TỐ CHẤT VÀ KĨ NĂNG CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG – VÍ DỤ VỀ BILL CLINTON.. Tố chất và kĩ năng của một nhà lãnh đạo thành công Các lý thuyết về tố chất và kĩ năng của một nhà lãnh đạo t
Trang 1TỐ CHẤT VÀ KĨ NĂNG CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG – VÍ DỤ VỀ BILL CLINTON
Lãnh đạo từ lâu đã là một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Mỗi một nhà nghiên cứu thường định nghĩa lãnh đạo theo quan điểm cá nhân của mình và các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm nhất Sau khi tổng quan các tài liệu viết về lãnh đạo, stogdill (1974, trang 259) kết luận rằng “có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa” Lãnh đạo được định nghĩa dưới góc độ tố chất, hành vi, ảnh hưởng, cách giao tác, lãnh đạo vai trò, sự đảm nhiệm một
vị trí quản lý
Một số lý thuyết cơ bản về lãnh đạo và khả năng lãnh đạo
Lãnh đạo là “một sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo sự tuân thủ về cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một tổ chức” (D Katz & Kahn, 1978, trang 528)
“Lãnh đạo được thực hiện khi mọi người … huy động …các nguồn lực
về thể chế, chính trị, tâm lý và các nguồn lực khác để đánh thức, lôi kéo sự tham gia và làm hài lòng động cơ của những người cấp dưới” (Burns, 1978, trang 18)
“Lãnh đạo là việc truyền đạt các tầm nhìn, thể hiện các giá trị và tạo
ra môi trường trong đó các mục tiêu có thể đạt được” (Richard & Engle,
1986, trang 206)
Trang 2“Lãnh đạo là một quá trình làm cho những gì mà mọi người chung sức làm cùng nhau trở nên có ý nghĩa nhờ đó mọi người có thể hiểu và quyết tâm” (Drath & Palus, 1994, trang 4)
Khả năng lãnh đạo được định nghĩa là “quá trình gây ảnh hưởng xã hội trong đó một người có thể tranh thủ được sự ủng hộ và trợ giúp của những người khác để hoàn thành một nhiệm vụ chung” (Chemers, 1997) Còn theo Ken Ogbonnia (2007) “khả năng lãnh đạo hiệu quả là một một khả năng tích hợp và tối đa hóa các nguồn lực hiện có trong môi trường bên trong và bên ngoài để đạt được các mục tiêu của tổ chức hoặc xã hội”
Các lý thuyết chính phổ biến liên quan đến kỹ năng lãnh đạo gồm có:
lý thuyết về kỹ năng và tố chất (Stogdill, 1948; 1974), lý thuyết biến ngẫu (Herbert Spencer, 1884), lý thuyết hành vi (Lewin, Lipitt and White, 1939)
và thuyết thay đổi (Burns, 1978)…
Phong cách lãnh đạo đề cập tới hành vi của bản thân người lãnh đạo Mỗi một nhà lãnh đạo lại có một phong cách riêng, nhưng những phong cách sau đây là tương đối phổ biến: lãnh đạo thay đổi, lãnh đạo chuyên quyền/độc đoán, lãnh đạo quan liêu, lãnh đạo thu phục lòng tin và lãnh đạo cải cách… (Robert Hariman, 1995), Philippe-Joseph Salazar, 2009)
Tố chất và kĩ năng của một nhà lãnh đạo thành công
Các lý thuyết về tố chất và kĩ năng của một nhà lãnh đạo thành công là gì?
