNSphụ thuộc vào công tác giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế
xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống, văn hóa gia đình,cộng đồng và dân tộc mà con người đang sinh sống.”
- Khái niệm giáo dục kỹ năng sống
Theo UNICEF hay UNESCO cho rằng giáo dục KNSkhông phải là một lĩnh vực hay môn học nhưng nó cần và đượcgiáo dục cho học sinh thông qua giảng dạy các môn học, tổchức các hoạt động giáo dục và là kỹ năng quan trọng trong quátrình phát triển của cá nhân và học tập suốt đời
Ở một số quốc gia, giáo dục KNS cho học sinh được lồngghép vào các môn học, chủ đề, ngoại khoá
Trang 16Ở nước ta giáo dục KNS được xem xét dưới hai khía cạnhkhác nhau:
- Giáo dục KNS là một lĩnh vực học tập như: giáo dục sứckhỏe, giáo dục về truyền thống, giáo dục giới tính
- Giáo dục KNS như là một cách tiếp cận giúp giáo viêntiến hành giáo dục có chất lượng xuyên suốt các lĩnh vực họctập
Như vậy giáo dục KNS được xem như là một cách tiếpcận giáo dục nhằm mục đích giúp người học có khả năng tựgiải quyết những những tình huống, những vấn đề nảy sinhtrong cuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả phù hợp vớimục tiêu giáo dục, người học có cách sống phù hợp với xã hộihiện đại
Giáo dục KNS có mục tiêu chính là làm thay đổi chongười học về hành vi, làm cho con người tích cực, chủ độnghơn trong mọi tình huống của cuộc sống, con người có kỹnăng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộcsống và trong học tập; thông qua đó mà người học được rènluyện năng lực tư duy và là đòn bẩy làm tiền đề cho chấtlượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện
Trang 17của nhà trường được nâng lên góp phần làm cho xã hội pháttriển nhanh và bền vững.
- Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống
Quản lý giáo dục KNS là sự tác động có ý thức của chủthể quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đưa việc giáo dụcKNS đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.Quản lý giáo dục KNS cho học sinh THCS không thể tách rờikhỏi các chức năng của quản lý, quản lý giáo dục và quản lýnhà trường nó bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến hànhlựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác độngcủa nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủ động vàchương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo rahiệu quả giáo dục cần thiết
- Phân loại kỹ năng sống
- Theo UNESCO, WHO KNS gồm 9 nhóm kỹ năng cốtlõi như: “Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng suy nghĩ, tư duyphê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
tư duy sáng tạo, kỹ năng tự nhận thức, tự trọng và tự tin của
Trang 18bản thân, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng ứng phó vớicăng thẳng và cảm xúc”.
- Trong giáo dục ở Anh, KNS được chia thành 6 nhómchính là: “Hợp tác nhóm; Tự quản; Tham gia hiệu quả; suynghĩ, tư duy bình luận, phê phán; Suy nghĩ sáng tạo; nêu vàgiải quyết vấn đề”
- Ở Việt Nam KNS được phân loại theo mối quan hệ gồm:
+“Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình:
Là các kỹ năng cụ thể như là kỹ năng tự nhận thức bản thân,
kỹ năng tự xác định giá trị cho bản thân, ứng phó với nhữngkhó khăn trong cuộc sống về tâm sinh lý, điều kiện, môitrường sống”…
+“Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khácgồm các kỹ năng như giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâuthuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác”…
