1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

28 227 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 21,92 MB

Nội dung

Nhân viên y tế học đường và phòng y tế chỉ đón tiếp học sinh khi các em có các triệu chứng bất thường và tức thời về sức khỏe. Nhân viên y tế cũng đảm nhiệm vai trò sơ cứu ban đầu cho các trường hợp bị tai nạn thương tích nhẹ khi học sinh học tập, lao động, hoạt động thể chất tại trường.

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG

CHO HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

4 Nguyễn Thị Hường Nhân viên y tế

Đơn vị công tác: Trường THPT Hoa Lư A

Ninh Bình, tháng 5 năm 2018

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến tỉnh Ninh Bình

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

1 Hoàng Hải Nam 01/8/1981 Trường THPTHoa Lư A trưởngHiệu Sinh họcĐHSP 25

2 Đoàn Thị Mận 23/11/1969 Trường THPTHoa Lư A Phó Hiệutrưởng Lịch sửĐHSP 25

3 Mai Thị Lệ Hằng 21/10/1976 Trường THPTHoa Lư A Tổ phóCM GDCDĐHSP 25

4 Nguyễn Thị Hường 2/7/1988 Trường THPT

Hoa Lư A

Nhânviên y tế

Trung cấpđiều dưỡng 25

Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT”.

- Chuẩn bị những điều kiện tối thiểu về nhân lực, vật lực;

- Phát huy vai trò quản lí, chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện công tác y tế học

đường;

- Khám chữa bệnh ban đầu cho học sinh khi các em có nhu cầu (ở trường học);

Nhân viên y tế học đường và phòng y tế chỉ đón tiếp học sinh khi các em có cáctriệu chứng bất thường và tức thời về sức khỏe Nhân viên y tế cũng đảm nhiệm vai trò

sơ cứu ban đầu cho các trường hợp bị tai nạn thương tích nhẹ khi học sinh học tập, laođộng, hoạt động thể chất tại trường Chính vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe học

Trang 3

đường mang tính thụ động Vô hình chung, công tác đó trở thành hoạt động thứ yếu,

mờ nhạt bởi các hoạt động dạy và học các môn văn hóa chiếm phần lớn thời gian củagiáo viên và học sinh

+ Về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên chỉ quan tâm nhắc nhở học sinh chăm lo

cho sức khỏe trong đợt dịch bệnh hoặc vào dịp thời tiết khắc nghiệt hay khi có học sinh

bị ốm Hoạt động giáo dục về giáo dục sức khỏe cho học sinh còn tự phát, thiếu tính đồng

bộ và hệ thống, chưa khoa học

+ Về phía phụ huynh: Việc chăm lo cho sức khỏe của con em thường được tiến

hành khi con bị ốm; kiến thức của phụ huynh về lĩnh vực này còn hạn chế; phụ huynhcũng chưa có sự kết hợp với nhà trường, giáo viên để cùng quan tâm, chăm lo cho sứckhỏe của con cái

+ Về phía học sinh: Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe của bản thân mang tính

thụ động, theo nhu cầu tự phát (tức khi ốm); thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe cánhân

Công tác chăm sóc sức khỏe trong nhiều năm trước đây mang tính thụ động, chưađược đầu tư bài bản, thiếu tính hệ thống và chưa đồng bộ Do vậy, để nâng cao chấtlượng công tác y tế học đường, nhà trường đã tiến hành đổi mới, cải tiến các yếu tố khácnhau để đạt được kết quả như mong muốn

2 Giải pháp mới đã và đang triển khai có hiệu quả

2.1 Chủ động nâng cao vai trò quản lí của Ban Giám hiệu nhà trường

Thực hiện Điều 12 (Thông tư 13/2016.TTLT – BYT – BGDĐT) về thực hiệntrách nhiệm của trường học, trường THPT Hoa Lư A đã và đang tích cực tổ chức triểnkhai thực hiện đầy đủ các nội dung về y tế trường học được quy định tại Thông tư liên

tịch này Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ y tế trường học Bảo

đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc cho nhân viên y tế trường học thực hiện nhiệm vụ Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm nhân lực thực hiện công tác

y tế trường học.

