Thực trạng về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội...7 2.1.. Đánh giá việc thực hi
Trang 1Mục lục
Lý do chọn chủ đề 2
I Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người mắc bệnh tâm thần 3
1.1 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan 3
1.1.1 Khái niệm công tác xã hội 3
1.1.2 Khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần 3
1.1.3 Khái niệm bệnh tâm thần 3
1.1.4 Khái niệm công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần 4
1.2 Lý luận về hoạt động của CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần ……….4
II Thực trạng về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội 7
2.1 Khái quát chung về hoạt động CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần 7
2.1.1 Khái quát chung về hoạt động CTXH ttong chăm sóc sức khỏe tâm thần trên thế giới 7
2.1.2 Khái quát chung về hoạt động CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam 8
2.2 Mô tả về trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội 9
2.3 Đánh giá việc thực hiện hoạt động CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội ……….10
III Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hoạt động CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội 17
3.1 Bổ sung các hoạt động sau vào chức năng, nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ CTXH……… 17
3.2 Cải thiện các hoạt động CTXH trong trung tâm 17
Kết luận 19
Tài liệu tham khảo 20
Trang web 21
Danh mục viết tắt 21
Trang 2Trong lĩnh vực CTXH thì lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần là một trong những lĩnh vực đặc biệt vất vả, khó khăn gặp nhiều trở ngại nhất Theo thống kê của
Bộ Y tế vào năm 2017, tại Việt Nam, có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng Còn thông báo tại Viện Sức khỏe tâm Thần cho thấy có 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25% Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn tâm thần, chủ yếu là do các nguyên nhân sinh học, tâm lý cá nhân, xã hội và môi trường Rối loạn tâm thần và các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng
là các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, làm phức tạp hơn việc chuẩn đoán và điều trị một số bệnh có liên quan Tuy nhiên trên thực tế, số người bệnh được chữa trị còn rất thấp, chỉ có 20% số người mắc bệnh đi khám Nguyên nhân nhiều người cho rằng mình chỉ bị mỏi mệt cơ thể, chứ không phải mắc bệnh liên quan tới tâm thần, hoặc là mắc bệnh liên quan tới tâm thần song không quá quan trọng, không đáng quan tâm Hậu quả của bệnh tâm thần gây ra cho xã hội là rất lớn, bệnh gây rối loạn nghiêm trọng về tương tác xã hội, nghề nghiệp, hay những hoạt động quan trọng khác trong đời sống của người mắc bệnh, gây suy giảm năng lực xã hội của cá nhân, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của đất nước
Nhận thấy ảnh hưởng của bệnh tâm thần, chính phủ đã ban hành Đề án 1215 (Văn phòng Thủ tướng Việt Nam, 2011) để trợ giúp người mắc bệnh tâm thần và tăng cường hoạt động của CTXH trong lĩnh vực SKTT Ngày 24/11/2017, tại Hải Phòng, Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng truyền thông phát triển nghề công tác xã hội đối với người có vấn đề về sức khỏe tâm thần” Nhu cầu về CTXH trong chăm sóc SKTT tăng cao hơn bao giờ hết, đặc biệt là tại các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần Và một trong những trung tâm chuyên biệt dành cho người tâm thần hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả nhất là trung tâm chămsóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội, nằm tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Xét thấy tính cấp thiết của vấn đề này qua môn học “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần” được hướng dẫn bởi giảng viên, Ths Nguyễn Phương Anh, tôi quyết định chọn chủ đề “Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
Trang 3tâm thần cho người mắc bệnh tâm thần cho bệnh nhân tâm thần tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội” để nghiên cứu và viết nên cuốn tiểu luận này
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi một số sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên và bạn đọc!
I Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người mắc bệnh tâm thần
1.1 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
1.1.1 Khái niệm công tác xã hội
CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằn giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội (Theo giáo trình nhập môn Công tác xã hội, 2015)
1.1.2 Khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần
Theo tài liệu hướng dẫn thực hành CTXH trong CSSKTT (2017), CSSKTT baogồm các can thiệp, trị liệu và các hoạt động đảm bảo trạng thai khỏe mạnh về mặt tinhthần ở 5 khía cạnh cơ bản sau: khả năng cân bằng, khả năng phục hồi, khả năng phát triển cá nhân, biết tận hưởng cuộc sống và sự linh hoạt
1.1.3 Khái niệm bệnh tâm thần
Theo DMSS (2017), bệnh tâm thần là hội chứng xáo trộn đáng kể về nhận thức,cảm xúc, hoặc hành vi của cá nhân, trạng thái rối loạn chức năng về tâm lý, sinh lý, rối loạn quá trình phát triển tâm thần Rối loạn tâm thần thường đi kèm với suy giảm
Trang 4nghiêm trọng ở cá nhân về tương tác xã hội, nghề nghiệp, hay những hoạt động quan trọng khác tỏng đời sống của họ.
Đây là bệnh khá phổ biến, theo WHO (2016), tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần phân liệt trên thế giới là 0,6 – 1,5 % dân số, ở nước ta tỉ lệ này là 0,3 – 1% dân số Bệnh có thể chữa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lý
1.1.4 Khái niệm công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần
Theo giáo trình nhập môn CTXH (2015), trong các lĩnh vực của công tác xã hội thì lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bệnh tâm thần phân liệt là một trong những lĩnh vực đặc biệt vất vả, khó khăn gặp nhiều trở ngại nhất Với các chức năng của CTXH như phòng ngừa, can thiệp, phát triển, NVCTXH thực hiện các nhiệm vụ của CTXH trong các cơ sở, cộng đồng nhằm trợ giúp những cá nhân, gia đình và nhóm người có vấn đề về sức khỏe tâm thần
1.2 Lý luận về hoạt động của CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần
* Các hoạt động phòng ngừa:
- Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề CSSKTT
+ Hoạt động truyền thông trong CSSKTT có ý nghĩa to lớn tới việc CSSK cộng đồng
vì nhiều người vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của SKTT, hiểu sai
về nguyên nhân của các loại bệnh tâm thần, kì thị người tâm thần và gia đình người tâm thần
+ Đối tượng: người bệnh tâm thần và gia đình người tâm thần, người dân trong cộng đồng, lãnh đạo địa phương
+ Có nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, NVCTXH cần cung cấp thông tin một cách chính xác, thực tiễn và có ích, hiệu quả, huy động được sự tham gia của người dân
- Vận động nguồn lực
Trang 5+ Cần vận động nguồn lực từ chính người tâm thần, gia đình người tâm thần, người dân tại cộng đồng, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp địa phương để trợ giúp người mắc bệnh tâm thần.
+ Nguồn lực có thể là nội lực từ bản thân người bệnh và tiền, vật phẩm đồ dùng
- Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người tâm thần và gia đình người tâm thần.+ Hiện nay, người bệnh tâm thần và gia đình họ vẫn phải chịu sự phân biệt, đối xử trong đời sống và điều trị, khiến họ mặc cảm, khó hòa nhập cộng đồng
+ Cần tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân để giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với bệnh nhân tâm thần, giúp họ sớm phục hồi, hòa nhập cộng đồng
* Các hoạt động can thiệp, phục hồi:
- Tham vấn cho người tâm thần và gia đình người tâm thần
+ Thông qua tham vấn NVCTXH thay đổi tình trạng tâm lý tiêu cực cho người tâm thần
+ NVCTXH sử dụng các kỹ năng lắng nghe, khích lệ, đặt câu hỏi, tóm tắt phản hồi để giúp bệnh nhân tâm thần và gia đình họ chia sẻ mối quan tâm, sự lo lắng băn khoăn, qua đó giải tỏa được các lo lắng bức xúc
- Can thiệp xử lý khủng hoảng cho người tâm thần và gia đình người tâm thần
+ Có nhiều bệnh nhân tâm thần và gia đình người tâm thần rơi vào tình trạng khủng hoảng cần được sự can thiệp kịp thời
+ NVCTXH không nhất nhiết phải là người thực hiện can thiệp trực tiếp trong toàn bộtiến trình này nhưng sẽ có các hoạt động can thiệp cần thiết để giảm thiểu các nguy cơgây tổn hại tới bản thân người bệnh hoặc những người khác
+ Sau đó NVCTXH sẽ là người chuyển gửi bệnh nhân tới các cơ sở và nhà chuyên môn có đủ trình độ chuyên môn để can thiệp, điều trị
+ NVCTXH sẽ duy trì công việc công việc theo dõi giám sát sự thay đổi tích cực của bệnh nhân để kịp thời có các hỗ trợ phù hợp và ghi chép hồ sơ quản lý
- Can thiệp khẩn cấp cho người tâm thần và gia đình người tâm thần
+ Một số trường hợp mà nhân viên CTXH có thể tham gia can thiệp là: hành vi tự sát,
tự làm tổn thương, kích động, có cơn hoảng sợ,… Lúc này NVCTXH cần thực hiện can thiệp khẩn cấp cho người tâm thần và gia đình người tâm thần theo chức năng củamình
Trang 6+ Hoạt động của CTXH trong trường hợp này: Đánh giá, can thiệp nhanh hành vi gây tổn thương; Trấn an và cung cấp thông tin; Kết nối cá nhân/ cơ sở chuyên môn; Tham vấn; Khuyến khích người bệnh tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn thích hợp; Khuyến khích người bệnh áp dụng các phương pháp tự trợ giúp.