+“Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quảgồm các kỹ năng cụ thể như: tìm kiếm và xử lý thông tin, tưduy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấnđề”…
Trang 19Với đề tài này tác giả nghiên cứu 10 kỹ năng sống cơ bảntrong giáo dục cho học sinh THCS là: Kỹ năng hợp tác và chia
sẻ, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng tự nhận thức và đánhgiá bản thân, kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông, kỹnăng đánh giá , kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng đối diện và ứngphó với khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng định hướng mụctiêu, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng điều chỉnh vàquản lý cảm xúc
- Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
- Đặc điểm học sinh THCS
Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa giáo dục và phát triển
nhân cách tác động qua lại với nhau mật thiết, vì thế để tácđộng có hiệu quả đến sự phát triển nhân cách của con ngườithì giáo dục phải dựa vào những đặc điểm nhân cách của từnglứa tuổi nhất định
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Các nhà tâm lý họctrên thế giới đều chung một quan niệm cho rằng tuổi thanhniên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn và baogồm một khoảng đời từ 11,12 tuổi đến 23,24 hoặc 25 tuổi.Giai đoạn này có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ chuyển tiếp
Trang 20từ 11,12 tuổi và kết thúc vào 15,16 tuổi và thời kỳ chuyển tiếpsau từ 17,18 tuổi và kết thúc khi thành người lớn thật sự 24,25tuổi”
Như vậy học sinh THCS nằm trong giai đoạn bắt đầu cuốithời kỳ chuyển tiếp trước ( 11,12 tuổi) và kết thúc khi bắt đầuthời kỳ chuyển tiếp sau (15,16 tuổi) [17]
Đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu bậc THCS ở vùng đặcbiệt khó khăn như ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng thì cóthể có độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi
Căn cứ những nghiên cứu trên có thể khái quát đặc điểmtâm lý lứa tuổi học sinh THCS như sau:
Điều lệ trường phổ thông quy định lứa tuổi THCS gồmnhững em có độ tuổi từ 11tuổi đến 15 tuổi
Luật Giáo dục năm 2005 xác định: “Học sinh THCS là
HS từ lớp 6 đến lớp 9 HS vào học lớp 6 phải hoàn thànhchương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi” Lứa tuổi HS THCScòn gọi là tuổi thiếu niên
Tuy nhiên đối với các trường hợp đặc biệt như vùng cóđiều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc
Trang 21thiểu số, học sinh dân tộc thiểu số thì cho phép vào lớp 6muộn hơn 2 – 3 tuổi.
Xét về thời kì phát triển của trẻ em thì lứa tuổi này có vaitrò quan trọng: đó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổitrưởng thành
Đây là lứa tuổi có sự thay đổi đặc biệt về thể chất cũngnhư tinh thần của các em Có sự thay đổi về cả thể chất, trítuệ, tình cảm, đạo đức … và ngược lại ở lứa tuổi này cũng lại
có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”.
Tuy nhiên ở cùng độ tuổi nhưng các em lại có sự khác biệt về
sự thay đổi đó, nguyên nhân chính là do phụ thuộc vào điềukiện sống, môi trường, hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhaucủa các em đã tạo nên
“Còn xét về những giai đoạn phát triển của một đờingười, lứa tuổi học sinh THCS hay còn gọi là lứa tuổi thiếuniên có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng, đó là thời kìchuẩn bị cần thiết nhất cho những bước trưởng thành sau này.Làm nền tảng cho sự hình thành và sẽ được tiếp tục phát triểntrong tuổi thanh niên nhân cách của một con người.”
