1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)

122 277 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Theo số liệu của Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2015 doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng ở mức 16,7% so với cùng kỳ năm 2014, tuy nhiên lợi nhuận lĩnh vực này lại chưa cao. Năm 2011 và năm 2012 có tới 17/29 DNBH phi nhân thọ có hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc thua lỗ với tổng số lỗ của cả thị trường tương ứng là 199,4 tỷ đồng và 161,9 tỷ đồng (năm 2010 con số này tương ứng là 15/29). Đặc biệt có nhiều công ty thường xuyên thua lỗ, có công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán... Nguyên nhân của việc thua lỗ trên chủ yếu do chi phí kinh doanh quá cao, các DNBH phi nhân thọ chú trọng tăng trưởng nóng, giành giật thị phần, ít quan tâm tới hiệu quả, phát triển ổn định bền vững. Mục đích của việc phân tích tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mà các thông tin từ việc phân tích tài chính mang lại còn hữu ích đối với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Đặc biệt, đối với các công ty cổ phần, công tác này đặc biệt chiếm vị trí nổi bật bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định của các nhà đầu tư - một nhân tố giữ vai trò không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Song, vì những lý do khác nhau, trên thực tiễn, công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành công cụ hữu ích cho các đối tượng liên quan, do vậy chưa thực sự phát huy được vai trò, ý nghĩa tích cực của nó. Trong khối các DNBH Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) được thành lập từ cuối năm 2007, giai đoạn đầu của đợt suy thoái kinh tế, khá muộn trên thị trường nhưng luôn là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có lãi trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (ngoài PVI, PJCO...); vươn lên đứng ở vị trí top 10 sau PVI, Bảo Việt, Bảo Minh, PTI, PJICO … Nguyên nhân dẫn đến kết quả này phải kể đến sự thành công của các chính sách hoạch định và quản lý tài chính bảo hiểm của MIC Xuất phát từ đòi hỏi thiết thực khách quan đó, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội” để nghiên cứu tìm hiểu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về phân tích tài chính của doanh nghiệp, luận văn tập trung phân tích công tác quản trị tài chính tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội. Nhiệm vụ khoa học của luận văn: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp; - Phân tích thực trạng phân tích tài chính của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội; - Nêu định hướng và các giải pháp thiết thực để hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực trạng về công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tài chính giai đoạn 2012 đến 2014 của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội. Để làm rõ các vấn đề cần trình bày luận văn sử dụng số liệu báo cáo của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội trong năm 2012 – 2014 và số liệu của một số Công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thống kê so sánh giữa các năm khác nhau để đưa ra những nhận xét đánh giá. + Phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích, tổng hợp dự liệu từ các bản báo cáo tài chính cũng như những thông tin có được. + Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng và tham khảo các đề tài khác có liên quan để làm phong phú cho đề tài. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Hệ thống hoá lý luận về phân tích tài chính trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng nội dung và đặc điểm phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội. - Đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội nói riêng và các doanh nghiệp bảo hiểm khác nói chung giúp Ban lãnh đạo DNBH thực hiện tốt chức năng quản trị, điều hành trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 phần: Chương 1: Những vấn để cơ bản về phân tích tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội Chương 3: Hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội ( MIC )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  TRÌNH THỊ NGA HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC) CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU TÀI Hà Nội - 2015 MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẤT LUẬN VĂN i MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1 Khái niệm, vai trò của tài chính doanh nghiệp 4 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp .4 1.1.2 Vai trò tài chính doanh nghiệp .5 1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.2.2 Quy trình công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính 9 1.2.4 Nội dung công tác phân tích TCDN 15 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 33 1.3.