1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng vấn đề dạy học phần nghị luận xã hội của bộ môn văn ở trường trung học phổ thông hà trung SKKN THPT

22 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 68,38 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm trung học phổ thông này quý thầy cô sẽ có nguồn tài liệu tham khảo hay, củng cố xây dựng phương pháp dạy hiệu quả, qua đó giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt, nắm vững kiến thức phát triển tư duy trí tuệ. Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học tập hợp các đề tài đa dạng mang tính ứng dụng cao như ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học

Trang 1

Mục lục

1 Mở đầu……….1

1.1 Lí do chọn đề tài ……… 1

1.2 Mục đích nghiên cứu……… 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu………2

2 Nội dung ……… 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ……… 2

2.2 Thực trạng vấn đề dạy học phần nghị luận xã hội của bộ môn văn ở trường trung học phổ thông Hà Trung ………3

2.2.1 Thực tế về chương trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông……… 3

2.2.2 Thực trạng việc dạy, học phần nghị luận xã hội và rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội trong bộ môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông Hà Trung……….4

2.3 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông ……….5

2.3.1 Củng cố kiến thức về đoạn văn ……….……….5

2.3.2 Cách viết đoạn văn trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2017……6

2.3.3 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ …… 7

2.3.3.1 Kĩ năng nhận diện dạng đề:……… 7

2.3.3.2 Tìm hiểu đề……….10

2.3.3.3 Lập ý:……… 13

2.3.3.4 Lựa chọn dẫn chứng ……… 17

2.3.3.5 Kĩ năng diễn đạt……… 17

2.3.3.6 Cấu trúc đoạn văn ……… 17

2.4 Thực nghiệm và đề xuất giải pháp………18

2.4.1 Tiến hành thực nghiệm……… 18

2.4.2 Kết quả thực nghiệm………18

2.4.3 Một số giải pháp………19

3 Kết luận và kiến nghị……… 19

3.1 Kết luận……… 19

3.2 Kiến nghị……….19

Tài liệu tham khảo……… 20

Trang 2

Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học, công nghệ, nhân lực; làchìa khóa để mở cánh cửa tri thức nhân loại Trong giai đoạn hiện nay, vấn đềđổi mới giáo dục đang là vấn đề rất được quan tâm Vài năm trở lại đây chươngtrình dạy học và thi môn văn có nhiều đổi mới Cùng với nghị luận văn học, vănnghị luận xã hội được đưa vào chương trình các cấp học từ trung học cơ sở đếntrung học phổ thông Đề văn nghị luận xã hội là một trong những tiêu chí đánhgiá quan trọng trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, thi tốt nghiệp trunghọc phổ thông quốc gia Sự thay đổi này góp phần hình thành cho người họcnhững năng lực thiết yếu như nghe, nói, đọc, viết, lựa chọn, phản hồi…Đồngthời, việc dạy học văn nghị luận xã hội cũng gắn với quá trình hình thành, pháttriển, rèn luyện năng lực tư duy và phát triển toàn diện cho học sinh, đánh thức ởngười học thái độ quan tâm tới các vấn đề, các hiện tượng của đời sống xã hội.Tuy nhiên, việc dạy học nghị luận xã hội cũng đặt ra cho các em không ít tháchthức Thời gian rèn luyện về nghị luận xã hội ở trên lớp không nhiều, nhiều emkiến thức xã hội còn rất mơ hồ, kĩ năng làm bài không thuần thục, không nắmchắc yêu cầu của đề tất cả những điều đó tạo nên khó khăn khá lớn cho họcsinh trong các kì thi Hơn nữa, theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và đàotạo, trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 đề thi sẽ có nhiều thayđổi so với đề thi năm 2016 Đặc biệt, đề thi môn Ngữ văn có sự thay đổi cách ra

