1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn làm văn phần nghị luận xã hội lớp 12

18 2,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Trong chương trình làm văn trung học cơ sở và trung học phổ thông đã có nhiều tiết dạy lí thuyết và luyện tập về kiểu bài nghị luận xã hội.. Vì vậy, khi viết đề tài “Một số kinh nghiệm g

Trang 1

O PHẠM THỊ THU THANH (Trường THPT Nguyễn Trung Trực) Giải B

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta chỉ rõ: “Ưu tiên hàng đầu cho việcnâng

cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng

đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.” (Tr.207, Nxb chính trị quốc gia, HN, 2007)

Nghị quyết 02 của Đảng bộ tỉnh An Giang khóa 8 nhấn mạnh: “Cần phải gắn kết cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp đổi mới trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy và học”

Qua các chủ trương của Đảng và nhà nước từ trung ương đến địa phương ta nhận thấy vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết

Thế nhưng thực tế chất lượng giáo dục môn văn của An Giang nói chung và kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT môn văn vừa qua còn thấp, chưa đáp ứng được sự kì vọng của toàn xã hội Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn văn, học sinh học tốt môn văn, tự tin trong học tập thi cử là điều chúng ta đặc biệt quan tâm

Trong chương trình làm văn hiện hành, văn nghị luận được đưa vào học từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông Văn nghị luận trở thành một thể loại gắn bó với học sinh trong suốt hai cấp học và trong chương trình thi cử mang tính quốc gia Mặt khác, văn nghị luận cũng là dạng phổ biến trong cuộc sống, thiết thực đối với đời sống xã hội

Nhưng qua thực tế hai năm giảng dạy lớp 12 theo chương trình cải cách, bản thân nhận thấy năng lực làm văn nghị luận của học sinh còn nhiều hạn chế Khả năng nhận thức vấn đề của học sinh còn mơ hồ, thiếu vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn Từ đó dẫn đến chất lượng bài làm của học sinh còn thấp

Từ những lí do nêu trên, tôi nhận thấy vấn đề làm thế nào giúp học sinh có kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội là rất cần thiết Vì vậy, qua thực tiễn giảng dạy,

1

Trang 2

bản thân xin nêu lên một vài kinh nghiệm của mình về việc giảng dạy văn nghị luận ở lớp 12 với mong muốn nâng cao hiệu quả đào tạo trong trường phổ thông

2 Lịch sử đề tài

Đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn làm văn phần nghị luận xãhộilớp 12” đã có rất nhiều giáo viên dạy văn nói chung và giáo viên dạy văn lớp 12 nói riêng tìm hiểu nghiên cứu Trong chương trình làm văn trung học cơ sở và trung học phổ thông đã có nhiều tiết dạy lí thuyết và luyện tập về kiểu bài nghị luận xã hội Các nhà nghiên cứu như Đỗ Ngọc Thống, Trần Thanh Đạm…cũng viết nhiều sách nghiên cứu hướng dẫn phương pháp làm văn nghị luận xã hội Tuy nhiên, các giải pháp mà các nhà viết sách đưa ra nhiều khi còn mang tính chất lí thuyết, hoặc các kinh nghiệm của đồng nghiệp qua hội thảo do Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang tổ chức khi áp dụng cho mọi đối tượng học sinh nhiều khi vẫn còn hạn chế nhất định

Vì vậy, khi viết đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn làm văn nghị luận xã hội lớp 12”, bên cạnh việc tiếp thu những kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, bản thân đưa ra một số kinh nghiệm đã được áp dụng trong giảng dạy ở những năm vừa qua, với mong muốn trao đổi cùng đồng nghiệp để giúp học sinh cải thiện được chất lượng học văn của mình

3 Giới hạn đề tài

Đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn làm văn nghị luận xã hội lớp 12” chủ yếu nghiên cứu vấn đề hướng dẫn học sinh kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống

II NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:

1 Thực trạng vấn đề

Năm học 2008-2009, tôi được phân công giảng dạy ba lớp 12 Trong học kì I học sinh được làm hai bài làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống Qua thống kê kết quả của hai bài viết tôi nhận thấy kết quả đạt được rất thấp Cụ thể:

Từ kết quả đó, tôi đã đi sâu tìm hiểu việc học tập của các em ở lớp, ở nhà, suy ngẫm lại cách dạy của bản

2

Trang 3

thân Tôi nhận thấy học sinh làm kiểu bài nghị luận xã hội yếu kém do nhiều nguyên nhân.