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 33 1.3.2.Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp .36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI 40 2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) .40 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MIC 40 2.1.2 Mô hình tổ chức cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 42 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh .43 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh bảo hiểm của MIC 46 2.2.1 Tổng quan tình hình thị trường Bảo hiểm 46 2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của MIC 49 2.3 Thực trạng phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC) trong những năm qua 53 2.3.1 Công tác quản trị tài chính tại MIC 53 2.3.2 Tổ chức phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần Bảo Hiểm Quân Đội 55 2.3.3 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần Bảo Hiểm Quân đội 56 2.3.4 Phương pháp phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần Bảo Hiểm Quân Đội 57 2.3.5 Nội dung phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội 58 2.4 Đánh giá chung về công tác phân tích tài chính tại Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC) 74 2.4.1 Những kết quả đã đạt được .74 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 75 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC) 80 3.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội ( MIC) đến năm 2020 80 3.1.1 Định hướng .80 3.1.2 Quan điểm hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội 82 3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) 83 3.2.1 Hoàn thiện quy trình phân tích 83 3.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích 84 3.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính 87 3.2.4 Hoàn thiện căn cứ, nguồn thông tin phân tích tài chính 99 3.2.5 Hoàn thiện về nhân sự cho công tác phân tích 99 3.3 Kiến nghị cơ quan Nhà nước .100 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu BCTC DN DNBH EBIT HĐKD KDBH LCTT LNST LNTT SXKD TBH Ý nghĩa : : : : : : : : : : : Báo cáo tài chính Doanh nghiệp Doanh nghiệp bảo hiểm Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hoạt động kinh doanh Kinh doanh bảo hiểm Lưu chuyển tiền thuần Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế Sản xuất kinh doanh Tái bảo hiểm DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 1.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản 19 Bảng 2.1: Danh sách cổ đông MIC 41 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh năm 2013 của MIC 51 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu quy mô tài chính MIC 2012-2014 51 Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản của MIC 2012-2014 59 Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn của MIC 2012-2014 58 Bảng 2.6: Chỉ tiêu hệ số tài trợ MIC 2012-2014 61 Bảng 2.7: Chỉ tiêu tình hình công nợ MIC 2012-2014 .62 Bảng 2.8: Chỉ tiêu khả năng thanh toán MIC 2012-2014 64 Bảng 2.9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MIC 2012-2014 66 Bảng 2.10: Khả năng sinh lời MIC 2012-2014 67 Bảng 2.11: Chỉ tiêu tỷ số nợ MIC 2012-2014 69 Bảng 2.13 Chỉ tiêu phản ánh luồng tiền của MIC 2012-2014 73 Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh của MIC trong thời gian tới 81 Bảng 3.2: Chỉ tiêu phân tích ROE của MIC .85 Bảng 3.4 Chỉ tiêu khoản đầu tư tài chính ngắn hạn MIC 2014,2013 .89 Bảng 3.5 Chỉ tiêu tình hình công nợ và khả năng thanh toán MIC 2014,2013 .91 Bảng 3.6: So sánh các chỉ tiêu tình hình công nợ, khả năng thanh toán MIC và BIC 93 Bảng 3.7: Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh MIC 2014 94 Bảng 3.8: Chỉ tiêu doanh thu thuần từ HĐKD bảo hiểm của MIC 95 Bảng 3.9: Bảng phân tích rủi ro tài chính MIC 96 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu BHPNT 6 tháng 2015 .47 Biểu đồ 2.2: Thị phần các DNBH phi nhân thọ VN năm 2012 .49 Biểu đồ 2.3: Số lượng đơn vị trực thuộc của MIC 50 Biểu đồ 2.4: Doanh thu của MIC năm 2011 – 2014 .50 Biểu đồ 2.5: Biến động tài sản, doanh thu thuần MIC 2012-2014 52 Biểu đồ 2.6: Biến động lợi nhuận trước thuế MIC 2012-2014 .53 Biểu đồ 3.1: Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh MIC 86 Biểu đồ 3.2: Biến động của LCTT, Doanh thu thuần, Lợi nhuận trước thuế của MIC .97 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phân tích cơ cấu tài sản 18 Sơ đồ 1.