2.2 Kiện toàn bộ máy làm công tác chăm sóc sức khỏe học đường

Nhà trường tiến hành kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh: Trưởng ban là

đại diện Ban giám hiệu; ủy viên thường trực là nhân viên y tế trường học; các ủy viênkhác là giáo viên giáo dục thể chất, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Chữ thập đỏ trường học, Ban đại diện Cha mẹ học sinh

Trong trường hợp có quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trường học,

mua sắm trang thiết bị dạy và học, thuốc men, trang thiết bị y tế, nhà trường luôn đề

nghị hoặc tham mưu với cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Để bảo đảm môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội

trong trường học, liên kết cộng đồng, Ban chăm sóc sức khỏe học sinh có phân công

trách nhiệm cụ thể cho các thành viên và tổ chức họp tối thiểu 01 lần/học kỳ

Ban chăm sóc sức khỏe học sinh có nhiệm vụ thực hiện các chính sách, quy định

và chế độ chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học Đồng thời, Ban chăm sóc sức khỏe học sinh cũng xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy cô giáo với học sinh và học sinh với học sinh; xây dựng môi trường trường học lành mạnh, không phân biệt đối xử, không bạo lực Xây dựng mối liên hệ giữa trường học với gia đình và cộng đồng để

giúp đỡ, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe học sinh

Về nhân viên y tế trường học: nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên

môn đúng quy định để đảm bảo có năng lực chăm sóc sức khỏe học sinh Nhân viên y tế

Trang 4

trường học được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định Nhân viên y tế

trường học đã tích cực tự học, chủ động tham mưu, tổ chức thực hiện công tác chăm sócsức khỏe học đường và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công

2.3 Tăng cường cơ sở vật chất y tế học đường

Nhà trường đã bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, điệnchiếu sáng trong trường học

a Phòng học: về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại mục 5.2 Tiêu

chuẩn Việt Nam (TCVN 8794: 2011) ban hành kèm theo Quyết định số BKHCN

2585/QĐ-b Về bàn ghế: kích thước bàn ghế áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch

số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế họcsinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông

c Bảng phòng học: Đối với cấp học phổ thông, các phòng học được trang bị

bảng chống lóa, có màu xanh lá cây, được thay mới khi hết hạn sử dụng Chiều rộng củabảng từ 1,2m - 1,5m, chiều dài bảng từ 2,0m - 3,2m; bảng treo ở giữa tường, mép dướibảng cách nền phòng từ 0,8m - 1,0m, khoảng cách tới mép bàn học sinh đầu tiên khôngnhỏ hơn 1,8m như đúng quy định

d Về điện chiếu sáng: Nhà trường bảo đảm mỗi phòng học có 06 bóng điện

chiếu sáng; đồng thời các ô cửa lắp kính trong để việc dạy và học hiệu quả, bảo vệ thịlực cho học sinh và giáo viên

e Về độ thoáng, mát: Mỗi phòng học đảm bảo có ít nhất 06 ô cửa sổ và cửa ra

vào, 08 quạt trần và quạt treo tường đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp trong mùađông

g Nhà trường bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học:

- Bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt: Trường học cung cấp đủ nước uống cho

học sinh, tối thiểu 0,5 lít về mùa hè, 0,3 lít về mùa đông cho một học sinh trong một

buổi học Nhà trường cung cấp đủ nước sinh hoạt cho học sinh, tối thiểu 4 lít cho một

học sinh trong một buổi học

- Công trình vệ sinh của nhà trường được xây mới, sửa chữa, nâng cấp thường

xuyên để đáp ứng nhu cầu vệ sinh của nhà trường, đặc biệt, nhà tiêu được thiết kế đúngquy chuẩn kỹ thuật quốc gia Nhà trường cũng bố trí chỗ rửa tay với nước sạch, xàphòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác

- Về thu gom và xử lý chất thải: Nhà trường đã có hệ thống cống rãnh thoát nước

mưa, nước thải sinh hoạt, không để nước ứ đọng xung quanh trường lớp; có hệthống thoát nước riêng cho khu vực phòng thí nghiệm, phòng y tế, khu vệ sinh…

h Nhà trường đã bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học

- Phòng y tế trường học: Nhà trường bố trí phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở

vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh Phòng y tếcủa nhà trường được trang bị 02 giường khám bệnh, có bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng

cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm trathị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu vàchăm sóc sức khỏe học sinh

Trang 5

Học sinh của nhà trường có sổ khám bệnh và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sứckhỏe để cập nhật thường xuyên tình hình sức khỏe của mỗi học sinh.

i Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao

gồm:

- Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấpngân sách hiện hành của các đơn vị;

- Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;

- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật vàcác nguồn thu hợp pháp khác

Nhà trường luôn sử dụng kinh phí thực hiện cho công tác y tế trường học đúngmục đích, đúng chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việc lập dự toán,chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được áp

dụng theo các quy định hiện hành.

2.4 Nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe

Công tác chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT xuất phát từ đặcđiểm tâm sinh lí của các em để từng bước trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và thựchành các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh

Trước hết, nhà trường sưu tầm, biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo

dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh và điều kiện cụ

thể của nhà trường, học sinh và gia đình các em

Sau đó, nhà trường tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha

mẹ học sinh về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ

độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá;phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răngmiệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích và các chiếndịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, BộGiáo dục và Đào tạo phát động

Nhà trường đã lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật

trong các giờ giảng, đặc biệt ở các bộ môn Giáo dục công dân, Sinh học, Thể dục…

Ngoài ra, nhà trường thường xuyên tổ chức tuyên truyền kiến thức, kỹ năng chăm sóc

sức khỏe cho học sinh vào những buổi ngoài giờ lên lớp

Đặc biệt, nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi

vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòngchống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống táchại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường;chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tíchthông qua các hình thức, mô hình phù hợp, đa dạng, phong phú, hấp dẫn thu hút được

sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của các lực lượng trong và ngoài nhà trường

2.5 Mô hình tổ chức giáo dục, tuyên truyền kiến thức và chăm sóc sức khỏe học đường

Thứ nhất, phát tài liệu để học sinh đọc, nghiên cứu, phổ biến nội dung cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi dậy thì.

Thứ hai, nhà trường chỉ đạo Ban chăm sóc sức khỏe học sinh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các chủ đề cụ thể do Ban chăm sóc sức khỏe học sinh đưa ra; kết hợp

tuyên truyền, phổ biến kiến thức với rèn kỹ năng sống cho học sinh

Trang 6

Thứ ba, sử dụng hình thức sân khấu hóa để tuyên truyền, phổ biến kiến thức qua

các hoạt động tập thể Các sân chơi nghệ thuật sôi nổi, năng động thu hút được sự quantâm đặc biệt của đông đảo học sinh Sân khấu hóa cũng là hình thức phổ biến kiến thức

vì hình thức đó có sức hút rất lớn với mọi người, nhất là giới trẻ Chính vì thế, tuyêntruyền thông qua các tiểu phẩm đem lại hiệu quả cao

2.5.1 Tổ chức các hoạt động giáo dục tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khỏe học đường trong giờ học chính khóa

Một số môn học trong nhà trường có các bài học liên quan đến công tác chămsóc sức khỏe học sinh như môn Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Thể dục… Bangiám hiệu nhà trường chỉ đạo Tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện hoạt động dạy và họcsao cho nội dung các bài giảng nói chung, bài học về giáo dục sức khỏe nói riêng đượcđảm bảo với kết quả cao nhất