Trước hết do thời lượng tiết học nghị luận xã hội ở lớp 12 quá ít Trong chương trình 12 ban cơ bản, học sinh được học hai tiết nghị luận xã hội ở học kì I Đó là một tiết nghị luận tư tưởng đạo lí và một tiết nghị luận về một hiện tượng đời sống Sau mỗi tiết học học sinh có một bài viết thực hành Bài viết số 1 tại lớp, bài viết số 2 ở nhà Vì vậy, thời gian để học sinh luyện tập thực hành trên lớp là rất ít

Mặt khác, hiện nay do xu thế thời đại, học sinh có tâm lí thích học các môn khoa học tự nhiên mà ngán ngại học môn văn, cho rằng môn văn chủ yếu do năng khiếu tự nhiên chứ không phải do khổ luyện, môn văn khó chọn ngành nghề sau này Cho nên một bộ phận không nhỏ học sinh học đối phó, làm bài đối phó mà không chịu tích lũy vốn sống

Về phía giáo viên, nguyên nhân chủ yếu do chúng ta chưa tạo được hứng thú trong giờ học văn cho học sinh Dạy nghị luận xã hội mà ta chưa đổi mới phương pháp dạy học còn sử dụng phương pháp dạy cũ, áp đặt đối với học sinh, chưa tạo điều kiện cho các em bộc lộ suy nghĩ của mình Giáo viên chưa tập cho học sinh thói quen tích lũy kiến thức từ đời sống, tạo tâm thế tự tin trong làm bài Đa phần chúng ta chú trọng về vấn đề dạy thế nào để học sinh hiểu bài, đối phó với kì thi TNTHPT hằng năm Trong khâu chấm trả bài, đôi khi chúng ta vẫn còn thực hiện qua loa, chưa thực sự coi trọng khâu chấm trả bài

Đó là một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên

2 Những biện pháp thực hiện

2.1 Nghiên cứu chương trình

Trước tiên, tôi nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa về dạng đề nghị luận xã hội từ THCS đến lớp 12 đề nắm được nội dung tổng quan của chương trình học từ các lớp dưới Từ đó có cách dạy phù hợp hơn

Qua hệ thống chương trình cả hai cấp học ta nhận thấy ở các lớp cấp 2 học sinh đã nắm được khái niệm văn nghị luận, các thao tác lập luận trong văn nghị luận xã hội và học sinh được làm quen, luyện tập với các dạng đề tìm hiểu về những câu ca dao tục ngữ, những câu danh ngôn, ngạn ngữ đơn giản

Ở cấp 3, học sinh chủ yếu luyện tập để rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội Các em được luyện tập các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, trình bày ý và kĩ năng viết mở bài, thân bài và kết luận Nội dung các đề bài là những hiện tượng đời sống đang xảy ra, những vấn đề đạo lí, những giá trị đạo đức mà cả xã hội quan tâm

Nắm được sự nối tiếp chương trình của các cấp lớp, khối lớp, giáo viên thuận lợi trong việc kế thừa và cung cấp kiến thức mới cho học sinh Chẳng hạn trong kì thi

3

Trang 4

tốt nghiệp 2008-2009, câu 2 về nghị luận xã hội của ban cơ bản bàn về tác dụng của sách, nếu học sinh được giáo viên cho hệ thống lại các vấn đề đã học ở cấp trung học cơ sở thì hiệu quả có lẽ khả quan hơn

2.2 Kiểm tra trình độ học sinh

Ngay từ đầu năm học 2009- 2010 khi được phân công dạy ba lớp 12, tôi đã tiến hành kiểm tra

kĩ năng làm văn nghị luận xã hội của học sinh thông qua tiết tự chọn Qua đó phân loại từng nhóm trình độ học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh Công việc này tiếp tục thực hiện qua bài làm thực hành trong tiết luyện tập, qua bài kiểm tra số 1, số 2 của học kì I

Từ những căn cứ đó, tôi chia mỗi lớp thành ba nhóm học sinh: Khá giỏi, trung bình và yếu, kém để phân công nhiệm vụ cho các em và hướng dẫn phương pháp học theo từng nhóm đã chia

2.3 Dự giờ đồng nghiệp

Trong hai năm học 2008-2009 và 2009-2010, tôi thường xuyên dự giờ các đồng nghiệp đặc biệt dự các tiết dạy nghị luận xã hội ở khối 11,12 Qua giờ dạy của đồng nghiệp, tôi học tập được những kinh nghiệm của các giáo viên khác Từ đó, tích lũy thêm kinh nghiệm để giảng dạy tốt hơn bài nghị luận xã hội

