1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay. Luật đất đai 2013 ra đời có những sự thay đổi nào để khắc phục tình trạng nêu trên.

6 388 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 21,33 KB

Nội dung

Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất.Theo khoản 3,Điều 3, Luật đất đai 2013: “Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian

Trang 1

Mở đầu

Điều 4, Luật đất đai 2013 quy định : “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này” Theo quy định trên, nhà nước

đóng vai trò là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai, để có thể dễ dàng thống nhất quản lý đất đai nhà nước phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Trong thực tế áp dụng những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà nhà nước đã đề ra thì không thể không tránh khỏi những tồn tại, bất cập Vì vậy, em xin

lựa chọn đề số 3: “Hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay Luật đất đai 2013 ra đời có những sự thay đổi nào để khắc phục tình trạng nêu trên.”

Nội dung

I Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Theo khoản 2, Điều 3, Luật đất đai 2013: “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân

bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triền kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế -xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”.

Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất.Theo

khoản 3,Điều 3, Luật đất đai 2013: “Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất”.

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là công việc của tất cả các cơ quan quản

lý đất đai và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất của Nhà nước

Trang 2

II Những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay.

Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc các quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực đất đai để thực hiện Công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ chế, nhiều nơi bị buông lỏng, thiếu sự phân cấp, phân công hợp lý về chức năng đối với các sở chuyên ngành như xây dựng, quy hoạch – kiến trúc và ủy ban nhân dân các quận, huyện trong quản lý, theo dõi việc lập, thẩm định, trình duyệt và thực hiện quy hoạch Lực lượng cán bộ chuyên trách cho công tác này còn nhiều hạn chế về năng lực Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên dẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch diễn ra phổ biến nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời và gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế

Tình trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không phù hợp dẫn đến lãng phí đất, trong khi nhu cầu người dân và nhu cầu của nền kinh tế-xã hội lại chưa được đáp ứng Tình trạng ô nhiễm môi trường do quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất không hợp lí vẫn tồn tại ở nhiều địa phương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân

Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ biến Trên cả nước vẫn còn hàng ngàn dự

án “treo” chưa được thu hồi Hậu quả của nó ảnh hưởng trực tiếp trước tiên đó là đại bộ phận người dân đặc biệt những người dân đang sống trong khu vực có các

dự án quy hoạch “treo”, họ không được thực hiện những quyền cơ bản đối với bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình Ví dụ: 20 năm nay, cuộc sống của gần 1.000 gia đình, hơn 4.000 nhân khẩu ở dự án “treo” làng đại học Đà Nẵng với diện

Trang 3

tích 300ha rơi vào cảnh khốn khó tứ bề: nhà cửa xiêu vẹo, ruộng vườn hoang hóa, công ăn việc làm bấp bênh

III Những điểm mới của Luật đất đai 2013 để khắc phục các tình trạng

trên.

Để việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được hợp lý, hiệu quả, tránh

chồng chéo Luật đất đai năm 2013 bổ sung một số quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể là:

Bổ sung thêm vào Khoản 2 Điều 35 quy định: “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”;

Bổ sung mới 2 nguyên tắc:“Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng,

an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường” (Khoản 7 Điều 35);“Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt” (Khoản 8

Điều 35)

Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm đảm bảo tính khả thi của kế

hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định “Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm” (Khoản 2 Điều 37).

Nhằm khắc phục được những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp

Điểm mới có tính đột phá trong nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai năm 2013 là quy định kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với

Trang 4

nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp, phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư

Để tránh chồng chéo trong quy hoạch, Luật đất đai năm 2013 đã quy định mối liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị trên địa bàn quận tại

Khoản 5 Điều 40, cụ thể là: “Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh”.

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên

đất đai, Luật đất đai năm 2013 bổ sung quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” (Khoản 3 Điều 45).

Chuyên môn hóa các tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật đất

đai năm 2013 bổ sung thêm vấn đề“Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” (Điều 47), cụ thể là: Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ

quan chịu trách nhiệm chủ trì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thuê

tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không bị ảnh

hưởng, ngoài những nội dung kế thừa Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm

2013 bổ sung điểm mới quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cụ

Trang 5

thể: “Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch

sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng

và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 49)

Ngoài ra, để khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất

mà quy hoạch sử dụng đất kỳ mới chưa được phê duyệt, Khoản 4 Điều 49 Luật đất

đai năm 2013 có quy định: “Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt” Để góp phần tăng cường hơn nữa tính công khai, dân chủ trong

quản lý, sử dụng đất Luật đất đai 2013 đã bổ sung thêm quy định về việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Kết luận

Như vậy, luật đất đai 2013 ra đời đã phần nào khắc phục được những tồn tại bất cập trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay Bài làm của em vẫn còn nhiều thiếu sót mong thầy cô chỉ bảo thêm.Em xin chân thành cảm ơn

Trang 6

Danh mục tài liệu tham khảo

1 Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật đất đai 2016, nxb công an nhân dân

2 Luật đất đai năm 2013

3. http://baohoptacphattrien.vn/thuc-trang-va-giai-phap-quy-hoach-ve-dat-dai-o-viet-nam-hien-nay.html

4.

http://www.dhluathn.com/2015/02/thuc-trang-phap-luat-qui-hoach-va-ke.html

5. http://www.sotuphapqnam.gov.vn/index.php?

option=com_content&view=article&id=1661:nhng-im-mi-v-quy-hoch-k-

hoch-s-dng-t-trong-lut-t-ai-2013&catid=108:vn-bn-chinh-sach-mi&Itemid=110

Ngày đăng: 25/10/2018, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w