Thực tế đã chứng minh rằng một người lãnh đạo thành công không chỉ hội tụ được những tố chất lãnh đạo vốn có mà còn phải liên tục trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả là
Trang 1PHÂN TÍCH TỐ CHẤT CỦA MÔT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG –
VÍ DỤ VỀ CT HDQT NGÂN HÀNG VIETIN BANK
Khi nhắc đến khái niệm “lãnh đạo”, hầu hết mọi người thường liên tưởng đến
một người ở vị trí đứng đầu của một tổ chức hay một nhóm người(lãnh đạo nhà nước,lãnh đạo của tập đoàn,công ty,đơn vị….) Và cũng rất nhiều người cho rằng năng lực lãnh đạo là một tố chất bẩm sinh được “trời phú” cho một số cá nhân nhất định Thế nhưng, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt lại đòi hỏi các tổ chức cần phải xây dựng được một đội ngũ với nhiều con người có khả năng lãnh đạo ở mọi cấp bậc hơn để có thể dẫn dắt tổ chức cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh mới
Thực tế đã chứng minh rằng một người lãnh đạo thành công không chỉ hội tụ được những tố chất lãnh đạo vốn có mà còn phải liên tục trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả làm cho nhân viên lắng nghe,tôn trọng và thực hiện theo sự lãnh đạo của mình
Trước hết dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo thành công phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo (tầm nhìn) ,khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng:
.Tầm nhìn: là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi người
trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực Tạo ra tầm nhìn là
Trang 2công việc chính của nhà lãnh đạo Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức mình đi
tới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức Thế nên ngạn ngữ có câu: “ một người lo bằng kho người làm” để nhấn mạnh tầm quan trọng của người lãnh đạo.
.Cảm hứng: Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và
truyền được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện Nếu tầm nhìn không được truyền đạt tới mọi người và không được thực hiện thì tầm nhìn trở nên vô nghĩa Truyền cảm hứng cho mọi người, đó chính là tạo động lực cho những người đi theo mình
.Ảnh hưởng: Lãnh đạo sẽ không thể là nha lãnh đạo nếu không có ảnh hưởng,
và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền lực của nhà lãnh đạo Nói cách khác, tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền lực Trong công việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát từ phẩm chất, kỹ năng
và năng lực của mình Quyền lực đó mang tính cuốn hút, lôi kéo người khác đi theo mình
*Phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo.
Để thực hiện công việc chính nhà lãnh đạo phai la nguoitạo ra tầm nhìn cho tổ chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất, kỹ năng đặc biệt Năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào phẩm chất, kỹ năng của nhà lãnh đạo
Phân loại 3 nhóm kỹ năng lãnh đạo:
Trang 3+ Các kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích chung, tổng hợp vấn đề, tư duy
logic và toàn diện, tính sáng tạo trong việc đưa ra các ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi, nhận ra cơ hội
và các vấn đề tiềm tàng (cách tư duy quy nạp và suy diễn) Nhà lãnh đạo cần có các
kỹ năng này để nhận thức được các xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức trong tương lai, dự đoán được những thay đổi, từ đó hình thành nên tầm nhìn cho tổ chức
+ Kỹ năng nghiệp vụ: là những kiến thức về phương pháp, tiến trình, kỹ thuật…
về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó Người lãnh đạo cần phải là người sở hữu các tri thức và phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm.Một nhà lãnh đạo tốt phải là một nhà quản lý giỏi, vì vậy nhà lãnh đạo phải có được các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch…của một nhà quản lý
+ Kỹ năng giao tiếp: Kiến thức về hành vi con người, các quá trình giao tiếp giữa
con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm, tính nhạy cảm trong giao tiếp); khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và tính thuyết phục của lời nói), khả năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác (sự tế nhị, kỹ năng lắng nghe, kiến thức
về hành vi xã hội chấp nhận được)
Cụ thể đó là những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, động cơ của con người thông qua lời nói và hành động của họ Chính kỹ năng “hiểu người” sẽ giúp nhà lãnh đạo có cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới một cách hiệu quả
Trang 4*Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này,tôi xin đưa ra một số phân tích về những kỹ năng và tố chất của nhà lãnh đạo thành công mà tôi biết:chủ tịch hội đồng
quản trị ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam_ Phạm Huy Hùng.