Lý thuyết về tố chất và kĩ năng trong quản lý cho rằng một số người được sở hữu những yếu tố và phẩm chất nhất định làm cho họ có khả năng
Trang 3lãnh đạo tốt hơn những người khác Lý thuyết về tố chất và kĩ năng thường xác định những tính cách và đặc điểm hành vi nhất định mà hầu hết các nhà lãnh đạo đều có Tuy nhiên, cũng không có nghĩa là tất cả những người sở hữu những tính cách đó đều trở thành lãnh đạo
Stogdill (1948-1974) miêu tả một nhà lãnh đạo cần phải có các tố chất sau: Thích ứng tốt với tình hình, Tỉnh táo trong môi trường xã hội, Tham vọng định hướng thực hiện mục tiêu, quyết đoán, Hợp tác, Kiên quyết, Đáng tin cậy, Có ảnh hưởng lớn( Động cơ quyền lực), Có nghị lực( Năng động), Kiên định, Tự tin, Chịu đựng được áp lực căng thẳng, Sãn sàng đảm nhận được trách nhiệm
Ngoài các tố chất đó thì các kĩ năng sau cũng cần thiết cho một nhà lãnh đạo tài ba: Thông minh ( lanh lợi), Có kỹ năng khái quát hóa, Sáng tạo, Giỏi ngoại giao, tế nhị, Nói năng lưu loát, Hiểu biết về công việc, Có đầu óc
tổ chức (Có khả năng quản lý), Có sức thuyết phục, Có kỹ năng giao tiếp Có
3 nhóm kỹ năng lãnh đạo đã được phân loại: kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức Tuỳ thuộc vào từng vị trí quản lý mà tầm quan trọng của các kỹ năng này được xếp ở mức cao, thấp hay trung
Ngoài ra một số tố chất và kỹ năng sau cũng không kém phần quan trọng giúp nhà lãnh đạo thành công:
* Lòng đam mê và khả năng truyền nhiệt huyết: Đam mê là một nhân
tố rất quan trọng đối với một người lãnh đạo Nếu thiếu đam mê thì anh sẽ biến thành một nhà lãnh đạo “robot”, thiếu cá tính, thiếu bản sắc
* Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài-người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý Bên cạnh đó người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những
Trang 4con người giỏi, những người dám đặt mục tiêu khó khăn thách thức và tìm cách để thực hiện nó
Còn McCall và Lombardo (1983) có đưa ra bốn đặc tính cơ bản mà có thể khiến một nhà lãnh đạo thành công hoặc thất bại Một là sự ổn định về mặt cảm xúc (tập trung, tự tin, dễ dự đoán hay không), đặc biệt là khi phải chịu áp lực Hai là sự thừa nhận lỗi sai, hơn là tiêu hao năng lượng và việc lẩn tránh để khỏi bị phát hiện Kĩ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng thuyết phục người khác, cũng rất quan trọng Cuối cùng là năng lực trí tuệ,
để có thể hiểu vấn đề một cách tổng quan
Trên thế giới có rất nhiều nhà lãnh đạo thành công, đem đến sự ngưỡng mộ,
sự cải cách, sự đổi thay cho cả một thế hệ loài người, một quốc gia, một tổ chức…
Sau đây ta nghiên cứu về một nhà lãnh đạo có tên tuổi trên thế giới: Bill Clinton
Chúng ta hãy cùng phân tích xem Bill Clinton có thực sự là một nhà lãnh đạo thành công hay không
Bill Clinton (sinh năm 1946) là Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ, nhiệm
kỳ từ năm 1993 đến 2001 Ông là 1 trong 3 Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ tính tới nay và cũng là Tổng thống đầu tiên của Đảng Bảo thủ chiến thắng trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp kể từ Franklin D Roosevelt (Tổng thống năm từ 1933 – 1945, người duy nhất chiến thắng trong 3 nhiệm kỳ)
Sinh ra và lớn lên ở bang Arkansas, Clinton là 1 học sinh xuất sắc, vừa đảm nhận các vị trí cán bộ trong trường lớp, vừa có năng khiếu cao về âm nhạc Ông là cựu sinh viên của trường Đại học Georgetown, từ đây ông đã