2.5.2 Tổ chức các hoạt động giáo dục tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khỏe học đường trong giờ học ngoại khóa

Ban chăm sóc sức khỏe học đường xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, lựachọn hình thức tổ chức để tiến hành tuyên truyền trong các giờ ngoại khóa vào cáckhoảng thời gian thích hợp Cụ thể, trong các thời gian sau:

+ Trong giờ chào cờ đầu tuần

+ Trong giờ sinh hoạt lớp

+ Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa khác

2.5.3 Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh THPT

a Sơ cứu tại chỗ và khám sức khỏe định kỳ

+ Về phía nhà trường:

Ban Chăm sóc sức khỏe học sinh chỉ đạo và cùng nhân viên Y tế học đường tiếnhành kiểm tra sức khỏe cho học sinh của trường (đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịptim, thị lực…) Trên những dữ liệu thu được, Ban chăm sóc sức khỏe tiến hành tư vấn

về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh đang ở “độ tuổi vàng” củaphát triển chiều cao nói chung và thể lực nói riêng

Ban Chăm sóc sức khỏe học sinh tiến hành thông báo về tình hình sức khỏe củahọc sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh khi cần thiết

+ Về phía gia đình:

Trên cơ sở tình hình sức khỏe của con cùng thông báo của nhà trường, cha mẹhọc sinh có biện pháp kịp thời đưa con đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tin cậy Theokhảo sát, hơn 70% gia đình đưa con đi khám bệnh tại cơ sở y tế công lập, chỉ có 23%gia đình đến khám bệnh tại cơ sở y tế tư nhân Điều đó cho thấy, hầu hết các gia đình tintưởng vào uy tín của cơ sở y tế công lập Mặt khác, con số trên cũng phản ánh điều kiệncủa người dân còn hạn chế, không thể đi khám “chất lượng cao”, do vậy, biết cách giữgìn sức khỏe, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là cách tiết kiệm chi phí y tế quan trọng

b Vệ sinh môi trường sống

+ Vệ sinh trường học:

Nhà trường phân công nhiệm vụ cho các lớp trực nhật, giữ gìn vệ sinh lớp học;quét dọn sân trường và các khu vực xung quanh để trường lớp luôn ‘xanh, sạch, đẹp”.Không những thế, nhà trường còn thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động các khuvực công cộng trên địa bàn, đặc biệt, giữ gìn vệ sinh khu vực Đài tưởng niệm Liệt sĩ củatỉnh Hoạt động vệ sinh môi trường được tiến hành thường xuyên, liên tục và Ban chămsóc sức khỏe học sinh cũng kiểm tra, giám sát để phát hiện tồn tại, đôn đốc nhắc nhởhay khích lệ kịp thời đối với các bộ phận trong trường

Trang 7

Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào

vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môitrường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện Đặcbiệt, nhà trường vận động các thày giáo không hút thuốc lá, không uống rượu trongngày làm việc để làm tấm gương cho học sinh noi theo

Mặt khác, Ban chăm sóc sức khỏe học sinh thường xuyên kiểm tra, giám sát cácđiều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, cung cấp và kiểm tra hệ thống nước uống, xàphòng rửa tay, giấy vệ sinh… cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhàtrường

+ Vệ sinh nơi cư trú:

Nhà trường tuyên truyền, vận động học sinh cách sinh hoạt lành mạnh, phòngtránh bệnh tật khi ở nhà bằng cách vệ sinh cơ thể hàng ngày sạch sẽ, vệ sinh nơi ở nhưcác căn phòng trong gia đình, đặc biệt là phòng ngủ, nhà bếp, phòng ăn và công trình vệsinh Khu vực quanh nhà cũng cần giữ gìn cho sạch sẽ

c Chế độ tập luyện

+ Về phía nhà trường:

- Nâng cao chất lượng giờ học môn Giáo dục thể chất

- Duy trì thể dục giữa giờ và các trò chơi rèn sức khỏe

- Duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ Thể thao

- Tích cực tham gia các Hội thi thể thao, quốc phòng do ngành hoặc địa phương

tổ chức.