đề và bị giới hạn về dung lượng trong phần làm văn nghị luận xã hội Xu hướng

đề thi năm 2017 sẽ tích hợp phần đọc hiểu với nghị luận xã hội, thời lượng làmbài và biểu điểm bị rút ngắn Điều này càng khó khăn hơn cho học sinh, nhất làtrong phần làm văn nghị luận xã hội Nhằm giúp các em có thêm kĩ năng làm tốtcâu văn nghị luận xã hội trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017chính là lí do để tôi chọn đề tài này

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tôi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản sau:

Thứ nhất: Giúp học sinh nắm được yêu cầu, phương pháp và kĩ năng cơ bản

để viết đoạn văn nghị luận xã hội của bài thi môn Ngữ văn trong kì thi trung họcphổ thông quốc gia năm 2017

Thứ hai: Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hộigiúp học sinh nâng cao khả năng trình bày quan điểm của mình; cung cấp chocác em vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhậnthức về đời sống xã hội và kĩ năng sống, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn, cóích hơn, trưởng thành hơn và từng bước hoàn thiện nhân cách của mình

Thứ ba: Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữvăn khi dạy phần nghị luận xã hội

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghị luận xã hội có mặt trong chương trình Ngữ văn từ bậc trung học cơ sởđến bậc trung học phổ thông, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉtìm hiểu phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổthông đặc biệt là học sinh lớp 12 chuẩn bị thi trung học phổ thông quốc gia năm

2017 Trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu 2 dạng đề cơ bản,

Trang 3

thường gặp: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đờisống theo yêu cầu đổi mới là vấn đề nghị luận được rút ra từ phần đọc – hiểu vàchỉ nghị luận vấn đề bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúngtôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: trên cơ sở nội dung lýthuyết về đoạn văn chúng tôi đã khái quát thành những nội dung cơ bản tươngđối ngắn gọn, đầy đủ

1.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: từ kết quả cácbài kiểm tra trong thực tế , tìm hiểu mong muốn cụ thể để đánh giá tình hình họcsinh và có giải pháp phù hợp, tích cực với các đối tượng cụ thể

1.4.3 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

1.4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: vận dụng các nội dung của đề tài vàothực tế dạy học tại lớp 12Đ và 12H – Trường trung học phổ thông Hà Trung

2 Nội dung 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài

2.1.1 Trong sự phát triển của thời đại ngày nay, tri thức đã trở thành nguồn lựcquan trong đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Để đáp ứng được yêu cầu củathời đại, chúng ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới một cách căn bản,toàn diện nền giáo dục Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được xem làtrọng yếu ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn Mục tiêu của giáo dục

là hướng tới đào tạo những con người phát triển toàn diện Việc đưa phần nghịluận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc trung học hoàn toàn phù hợp với xuhướng giáo dục trên Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận lấy đề tài từ các lĩnhvực đời sống xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏcái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra Từ đó, người viết đưa ra một cáchhiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào thực tiễn đời sống

và bản thân Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có tính thựctiễn, tính giáo dục và tính thời sự cao Đối với học sinh trung học phổ thông, quacác bài nghị luận xã hội giúp các em có được nhận thức đúng đắn về cuộc sống;trên cơ sở đó bày tỏ ý kiến, quan điểm, lập trường, tư tưởng bản thân để thuyếtphục người khác hiểu, tin, đồng tình với suy nghĩ và hành động của mình Mụctiêu của đề thi môn Ngữ văn là hướng tới việc học sinh hiểu và diễn đạt sự hiểu

đó mạch lạc, trôi chảy, đúng nội dung

2.1.2 So với đề thi thông thường, đề thi năm 2017, phần làm văn nghị luận xãhội không yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận như trước đây mà chỉ cần viếtđoạn văn khoảng 200 chữ Để làm tốt phần này học sinh cần nắm được nhữngyêu cầu căn bản của một đoạn văn