Nếu chúng ta hiểu rõ về vị trí và ý nghĩa của các giai
Trang 22đoạn phát triển tâm lý của lứa tuổi thiếu niên, thì chúng ta cócách nuôi dưỡng, đối xử và GD đối tượng này một cách đúngđắn giúp các em hình thành một nhân cách toàn diện
- Tâm sinh lý HS THCS
Ở lứa tuổi học sinh THCS hay còn gọi là lứa tuổi thiếuniên có sự phát triển mạnh về cơ thể nhưng lại không cân đốidẫn đến làm cho các em lúng túng, vụng về và lóng ngóngtrong mọi hoạt động của các em, làm tinh thần bất an dẫn đếnảnh hưởng về việc học tập của các em
Với sự phát triển mạnh mẽ của các tuyến nội tiết trong cơthể của các em ở giai đoạn này đã tạo ra nhiều thay đổi trong
cơ thể của các em, trong đó có sự phát triển nhảy vọt về chiềucao và sự phát dục ở trên cơ thể của các em là mạnh nhất
Với sự trưởng thành nhanh về mặt sinh dục và từ đó đãlàm cho các em có những thay đổi về mặt tâm lý, sinh lý…dẫn đến có những thay đổi lớn trong cách sống của các emnhư: về nhà các em ít nói chuyện với bố mẹ, thích làm đẹp,biết thẹn thùng trước mọi người,…
Trang 23- Điều kiện sống của HS THCS DTNT
(a) Trong gia đình
Trong cuộc sống gia đình thì ở lứa tuổi này các em đãcùng với bố mẹ đi làm để tạo ra của cải vật chất cho gia đình
và cho xã hội Các em đã ý thức được các nhiệm vụ đó và cóthể thực hiện một cách tích cực
Học sinh của trường PT DTNT THCS huyện Đam Rông,tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu sốnên đời sống gia đình phần lớn vẫn đang còn khó khăn, kinh
tế chậm phát triển, chủ yếu là làm nông nghiệp như trồng trọt
và chăn nuôi nên các em cũng được bố mẹ hướng dẫn đi làm
và cũng góp phần tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xãhội
Do điều kiện sống của gia đình, địa phương còn khó khănnên dẫn đến các em cũng bị hạn chế về nhận thức, điều kiệnhọc tập, cũng như tham gia các hoạt động xã hội khác
Trong gia đình các em thường đông anh em nên (thôngthường một gia đình người đồng bào dân tộc có từ 4-6 ngườicon, thậm chí có gia đình lên đến 8-9 người con) vì vậy các
Trang 24em lên đến lứa tuổi học sinh THCS ít được bố, mẹ chăm sócchu đáo.
Với những khó khăn như trên mà đã làm cho học sinh dântộc lứa tuổi này tạo ra những giá trị khác nhau trong từng giađình, và các em thường hoạt động tích cực, độc lập, tự chủtrong cuộc sống của các em
Bên cạnh đó sự thay đổi về nội dung dạy học đã tác độngđến các em Vào học trường THCS, các em được tiếp xúc vớinhiều môn học khác nhau khác so với học tiểu học Từ đó đòihỏi các em phải có sự thay đổi về cách học, cách sinh hoạt có
nề nếp khác với sống tự do như ở gia đình
Ở lứa tuổi này các em thường hay năng động, đùa nghịch,
Trang 25tự do những ở trường nội trú thì phải chịu các nội quy của nhàtrường, nội quy khu nội trú, học tập, lao động, sinh hoạt theogiờ giấc đó cũng là một khó khăn cho các em khi mới vàotrường.
Đặc biệt là ở trường các em phải học 2 buổi trên ngàytheo quy định tại công văn Số: 7291/BGDĐT-GDTrH “V/v:
Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học”.Ngoài ra buổi tối các em cũng phải lên lớp tự học bài và
được cô giáo, thầy giáo trực hướng dẫn các em học bài Vớithời lượng học như vậy tại trường thì cũng gây mệt mỏi đốivới lứa tuổi của các em
Nhưng với số lượng tri thức của nhiều môn học như ở bậcTHCS đã làm cho khối lượng tri thức của các em lĩnh hộiđược tăng lên nhiều và đồng thời tầm hiểu biết của các emtrong độ tuổi này cũng được mở rộng hơn
Cùng với sự đa dạng của các hoạt động trong nhà trườngTHCS đực biệt hơn nữa là đối với trường PT DTNT là mộttrường chuyên biệt thì các em ở lại trường 24/24 và từ đócũng tác động đến mạnh mẽ sự phát triển tâm sinh lý của các
em Các em được tham gia vào các hoạt động lao động, học
Trang 26tập ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạtđộng văn thể mĩ, công tác xã hội … trong nhà trường.