- Hướng dẫn thực hành các bài tập tăng cường sức khỏe

Ngoài ra, Ban chăm sóc sức khỏe học sinh của trường phổ biến các bài tập đơngiản, trong thời gian ngắn để học sinh có thể thư giãn tại chỗ, trong giờ học hoặc giờ rachơi nhằm tăng cường ô xy lên não, khiến trí óc minh mẫn, phòng ngừa đau cổ vai gáy,tránh cong vẹo cột sống, chữa mỏi mắt, tăng cường thị lực

+ Về phía gia đình: Nhà trường tuyên truyền cho học huynh và học sinh lối sống

khoa học và tăng cường vận động khi ở nhà để duy trì, bảo vệ sức khỏe

d Chăm sóc sức khỏe tâm thần

+ Về phía nhà trường:

Sức khỏe tinh thần rất quan trọng nhưng chưa được cá nhân, gia đình và xã hộiquan tâm Chỉ đến khi xảy ra những sự việc đáng tiếc mà nguyên nhân xuất phát từ tìnhtrạng tâm lí bất ổn của nạn nhân thì lúc đó những bên liên quan mới có động thái phòngtránh Chính vì vậy, nhà trường chỉ đạo các bộ phận trong trường, đặc biệt là giáo viênchủ nhiệm theo sát, kịp thời nắm bắt diễn biến tâm lí của học sinh để có biện pháp canthiệp đúng lúc Áp lực của việc học và những khó khăn trong gia đình khiến học sinh dễrơi vào trầm cảm Nếu không kịp thời can thiệp tâm lí, hậu quả thật khó lường

+ Về phía gia đình:

Nhà trường thường xuyên chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giađình để cùng tháo gỡ những khó khăn của học sinh, đẩy lùi, những rào cảm tâm lí, trạngthái tinh thần tiêu cực

2.5.4 Kết hợp với các tổ chức, cá nhân trong công tác chăm sóc sức khỏe học sinh

Nhà trường đã tiến hành tư vấn cho học sinh, giáo viên và qua đội ngũ giáo viênchủ nhiệm, tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quanđến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết

Trang 8

tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗtrợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.

Nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với cơ sở y tế ngoài nhàtrường để thăm khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, kịp thời phát hiện những căn bệnhnguy hiểm ở giai đoạn sớm, nắm bắt được tình trạng sức khỏe của các em; đặc biệt làtình trạng bệnh, tật học đường để từ đó có phương hướng khắc phục

Mục đích của công tác chăm sóc sức khỏe học đường là tư vấn cho học sinh, giáoviên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật,phát triển thể chất và tinh thần học sinh; đồng thời, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho họcsinh Truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức và thực hành thay đổi hành vilối sống có lợi cho sức khỏe để phát triển tốt về thể chất, tinh thần Nói đến sức khỏe vàdinh dưỡng học đường chúng ta không chỉ nhắc đến nước sạch và vệ sinh mà còn baogồm công tác giáo dục kỹ năng về sức khỏe, cung cấp dịch vụ về sức khỏe và dinhdưỡng tại trường học, các chính sách liên quan đến sức khỏe học đường và sự ủng hộcủa cộng đồng…

3 Tính mới, tính sáng tạo

Sáng kiến về chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT mang nhiều ưuđiểm nổi bật:

- Sáng kiến thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao, lòng yêu nghề, yêu học sinh

sâu sắc, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, nhân

viên nhà trường trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh cấp THPT

- Sáng kiến nêu được phương pháp tổ chức quản lí có hiệu quả đối với hoạt động

chăm sóc sức khỏe học đường

- Sáng kiến nêu bật cách thức tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe học