Về nội dung: đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt hoàn chỉnh ởmột mức độ nào đó logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ

dàng “Đoạn văn nghị luận là đoạn văn trực tiếp bày tỏ những tư tưởng, quan

Trang 4

điểm của người viết về một vấn đề thuộc phạm vi văn học hoặc phạm vi đời sống xã hội”[1] Tuy nhiên, đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cần bám sát yêu

cầu của đề và dựa trên nội dung thông điệp ở phần đọc hiểu

Về hình thức: đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ởnhững điểm sau: Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòngđến chỗ chấm xuống dòng Đoạn văn phải viết liền mạch Đoạn văn thường cócâu chủ đề

Cấu trúc một đoạn văn: “đoạn văn nghị luận là một hệ thống lập luận, trong

đó hàm chứa một luận điểm chính và nhiều luận điểm phụ; câu chủ đề thể hiện

rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm, các câu khác triển khai hoặc dẫn giải nhằm làm nổi rõ luận điểm; làm tăng sức thuyết phục”[1].

Các kiểu kết cấu: Để triển khai ý tưởng trong đoạn văn, có kiểu kết cấu cơbản sau:

Thứ nhất là diễn dịch: từ câu chốt, triển khai các biểu hiện cụ thể của ýtưởng

Thứ hai là quy nạp: từ những minh họa, lập luận, nhận xét dẫn đến ý tưởngcần trình bày

Thứ ba là tổng phân hợp: Đây là kiểu hỗn hợp diễn dịch với quy nạp Câu mởđoạn nêu ý tưởng, các câu tiêp theo nêu biểu hiện cụ thể, những lập luận, nhậnxét, quan điểm; từ đó đề xuất, định hướng tư tưởng cho vấn đề được bàn luận Ngoài ra, còn có cách trình bày kiểu móc xích và song hành Đối với yêu cầuviết đoạn nghị luận xã hội, có thể sử dụng một trong các kiểu trên Tuy nhên,tổng phân hợp là kiểu phù hợp nhất, cần tập trung rèn luyện cho học sinh

2.1.3 Các kĩ năng làm văn cơ bản:

2.1.3.1 Các kĩ năng chung : bao gồm những kĩ năng cơ bản cần có của ngườihọc văn Đó là:

Kĩ năng đọc: là năng lực lĩnh hội, thông hiểu của người học trước một vănbản

Kĩ năng viết: là năng lực điễn đạt, trình bày trong tạo lập văn bản

Kĩ năng phản hồi: là năng lực đánh giá, phản biện, đối thoại,…

2.1.3.2 Các kĩ năng tạo dựng đoạn văn:

Kĩ năng xác định dạng đề và yêu cầu của đề, kĩ năng tìm ý, kĩ năng lập ý, kĩnăng diễn đạt

2.2 Thực trạng vấn đề dạy học phần nghị luận xã hội của bộ môn văn ở trường trung học phổ thông Hà Trung.

2.2.1 Thực tế về chương trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổthông: trong chương trình sách giáo khoa đổi mới từ năm 2006, bên cạnh các bàilàm văn nghị luận văn học đã có bài học về nghị luận xã hội Từ năm học 2008 -

2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa vào đề thi môn văn kì thi tốtnghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Đại họcmột câu nghị luận xã hội, chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số đề ra Những vấn đềnghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc rất phong phú, đa dạng; đềcập đến tất cả các phương diện của đời sống Thế nhưng, thời lượng chương

Trang 5

trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hộitrong phân phối chương trình trung học phổ thông theo qui định của Bộ Giáodục là quá ít ỏi Chương trình lớp 12 cả Ban cơ bản và Ban Khoa học Xã hội đềuchỉ có 2 tiết lí thuyết về cách làm bài nghị luận xã hội: một cho dạng bài nghịluận về một tư tưởng đạo lí, một cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đờisống Cả năm học 12 các em chỉ có hai bài viết rèn luyện nghị luận xã hội, cònlại thì tập trung vào nghị luận văn học Chương trình lớp 11 Ban khoa học xã hội

có 2 bài viết nghị luận xã hội Tình hình thực tế trên có nhiều ảnh hưởng đến họcsinh Các em không có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội một cách thườngxuyên dẫn tới kết quả đạt được không cao

