Đã có rất nhiều nghiên cứu về tố chất của một nhà lãnh đạo, họ tin rằng tố chất cần thiết của người lãnh đạo hiệu quả có thể được xác định thông qua nghiên cứu thực nghiệm.. Stogdill đã
Trang 1TỐ CHẤT, KỸ NĂNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT NHÀ
LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
I Khái niệm chung
1 Tố chất
Thuật ngữ tố chất nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị Cá tính là những đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ sự tự tin, sự hướng ngoại, sự chín chắn, và mức độ nhiệt tình
Một nhu cầu hoặc một động cơ là một mong muốn có được một sự khuyến khích hoặc một sự trải nghiệm cụ thể nào đó Nhu cầu và động cơ có
ý nghĩa quan trọng vì cả hai yếu tố này gây ảnh hưởng đến sự quan tâm thông tin, sự kiện và định hướng, tiếp sinh lực và duy trì ổn định hành vi
Các giá trị là thái độ của cá nhân đối với việc cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là có đạo đức và cái gì là không có đạo đức, cái gì đúng với lương tâm và cái gì là trái với lương tâm Các giá trị có ý nghĩa quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến thói quen, quan điểm về vấn đề và lựa chọn hành vi của một vá nhân
Đã có rất nhiều nghiên cứu về tố chất của một nhà lãnh đạo, họ tin rằng tố chất cần thiết của người lãnh đạo hiệu quả có thể được xác định thông qua nghiên cứu thực nghiệm Stogdill đã tổng kết 124 nghiên cứu được thực hiện tứ năm 1904 đến năm 1948.Các tố chất liên quan bao gồm sự thông minh, sự tỉnh táo và nhạy cảm trước nhu cầu của người khác, hiểu rõ bản chất công việc, chủ động và kiên trì giải quyết vấn đề, sự tự tin, mong muốn gánh vác trách nhiệm và nắm giữ vị trí kiểm soát, thống trị Tầm quan trọng của mỗi tố chất phụ thuộc vào hoàn cảnh
Kết quả tổng kết một số nghiên cứu chính cho thấy các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rât nhiều tố chất khác nhau liên quan đến hiệu quả và sự
Trang 2thăng tiến của người quản lý Sự lựa chọn tố chất và tên gọi các tố chất đó khác nhau tuỳ vào mỗi nghiên cứu Tổng hợp kết quả của nhiều nghiên cứu liên quan đến các tố chất phù hợp nhất để người quản lý thành công trong các tổ chức lớn bao gồm các tố chất như sau:
Mức độ sinh lực và sự chịu đựng áp lực: Mức độ sinh lực, sự dẻo dai
thể chất, sức chịu đựng áp lực gắn liền với hiệu quả quản lý Nó giúp cho người quản lý bắt kịp được tốc độ làm việc khẩn trương và kéo dài trong nhiều giờ, những yêu cầu liên tục ở cương vị quản lý Sự dẻo dai về thể chất
và sự ổn định về mặt tâm lý giúp cho người quản lý có thể đối mặt với những tình huống căng thẳng trong các mối quan hệ, điều này luôn xảy ra với các nhà quản lý bởi vì họ phải đưa ra các quyết định quan trọng trong khi chưa có đầy đủ thông tin và yêu cầu giải quyết vấn đề cấp bách, đáp ứng các yêu cầu không chính đáng của các bên liên quan Người quản lý có sức chịu đựng căng thẳng cao còn có thể giữ bình tĩnh, đưa ra sự chỉ đạo tự tin, quyết đoán cho nhân viên cấp dưới trong bối cảnh biến động
Sự tự tin: hầu hết các nghiên cứu về tố chất lãnh đạo đều chỉ ra rằng