đường cho học sinh cấp THPT Trong đó, việc phát huy được vai trò và sức mạnh của

các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tận dụng mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực) đãđem lại những hiệu quả thiết thực cho công tác chăm sóc sức khỏe học đường

- Sáng kiến khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức

khỏe học đường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh

- Sáng kiến đã chứng minh rằng các nhà trường đều có khả năng tiến hành có

hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe học sinh nếu phát huy được tính chủ động, tích

cực và tinh thần trách nhiệm của các bộ phận chức năng

- Sáng kiến khẳng định được vai trò là một trong những đơn vị giáo dục cấp THPT

đầu tiên xây dựng và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học sinh Và đây là sáng kiến đầu tiên về vấn đề chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT

IV Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được

1 Hiệu quả kinh tế

+ Giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh và tiết kiệm thời gian cho nhân dân

Do thói quen chủ quan về sức khỏe, người dân Việt Nam nói chung và học sinhcấp THPT nói riêng ít khi quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe chính mình Theo khảosát của chúng tôi, hầu hết các học sinh chỉ được gia đình đưa đi khám bệnh sau khi đã tựmua thuốc uống Khi bệnh nặng hơn thì thời gian điều trị bệnh sẽ lâu hơn và chi phí vìthế mà tăng lên Mặt khác, khi tình trạng bệnh tăng nặng thì dễ xảy ra biến chứng, nguy

cơ tới sức khỏe cao hơn Ở Việt Nam, hơn 70% bệnh nhân ung thư phát hiện và điều trịmuộn Điều đó dẫn đến tỉ lệ tử vong cao ở bệnh nhân ung thư Sớm phát hiện các triệuchứng của bệnh để kịp thời can thiệp, điều trị sẽ làm giảm chi phí khám chữa, tránh

Trang 9

nguy cơ tử vong, góp phần nâng cao chất lượng dân số, tăng tuổi thọ bình quân, tiếtkiệm tài chính, thời gian (chính là tiền bạc), sức lực của bệnh nhân và gia đình.

+ Nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển chính là nguồn nhânlực Đầu tư cho sức khỏe là cơ sở để có đội ngũ nhân lực khỏe mạnh, bền bỉ, dẻo dai, cósức đề kháng tốt, dễ thích nghi môi trường làm việc đáp ứng được yêu cầu về cường

độ làm việc của nền sản xuất hiện đại Từ đó, năng suất lao động tăng, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế

+ Giảm bớt gánh nặng ngân sách cho lĩnh vực y tế của Nhà nước và xã hội

Tỉ lệ chi ngân sách cho y tế của Việt Nam cao hơn các nước giàu (19% ngân sáchnăm 2012) và cao hơn chi phí cho giáo dục (95 % năm 2012) Tình trạng bệnh viện luônquá tải là một vấn đề nhức nhối trong hàng chục năm qua, nhất là thời điểm dịch bệnhbùng phát Do đó, công tác chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật vô cùng quan trọngđối với cá nhân, gia đình và xã hội Giảm số lượng bệnh nhân là mục tiêu không chỉ củacác bệnh viện mà là vấn đề chung của nhà nước và xã hội Mỗi cá nhân, gia đình, nhàtrường cùng chung sức chăm lo cho sức khỏe của mình và cộng đồng sẽ góp phần giảmbớt gánh nặng ngân sách cho lĩnh vực y tế của gia đình, nhà nước và xã hội

2 Hiệu quả xã hội

+ Về nhận thức và hành vi:

Quá trình tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe học

đường cho học sinh cấp THPT đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh và phụ

huynh cũng như các lực lượng xã hội khác theo chiều hướng tích cực Học sinh và các

bậc cha mẹ chủ động, tích cực hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình Từ chỗ bàng

quan về sức khỏe, phần lớn học sinh đã có ý thức hơn trong việc thay đổi những thóiquen sinh hoạt hàng ngày và chủ động điều chỉnh cho phù hợp như tư thế ngồi viết, thóiquen ăn uống, ngủ, tập thể dục, sử dụng khẩu trang, mũ che nắng che mưa, chấp hành

an toàn giao thông, sử dụng bảo hộ lao động, khám chữa bệnh định kỳ… Đó là nhữngchuyển biến đáng mừng cho thấy thành quả bước đầu của công tác chăm sóc sức khỏehọc sinh đáng được ghi nhận

- Kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia: 03 năm liền đạt 100%

- Kết quả cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT: 03 năm gần đây đều đạt giải cao (1 năm đạt Nhì toàn đoàn, 01 năm đạt Ba toàn đoàn, trong đó có một sản phẩm đạt giải quốc gia)

- Kết quả cuộc thi Sáng tạo trẻ: 03 năm gần đây đều đạt giải cao (Giải Nhì toàn đoàn)

- Kết quả Hội thi thể dục thể thao năm học 2017 – 2018: Đạt 04 giải Nhất môn bơi lội, 01 giải Ba (Thành tích cao nhất từ trước tới nay)

Trang 10

- Hội thi quốc phòng an ninh giành cho học sinh trung học năm học 2017 – 2018: Đạt giải Nhất toàn đoàn.

- Nhiều năm liền, trường THPT Hoa Lư A đạt danh hiệu thi đua – Tập thể xuất sắc và đặc biệt, năm học 2017 – 2018, nhà trường được xếp thứ Nhất trong khối các

trường THPT công lập trên toàn tỉnh Với kết quả đó, nhà trường đã nhận được cờ

thi đua xuất sắc do Chính phủ trao tặng.

Những thành tích đã đạt được một phần nhờ vào công tác bồi dưỡng và khuyếnkhích học sinh phát huy năng lực toàn diện của mình Phong trào “khỏe để học tốt”bước đầu gặt hái thành công

+ Về sức khỏe tinh thần:

Theo khảo sát của chúng tôi, mức độ hài lòng về trường học của các em học sinhtrường THPT Hoa Lư A rất cao Nhờ các hoạt động phong phú đa dạng và toàn diện củanhà trường, các em thêm yêu thày cô, trường lớp Chính vì vậy, số lượng học sinh nghỉhọc, bỏ học giảm đáng kể Tình trạng bạo lực học đường ít khi xảy ra Số học sinh mắccác hội chứng tâm lí như trầm cảm rất hiếm gặp Nếu có, giáo viên và gia đình kịp thờiphát hiện và can thiệp thành công

+ Uy tín của nhà trường tăng rõ rệt, niềm tin trong nhân dân được củng cố thêm bền vững

Theo đánh giá của nhân dân trên địa bàn huyện Hoa Lư và khu vực thành phốNinh Bình, trường THPT Hoa Lư A là địa chỉ tin cậy cho phụ huynh gửi gắm con em.Niềm tin đó của nhân dân tiếp tục được củng cố sau nhiều năm công tác giáo dục toàndiện được chú trọng, đặc biệt là việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho học sinh Đó làphần thưởng cao quý nhất mà nhà trường mong muốn có được Đó cũng là tiền đề đểnhà trường tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp trồng người

+ Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống:

“Khi có sức khỏe ta có ngàn ước mơ, khi không có sức khỏe ta chỉ có một ước mơ

là có sức khỏe" Khi có thể chất và tinh thần khỏe mạnh, các em học sinh mới học tập

và lao động, rèn luyện có hiệu quả Các em cảm thấy tràn đầy năng lượng sống và hạnhphúc Chất lượng cuộc sống học sinh được nâng cao một phần nhờ công tác chăm sócsức khỏe học sinh của nhà trường

Những hiệu quả kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục tăng lên khi nhà trường tiếp tục duy trì

và phát huy công tác chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh

V Điều kiện và khả năng áp dụng

1 Điều kiện áp dụng

+ Về điều kiện cơ sở vật chất: Nhà trường cần có nguồn tài chính, có hệ thống cơ

sở vật chất cơ bản đáp ứng cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường đạt hiệu quả