Trang 5được trao học bổng của trường Đại học Oxford Ông tốt nghiệp với tấm bằng
về Luật của Trường luật Yale – Đại học Yale
Ông tham gia tranh cử Tổng thống năm 1992, và đã chiến thắng sát nút George H.W Bush (sinh năm 1924) – Tổng thống thứ 41 và trước đó được cho là chắc chắn sẽ chiến thắng trong đợt bầu cử này, đồng thời cũng là cha của George W Bush (Tổng thống thứ 43)
Bill Clinton được gọi là “Nhà Dân Chủ Cải Cách”; chính sách của ông theo đường lối Xã hội Dân Chủ, dung hòa giữa tư tưởng của Cánh tả và Cánh hữu
Bill Clinton luôn được đánh giá là là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất nói chung và về chính trị nói riêng Ông sở hữu nhiều tố chất và kỹ năng của một nhà lãnh đạo thành công
Clinton được coi là một trong những nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo thu hút, thuyết phục nhất mọi thời đại và đặc biệt trong thế kỷ 20 Tạp chí Fortune nói rằng “những mộng ảo lôi cuốn dẫn con người tiến lên phía trước và đôi khi có thể lạc lối” Những nhà lãnh đạo có phong cách thu hút này có sức mạnh tạo niềm tin và có tầm ảnh hưởng lớn tới từng cá nhân trong
tổ chức của họ, có thể kể tới những người như Hitler và John F Kennedy…
Họ có khả năng tập hợp và lôi kéo mọi người tự nguyện làm theo những điều
họ muốn để phục vụ những mục đích nào đó
Clinton cũng nổi tiếng là một người có kỹ năng lắng nghe tốt Một câu chuyện kể rằng tại một hội thảo ở London vào năm 2006 mà Bill Clinton được mời làm một trong những người diễn thuyết chính Mọi người đã thật
sự bị thuyết phục trước kỹ năng lắng nghe của Bill Clinton Sau phần diễn thuyết là thời gian dành cho câu hỏi và trả lời Trong số những người tham
dự có một phụ nữ nói Tiếng Anh không được tốt, cô ấy nói rất dài nhưng hầu
Trang 6như không ai hiểu cô ấy nói gì Đến phần câu hỏi dành cho Bill Clinton, cô
ấy phát biểu câu hỏi là cả khán phòng lại cười ồ lên một cách chế giễu, không ai muốn lắng nghe và muốn ngắt câu hỏi của cô ấy Chỉ có Bill Clinton là không cười và đặt tay lên tai chăm chú lắng nghe câu hỏi của người phụ nữ Cuối cùng sau khi trả lời những câu hỏi khác và khi thời gian gần hết, Bill Clinton đã xin phép trả lời câu hỏi của người phụ nữ đó Ông cho rằng đó là một câu hỏi quan trọng và đã dành thời gian trả lời nó sau khi tóm tắt ý câu hỏi đó cho tất cả mọi người Cả khán phòng im lặng vì không ai nhận ra được những ý đó từ câu hỏi của người phụ nữ Mọi người đã có định kiến và khi đã có định kiến, mọi người thường có xu hướng đánh giá tiêu cực
và không muốn lắng nghe nữa Nhưng Bill Clinton đã cho thấy ông có kĩ năng lắng nghe rất tốt
Như vậy, Bill Clinton là một người có kĩ năng giao tiếp vô cùng hiệu quả Ông ấy có khả năng diễn đạt, diễn thuyết một cách hùng hồn, logic và thuyết phục Kĩ năng nói trước đám đông là một trong những kĩ năng nền tảng nhất để có thể có kỹ năng lãnh đạo tốt Bill Clinton nhận thức rõ sự thật rằng sự thuyết phục và ý chí cần phải được truyền đạt một cách hiệu quả trước khi nó được thực thi, trước khi mọi người đi theo, theo đuổi tầm nhìn
và giấc mơ của ông
Bill Clinton là người có nhiều hoài bão và tham vọng lớn lao Từ khi còn trẻ ông đã muốn mình có thể tạo ra sự thay đổi và luôn quyết tâm theo đuổi những con đường, biến những hoài bão thành sự thật Những người lãnh đạo
có tố chất tốt là những nhà lãnh đạo kiên trì, bền bỉ để đạt được các mục tiêu