Đôi nét về tiểu sử CTHĐQT Vietinbank Phạm Huy Hùng:
-Năm 1977, ông tốt nghiệp đại học và trở thành Cán bộ Vụ thương nghiệp vật
tư của Bộ Tài chính
-Tháng 10 năm 1980, ông chuyển sang Vụ tín dụng thương nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước Tám năm gắn bó với Vụ tín dụng, ông đã tập trung nghiên cứu các chế độ liên quan đến lĩnh vực tín dụng nói riêng và ngành ngân hàng Việt Nam nói chung; đồng thời đã tiếp thu, học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm của các bác, các cô chú, các anh chị đi trước để phục vụ tốt cho công tác sau này
-Tháng 8 năm 1988, hệ thống Ngân hàng nhà nước được tách thành 2 cấp, sát nhập Vụ Tín dụng thương nghiệp vật tư và Vụ Tín dụng Công nghiệp với trên 60 cán
bộ, đồng thời tiếp nhận thêm một số chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước ở một số khu vực mang tính chủ đạo thành Ngân hàng Công thương, trong đó có cử nhân trẻ Phạm Huy Hùng
-Đầu năm 1990,Người được cử về điều hành chi nhánh với chức vụ Phó giám đốc, rồi nhận nhiệm vụ Giám đốc chưa đầy một năm sau đó chính là Phạm Huy Hùng
- cán bộ lãnh đạo trẻ nhất trong hệ thống
-Đầu năm 1997, ông được điều động làm Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam
Trang 5-năm 2002 ông đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc VietinBank.
-Năm 2007, ông được cử làm Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCTVN Và tháng 7 năm 2009, khi VietinBank chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần, ông tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) với số phiếu cao nhất
TS Phạm Huy Hùng đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ; Danh hiệu chiến sĩ Thi đua toàn quốc năm 2008; danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Cúp vàng Doanh nhân Tâm - Tài; cùng nhiều hình thức khen thưởng khác của Ngân hàng Nhà nước, VietinBank…
Với hơn 30 năm gắn bó với ngành ngân hàng Việt Nam thì phần lớn thời gian
ấy Tiến sĩ PhạmHuy Hùng dành hết tâm huyết cho VietinBank Ông là một trong số hơn 60 người đầu tiên của Ngân hàng Công thương Trung ương, là người đóng góp tích cực đưa NHCTVN vượt qua những khó khăn, thăng trầm nhất trong bước đường phát triển Trong suốt quá trình quản lý và điều hành NHCTVN, ông luôn là người năng động, sáng tạo; sâu sát công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và không quản khó nhọc vất vả
*Một số phẩm chất và kỹ năng cụ thể giúp ôngthành công trong lãnh đạo:
Trong một lần phỏng vấn PVcó hỏi: “Theo ông, một người lãnh đạo cần có tố chất gì? “
Trang 6Tiến sĩ Phạm Huy Hùng đã trả lời: ‘Điều quan trọng nhất đối với người lãnh
đạo là phải có Tâm và có Tầm, làm việc gì thì phải am hiểu chuyên sâu về cái đó,
nhất là trong ngành ngân hàng Hơn nữa phải hiểu biết cơ chế, quy chế, tuân thủ pháp luật Người lãnh đạo phải có thực tiễn trong điều hành, nhìn nhận rõ thực trạng của doanh nghiệp, cái gì là ưu điểm, cái gì tồn tại phải biết cho từng giai đoạn Điều đó hết sức quan trọng để có định hướng đúng, chiến lược đúng…”
Chính những tố chất đó đã được đội ngũ lãnh đạo của NHCTVN vận dụng linh hoạt và khéo léo trong suốt quá trình triển khai xử lý dứt điểm hàng chục ngàn tỷ đồng
nợ tồn đọng giai đoạn năm 2002 - 2006 và thực hiện thành công công tác cổ phần hóa NHCTVN năm 2008 vừa qua, đưa hệ thống VietinBank phát triển lớn mạnh Những
tố chất đó sẽ tiếp tục được phát huy trong quá trình điều hành VietinBank giai đoạn phát triển tới; đặc biệt khi đối mặt với những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế qua chính sách mở cửa hoàn toàn dịch vụ tài chính ngân hàng từ ngày 01/01/2011