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn .20 Sơ đồ 1.3: Phương pháp phân tích tình hình công nợ 21 Sơ đồ 1.4: Ảnh hưởng môi trường kinh doanh 36 Sơ đồ 1.5: Ảnh hưởng tính chất ngành kinh doanh 38 Sơ đồ 1.6: Ảnh hưởng tính chất thời vụ chu kỳ sản xuất 38 Sơ đồ 2.1: Quá trình hình thành và phát triển MIC 42 Sơ đồ 2.2: Mô hình hoạt động kinh doanh của MIC 43 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  TRÌNH THỊ NGA HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC) CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Hà Nội - 2015 LỜI MỞ ĐẦU Mục đích của việc phân tích tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mà các thông tin từ việc phân tích tài chính mang lại còn hữu ích đối với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế Đặc biệt, đối với các công ty cổ phần, công tác này đặc biệt chiếm vị trí nổi bật bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định của các nhà đầu tư - một nhân tố giữ vai trò không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp Song, vì những lý do khác nhau, trên thực tiễn, công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành công cụ hữu ích cho các đối tượng liên quan, do vậy chưa thực sự phát huy được vai trò, ý nghĩa tích cực của nó Trong khối các DNBH Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) được thành lập từ cuối năm 2007, giai đoạn đầu của đợt suy thoái kinh tế, khá muộn trên thị trường nhưng luôn là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có lãi trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Nguyên nhân dẫn đến kết quả này phải kể đến sự thành công của các chính sách hoạch định và quản lý tài chính bảo hiểm của MIC Xuất phát từ đòi hỏi thiết thực khách quan đó, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)” để nghiên cứu tìm hiểu CHƯƠNG 1 NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh trong các hoạt động của doanh nghiệp; Là hệ thống các quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, được thông qua quá trình huy động và sử dụng các loại vốn , quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả Là đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh; Ngoài ra, đâylà ii công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể được định nghĩa như một tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính quá khứ và hiện tại, tương lai, giúp cho việc ra quyết định quản trị và đánh giá một cách chính xác Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về tài chính cho các đối tượng có quan tâm sử dụng Quy trình công tác phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm việc thu thập thông tin, xử lý thông tin, tiến hành phân tích và lựa chọn phương pháp phân tích, sau đó đưa ra những đánh giá cho thấy tình hình tài chính doanh nghiệp và đưa ra những kết luận nhằm cải thiện, nâng cao các chỉ tiêu tài chính sao cho phù hợp với mục tiêu tài chính của doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính dùng để đo lường hiệu quả về mặt tài chính của các hoạt động đã qua, đánh giá mức độ hoàn hảo về tài chính , giúp cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo thông qua việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Luận văn đề cập đến các phương pháp phân tích tài chính sau: Phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh, phương pháp Dupont và phương pháp đồ thị Nội dung công tác phân tích TCDN chính là việc phân tích các chỉ số tài chính để đưa ra thấy được cơ cấu, quy mô, xu hướng biến động của tình hình tài chính doanh nghiệp Các nhóm tỷ số thường gặp như: Ø Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán Ø Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Ø Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động Ø Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan bao gồm: Sự quản lý của Nhà nước về các văn bản pháp luật liên quan đến phân tích tài chính, thông tin ngành và hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của công nghệ khoa học phân tích tài chính Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phân tích tài chính bao gồm: Tổ chức hoạt động phân tích tài chính, trình độ cán bộ phân tích tài chính , thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính và hình thức pháp lý , đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh 89 dự trữ bắt buộc của DNBH Phân tích tình hình dự trữ bắt buộc sẽ giúp nhà quản trị kiểm soát được lượng tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi tại Tổ chức tín dụng một cách hiệu quả, tránh tình trạng thiếu thanh khoản hay thừa thanh khoản Để hoàn thiện nội dung phân tích dự trữ bắt buộc , Tổng công ty có thể sử