đề ra Khi còn là Thống đốc bang Arkansas, ông đã giúp Arkansas cải cách kinh tế và không ngừng phát triển hệ thống giáo dục của bang Trong thời gian đương nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, ông liên tục tập trung vào việc mở
Trang 7rộng nền kinh tế tối đa trong khi đảm bảo cân bằng giữa ngân quỹ và thặng
dư liên bang
Việc đưa ra những chiến dịch không ngừng nghỉ và khả năng vận động mọi người biến ý tưởng thành hành động là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng khác
Bill Clinton đã thành lập Quỹ William J Clinton để thúc đẩy việc tìm
ra phương pháp chữa trị và phòng ngừa AIDS và sự nóng lên toàn cầu – đều
là những hiểm họa toàn cầu mà cần nhiều chiến dịch để thu hút mọi người tham gia để tìm giải pháp
Là một nhà lãnh đạo tài ba, ông đã lãnh đạo thành công xuất sắc hai nhiệm kỳ Dưới sự lãnh đạo của ông, Hoa Kỳ trải qua thời kỳ kinh tế ổn định nhất, tỉ lệ thất nghiệp và tội phạm thấp nhất
Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có những ý kiến nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Bill Clinton Ví dụ Bootie Cosgrove-Mather cho rằng một trong những tiêu chí để đánh giá một nhà Tổng thống tài ba là họ có phải đối mặt với những thách thức khó khăn chưa từng có không? họ đã chống chọi ra sao
và họ có thành công không? Theo quan điểm đó, Clinton không phải là một Tổng thống xuất chúng vì ông không gặp một thách thức nào đáng kể để ông
có thể thể hiện khả năng lãnh đạo của mình với tư cách là một Tổng thống Trên thực tế thì chính Clinton cũng đã từng phàn nàn rằng không có một cuộc chiến tranh, tranh chấp hay khủng hoảng nào để cho ông đối mặt Tuy nhiên theo quan điểm của bản thân tôi Clinton vẫn là một nhà lãnh đạo tài ba Nhà lãnh đạo tài ba đã giữ ổn định đất nước, kinh tế phát triển, không xảy ra bạo loạn, không để gây ra chiến tranh với các quốc gia khác và cũng đã được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đánh giá là một trong những tổng thống thành công trong nhiệm kỳ
Trang 8Fred I, Greenstein đã đưa ra sáu tiêu chí đánh giá khả năng lãnh đạo của một Tổng thống bao gồm: kỹ năng giao tiếp với công chúng, kỹ năng tổ chức, kỹ năng chính trị, tầm nhìn, phong cách nhận thức và “trí tuệ cảm xúc” (emotional intelligence) Cũng như đã phân tích ở trên, Clinton có kỹ năng giao tiếp tốt; ông cũng mạnh về kỹ năng chính trị và phong cách nhận thức (cách tiếp thu và xử lý thông tin) Nhưng ông chưa thực sự xuất sắc với ba kỹ năng còn lại Kỹ năng đưa ra quyết định cá nhân của Bill Clinton còn lộn xộn
và “trí tuệ cảm xúc” của ông ấy chưa tốt Greenstein miêu tả “trí tuệ cảm xúc” là “khả năng của một Tổng thống để có thể làm chủ, điều khiển cảm xúc và chuyển nó sang một mục đích có tính xây dựng, chứ không phải bị nó chế ngự và làm suy giảm kỹ năng lãnh đạo”
Khi Clinton phải đối mặt với những quyết định khó khăn, ví dụ như những quyết định liên quan tới việc khủng bố hay về chương trình chăm sóc người già (Medicare), ông ấy đã do dự Tất nhiên điều đó có thể hiểu được là
do hoàn cảnh Tuy nhiên sự do dự dù sao đi nữa cũng không phải là một tố chất tốt của nhà lãnh đạo Về mảng khủng bố, Clinton đã bỏ lỡ cơ hội bắt giữ Osama bin Laden khi ông ấy bay từ Sudan về Afghanistan Về chương trình chăm sóc người già (Medicare), Clinton đã trì hoãn việc cải cách, cơ cấu lại chương trình