Cũng theo ông: Người lãnh đạo không chỉ biết chỉ đạo điều hành mọi việc, mà thực sự phải có suy nghĩ thấu đáo, năng động và sáng tạo, phải luôn trăn trở, tìm hướng xử lý thấu đáo những khó khăn, vướng mắc trong công việc Người lãnh đạo phải luôn phải: “Đầu nghĩ - miệng nói - tay làm - chân đi, sâu sát công việc; nói thật, làm thật, công khai, minh bạch và gương mẫu, tất cả vì mục đích chung” Đặc biệt, họ cần phải có quan điểm, tư duy phải nhất quán và xuyên suốt, trong đó luôn biết lấy cán bộ làm gốc, đầu tầu và quán triệt tư tưởng dân chủ, tập trung theo phương châm: Dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra Tuy vậy, người lãnh đạo cũng phải là người dám làm và dám chịu, biết phân biệt đúng sai trên cơ sở
Trang 7tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật và cơ chế của Nhà nước Đã đúng phải chỉ đạo quyết liệt, dứt khoát Hướng anh em tập thể cùng mình thực hiện thành công, càng khó bao nhiêu càng quyết liệt, quyết tâm bấy nhiêu Lời nói phải được thể hiện bằng công việc, bằng hiệu quả, kết quả cụ thể, có như thế thì đơn vị mới phát triển đi lên đời sống người lao động được cải thiện, uy tín thương hiệu đều tốt cả
1.Nhu cầu tự khẳng định bản thân: Với hơn 10 năm kinh qua nhiều cương vị công
tác, ông đã được bổ nhiệm làm Phó văn phòng, Phó phòng tín dụng, Trưởng phòng tiền tệ Những năm đầu thập kỷ 90, hệ thống NHCTVN hoạt động khá hiệu quả theo đúng định hướng chung nhưng có một số chi nhánh còn yếu, đặc biệt là Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình với 27 tỷ đồng dư nợ cả nợ xấu, thường xuyên phải xin các khoản trợ cấp Người được cử về điều hành chi nhánh với chức vụ Phó giám đốc, rồi nhận nhiệm vụ Giám đốc chưa đầy một năm sau đó chính là Phạm Huy Hùng
Như vậy quyết định để ông chuyển sang làm Giám đốc một chi nhánh ngân đang gặp rất nhiều khó khăn là quyết định muốn đưa một nhà lãnh đạo giỏi vực dậy chi nhánh đang trên đà phá sản Chấp nhận thách thức đó chính là nhu cầu muốn tự khẳng định bản thân mình, khao khát mong muốn thành công trong sự nghiệp đã tạo
ra động cơ thúc đẩy ông quyết định lựa chọn đối mặt với khó khăn: đưa chi nhánh thoat khỏi khó khăn…., Nhờ hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự và nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động nghiệp vụ phục vụ khách hàng, tiếp thị gắn kết hoạt động Ngân hàng với khách hàng, hỗ trợ tích cực để khách hàng sản xuất kinh
Trang 8doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển, nên chỉ hai năm sau, ông đã đưa Chi nhánhNHCT Ba Đình vươn lên thành một trong những chi nhánh hàng đầu trong toàn
hệ thống, từ một chi nhánh yếu nhất, NHCT Ba Đình đã có sự phát triển ngoạn mục vươn lên vị trí là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam,cạnh tranh với những người khổng lồ là 3 ngân hàng nhà nước: Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng No & PTNT
và một số ngân hàng ngoài quốc doanh
2.Kỹ năng giao tiếp: Ông cũng thường xuyên động viên, khuyến khích mọi
người: muốn có thu nhập ngang bằng với các chi nhánh khác, mọi người phải coi trọng khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, phải nỗ lực nâng cao chất lượng dịch
vụ và thái độ phục vụ Với thực trạng điều kiện của ngân hàng như lúc đó mà ngồi yên thì không thể có khách hàng nên Ông trực tiếp cùng anh chị em cán bộ đi tiếp thị, thu hút nhiều khách hàng về giao dịch ở Ngân hàng Công thương Ba Đình
Ông mạnh dạn thay đổi phương thức hoạt động theo cách cử cán bộ ngân hàng
đi xe máy mang chứng từ đến tận nơi cho doanh nghiệp, đưa tận tay cho khách hàng Ông quán triệt phương châm: cán bộ ngân hàng phải niềm nở, nhiệt tình với khách hàng, có khách hàng thì ngân hàng mới tồn tại, mới phát triển được Rồi khách hàng
xa gần kháo nhau Từ chỗ chỉ có vài khách hàng đơn lẻ chưa tin đến giao dịch thử và thấy Vietinbank thực sự phục vụ khác các Ngân hàng khác nên đã có thêm nhiều doanh nghiệp, các Tổng công ty 90, 91 đến giao dịch tấp nập tại Ngân hàng CT Ba Đình Hoạt động của chi nhánh vươn ra cả Cầu Diễn, Cầu Giấy, Nghĩa Đô