sự tự tin có mối liên hệ tích cực với hiệu quả và sự thăng tiến của người lãnh đạo Nu không có sự tự tin, người lãnh đạo thường ít thực hiện hành vi gây ảnh hưởng và những hành vi gây ảnh hưởng thực hiện thường ít có khả năng thành công Những người lãnh đạo có sự tự tin cao thường cố gắng gánh vác những công việc khó khăn và đề ra những mục tiêu mang tính thách thức cho mình Hành động tự tin và quyết đoán trong hoàn cảnh khủng hoảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong đó sự thành công phụ thuộc vào cách nhin nhận của cấp dưới đối với lãnh đạo cho rằng lãnh đạo có kiến thức và lòng dũng cảm cần thiết để đối mặt với khủng hoảng một cách thắng lợi
Nội lực: người có động lực nội tâm cao (gọi là “nội lực”) tin rằng
những sự kiện trong cuộc sống của họ được quyết định chủ yếu bởi hành động của chính họ hơn là do tình cờ hoặc những nguồn lực nào khác ngoài tầm kiểm soát Chính vì thế học có thể quyết định được chính vận mệnh của
Trang 3mình nên họ có trách nhiệm hơn với hành động của mình và đối với hiệu quả hoạt động chung của tổ chức Họ có quan điểm định hướng tương lai hơn và thường lập kế hoặc chủ động cách thức thực hiện mục tiêu Họ chủ động hơn những người chịu ngoại lực tác động trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề
Tính ổn định và trưởng thành về tâm lý: Một người trưởng thành về
mặt tình cảm thường cân bằng và không bị rối loạn về tâm lý nghiêm trọng
Họ thường nhận thức đúng đắn về sở trường và sở đoản của bản thân, họ thường định hướng cải thiện bản thân thay vì phủ nhận điểm yếu và tưởng tượng ra sự thành công.Người có sự trưởng thành về mặt tình cảm cao thường không quan tâm nhiều đến bản thân, họ có sự tự chủ cao hơn, sự ổn định về tình cảm hơn và họ ít bảo thủ hơn Vì vậy người lãnh đạo có sự trưởng thành cao về tình cảm có thể duy trì tốt hơn các mối quan hệ hợp tác với cấp dưới, đồng sự và cấp trên
Tính liêm trực: có nghĩa là hành vi của một cá nhân phù hợp với các
giá trị chung mà mọi người nhất trí, và người đó trung thực, có đạo đức và đáng tin Tính liêm trực là yếu tố quyết định sự tin tưởng giữa các cá nhân Trừ phi một người được coi là đáng tin, người đó khó có thể duy trì được sự trung thành của cấp dưới hoặc sự hợp tác và sự hỗ trợ của đồng sự, cấp trên Các chỉ số đánh giá tính liêm trực bao gồm:
Mức độ trung thực và thành thực của một cá nhân
Việc giữ lời hứa
Mức độ một người lãnh đạo hoàn thành trách nhiệm phục vụ
và trung thành đối với cấp dưới
Mức độ một người lãnh đạo được tin tưởng sẽ không tiết lộ bừa bãi một thông tin đã được cấp dưới chia sê
Việc chịu trách nhiệm đưa ra một quyết định hoặc hành động về một vấn đề
Trang 4Động cơ quyền lực: Người có nhu cầu quyền lực cao tìm kiếm những vị
trí quyền lực cao và họ thường hoà nhập với bộ máy chèo lái quyền lực của tổ chức.Những người quản lý trong các tổ chức lớn phải sử dụng quyền lực để gây ảnh hưởng đối với cấp dưới, đồng sự và cấp trên Những người quản lý có định hưởng quyền lực hoà nhập xã hội thường trưởng thành hơn về mặt tâm lý Họ
sử dụng quyền lực vì lợi ích của người khác là chủ yếu, họ do dự khi phải sử dụng quyền lực theo cách áp đặt, thao túng, họ tin đề cao cái tôi và bảo thủ, họ
sở hữu ít tài sản về vật chất hơn, có tầm nhìn xa hơn và sẵn sàng tiếp thu lời khuyên từ người có trình độ chuyên môn Nhu cầu về quyền lực mạnh mẽ của
họ được thể hiện bằng việc sử dụng ảnh hưởng để xây dựng tổ chức và lãnh đạo