Tóm lại, phong cách lãnh đạo của Bill Clinton là phong cách thu phục
lòng tin và lãnh đạo cải cách Ở Bill Clinton có nhiều những tố chất của một nhà lãnh đạo tài giỏi như: Sãn sàng đảm nhận trách nhiệm, Tự tin, Kiên định,
Có nghị lực (Năng động), Có ảnh hưởng lớn (Động cơ quyền lực), Hợp tác, Tham vọng định hướng thực hiện mục tiêu Về kỹ năng, ông sở hữu gần như tất cả những kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo tài ba: Thông minh (lanh
Trang 9lợi), Có kỹ năng khái quát hóa, Sáng tạo, Giỏi ngoại giao, tế nhị, Nói năng lưu loát, Hiểu biết công việc, Có đầu óc tổ chức (Có khả năng quản lý), Có sức thuyết phục, Có kỹ năng giao tiếp…
Chính vì vậy, theo tôi, Bill Clinton là một nhà lãnh đạo thành công vào thời gian ông đảm nhận chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ
Tuy nhiên, theo một số ý kiến thì Bill Clinton là người kém về “trí tuệ cảm xúc” và thiếu quyết đoán Thật sự thì điều này là rất khó nhận xét và đánh giá Trên thực tế thì Bill Clinton đã đảm bảo mọi mặt của Hoa Kỳ cả về kinh tế, chính trị, xã hội… trong thời kỳ ông đương nhiệm Như vậy xét cho cùng, ông là người thành công
Tố chất và kỹ năng là hai yếu tố không thế thiếu đối với một nhà lãnh đạo Nếu một người có tố chất mà không có kỹ năng thì cũng không thể trở thành một nhà lãnh đạo thành công Có một số người may mắn hơn khi bản thân họ
sở hữu những tố chất phù hợp để làm lãnh đạo so với những người khác Tuy nhiên, kỹ năng có lẽ là một yếu tố quan trọng hơn để quyết định sự thành công của một lãnh đạo Có nhiều người có tố chất tốt, nhưng chính quá trình rèn luyện của cá nhân họ để xây dựng những kĩ năng cần thiết đã khiến họ khác biệt với những người khác Vì vậy, một người lãnh đạo cần phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao khả năng, đặc biệt là các kĩ năng cần thiết để trở thành một người lãnh đạo toàn diện hơn Nói cách khác, để trở thành một nhà lãnh đạo thành công, không phải chỉ cần hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có mà cần phải trao dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả Nhà lãnh đạo phải biết đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho mình
để xây dựng và phát huy chúng một cách tốt nhất
Trang 10Danh mục tài liệu tham khảo
1 Chermes M (1997) An intergrative theory of leadership Lawrence Erlbaum Associates Publishers
2 Ogbonnia, SKC (2007) Political Parties and Effective Leadership: A contingency Approach
3 Stogdill, R.M (1948) Personal factors associated with leadership: A
survey of the literature Journal of Psychology 25 35-71.
4 Stogdill (1974) Handbook of leadership: A survey of theory and research New York: Free Press
5 Spencer H, (1841) The Study of Scociology New York: D.A Appleton
6 Burns, J.M (1978) Leadership New York: Harper and Row Publishers Inc
7 Hariman, R (1995) Political Style, University of Chicago Press
8 Philippe-Joseph Salazar (2009) L’Hyperpolitique Technologies politiques De La Domination Paris
9 Kurt, L., Lippitt R., White, R (1939) Patterns of aggressive behavior
in experimentally created social climates Journal of Social Psychology 271-301
10 McCall, M.W Jr and Lombardo, M.M (1983) Off the track: Why and how successful executives get derailed Greenboro, NC: Centre for Creative Leadership
11 Giáo trình phát triển khả năng lãnh đạo – chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế - Đại học Griggs