- Quản lý trường hợp với người tâm thần
+ Quản lý trường hợp với người bệnh tâm thần là quy trình xác định nhu cầu trợ giúp
xã hội và xây dựng, thực hiện kế hoạch trợ giúp người bệnh tâm thần, điều phối các hoạt động cung cấp dịch vụ để trợ giúp người bệnh tâm thần ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng (Theo Bộ LĐ, TB & XH, 2017)
+ NVCTXH cần khai thác hồ sơ, khảo sát, xác định nhu cầu của gia đình bệnh nhân qua đó xây dựng kế hoạch quản lý đối với từng trường hợp, thực hiện đầy đủ các bướctrong quy trình quản lý trường hợp để có thể hỗ trợ người tâm thần một cách toàn diện
* Các hoạt động phát triển:
- Hỗ trợ trong xây dựng nhóm hòa nhập cho người rối nhiễu tâm thần
+ CTXH nhóm rất quan trọng trong việc giúp người tâm thần hòa nhập và trò chuyện, chia sẻ với những người có cùng hoàn cảnh
+ NVCTXH tại cộng đồng và các cơ sở cần thực hiện xây dựng mô hình trợ giúp nhóm phục hồi thể lực, trí lực cho người bệnh tâm thần với nhiều hoạt động đa dạng
- Kết nối trong việc định hướng nghề nghiệp, học nghề và tạo việc làm cho người rối nhiễu tâm thần và gia đình họ
+ Sức lao động và tài chính trong gia đình bị giảm sút khi trong gia đình có người mắcbệnh tâm thần Do vậy, NVCTXH cần ưu tiên tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ việc làm cho người tâm thần
+ Cách hình thức hỗ trợ: kết nối việc làm; kết nối người bệnh với các nguồn vốn để gia đình tự xây dụng các hình thức tăng gia sản xuất phù hợp hoàn cảnh; Biện hộ để người tâm thần được hưởng các chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo học nghề
- Hỗ trợ trong hoạt động hòa nhập cộng đồng cho người rối nhiễu tâm thần và gia đìnhhọ
+ Đẩy mạnh công tác CSSK cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng để họ sớm hòa nhập cộng đồng
+ Kết nối người tâm thần tham gia lao động trị liệu, tìm kiếm việc làm
Trang 7+ Hỗ trợ và kết nối người tâm thần và gia đình họ tham gia các hoạt động của địa phương.
+ Tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp họ đồng cảm, giúp đỡ người rối nhiễu tâm thần và gia đình người tâm thần
II Thực trạng về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội.