tổ chức đi đến thắng lợi Những người quản lý như vậy “ giúp cho cấp dưới cảm thấy mạnh mẽ hơn và có trách nhiệm hơn, gắn kết bản thân với các quy định, tạo ra cơ cấu tổ chức rõ ràng và sự tự hào được là một thành viên trong tổ chức đó” (McClelland, 1975, trang 302)
Định hướng thành tích: bao gồm tập hợp các thái độ, giá trị và nhu cầu
liên quan, nhu cầu thành tích, mong muốn nổi bật, động cơ thành công, sẵn sàng nhận trách nhiệm, quan tâm đến mục tiêu công việc.Người quản lý có động cơ thành tích ở mức độ hợp lý thường thành công hơn những người quản lý có động cơ thành tích thấp hoặc rất cao Định hướng thành tích làm tăng hiệu quả hiệu quả lãnh đạo nếu động cơ đó mang tính hỗ trợ cho nhu cầu quyền lực hoà nhập xã hội Vì vậy, nỗ lực của người quản lý được giành cho việc xây dựng một mô hình nhóm thành công Khi kết hợp với nhu cầu quyền lực cá nhân hoá, động cơ thành tích có thể là sự chú trọng đến sự thăng tiến trong sự nghiệp bằng bất cứ giá nào
Nhu cầu về sự phụ thuộc: Nhu cầu về sự phụ thuộc cao thường nhận được
sự hài lòng vì họ được người khác yêu quí và chấp nhận Họ cũng thích được làm việc cùng với những người thân thiện và hợp tác Họ chủ yếu quan tâm đến các mối quan hệ hơn là công việc.Họ miễn cưỡng để công việc xen vào các mối quan hệ tốt đẹp, cố gắng tránh các xung đột hoặc giải quyết một cách êm đẹp
Trang 5thay vì đối đầu với những bất đồng Họ tránh đưa ra các quyết định cần thiết nhưng không được mọi người ủng hộ.Mô hình hành vi này thường khiến cho nhân viên cấp dưới có cảm giác “yếu kém, vô trách nhiệm, không có khả năng tiên đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo, vị trí của họ trong mối quan hệ với người quản lý hoặc thậm chí lẽ ra họ không nên làm những gì”
2 Kỹ năng
Thuật ngữ kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu quả, được quy định bởi yếu tố học hỏi và di truyền Kỹ năng có thể được định nghĩa ở nhiều cấp độ trừu tượng khác nhau, từ rất tổng quát (thông minh,
kỹ năng giao tiếp) cho đến các thuật ngữ thu hẹp hơn về ý nghĩa (tranh luận bằng lời nói, khả năng thuyết phục) Phương pháp phân loại kỹ năng quản lý được chấp nhận rộng rãi nhất được dựa trên nguyên tắc phân loại ba kỹ năng như sau:
Kỹ năng nghiệp vụ: Bao gồm kiến thức về phương pháp, các quá trình và
thiết bị để thực hiện các hoạt động chuyên môn của đơn vị tổ chức Kỹ năng chuyên môn cũng bao gồm sự hiểu biết thực tế về tổ chức (các quy định, quy tắc, hệ thống quản lý, đặc điểm của nhân viên), hiểu biết về các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức (đặc tính kỹ thuật, những ưu và nhược điểm) Kiến thức này
có thể thu được thông qua sự kết hợp giữa đào tạo chính quy và từ kinh nghiệm trong quá trình làm việc
Việc tiếp thu nghiệp vụ đòi hỏi phải có trí nhớ tốt các chi tiết và khả năng học hỏi tài liệu kỹ thuật nhanh Người quản lý thành công có khả năng thu thập thông tin và ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ trong trí nhớ để huy động sử dụng bất kỳ khi nào cần
Các kỹ năng nhận thức: bao gồm khả năng phân tích, tư duy logic, xây
dựng khái niệm, tư duy quy nạp, tư duy suy diễn Nhìn chung, kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng đánh giá sáng suốt, có tầm nhìn xa, có khả năng trực giác, có tính sáng tạo và khả năng hiểu được ý nghĩa và trật tự trong các dữ liệu mập mờ, không chắc chắn