Hơn nữa, theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo, phần nghị luận

xã hội có nhiều thay đổi Đó là thay đổi cách ra đề Theo đề thi minh họa thì đềbài yêu cầu bàn luận về một vấn đề được đặt ra trong phần đọc hiểu Đồng thời,

đề bài cũng giới hạn về dung lượng và thời gian Trước đây, học sinh viết bàivăn nghi luận xã hội nhưng hiện nay đề yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200chữ, phần này chiếm 20% điểm toàn bài Thời gian làm bài môn văn từ 180 phútxuống còn 120 phút Đây là một điểm mới đòi hỏi cả người dạy và người họcphải chú ý điều chỉnh, rèn luyện ngay trong quá trình dạy học mà thực tế chươngtrình không có tiết nào để củng cố và rèn luyện cho học sinh

Về học sinh: Học sinh trung học phổ thông đều ở độ tuổi mới lớn, chưa tiếpxúc nhiều với thực tế đời sống phong phú, phức tạp, vốn kiến thức thục tế xã hộicòn hạn chế Nhiều em cách nhìn nhận vấn đề còn mơ hồ, ấu trĩ, thậm chí lệchlạc Vì vậy, việc hiểu đúng, hiểu sâu bản chất và bàn luận thấu đáo một vấn đề

xã hội là điều rất khó khăn đối với các em Đồng thời, có những học sinh còn rất

mơ hồ, không nắm được yêu cầu của đề thi, yêu cầu về đoạn văn và kĩ năng viếtđoạn văn Vì vậy, vẫn có hiện tượng học sinh viết bài văn ngắn chứ không viếtđoạn văn hoặc mất quá nhiều thời gian cho câu này ảnh hưởng đến thời gian làmbài chung của toàn bài

2.2.2 Thực trạng việc dạy, học phần nghị luận xã hội và rèn kĩ năng viết đoạnvăn nghị luận xã hội trong bộ môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông HàTrung

Thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, nhất là phần nghị luận xã hội tại trườngTHPT Hà Trung cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định

Đối với giáo viên: Các giáo viên bộ môn Ngữ văn đã chú ý đến phần nghịluận xã hội đặc biệt là ở chương trình lớp11, 12 Các giáo viên đã cập nhật kịpthời những thay đổi của chương trình học và thi, thay đổi cách ra đề theo cấutrúc đề thi minh họa Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế nên không cónhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết đoạn vănnghị luận xã hội cho học sinh Với thời gian 2 tiết lí thuyết chỉ đủ để giáo viêngiới thiệu khái niệm, kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách cơ bản nhất.Qua một số bài kiểm tra định kì, mỗi bài một câu nghị luận xã hội chiếm khoảng20% bài viết chỉ đủ để các em tiếp cận và làm quen với cách làm bài chứ chưathể đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn về kĩ năng

Trang 6

Đối với học sinh: Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng viết đoạnvăn nghị luận xã hội tốt không nhiều Đa phần các em thường ngợp trước cácvấn đề xã hội, hiểu lơ mơ, văn viết hời hợt, lung túng khi triển khai vấn đề.Nhiều em viết theo cảm hứng, không nắm vững qui trình làm bài, không tìm ý,lập ý trước khi viết Thậm chí, có học sinh còn mơ hồ về yêu cầu của đề thi,không nắm được yêu cầu viết đoạn văn giới hạn khoảng 200 chữ Do đó, khi gặpnhững đề bài mà vấn đề nghị luận ẩn sâu sau câu chữ, hình ảnh đòi hỏi các emxác định vấn đề là học sinh không làm được hoặc xác định sai lạc vấn đề cầnnghị luận

Về phía Nhà trường: Nhà trường cũng đã có kế hoạch phụ đạo phù hợp,tăng cường đổi mới công tác ra đề thi kiểm tra bám sát cấu trúc đề thi minh họacủa Bộ giáo dục song vẫn chưa thể giảm hết khó khăn cho cả thầy và trò

2.3 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông.