dụng phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh để lập bảng phân tích các chỉ tiêu này - Phân tích Quỹ dự phòng nghiệp vụ Như đã trình bày ở các phần trên, với đặc thù kinh doanh trong ngành bảo hiểm , Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là một nguồn vốn rất quan trọng thể hiện tiềm lực cũng như sức mạnh của mỗi Công ty bảo hiểm Dự phòng nghiệp vụ BH là khoản nợ mang tính may rủi cũng như bản chất may rủi của các rủi ro được BH Chúng có thể trở thành một khoản nợ chắc chắn hoặc có thể sẽ không tiếp tục tồn tại Kỳ hạn nợ của các dự phòng nghiệp vụ phụ thuộc vào loại dự phòng thuộc nghiệp vụ BH nào Do vậy, việc tính toán, trích lập Quỹ dự phòng nghiệp vụ sao cho chính xác, chuẩn hóa số liệu là một việc hết sức hệ trọng của mỗi DNBH cũng như công tác phân tích sự biến động của Quỹ Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong mối liên hệ với Nguồn vốn, trong mối liên hệ với Nguồn trích quỹ là Phí bảo hiểm giữ lại là vô cùng quan trọng Tổng công ty nên đi sâu vào phân tích sự cân đối, mối liên hệ giữa nguồn phí bảo hiểm giữ lại của Công ty với Quỹ dự phòng nghiệp vụ để có thể thấy được sự cân đối, chuẩn xác trong khâu tính toán cũng như sự nhìn nhận sâu hơn về hoạt động huy động vốn (hoạt động kinh doanh bảo hiểm) và hoạt động sử dụng vốn trong tuơng lai (hoạt động chi trả khi có tổn thất xảy ra) 3.2.3.2 Hoàn thiện phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Ngoài việc lập bảng so sánh các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán qua các thời kỳ, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu sau: - Kỳ thu tiền bình quân Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, càng chứng tỏ hiệu quả quản lý khoản phải thu tốt Tỷ số 90 về kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu khả năng thu tiền trong thanh toán của doanh nghiệp, tỷ số này được tính bằng cách lấy thương số của các khoản phải thu và doanh thu bình quân ngày của doanh nghiệp Nó cho biết kể từ lúc bán được hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được toàn bộ tiền hàng về thì doanh nghiệp phải mất bình quân là bao nhiêu ngày Trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp mong chỉ tiêu này nhỏ, vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp có thể thu được các khoản phải thu nhanh và ít bị tận dụng được các dòng tiền của mình Tuy nhiên, cũng có trường hợp, doanh nghiệp bỏ qua yếu tố này, nhằm đạt được các mục tiêu khác như cho khách hàng mua chịu nhiều hơn tuy không tăng được lượng doanh thu tương ứng, nhưng để tìm kiếm những khác hàng hoặc thị trường tiêu thụ mới… Dựa vào bảng 3.5 ta có thể thấy năm 2013 trung bình doanh nghiệp phải mất 297 ngày để có thể thu được toàn bộ tiền hàng về, nhưng đến năm 2014 doanh nghiệp đã rút ngắn số ngày còn 151 ngày Điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lý khoản phải thu khá tốt, hạn chế bị chiếm dụng vốn Từ số ngày bình quân phải thu doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cho việc chủ động các khoản thanh toán đến hạn - Hệ số thanh toán tức thời Tổng công ty đã đo lường chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh để xem xét đến khả năng thanh toán , tuy nhiên khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của khoản phải thu ngắn hạn vẫn hạn chế về thời gian Doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời để biết được khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn Qua bảng 3.5 ta có thể thấy tuy khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty không thay đổi năm 2014 so với 2013, nhưng khi tính toán hệ số thanh toán tức thời cho thấy khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn của Tổng công ty tăng lên 67,9% so với chỉ tiêu này năm 2013 Tổng công ty có khả năng chủ động về khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn tốt Bảng 3.5 Chỉ tiêu tình hình công nợ và khả năng thanh toán MIC 2014,2013 91 ( Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu BCTC MIC năm 2014 ) Ngoài ra, căn cứ vào các bản báo cáo nội bộ cũng như thời hạn thanh toán các khoản nợ Tổng công ty có thể sử dụng những hệ số thanh toán sau để hoàn thiện nội dụng phân tích tài chính về khả năng thanh toán - Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn Tỷ số này phản ánh khả năng trả nợ đến hạn, nợ quá hạn của doanh nghiệp Đánh giá chung: Trị số của chỉ tiêu >=1 thì doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn Trị số của chỉ tiêu =1 thì doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bị đòi 92 Trị số của chỉ tiêu

Ngày đăng: 29/10/2018, 04:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w