Trang 6Các kỹ năng nhận thức là cần thiết trong việc lập kế hoạch, tổ chức và giải quyết vấn đề Trách nhiệm quản lý chính là phối hợp các bộ phận chuyên môn tách biệt trong tổ chức
Một người quản lý cũng phải có khả năng hiểu những thay đổi môi trường bên ngoài sẽ tác động như thế nào đối với tổ chức của mình Việc lập kế hoạch chiến lược của các giám đốc điều hành đòi hỏi phải có năng lực phân tích các sự kiện và xu hướng, dự tính trước các thay đổi, phát hiện cơ hội và vấn đề tiềm tàng
Người quản lý hiệu quả sử dụng kết hợp trực giác và tư duy phù hợp với hoàn cảnh trong đó họ phải đưa ra quyết định Trực giác là một quá trình bên trong con người có thể diễn ra đột ngột mà không có tư duy nhận thức Trực giác không phải là một quá trình bí ẩn mà đó là kết quả của kinh nghiệm liên quan đến việc giải quyết các vấn đề tương tự Trực giác là một công cụ đặc biệt hữu ích khi đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh mơ hồ, không rõ ràng, khi thông tin còn hạn chế và nhiều yếu tố chưa chắc chắn
Các kỹ năng giao tiếp: còn gọi là các kỹ năng “xã hội”, bao gồm kiến
thức về hành vi của con người và các quá trình của nhóm, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác, khả năng truyền đạt rõ ràng và thuyết phục Kỹ năng giao tiếp có ý nghĩa quan trọng với hiệu quả quản lý và sự thăng tiến Các điểm yếu về kỹ năng giao tiếp là lý do chính khiến nhiều người quản
lý đi đến thất bại
Kỹ năng trong giao tiếp ví dụ như sự đồng cảm, sức lôi cuốn, hiểu biết xã hội, tế nhị, sự khéo léo trong ngoại giao, tính thuyết phục và khả năng giao tiếp bằng lời nói là những yếu tố cần thiết để phát triển hoặc duy trì các mối quan hệ hợp tác với cấp dưới, cấp trên, đồng sự và người bên ngoài tổ chức Một người quản lý hiểu rõ mọi người, có sức lôi cuốn tế nhị, có tài ngoại giao thường có nhiều mối quan hệ hợp tác hơn những người thiếu nhạy cảm và thiếu tế nhị
Kỹ năng giao tiếp cũng quan trọng để gây ảnh hưởng đối với người khác
Sự đồng cảm, hiểu biết xã hội đồng nghĩa với khả năng hiểu động cơ, giá trị và
Trang 7tình cảm của người khác Tính thuyết phục và kỹ năng giao tiếp giúp cho người quản lý thực hiện chiến lược ảnh hưởng của mình một cách hiệu quả hơn Tự theo dõi bản thân là một kỹ năng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong những năm gần đây Những người tự theo dõi bản thân có thể học hỏi từ những
ý kiến đánh giá phản hồi và điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với yêu cầu tình huống Người theo dõi bản thân cao có cơ hội trở thành lãnh đạo trong các nhóm có quy mô nhỏ và họ có khả năng giải quyết xung đột với người khác hiệu quả hơn
Kỹ năng giao tiếp giúp tăng tính hiệu quả của các hành vi định hướng mối quan hệ Kỹ năng giao tiếp giỏi giúp cho người quản lý lắng nghe một cách chăm chú, thông cảm những vấn đề cá nhân, sự phàn nàn, sự phê bình của người khác Ngay cả đối với những hành vi định hướng công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt để thể hiện được sự quan tâm đối với người khác và các mục tiêu công việc
II.Phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo mà bạn nhận định là thành công.