+ Về nhân lực: Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường; sự đồng thuận của Ban đại

diện cha mẹ học sinh; sự vào cuộc của tổ, nhóm chuyên môn và mọi thành viên trongtoàn trường, đặc biệt là Ban chăm sóc sức khỏe học đường Ngoài ra, sự quan tâm ủng hộcủa phụ huynh và các em học sinh có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của hoạt động

Trang 11

3 Những yêu cầu khi sử dụng các giải pháp của sáng kiến

+ Yêu cầu đối với cơ sở giáo dục: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện về CSVC, đội ngũ;

xây dựng Kế hoạch tổ chức; ban hành Quy chế phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượngtrong và ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học đường

+ Yêu cầu đối với nhà giáo và nhân viên y tế học đường: Trang bị tốt kiến thức,

kỹ năng, nghiêm túc thực hiện kế hoạch của nhà trường về chăm sóc sức khỏe họcđường Đặc biệt, có tinh thần sẵn sàng đóng góp tâm sức vì sự phát triển toàn diện củacác thế hệ học sinh

+ Yêu cầu đối với học sinh: Cần phát huy tinh thần chủ động học tập nâng cao

hiểu biết về sức khỏe và rèn luyện thể chất; sẵn sàng tham gia mọi hoạt động của nhà

trường; tự giác rèn luyện thể chất ở nơi cư trú với phương châm “khỏe để học tốt” vì

ngày mai lập nghiệp

Cùng với giáo dục tri thức và đạo đức, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe học

sinh là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường Công tác đó cần được duy trì thường xuyên,

liên tục và đầu tư có hiệu quả để chất lượng giáo dục toàn diện đảm bảo được tính bền

vững Để đạt được mục tiêu đó, các nhà quản lí giáo dục cần chỉ đạo và phối hợp chặt chẽvới các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tránh tình trạng thực hiện theo “mùa vụ”hoặc xem nhẹ việc chăm sóc sức khỏe của học sinh

Trên đây là nội dung cơ bản của sáng kiến : “Một số giải pháp chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh cấp THPT” Những vấn đề cụ thể của quá trình triển khai các giải pháp mới chúng tôi trình bày chi tiết ở văn bản “gốc”(02 bản) Nhóm tác giả

mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học và quản

NHÓM TÁC GIẢ

1 Hoàng Hải Nam

2 Đoàn Thị Mận

3 Mai Thị Lệ Hằng

4 Nguyễn Thị Hường

PHỤ LỤC 01:

Trang 12

MỘT SỐ BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

* Bảng kết quả khảo sát hiểu biết về sức khỏe của học sinh cấp THPT STT nội dung khảo sát Tên bệnh hay

Mức độ(%)

Có hiểu biết

Hiểu biết chưa đầy đủ

Không hiểu biết

* Bảng kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe của học sinh cấp THPT

STT Tên bệnh HS mắc phải hay nội dung khảo sát /số học sinh tham gia khảo sát Tỉ lệ (%) học sinh mắc bệnh

* Bảng kết quả khảo sát các hoạt động chăm sóc sức khỏe của học sinh cấp THPT

STT Nội dung chăm sóc sức khỏe tham gia khảo sát Tỉ lệ (%) học sinh

PHỤ LỤC II:

Trang 13

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP MỚI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH CẤP THPT

Ảnh: Học sinh diễn kịch tuyên truyền các biện pháp tự bảo vệ an toàn của bản thân

Trang 14

Ảnh: Khởi động trong giờ học môn Giáo dục thể chất

Ảnh: Học sinh sử dụng ghế nhựa loại cao, thay cho ghế nhựa thấp trước đây cho phù hợp với chiều cao, tránh dị tật học đường

Ngày đăng: 28/11/2018, 12:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w