2.1 Khái quát chung về hoạt động CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
2.1.1 Khái quát chung về hoạt động CTXH ttong chăm sóc sức khỏe tâm thần trên thếgiới
CTXH trong CSSKTT đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều nước phát triển trên thế giới Tại Mỹ, việc lồng ghép chuyên môn CTXH vào hoạt động chữa trị, can thiệp nhằm thúc đẩy chất lượng CSSKTT đã được xem là lĩnh vực lớn nhất của CTXH CTXH trở thành một dịch vụ tại bệnh viện Manhattan State tại New York năm 1906
và tại bệnh viện tâm thần Boston năm 1910 Tại Canada, nhân viên CTXH đã tham gia vào cung cấp dịch vụ cho những người có vấn đề về tâm thần và gia đình từ nhữngnăm đầu đời của CTXH và từ đó đến nay CTXH trong CSSKTT đã trải qua nhiều thách thức nhưng cũng đem lại nhiều kết quả minh chứng cho tính hiệu quả của nghề nhiệp này
Chuyên viên CTXH lâm sàng (clinical social worker) là những nhân viên xã hội chuyên cung ứng những dịch vụ về sức khỏe tâm thần như phòng ngừa, chẩn đoán
và điều trị các rối loạn về tâm lý, hành vi và cảm xúc của các cá nhân, gia đình và nhóm Với lĩnh vực làm việc đặc thù, làm việc trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, chuyên viên CTXH cần rất phải được đào tạo chuyên môn bài bản, chuyên sâu về tâm lý, về can thiệp ca, về tham vấn đồng thời cũng cần phải có vốn kiến thức liên ngành rộng rãi ở nhiều lĩnh vực để có thể vận dụng vào việc trị liệu, hỗ trợ và giải quyết vấn đề của các “thân chủ”
Trên thế giới, chuyên viên CTXH lâm sàng, hoạt động trong lĩnh vực SKTT đã được phát triển từ lâu Thực tế, số lượng nhân viên CTXH hoạt động trong lĩnh vực này còn nhiều hơn, đông đảo hơn các ngành khác như tâm lý học, bác sỹ tâm thần, điều dưỡng tâm thần
Trang 82.1.2 Khái quát chung về hoạt động CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại ViệtNam
Tại Việt Nam, khi có một người có vấn đề rối nhiễu về tâm thần nếu có thông tin họ có những hệ thống hỗ trợ sau đây: hệ thống bệnh viện tâm thần, các trung tâm
tư vấn tâm lý,tham vấn tâm lý Nếu gia đình không đảm đương được họ có thể gửi thân chủ đến các trung tâm bảo trợ xã hội
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và Đề án để phát triển các hoạt động CTXH trong lĩnh vực SKTT:
- Đề án 32 về Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 được Chính phủ phê duyệt năm 2010 có liên quan tới CTXH trong lĩnh vực CSSKTT
- Đề án 1215 về Trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đonạ 2010 – 2020 được Chính phủ phê duyệt năm
2011 Một trong những nội dung quan trọng của Đề án này là đào tạo NVCTXH về lĩnh vực CSSKTT Theo ông Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (2017), khi thực hiện Đề án 1215, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh, thành phố không tự cân đối được ngân sách để tổ chức, đào tạo tập huấn cho 10.000 lượt cán bộ, nhân viên CTXH Đào tạo cho 450 cán
bộ quản lý các trung tâm bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho ngườitâm thần
Hiện nay, mạng lưới CSSKTT tại Việt Nam gồm các mạng lưới do Bộ Y Tế và
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý
- Mạng lưới CSSKTT của ngành y tế bao gồm một Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, hai bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến trung ương, BVTT tỉnh, khoa tâm thần thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh và khoa tâm thần trong trung tâm phòng chống bệnh xã hội tuyến tỉnh Bên cạnh đó, dự án bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng
đã lồng ghép hoạt động CSSKTT vào mạng lưới chăm sóc sức khẻo ban đầu tuyến huyện và xã phường với mức độ bao phủ là hơn 70% trạm y tế xã/ phường trên cả nước Để thúc đẩy, phát triển CTXH trong ngành Y, Bộ Y tế cũng đã xây xựng và triển khai “Đề án phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” Đề
án thực hiện từ năm 2011 nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân
Theo TS.Trần Ngọc Diễn - Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội (2017), tại một số bệnh viện tâm thần tuyến Trung ương cũng đã triển khai hoạt động CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tuyến, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Tuy nhiên, số lượng và chất lượng đội ngũ