Từ những kiến thức thu được từ môn học Phát triển khả năng lãnh đạo, qua phân tích trên về những tố chất và kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo thành công, ta sẽ đi sâu vào một tình huống cụ thể sau đây
Nhắc đến các nhà lãnh đạo kiệt xuất ở Việt Nam, không chỉ ở trong nước mà bè bạn quốc tế không ai không biết đến chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta Trong những ngày thu tháng Tám này, nhân dân ta đang nô nức kỷ niệm những ngày lễ lớn, ngày Cách mạng tháng Tám thành công, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam Nhắc đến Bác Hồ, trong lòng mỗi người dân Việt Nam đều bày tỏ lòng kính trọng vô bờ bến trước những công lao mà Người đã cống hiến trong cả cuộc đời của mình Không những là một lãnh đạo kiệt xuất, ở Người còn hội tủ đầy đủ những phẩm chất đáng quý Trong bài viết
Trang 8này ta sẽ phân tích một số tố chất và kỹ năng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó hiểu rõ hơn phần nào về một nhà lãnh đạo đã đi vào lịch sử
1 Phân tích những tố chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước hết ta sẽ tìm hiểu vài nét sơ qua về gia cảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng Sen thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Đất nước ta đang bị giặc Pháp xâm chiếm, người dân rơi vào hoàn cảnh lầm than không để đâu cho hết Ngay từ nhỏ Bác Hồ đã được cha dạy dỗ chu đáo Bản thân người thông minh sáng dạ từ nhỏ nên chăm chỉ đèn sách Người đã sớm ý thức được hoàn cảnh của dân tộc ta lúc bấy giờ, và luôn đau đáu trong lòng ý nghĩ tìm ra con đường cứu nước
Mức độ sinh lực và sự chịu đựng áp lực: Sinh ra từ một hoàn cảnh
nghèo khó như thế, cho nên Bác Hồ của chúng ta đã tạo cho mình sức chịu đựng dẻo dai, vượt qua mọi gian khổ.Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn
Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây Trên tàu, Bác được giao nhiệm vụ phụ bếp Hàng ngày, phải thức dậy từ 4 giờ sáng và Bác phải làm quần quật hết công việc này đến công việc khác, nào là quét dọn nhà bếp lớn, đốt lửa trong các lò, nào khuân vác than đá, vào hầm lấy thực phẩm cho đến 9 giờ tối Khi đêm đến khi mọi người túm tụm đánh bài, còn Bác thân yêu của chúng ta lại miệt mài đọc và viết đến khuya.Trong con người Bác lúc bấy giờ gian khổ không hề làm Bác chùn bước Nghĩ đến hàng vạn đồng bào ta đang trong cảnh nô lệ, Người càng có nghị lực và quyết tâm cao độ Những năm tháng bôn ba nơi xứ người, chịu đựng không biết bao gian khổ, đói rét, những ngày đông băng tuyết lạnh giá nhưng lòng căm thù bọn cướp nước và lũ bán nước đã sục sôi và tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào mãnh liệt đã thôi thúc Người, giúp Người vượt qua được tất cả những gian lao đó
Trang 9Năm 1941, sau bao năm xa cách Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam Lại tiếp tục những tháng ngày gian khổ ở chiến khu Việt Bắc, nhưng không vì thế mà Bác nản lòng Hàng ngày Bác làm việc ngoài lán ở gần bờ suối, đêm đến Bác ngủ trong hang đá Đồ ăn thức uống đều kham khổ, chủ yếu là gạo ngô xay nhỏ và muối do đồng bào giúp đỡ Có hôm gạo gần hết, phải ăn cháo, vậy mà con người Bác lúc nào cũng lạc quan Bác làm việc không
hề mệt mỏi, không hề căng thẳng hay áp lực Giờ giấc làm việc của Bác được quy định và tuân thủ một cách rõ ràng Ở trong con người ấy, mức độ sinh lực