Học sinh ở lứa tuổi này thích làm công tác xã hội vì đó làmột cách để các em được thể hiện bản thân mình trước mọingười, trước người lớn và mong muốn các em được thừa nhậnmình là người lớn Các em thích được khen trước đám đông
để thể hiện được vị trí của mình trong tập thể, trong xã hội
Trang 27Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc tham giacác hoạt động xã hội sẽ giúp cho các em mở rộng hiểu biếtcủa mình nhiều hơn
Tóm lại; Cùng với sự thay đổi về môi trường sống, vềđiều kiện sống, điều kiện hoạt động của các em ở trong cácgia đình, nhà trường, môi trường sống của xã hội mà đặc điểmtâm sinh lý, nhân cách của HS THCS được hình thành và pháttriển hoàn thiện hơn
Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh THCS có tính dễ bị kíchthích, sự phát triển về thể chất ở lứa tuổi này có ảnh hưởngnhất định đến tâm sinh lý cũng như nhân cách của học sinh
Qua hoạt động giao tiếp hằng ngày mà các em thể hiệnkhát khao muốn có những quan hệ bình đẳngtrong cuộc sống và có nhu cầu sống cuộc sống tựlập Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tựlập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập vềđạo đức giá trị
Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trongtập thể phát triển mạnh Trong tập thể, các em thấy được vịtrí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình cần
Trang 28cho tập thể Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiệntượng phân cực – có những người được nhiều người yêu mến
và có những người ít được bạn bè yêu mến Điều đó làm chocác em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điềuchỉnh bản thân
Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặcbiệt quan trọng Tình bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phépcác em đối chiếu được những thể nghiệm, ước mơ, lí tưởng,cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình.Nhưng tình bạn ở các em còn mang màu sắc xúc cảm nhiềunên thường có biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn Có nghĩa là các
em thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốnchứ không chú ý đến khả năng thực tế của bạn
Ở tuổi này cũng đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt –tình yêu nam nữ đối với các em lớp 8, lớp 9 Tình yêu của lứatuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì các emthường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khicũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu Tìnhyêu nam nữ của lứa tuổi này tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng
vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi đượcđáp lại bằng sự yêu thương Giáo viên cần thấy rằng đây là
Trang 29bắt đầu một giai đoạn bình thường và tất yếu trong sự pháttriển của con người Tình yêu ở lứa tuổi 14, 15 này về cơ bản
là tình cảm lành mạnh, trong sáng nhưng cũng là một vấn đềrất phức tạp, nó đòi hỏi sự khéo léo tế nhị của giáo viên đặcbiệt là giáo viên chủ nhiệm lớp Một mặt giáo viên phải làmcho các em có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình cảm vớibạn khác giới, phải làm cho các em biết kiềm chế, kiểm soátnhững cảm xúc của bản thân; mặt khác, phải nghiên cứu từngtrường hợp cụ thể để đưa ra cách giải quyết thích hợp Bấtluận trong trường hợp nào cũng đều không được can thiệpmột cách thô bạo, không chế nhạo hay ngăn cấm độc đoán,bất bình mà phải có một thái độ trân trọng và tế nhị, đồng thờicũng không được thờ ơ, lãnh đạm tránh những phản ứng tiêucực ở các em
Một số vấn đề giáo dục đối với lứa tuổi học sinh THCS:
Học sinh THCS hiện nay được sinh ra trong một môitrường xã hội có nhiều thuận lợi, nhưng ở các em cũng cónhững ưu điểm và nhược điểm mà trong công tác giáo dụccần lưu ý:
Ở một số thanh niên, tình cảm cách mạng và ý chí phấn
Trang 30đấu còn yếu, trình độ giác ngộ về xã hội còn thấp Các em cóthái độ coi thường lao động chân tay, thích sống cuộc sống xahoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi.