2.4 Hướng dẫn học sinh có thói quen tích lũy kinh nhiệm, vốn sống

Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn coi trọng khâu hướng dẫn học sinh có thói quen tích lũy kiến thức

Khâu tích lũy được thực hiện qua việc hướng dẫn học sinh có thói quen quan sát, cảm nhận và ghi chép làm tư liệu Những việc rất bình thường nhưng nếu có ý thức, vốn sống của mình sẽ được nuôi dưỡng Đó có thể là những công việc:

+ Mỗi sáng xé tờ lịch, tôi khuyên học sinh hãy đọc xem có lời hay ý đẹp nào cần suy ngẫm, ghi vào sổ tay những câu thú vị, tập thói quen tìm hiểu về điều đó, nếu bế tắc trao đổi với bạn bè hoặc nhờ giáo viên giảng hộ

+ Khi đi trên đường, gặp những câu khẩu hiệu, những áp phích quan sát và cảm nhận những điều đó, ghi lại những ý cần thiết Chẳng hạn khi qua vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên bắt gặp lời cảnh báo:

“Cháy rừng như thể cháy nhà Cháy rừng như thể cháy da thịt mình”

Học sinh phải tự hỏi tại sao lại có những lời cảnh báo đó? Ý nghĩa của nó là gì? Thực trạng rừng bây giờ như thế nào?

+ Khuyên học sinh có thói quen xem thời sự trong nước và quốc tế qua truyền hình Mỗi lần xem, có những tấm gương tốt, những hiện tượng xấu ghi lại làm tư liệu đúc rút kinh nghiệm sống cho mình Khuyên học sinh xem những chương trình bổ ích như: Vượt lên chính mình; Mái ấm ATV; Trái tim cho em; Ước mơ của Thúy… Khi xem truyền hình thấy những hiện tượng vô cảm như em Bình bị hành

4

Trang 5

hung ngay giữa Thủ đô Hà Nội; cháu Hảo ở Bình Phước bị ba mẹ ngược đãi, tôi đều kể cho các em nghe, nhắc nhở các em theo dõi và sau đó kiểm tra lại thái độ của các em trước những vấn đề đó

+ Xây dựng cho học sinh thói quen đọc báo, giáo viên thực hiện chuyên mục “Đọc báo giùm học sinh” Thực tế học sinh rất lười đọc, không có thói quen đọc, lại thiếu thời gian nên trước hết giáo viên đọc cho học sinh nghe, những chuyên mục có ích cho học tập, cho việc phát triển nhân cách của học sinh Sau khi học sinh thích thú và có thói quen tìm hiểu giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm tòi để đọc Khi tìm được những bài báo phù hợp, tôi chọn thời gian 15 phút đầu giờ hoặc tiết tự chọn, tiết bồi dưỡng học sinh yếu đọc cho học sinh nghe, hướng dẫn học sinh ghi những ý cần thiết làm tư liệu Chẳng hạn khi đọc loạt bài báo tuổi trẻ viềt về hình ảnh “Lưu Bình Dương Lễ thời nay” (Câu chuyện: Cõng bạn đi học - A Púth và A Trâm, câu chuyện: Rút ruột nuôi bạn, câu chuyện: Tình nghĩa ở quán nước nghèo…), chuyên mục “Chuyện đời tự kể” của báo Tuổi trẻ, những bài báo viết về hình ảnh sông Hồng, sông MeKong cạn kiệt, chương trình “ Bàn về giá trị của yêu thương” của đài truyền hình HTV, chương trình phát động trong tháng Thanh niên của đài truyền hình Việt Nam “Sẻ giọt máu đào, trao niềm hy vọng”, tôi đều cung cấp tư liệu cho học sinh

+ Hướng dẫn học sinh truy cập trên Internet những vấn đề “nóng” đang xảy ra trong cuộc sống mà mọi người quan tâm và ghi chép làm tư liệu, tích lũy vốn sống

Những công việc trên tôi đều hướng dẫn các em làm, khuyến khích những em thực hiện tốt bằng cách cho điểm thưởng, đặc biệt những em yếu kém đều được khích lệ khi có sự tiến bộ

2.5 Rèn luyện kĩ năng viết, tăng cường luyện tập

Giải pháp này tôi thực hiện trong tiết tự chọn, tiết bồi dưỡng yếu và luyện tập về nhà

Dựa vào phân loại đối tượng học sinh, tôi áp dụng các nội dung công việc khác

5

Trang 6

Năm học 2009-2010, môn văn được tăng thêm một tiết tự chọn, hai tiết/tuần

bồi dưỡng yếu Đối với tiết tự chọn đối tượng áp dụng là cả lớp, còn tiết bồi dưỡng yếu đối tượng là học sinh từ trung bình yếu trở xuống