2.3.1 Củng cố kiến thức về đoạn văn

2.3.1.1 Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗviết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạtmột ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành

Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề Từ ngữ chủ đề là các từngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượngbiểu đạt Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ haithành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn Các câu trong đoạn văn cónhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn

2.3.1.2 Các kiểu trình bày nội dung trong đoạn văn

Đoạn văn song hành: Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung songsong nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào Mỗi câu trong đoạnvăn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn

Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ýgối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ởcâu trước vào câu sau Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề

Đoạn diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể Câu chủ đề

mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nộidung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó Các câu triển khai được thực hiệnbằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèmnhững nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết

Đoạn qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi

tiết, cụ thể đến ý khái quát Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn Các câu trên đượctrình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánhgiá chung

Đoạn tổng phân hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp Câu mở đoạnnêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là

ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng Những câu khai triểnđược thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, để từ

Trang 7

đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị củavấn đề Khi viết đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần chú ý kiểu trình bàynày

2.3.2 Cách viết đoạn văn trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2017

Giáo viên hệ thống lại cho học sinh các bước cơ bản cần thực hiện để viếtđoạn văn Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:

2.3.2.1.Xác định yêu cầu của đề

Về nội dung: Điều quan trọng nhất ở đây là phải xác định được đề bài yêucầu viết về vấn đề gì? Đó là nội dung của đoạn văn Người viết cần hiểu rõ vấn

đề đó là gì, phân tích các biểu hiện cụ thể Cần nêu được dẫn chứng cụ thể vàthể hiện quan điểm, thái độ, đánh giá của người viết về vấn đề đang bàn luận.Người viết cần nêu bài học nhận thức và đề xuất những giải pháp thiết thực, khảthi

Về hình thức: Đề bài nghị luận xã hội trong đề thi yêu cầu viết đoạn văn

200 chữ Học sinh cần trình bày các nội dung trên trong một đoạn văn, dunglượng khoảng 2/3 tờ giấy thi Đoạn văn cần diễn đạt lưu loát, không mắc lỗidùng từ, đặt câu

Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề - Giải quyết vấn đề - Kếtthúc vấn đề Các cách trình bày khác sẽ khó đạt điểm cao

Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh,bình luận, bàn luận mở rộng

2.3.2.2 Tìm ý cho đoạn văn

Xác định nội dung cụ thể được triển khai trong đoạn văn tránh viết lanman, dài dòng, không đúng trọng tâm Nếu bỏ qua bước này, đoạn văn dễ rơivào tình trạng lủng củng, luẩn quẩn, thiếu ý Ta có thể hình dung khái quát đoạnvăn nghị luận xã hội cần được triển khai như sau:

Thứ nhất là giải thích: giải thích, cắt nghĩa một số từ ngữ trọng tâm, cáckhái niệm từ đó rút ra ý nghĩa khái quát chung

Thứ hai là phân tích, chứng minh: cắt nghĩa,lí giải làm rõ vấn đề và đưa ranhững dẫn chứng cụ thể để minh họa

Thứ ba là bình luận, đánh giá, mở rộng vấn đề: người viết cần khẳng địnhlại vấn đề, phê phán những hiện tượng di ngược chân lí

Thứ tư là rút ra bài học và liên hệ bản thân

2.3.2.3 Các bước viết các ý thành đoạn văn

Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh Chúng tôi chủ yếutập trung hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tổng phân hợp Để viết đoạn vănhoàn chỉnh, cần trải qua các bước sau:

Thứ nhất là viết câu mở đoạn: có nhiệm vụ dẫn dắt và nêu vấn đề (khoảng

2-3 dòng) Phần này phải có cái nhìn tổng quát, nội dung đề thi yêu cầu bàn về vấn

đề gì

Thứ hai là viết các câu phát triển đoạn: dựa vào các ý chính đã tìm để tiếnhành viết đoạn văn Chúng ta lần lượt sử dụng các thao tác: giải thích, phân tích,

Trang 8

chứng minh, bình luận, bác bỏ, bình luận mở rộng để triển khai nội dung đoạnvăn bằng các câu văn liên tiếp (khoảng 12-15 dòng).