Học sinh THCS là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo,thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị vẻ bềngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ…
Học sinh THCS là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếpthu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng dễsinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơiđến chốn để nâng cao trình độ Các em thích hướng đến tươnglai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ
- Vai trò và ý nghĩa của quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
KNS của con người, từng cá nhân đã đẩy sự phát triển cánhân của mỗi con người đồng thời góp phần thúc đẩy sự pháttriển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề của xã hội đã vàđang tạo ra những bức xúc trong xã hội hiện nay
Vì vậy giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệtrẻ trong bối cảnh hiện nay: Thế hệ trẻ là là những người có
Trang 31vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổquốc, đối tượng này cũng góp phần to lớn cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu những con người nàykhông được giáo dục một cách bài bản thì họ không có các kỹnăng cần thiết dẫn đến các em sẽ không thể thực hiện tốtnhiệm vụ của một cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hộitrong tình hình mới và hội nhập như hiện nay;
Học sinh THCS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị
về nhân cách, song ngược lại đối với lứa tuổi này vẫn cònthiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, đặcbiệt trong với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, thế hệ trẻ dẽ
bị lôi kéo vào các tình hướng tiêu cực, vì vậy việc giáo dụcKNS cho thế hệ trẻ để kịp thời ứng phó với những thách thứctrong xã hội là rất cần thiết, một vấn đề lớn đặt ra đối với giáodục Việt Nam, Việc giáo dục tốt các kỹ năng cho các em ở lứatuổi này sẽ giúp các em phát triển tốt về nhân cách của cácem; giúp các em có khả năng ứng phó tốt, có hiệu quả trướccác tình huống xảy ra hằng ngày trong cuộc sống trong điềukiện hội nhập quốc tế như hiện nay
Theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 về “đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng
Trang 32nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáokhoa nhằm nâng chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đápứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước phù hợp với thực tiễn truyền thống Việt Nam, tiếpcận nền giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khuvực và trên thế giới”.
Luật Giáo dục năm 2005 Điều 2 đã xác định: “mục tiêucủa giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam pháttriển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghềnghiệp; Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất vànăng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc” Như vậy, mục tiêu của giáo dục phổthông được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định hướng chuyển từchủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang trang bịnăng lực hành động, năng lực thực tiễn và phát triển nhâncách cho người học
- Nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống trong cácnhà trường được nhiều nước trên thế giới quan tâm và đã vàđang áp dụng trong chương trình giáo dục của các quốc giakhác nhau;
Trang 33Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa nội dunggiáo dục kỹ năng sống vào trong chương trình chính khóa ởcác bậc học theo các hình thức sau:
+ Kỹ năng sống là một môn học riêng biệt trong chươngtrình giáo dục
+ Kỹ năng sống được tích hợp vào một số môn học chính
+ Kỹ năng sống được tích hợp vào các môn học trong chươngtrình
- Mục đích và nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PT DTNT THCS
- Mục đích
Nền giáo dục Việt Nam đã thay đổi từng bước từ nhàtrường truyền thống với phương pháp giáo dục thụ động, đơnthuần cung cấp kiến thức, đề cao vai trò người dạy chuyểnsang nhà trường tích cực hướng trung tâm dạy học vào ngườihọc nhằm hình thành và phát triển những năng lực cơ bản,cần thiết cho người học để đáp ứng yêu cầu phát triển của đấtnước, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự
Trang 34nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhậpquốc tế
Mục tiêu giáo dục của nước ta cũng đang tiếp cận mụctiêu giáo dục của thế kỷ XXI theo 4 trụ cột: Học để biết, học
để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống.Chính vì thế mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo ra conngười toàn diện được phát huy đầy đủ nhân cách và có đủnăng lực thâm nhập xã hội theo những chuẩn mực và giá trị
xã hội Triết lý đó hướng đến mục tiêu đào tạo người học tựchủ về học - hành và hoạt động thực tiễn, tự chủ về trí tuệ vàđạo đức với sự tôn trọng sự tự chủ đó ở người khác
Với nền tảng đó thì việc giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh trong nhà trường PT DTNT THCS nhằm các mục tiêusau:
- Trang bị cho học sinh lứa tuổi THCS những kỹ năng cơbản để phục vụ cuộc sống của các em trong tình hình mới,trong môi trường nội trú của các em như những kỹ năng cơbản sau: kỹ năng cùng chung sống với tập thể, kỹ năng vềchăm sóc sức khỏe cho bản thân, kỹ năng kiểm soát bản thân
về sự thay đổi của tâm sinh lý;…
Trang 35- Tạo tiền đề tốt để học sinh thực hiện những quyền,trách nhiệm của mình phù hợp với xu hướng phát triển của xãhội, cá nhân phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần vàđạo đức phù hợp với những giá trị được xã hội công nhận.