Vào đầu năm học, sau khi có kế hoạch phân công của nhà trường tổ chuyên môn tiến hành họp bàn về kế hoạch giảng dạy trong năm học, lập kế hoạch giảng dạy tiết chính khóa, tiết tự chọn và bồi dưỡng học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi

Đối với tiết chính khóa, tôi thực hiện theo phân phối chương trình, giảng dạy những nội dung chính theo chuẩn kiến thức của bộ

Đối với tiết tự chọn, tổ thống nhất dạy theo chủ đề bám sát vì trình độ học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn có những hạn chế

6

Trang 7

nhất định Trong chương trình kì I, tổng số 18 tiết tự chọn được chia ra: 4 tiết rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, 4 tiết rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, 4 tiết rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, 2 tiết rèn luyện kĩ năng làm văn về một ý kiến bàn về văn học, 4 tiết còn lại ôn tập và thi học kì

Trong 8 tiết tự chọn trên lớp, học sinh luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên Trước mỗi tiết dạy, tôi cung cấp cho học sinh hai đề nghị luận xã hội yêu cầu học sinh về nhà thực hiện các thao tác phân tích đề, lập dàn ý, viết phần mở bài hoàn chỉnh Nội dung các đề bài học sinh tìm hiểu, tôi lựa chọn các vấn đề có ý nghĩa giáo dục và những vấn đề đang xẩy ra trong thực tế cuộc sống để học sinh tìm hiểu Trong

1 tiết học trên lớp, học sinh tìm hiểu hai đề giáo viên đã cho trước, học sinh thảo luận theo nhóm trong khoảng 5-7’ về những vấn đề mình đã độc lập suy nghĩ ở nhà Sau đó giáo viên gọi một số nhóm đại diện trình bày các nội dung về tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý Giáo viên nhận xét sửa chữa và hoàn chỉnh dàn ý cho đề bài Bước trình bày ý, diễn đạt thành văn giao cho đối tượng học sinh khá giỏi trình bày trước, sau đó hướng dẫn học sinh trung bình và yếu kém trình bày phần chuẩn bị của mình Đối với học sinh khá giỏi khi trình bày ý, tôi yêu cầu thoát li giấy nháp còn học sinh yếu được cầm phần chuẩn bị trình bày Công việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần để học sinh có thói quen tốt trước khi làm bài văn hoàn chỉnh

Đối với tiết bồi dưỡng yếu tôi chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh trung bình và yếu, kém Trong học kì I học sinh được tổ chức bồi dưỡng yếu 18 tiết Thời lượng dành cho kiểu bài về nghị luận xã hội là 4 tiết Trong 4 tiết học, giáo viên dành 1 tiết nhắc lại lí thuyết về hai dạng nghị luận đã học, hướng dẫn các em cách thu thập dẫn chứng trong cuộc sống để tích lũy và cách đưa dẫn chứng vào bài văn Ba tiết còn lại thực hành tại lớp Học sinh được giáo viên cho các đề cụ thể về nhà tìm hiểu trước Khi đến lớp, giáo viên dành thời gian 10’ cho học sinh thảo luận trao đổi, sau đó giáo viên lần lượt gọi xoay vòng học sinh trình bày ý, tập nói thành đoạn văn hoàn chỉnh Giáo viên sửa chữa phần trình bày của học sinh để có một dàn ý hoàn chỉnh Khi sửa đề, tôi yêu cầu học sinh phải trình bày mở bài bằng lời văn và cách mở bài nhanh, trực tiếp, không hướng dẫn học sinh yếu mở bài gián tiếp

Đối với đối tượng yếu, học sinh phải luyện tập thêm ở nhà Mỗi em phải có một vở luyện tập Hai tuần giáo viên ra cho các em một đề văn về nhà tập viết hoàn chỉnh, sau đó giáo viên thu bài chấm, sửa chữa Những học sinh kết quả yếu phải viết lại theo dàn ý giáo viên đã sửa Những bài làm tốt giáo viên chọn đọc cho lớp tham khảo và được khuyến khích cho điểm thưởng Hoạt động này được thực hiện trong học kì I Ở học

kì II, học sinh luyện tập nghị luận văn học

Đối với đối tượng học sinh khá giỏi tôi khuyến khích học sinh làm bài thêm ở nhà Các dạng đề tôi cho các em chủ yếu là dạng đề mở Ví dụ: Sau khi xem triển lãm ảnh của Nguyễn Á với chủ đề “ Họ đã sống

như thế”, tôi đã giới thiệu cho học sinh xem qua mạng, qua báo, truyền hình Từ đó tôi yêu cầu những em khá giỏi viết bài cho đề: Suy nghĩ của anh /chị sau khi xem phóng sự ảnh “Họ đã sống như thế” của Nguyễn Á Sau khi chấm bài của học sinh, tôi sữa chữa những thiếu sót và hướng dẫn nội dung hoàn chỉnh cho học sinh Học sinh có thể gặp giáo viên ngoài giờ lên lớp để hiểu thêm nội dung mà mình còn chưa hiểu Tôi chọn bài tốt

Trang 8

nhất đọc cho lớp tham khảo những bài làm tốt đều được khuyến khích khen thưởng.