Thứ ba là viết câu kết: có nhiệm vụ kết thúc vấn đề Câu kết có thể nêu cảmxúc cá nhân, mở rộng vấn đề hoặc tóm lược vấn đề (khoảng 2-3 dòng)

Các nội dung trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoànchỉnh cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề Tuy nhiên không phảihọc sinh nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài Điều này giáo viênphải thường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh Đặc biệt cầnhình thành kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo thông qua việc thực hànhviết đoạn văn với những đề bài cụ thể, bám sát đề minh họa

2.3.3 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ.

2.3.3.1 Kĩ năng nhận diện dạng đề

Nghị luận xã hội là kiểu bài mà người viết dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ

để bàn luận về một vấn đề chính trị, xã hội, đời sống Đề tài của dạng bài nàyhết sức phong phú, đa dạng, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lốisống, văn hóa, những hiện tượng tích cực, tiêu cực, vấn đề có tính thời sự trongđời sống xã hội Có thể qui về hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởngđạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống Dạng nghị luận về một vấn đề

xã hội trong tác phẩm văn học xét cho cùng thì cũng phải qui về một trong haidạng đề trên Trên thực tế các đề nghị luận xã hội rất phong phú và đa dạng, sựphân chia dạng đề chỉ là tương đối Việc nhận dạng đề trước khi tìm hiểu đề rấtquan trọng, giúp học sinh định hướng đúng cho bài làm, tránh sai lạc trong quátrình làm bài

2.3.3.1.1 Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí:

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là kiểu bài bàn về một vấn đề thuộc lĩnhvực tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, quan niệm nhân sinh của con người.Vấn đề tư tưởng đạo lí thường được nêu lên trong các ý kiến, nhận định của cácbậc vĩ nhân, hay nhà thơ, nhà văn, hoặc được nêu ra ở tục ngữ, ca dao, câuchuyện ngụ ngôn, ….Ví dụ:

Đề 1: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép Tônxtôi) Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình

Đề 2: Nhà văn Nga L Tôn-xtôi cho rằng:

“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.”

Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.Trình bày bằng 01 đoạn văn (khoảng

Trang 9

Bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ), hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.

Đề 4: Bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ), hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị

về câu tục ngữ: “Một điều nhịn là chín điều lành”.

Đề 5: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin – côn viết:

“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…”

(Ngữ văn 10, tập 2, NXBGD, 2006)

Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thư trên Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

Học sinh có thể nhận ra dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khi nhận

thấy đề bài yêu cầu bàn luận về một nhận định, một câu tục ngữ, hay một câudanh ngôn Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặttrong dấu ngoặc kép Cũng có khi vấn đề nghị luận lại đòi hỏi học sinh phải tựrút ra từ nội dung của một câu chuyện hay một đoạn thơ, bài thơ giàu ý nghĩatriết lí Ví dụ:

- Ta đây, lão cần gì nào?

Ông già sợ hãi bảo:

- Lão muốn ngài nhắc hộ bó củi lên cho lão.

(Lép Tôn – xtôi, phỏng theo truyện ngụ ngôn của Ê - dôp) Bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ), hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về

ý nghĩa câu chuyện trên.

Đề 7:

Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau:

Ví không có cảnh đông tàn Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân

Trang 10

Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

(Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) 2.3.3.1.2 Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống:

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài bàn về một sự việc, hiệntượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội; có tính thời sự, nóng hổi diễn ra trongđời sống hàng ngày, được xã hội quan tâm như: an toàn giao thông, gian lậntrong thi cử, bạo lực học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bệnh vô cảm, bệnhthành tích, từ đó làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu sắc, để có thái

độ đúng đắn trước những hiện tượng đó Ví dụ:

Đề 8: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.