- Đồng thời tác động đến quá trình tự giáo dục của họcsinh theo hướng hình thành khả năng tự chủ về trí tuệ và đạođức của cá nhân
- Nội dung giáo dục kỹ năng sống
Trong chương trình giáo dục THCS hiện nay nội dunggiáo dục KNS cho học sinh chưa có khung chương trìnhthống nhất; nội dung dạy tùy thuộc vào tập quán, điều kiệnCSVC, sự nhận thức, năng lực của Hiệu trưởng và đội ngũlàm công tác giáo dục tại các nhà trường để định hướng nộidung, chương trình giáo dục KNS theo hướng lồng ghép trongcác môn học, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và cáchoạt động giáo dục khác do nhà trường, địa phương tổ chức.Giáo dục KNS cho học sinh THCS cần lưu ý những đặc điểm
cơ bản, cần thiết sau:
Ở lứa tuổi này sự tự ý thức đã phát triển và có nhiều khácbiệt so với lứa tuổi trước Học sinh THCS khao khát muốn
Trang 36biết họ là người như thế nào, có năng lực gì và luôn muốnđược thể hiện Vì vậy tự đánh giá là một nét tâm lý điển hìnhcủa lứa tuổi này Tuy nhiên, do khả năng tự nhận thức về bảnthân chưa thực sự sâu sắc và khái quát nên nhiều học sinhTHCS chưa đánh giá đúng, khách quan về bản thân mình dẫnđến có sự thể hiện không chuẩn mực về hành vi và trong giaotiếp Nhiều học sinh đánh giá quá cao bản thân dẫn đến tựcao, coi thường người khác hoặc đánh giá quá thấp coi mình
là bất tài, vô dụng dẫn đến tự ti
Một trong những nét nổi bật của học sinh bậc THCS là sựphát triển của tính tự trọng Nhưng nhiều em vì đánh giákhông đúng bản thân mình, từ đó thường có thái độ khôngđúng đối với bản thân và với người khác dẫn đến trạng tháikhó chịu, thất vọng hay xung đột đối với bản thân và vớingười khác
Ở lứa tuổi này, các em có nhu cầu mở rộng mối quan hệgiao tiếp, trong đó quan hệ bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn sovới các quan hệ khác, vì thế tâm lý bị ảnh hưởng qua giao tiếpnhóm bạn dễ dẫn đến thay đổi nhận thức và hành vi Do đặcđiểm tâm lý vẫn chưa ổn định, chưa chín chắn nhưng các emlại phải tự quyết định nhiều vấn đề trong cuộc sống như học
Trang 37hành, gia đình, giới tính, tình yêu…nên các em dễ rơi vàotrạng thái bất ổn.
Điểm nổi bật là nhu cầu tìm tòi, khám phá những vấn đềđược thông tin tràn lan trong đời sống luôn lôi cuốn học sinhlao vào làm chệch hướng giáo dục của gia đình và nhà trường,gây ngộ nhận về giá trị sống, ảo tưởng về sự đam mê và dễlàm thay đổi tâm lý, tính cách của học sinh theo chiều hướngtiêu cực
Đặc biệt là học sinh ở trường PT DTNT THCS huyệnĐam Rông, đây là một trong 62 huyện nghèo của cả nước,học sinh của trường chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu
số nên các em thường có tâm lý tự ti, ngại giao tiếp,… Hơnnữa trong nhà trường có học sinh của hơn 10 dân tộc cùngsinh sống và học tập nên có một số đặc điểm khác nhau
Với những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS vàđặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số như trên và căn cứ vàomục tiêu giáo dục kỹ năng sống, nội dung giáo dục kỹ năngsống cho học sinh THCS nói chung và học sinh THCS dân tộcnội trú nói riêng cần tập trung ở các nhóm kỹ năng như:
Trang 38Nhóm kỹ năng nhận thức: Kỹ năng tự nhận thức và
đánh giá bản thân; kỹ năng đánh giá người khác; kỹ năng kiênđịnh; kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc; kỹ năng tư duysáng tạo; kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng giải quyết vấn đề;