2.6 Hướng dẫn học sinh học tập theo chủ đề

Đối với dạng đề về tư tưởng đạo lí:

Đề tài này rất phong phú, đa dạng Học sinh được hướng dẫn tìm hiểu theo chủ đề như:

- Lí tưởng sống

- Vấn đề tình cảm (tình bạn, tình yêu, tình cảm với người thân…)

- Đạo đức, nhân cách (trung thực, dũng cảm, giản dị, khiêm tốn, kiêu ngạo, vô cảm…)

- Hạnh phúc…

Đối với dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống, giáo viên hướng dẫn học sinh quan tâm đến những hiện tượng đang “nóng” hiện nay như:

- Bạo lực (gia đình, học đường…)

- Tiêu cực trong thi cử

- Môi trường sống

- Hiện tượng lãng phí

- Vấn đề gia tăng dân số…

2.7 Đầu tư cho công tác soạn giảng

Đây là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học Giáo viên thiết kế một bài dạy vừa phải đảm bảo nội dung kiến thức vừa phải phù hợp với đặc trưng bộ môn Vì vậy, tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, kết hợp với vốn sống để đầu tư cho tiết dạy với mục đích học sinh vừa hiểu bài vừa cảm thấy hứng thú với tiết học, tích cực chủ động sáng tạo trong tiếp thu bài học

2.8 Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận xã hội

* Hướng dẫn học sinh nắm vững dàn ý chung của bài nghị luận xã hội Đối với dạng bài nghị luận về

tư tưởng đạo lí, dàn ý chung gồm các ý: Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề nghị luận Thân bài:

Trang 9

sao sai?)

- Giải thích tư tưởng đạo lí

- Phân tích biểu hiện của tư tưởng đạo lí

- Bình luận vấn đề tư tưởng đạo lí (đúng, sai, phải trái Tại sao đúng? Tại

- Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân

Trang 10

Kết bài:

Khẳng định ý kiến của bản thân về vấn đề đã trình bày

Đối với dạng bài nghị luận về hiện tượng đời sống, dàn ý chung gồm các ý:

Mở bài:

-Dẫn dắt hiện tượng

- Nêu hiện tượng Thân bài:

- Trình bày thực trạng hiện tượng

- Nguyên nhân xảy ra hiện tượng

- Hậu quả (đối với hiện tượng xấu), ý nghĩa (đối với hiện tượng tốt)

- Giải pháp Kết bài:

Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đó

* Hướng dẫn học sinh thói quen viết nháp

Học sinh thường không có thói quen viết nháp Các em thường viết thẳng vào bài Hoặc nếu có, học sinh nháp thành từng đoạn văn hoàn chỉnh sau đó chép lại vào giấy thi

Tôi đã sửa thói quen đó bằng cách buộc học sinh khi làm bài phải chuẩn bị giấy nháp, sau khi ghi đề xong, không được viết vào giấy thi mà phải ghi đề ra giấy nháp, gạch những từ ngữ quan trọng của đề Sau đó tiến hành tìm hiểu đề bài, tìm các ý quan trọng rồi sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí, ghi các dẫn chứng cần dùng vào giấy nháp Khi đã vạch được các ý cơ bản, học sinh nhìn vào định hướng đã vạch để tiến hành viết bài hoàn chỉnh

* Hướng dẫn học sinh kĩ năng tìm hiểu phân tích đề, kĩ năng tìm ý và lập dàn ý, kĩ năng diễnđạt hành văn

Trước hết tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, bám vào những từ ngữ quan trọng, mối quan hệ giữa các vế, các ý trong đề Từ đó tiến hành khâu tìm hiểu đề Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ở ba phương diện:

- Đề bài sử dụng những thao tác nào?

- Nội dung cơ bản của đề?

- Phạm vi tư liệu?

Căn cứ vào nội dung cơ bản của đề, hướng dẫn học sinh tìm ý

Ngày đăng: 20/12/2014, 07:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w