Đề 9: Em có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra khá nhiều trong trường học hiện nay?Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ)

Đề 10: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: ô nhiễm môi trường

Đề 11: Anh (chị) có suy nghĩ gì về căn bệnh vô cảm trong xã hội ta hiện nay? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

Đề 12: Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Học sinh nhận ra dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống nhờ vào đốitượng được đề cập đến trong đề bài Đó là một vấn đề đang xảy ra trong cuộc

sống hiện tại Thông thường trên dạng đề này có các từ ngữ như: hiện tượng, vấn đề, vấn nạn….và nhờ các từ ngữ nói trên, học sinh có thể xác định được

ngay dạng đề Cũng có khi học sinh phải tự nhận xác định hiện tượng trong mộtcâu chuyện, hay một văn bản thông tin như bài báo Ví dụ:

Đề 13: Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là

để bán Ông bán thịt lợn cũng vậy.

Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo

vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…(Chia sẻ của Trần Nhất Hoàng – cựu thành viên ban nhạc Bức Tường khi nhắc đến kỷ niệm về cố nhạc sỹ Trần Lập).

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng được nói đến trong đoạn trích trên bằng 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ)?

Đề 14:

Trang 11

Theo nguồn tin Báo Dân trí, ngày 04-12-2013, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai xảy ra một vụ đổ xe chở hàng khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ xuống đường và rất nhiều người xung quanh nhào đến hôi của.

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về hiện tượng trên Như vậy, nhận dạng đề là khâu quan trọng đầu tiên giúp học sinh xác định

được hướng đi của bài làm, nhằm tránh việc lạc đề, xa đề Có thể thấy dạng đềđược thể hiện khá rõ qua các dấu hiệu ngôn ngữ có trong đề bài Đề nghị luận vềmột tư tưởng đạo lí thường yêu cầu bàn luận về một nhận định, một câu tục ngữ,một câu danh ngôn… Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn vàđược đặt trong dấu ngoặc kép Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường

đề cập đến đối tượng cụ thể là các hiện tượng, vấn đề, vấn nạn của đời sống xãhội, học sinh có thể nhận biết dễ dàng nếu tập trung chú ý

2.3.3.2 Tìm hiểu đề

Sau khi nhận dạng đề, học sinh cần tiến hành tìm hiểu đề bài Đây là côngđoạn không thể thiếu đối với bất kì dạng bài nào Đối với đề nghị luận xã hộitrong bài thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, môn Ngữ văn, đề bàikhông yêu cầu viết bài văn như những năm trước mà chỉ yêu cầu viết 01 đoạnvăn khoảng 200 chữ Khi tìm hiểu đề cần chú ý các yêu cầu chủ yếu sau: thểloại, nội dung, phạm vi dẫn chứng

- Về thể loại: cả hai dạng đề chủ yếu yêu cầu bình luận

- Về dẫn chứng: với đề nghị luận xã hội học sinh cần huy động kiến thức trongsách vở, nhất là trong đời sống thực tế để cho bài viết sinh động và thuyết phụchơn

- Về nội dung: học sinh phải xác định được trọng tâm vấn đề cần bàn để hìnhthành luận điểm cho bài viết Để làm điều này, các em phải đọc kĩ đề, tìm những

từ khóa, từ then chốt và giải mã các từ đó sẽ tìm được vấn đề trọng tâm Với đềnghị luận theo cấu trúc mới, học sinh cũng cần dựa vào phần đọc hiểu để có thểgiải mã từ khóa, xác định đúng trọng tâm.Ví dụ:

Đề 15:

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

" Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”

(Nguyễn Quang Vũ – Tự Sự)

- Từ khóa là: cuộc đời méo mó, tròn ngay tự trong tâm.

- Luận đề (vấn đề trọng tâm) của đề bài này là: bàn về cái nhìn, thái độ, suy nghĩđúng đắn tích cực, lạc quan của con người trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh cónhư thế nào

Ngày đăng: 30/11/2018, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w