Trang 9này còn khá mỏng, đặc biệt tại hầu hết các cơ sở y tế có đông người bệnh tâm thần Trong thực tế, đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các trung tâm CTXH, cơ sở bảo trợ xã hộicủa ngành LĐ - TB & XH có rất ít người được đào tạo các kiến thức và kỹ năng về CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Mạng lưới CSSKTT của ngành lao động – thương binh và xã hội là một số trung tâmđiều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần tại 25 tỉnh thành trong cả nước Với những tỉnh thành không có trung tâm chuyên biệt cho người tâm thần, việc chăm sóc nuôi dưỡng người tâm thần được thực hiện trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Các hoạt động của phòng nghiệp vụ CTXH đóng một vai trò quan trọng trong các trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh và trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần Tuy nhiên, theo bác sĩ Phạm Quang Thịnh - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng ngườitâm thần Hà Nội (2017), CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tại các cơ sở đa phần thiên về thực hiện các chế độ hỗ trợ của nhà nước để duy trì chăm sóc, nuôi dưỡng, chưa có các phương pháp trợ giúp hiệu quả, phù hợp với thực tế để phục hồi chức năng cho bệnh nhân
- Ngoài mạng lưới chính thức trên, mạng lưới không chính thức tham gia vào việc CSSKTT gồm có một số tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội, các tổ chức đoànthể quần chúng như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, tổ chức tôn giáo như nhà chùa, nhà thờ,…NVCTXH trong các mạng lưới này chủ yếu triển khai các dịch vụ CSSKTT cộng đồng trong phạm vi hẹp bao gồm dịch vụ tham vấn tâm lý, thí điểm liệu pháp trị liệu tâm lý và dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người rối loạn tâm thần CTXH phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng tham gia vào phát hiện, giới thiệu chuyển gửi và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về CSSKTT
Trong định hướng giai đoạn 2016 - 2020, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Bộ LĐ-TB&XH sẽ chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo và phát triển nhân viênCTXH tham gia lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần bằng cách xây dựng chính sách,chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH Đồng thời, đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần (tập huấn cho 10.000 cán bộ, nhân viên; đào tạo 500 cán
bộ quản lý các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần) Hỗ trợ các
cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo CTXH trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên
2.2 Mô tả về trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội.
Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội, tiền thân là Trại nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội trực thuộc Sở LĐTB&XH được thành lập theo Quyết định số 1862/QĐ/TC, ngày 15/5/1984 của UBND Thành phố Hà Nội Đến
Trang 10tháng 7/1989, Trại nuôi dưỡng người tâm thần được đổi tên thành Khu điều dưỡng tâm thần Hà Nội theo Quyết định số 2718/QĐ-UB về việc thành lập Sở Lao động thương binh và xã hội trên cơ sở sáp nhập Sở Thương binh và xã hội, Sở Lao động và Ban Kinh tế mới.
Ngày 31/12/2014, Khu điều dưỡng tâm thần Hà Nội chính thức đổi tên thành Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội theo Quyết định số 7322/QĐ-UBND, ngày 31/12/2014 của UBND Thành phố Hà Nội
- Địa chỉ: Xã Thụy An - Ba Vì - Hà nội
- Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật; tổ chức nuôi dưỡng, dạy văn hóa cho trẻ em kém phát triển về trí tuệ từ 6-18 tuổi đi lang thang, được thu gom chuyển đến
- Cơ cấu tổ chức bộ máy Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội
gồm: Ban giám đốc và 07 phòng chức năng
+ Ban Giám đốc: có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc
+ Các phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức - Hành chính
- Phòng Nuôi dưỡng - Đời sống
- Phòng Phục hồi chức năng và Lao động trị liệu
- Phòng Y tế
- Phòng Nghiệp vụ công tác xã hội
- Phòng Chăm sóc bệnh nhân sa sút - cách ly
- Phòng Chăm sóc bệnh nhân thuyên giảm
Tổng số công chức, viên chức và lao động hợp đồng là 204 đồng chí, hiện đang tổ chức quản lý, chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho 568 người bệnh tâm thần
2.3 Đánh giá việc thực hiện hoạt động CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội.
* Hoạt động của Phòng nghiệp vụ CTXH tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội.
- Cơ Cấu: Gồm trưởng phòng - Cử nhân Quản trị nhân lực Nguyễn Phi Linh và các tổ chuyên môn:
+ Tổ Hồ sơ nghiệp vụ: Tổ trưởng - Cử nhân Quản trị kinh doanh Lê Thị Thanh