Xây dựng được văn hóa phục vụ trong công việc và giao tiếp với khách hàng Ông nhận thấy điều bất cập của những ngân hàng nhà nước là thái độ kẻ cả của nhân
Trang 9viên khi tiếp xúc với khách hàng Ông đã tiên phong thay đổi phong cách làm việc của mình, luôn ân cần và lịch sự với khách hàng, giải quyết các yêu cầu của khách hàng trong ngày nếu có thể được ngay cả khi đã hết giờ giao dịch Đồng thời Ông ra quy định cấp quản lý không được tiền làm thêm giờ, khi có một nhân viên phải làm thêm giờ thì người quản lý trực tiếp phải ở lại cơ quan đến khi người nhân viên đó xong việc mới thôi Đến nay, Ông đã thành công khi xây dựng một văn hóa giao tiếp tại Vietinbank
Có thể nói Ông là người lãnh đạo thành công trong việc tạo ảnh hưởng của cá nhân mình tới những người khác về phong cách làm việc và thái độ phục vụ khách hàng Điều này mang lợi lại cho chính Vietinbank, chi phí làm ngoài giờ hầu như không có, các nhân viên khi cần thiết đều tự nguyện hoàn thành công việc trong ngày trước khi rời văn phòng
3 Sự tự tin va sang tao: Ông thường xuyên tổ chức lớp nghiệpvụ ngân hàng còn
thiếu, tuyển mới cán bộ trẻ có trình độ làm hạt nhân Cán bộ yếu mặt nào, được cử đi đào tạo chuyên sâu 3 tháng, 6 tháng về mặt đó ở các ngân hàng khác nhằm nâng cao trình độ và bổ sung những kỹ năng cần thiết Ban lãnh đạo tổ chức họp chấn chỉnh lại đội ngũ, nói rõ khó khăn hiện tại của Ngân hàng để CBNV hiểu và chủ động cùng đồng tâm hợp lực thực hiện Sự tự tin của ông vào nhân viên, đồng nghiệp tác động tích cực đến hiệu quả của người lãnh đạo Ông luôn có sự kỳ vọng cao đối với cấp dưới, luôn kiên trì trong thực hiện mục tiêu khó khăn Chính sự lạc quan, quyết tâm và kiên trì của ông làm tăng sự quyết tấm và cam kết của cấp dưới để hỗ trợ thực hiện
Trang 10Ông tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của VietinBank là ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực của nền kinh tế Việt Nam; đưa ngân hàng ngày càng phát triển lớn mạnh, tiếp tục nâng cao năng lực, sức mạnh về tài chính, tăng trưởng mạnh tài sản nợ
- có; củng cố và phát triển mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh; chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển hội nhập quốc tế; chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động và quản trị điều hành ngân hàng và quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế, luôn minh bạch, công khai; triển khai mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ và xây dựng VietinBank thành một tập đoàn tài chính mạnh vào năm 2012 với nhiều lĩnh vực như: chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, kinh doanh bất động sản, công ty quản lý quĩ, công ty kinh doanh vàng bạc đá quý…; thực hiện cơ chế, các nghiệp vụ theo chuẩn ISO, xây dựng các cơ sở hạ tầng, vật chất với tầm cỡ, quy mô hiện đại; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
cơ chế quản lý nội bộ; phát huy tốt các giá trị văn hóa doanh nghiệp của VietinBank thông qua việc thực hiện các quy tắc ứng xử trong cuộc sống và công việc
KL:Trong suốt quá trình quản lý và điều hành NHCTVN, Phạm Huy Hùng
luôn là người năng động, sáng tạo; sâu sát công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và không quản khó nhọc vất vả Đến nay, VietinBank là ngân hàng thương mại hàng đầu, khẳng định được vị thế, vị trí là ngân hàng lớn chủ lực của kinh
tế đất nước, có chất lượng và hiệu quả hoạt động tốt, tài chính lành mạnh
Đến nay, VietinBank là ngân hàng thương mại hàng đầu, khẳng định được vị thế, vị trí là ngân hàng lớn chủ lực của kinh tế đất nước, có chất lượng và hiệu quả hoạt động tốt, tài chính lành mạnh