và sức chịu đựng căng thẳng cao Có được điều đó chính là nhờ khả năng rèn luyện và quyết tâm cao của Bác Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng giữ được sự bình tĩnh, đưa ra sự chỉ đạo tự tin, quyết đoán
Sự tự tin: Đi đôi với sự chịu đựng áp lực, trong con người lãnh tụ ấy còn
có sự tự tin rất cao Bác luôn tin rằng với sự đoàn kết nhất trí một lòng, dân tộc
ta chắc chắn sẽ giành thắng lợi, sẽ được hòa bình, độc lập tự do Người còn truyền niềm tin ấy đến các anh em, những người ngày đêm làm việc cùng Bác Năm 1960, Bác đã tiên đoán “chậm lắm là 15 năm nữa (1975) Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất” Điều này được thể hiện thông qua bài viết của Bác đăng trên Báo Đảng số đặc san kỷ niệm 10 năm 30/4/1985, toàn văn đoạn bút tích trong bài phát biểu bế mạc lễ mừng Quốc khánh 2/9 ngày 1/9/1960 như sau:
“Trong lúc chúc mừng ngày quốc khánh vĩ đại lần thứ 15, chúng ta càng nhớ đồng bào ta ở miền Nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ tàn bạo của Mỹ Diệm Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”
Đọc những dòng Bác viết trên đây, một số nhà nghiên cứu đánh giá đó như là những lời tiên tri của Bác đối với vận mệnh nước nhà Nhưng nếu trong Bác không có sự tự tin cao thì sao Bác có thể đưa ra một nhận định đầy sức thuyết phục như thế Những người lãnh đạo có sự tự tin cao thường cố gắng
Trang 10gánh vác những công việc khó khăn và đề ra những mục tiêu mang tính thách thức cho mình Ở đây chắc chắn Bác đã có những căn cứ cụ thể khi đưa ra lời tiên đoán đó, và thực tế cũng đã chứng minh đúng như thế
Tính liêm trực: Đối chiếu với các chỉ số đánh giá tính liêm trực đã được
phân tích ở phần trên, ở Bác Hồ hội tủ đầy đủ những chỉ số đó Năm 1946, khi trả lời câu hỏi của các nhà báo về điều mong muốn của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Và Bác đã dành trọn cuộc đời của mình để làm sao đạt được ước mong, nguyện vọng đó Người hy sinh cả cuộc đời mình, không hề nghĩ đến hạnh phúc riêng cho bản thân, luôn canh cánh bên lòng lời hứa với đồng bào, với dân tộc Thật là một con người vĩ đại biết bao Người biết rằng toàn thể nhân dân đang đạt niềm tin vào mình, đang ngày đêm hy vọng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Bởi thế cho nên, Bác không dám có một giây phút nghỉ ngơi trọn vẹn, gạt hết việc riêng để lo nghĩa lớn Quê hương nghĩa nặng tình sâu, nhưng cả một đời vì nước vì non, cho đến khi luống tuổi, Bác mới chỉ kịp về thăm quê đôi lần Ngay cả đến khi anh trai Bác là Nguyễn Sinh Khiêm tạ thế Bác cũng không thể về chịu tang, đành chịu tội bất lễ
2 Phân tích những kỹ năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ: Chúng ta có được những tháng ngày
sống trong tự do, trong bình yên như ngày hôm nay công lao lớn là ở Bác Hồ Bác đã dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta, đồng sức, đồng lòng đánh đuổi giặc Pháp, giặc Mỹ, giành lại độc lập dân tộc Trong những tháng năm gian khổ ấy, các chiến sĩ của chúng ta đã được Bác truyền cho rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong cách làm việc, những kỹ năng, chiến thuật để có thể vượt qua sự giám sát của địch
Trong thời gian Người mới về nước, Người đã chọn Pác Bó là nơi hoạt động Cùng ở với Người còn có một số các chiến sĩ, anh em Tất cả các hoạt