kỹ năng đạt mục tiêu…
Nhóm kỹ năng đương đầu với cảm xúc: Kỹ năng đối
đầu và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống; kỹ năng đảmnhận trách nhiệm; kỹ năng kiềm chế cảm xúc; kỹ năng quản
lý thời gian hiệu quả; kỹ năng thể hiện sự tự tin của cá nhân…
Nhóm kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp và ứng xử; kỹ
năng hợp tác, chia sẻ; kỹ năng thương thuyết, kỹ năng từ chối,
kỹ năng cảm thông với người khác…
Riêng với đặc điểm tâm sinh lý và tính cách của học sinhdân tộc thiểu số trường PT DTNT THCS huyện Đam Rông,tỉnh Lâm Đồng, thiết nghĩ nội dung giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh THCS cần tập trung vào các kỹ năng cơ bảnđược vận dụng trong những tình huống hàng ngày để giúp các
em giải quyết hiệu quả những vấn đề có thể xảy ra với các
em
Trang 39Một số kỹ năng cần quan tâm và được tổ chức rèn luyệnthông qua các hoạt động là:
- Kỹ năng tự học và tổ chức tự học: Các em phải sống xagia đình từ lúc 11 tuổi để tập trung sinh sống và học tập tạitrường nội trú, ngoài thầy cô sẽ không có người thường xuyênnhắc nhở vì vậy các em cần tự giác, chủ động trong việc tổchức và sắp xếp việc học tập của mình cho hiệu quả
- Kỹ năng tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể: Sốngtrong môi trường tập thể tất yếu phải có sinh hoạt mang tínhtập thể để các em có thể quên bớt nỗi nhớ nhà, đồng thời đểcủng cố mối quan hệ với bạn bè giữa các dân tộc Vì vậy các
em cần có kỹ năng tổ chức, tham gia hoạt động tập thể để thuhút tập hợp tất cả các học sinh khác, hoàn thiện kỹ năng giaotiếp, rèn luyện các kỹ năng tự quyết của bản thân
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin, khẳng định bản thân thôngqua các nhiệm vụ học tập và rèn luyện trong nhà trường: Doảnh hưởng của điều kiện sống, học sinh dân tộc thiểu sốthường tự ti mặc cảm Việc giáo dục kỹ năng thể hiện sự tự tingiúp học sinh lạc quan trong học tập, đời sống nội trú và cuộcsống chung trong cộng đồng
Trang 40- Kỹ năng hợp tác, thích nghi, hòa nhập: Để chung sốngtrong môi trường nội trú thì học sinh cần phải cùng chung sứchọc tập, lao động, vui chơi các hoạt động tập thể, học sinh cầnbiết giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau Vì vậy các em cần được rènluyện kỹ năng hợp tác, giúp các em biết tôn trọng mục tiêuhoạt động chung của nhóm, của lớp, của trường; biết đoànkết, thông cảm và chia sẻ với thành viên trong nhóm, tronglớp, trong trường; biết bày tỏ ý kiến và tham gia xây dựng kếhoạch hoạt động của nhóm, của lớp, của trường; biết lắngnghe, tôn trọng và hỗ trợ các thành viên khác trong quá trìnhhoạt động chung Đó cũng là cơ sở để các em thích nghi, hòanhập khi tham gia hoạt động cộng đồng.
- Kỹ năng quản lý thời gian nói rộng ra là kỹ năng tựquyết định và tổ chức đời sống: Đối với học sinh dân tộc thiểu
số, thời gian học tập và sinh hoạt tại nhà trường 24 giờ trênngày, nên các em phải tự tổ chức đời sống của mình trong tậpthể nội trú một cách hài hòa và có lợi ích nhất để tạo nên một
ý thức văn minh công nghiệp khi các em ra trường Các emthường không có trật tự ngăn nắp trong sinh hoạt, tính kỷ luậtkhông cao, tinh thần tự giác yếu vì vậy rất cần rèn luyện kỹnăng quản lý thời gian, tổ chức khoa học để giúp học sinh biết