Mở đầuHiện nay, có những trường hợp gây thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, ví dụ như: những vụ án oan sai gây thiệt hại cho phạm nhân và người nhà phạm nhân, cảnh sát giao thông
Trang 1Mở đầu
Hiện nay, có những trường hợp gây thiệt hại do người thi hành công vụ gây
ra, ví dụ như: những vụ án oan sai gây thiệt hại cho phạm nhân và người nhà phạm nhân, cảnh sát giao thông truy đuổi người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm dẫn đến tai nạn đáng tiếc xảy ra… Vậy trong những trường hợp như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là của ai, cách thức bồi thường như thế nào, thiệt hại như nào thì phải bồi thường cũng như mức bồi thường ra sao… Vì vậy, để tìm
hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin lựa chọn đề số 13: “phân tích quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong BLDS 2015 Sưu tầm một tình huống thực tế về bồi thường thiệt hại do người thi hành công
vụ gây ra và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân”.
Nội dung
Bảng từ viết tắt
BLDS – Bộ luật dân sự;
BTTH – Bồi thường thiệt hại;
TAND – Tòa án nhân dân;
HĐXX – Hội đồng xét xử;
VKSND – Viện kiểm sát nhân dân
A Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra (điều 598 BLDS 2015)
I Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
1 Định nghĩa
BLDS năm 2005 quy định trách nhiệm BTTH do cán bộ, công chức gây ra (Điều 619), do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Điều 620) Tuy nhiên trách nhiệm BTTH do cán bộ, công chức và do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là loại trách nhiệm BTTH mang tính đặc thù, được điều chỉnh bởi Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước chính vì
Trang 2vậy Điều 598 BLDS 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người thi hành công
vụ gây ra như sau: “nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước” Để hiểu rõ hơn quy định này, chúng ta cần nắm được
các định nghĩa sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân
sự, xác định trách nhiệm của một chủ thể nhất định đối với thiệt hại xảy ra, cụ thể
là trách nhiệm bồi thường
Định nghĩa người thi hành công vụ: Tại khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi
thường nhà nước năm 2009 quy định: “Người thi hành công vụ là người được bầu
cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước
để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”
Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, nhà nước không thể tự mình thực hiện quyền lực mà quyền lực phải được thực hiện thông qua “cánh tay nối dài” của mình là đội ngũ cán bộ, công chức và ngược lại khi cán bộ, công chức thi hành công vụ thì họ cũng phải nhân danh nhà nước để thực hiện quyền lực nhà nước Vì vậy, khi cán bộ, công chức nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực công
mà gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bồi thường Như vậy ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hai do người thi hành công vụ
gây ra như sau: đó là trách nhiệm pháp lý mà theo đó, nhà nước phải bồi thường
những thiệt hại về vật chất và bù đắp tổn hại về tinh thần khi người thi hành công
vụ có hành vi trái pháp luật làm gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực thi quyền lực công.
2 Đặc điểm
Thứ nhất, trách nhiện BTTH do người thi hành công vụ gây ra phát sinh giữa
một bên chủ thể luôn là nhà nước và bên còn lại có thể là các cá nhân, tổ chức mà giữa họ tồn tại một thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra và nhà nước phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó Mặc dù, người thi hành công vụ là người gây ra thiệt hại, tuy nhiên hành vi thi hành công vụ của họ được coi là hành vi của nhà nước, các quyết định của họ là quyết định của nhà nước Do đó, trong trường hợp
Trang 3người thi hành công vụ có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho các cá nhân,
tổ chức thì nhà nước phải có trách nhiệm về những thiệt hại đó và cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ thực hiện việc giải quyết bồi thường
Thứ hai, là trách nhiệm vật chất, hướng tới việc khắc phục, hỗ trợ khi có thiệt
hại do người thi hành công vụ gây ra
II Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Theo quy định tại điều 598 BLDS 2015 thì Nhà nước có trách nhiệm BTTH do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra , hay nói cách khác trách nhiệm BTTH do người thi hành công vụ gây ra chính là trách nhiệm BTTH của Nhà nước Bản chất trách nhiệm BTTH của Nhà nước chính là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng vì vậy mà căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng tương tự giống với căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
đó là: có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; lỗi của người gây thiệt hại Bên cạnh đó,
vì trách nhiệm BTTH của nhà nước là trách nhiệm đặc thù nên căn cứ phát sinh trách nhiệm cũng sẽ mang những nét đặc thù, cụ thể về các căn cứ như sau:
1 Có thiệt hại thực tế xảy ra
Căn cứ này thì tương tự như căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm BTTH bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục lại tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó, không có thiệt hại thì sẽ không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức
Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa, thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản
Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất, bao gồm: chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực
tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
Trang 4Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại
Thiệt hại về tinh thần, đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng và ta không thể trị giá nó được thành tiền theo nguyên tắc ngang giá trong trao đổi và không thể phục hồi được Nhưng với mục đích động viên, an ủi những người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp
luật, BLDS quy định người xâm hại phải: “bồi thường một khoản tiền khác để bù
đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của
người đó phải gánh chịu
2 Có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền tuyệt đối đó Theo quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 thì hành vi của người thi hành công vụ xâm phạm đến các quyền tuyệt đối đó là các hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động quản lý hành chính, thi hành án và hoạt động tố tụng Nhưng không có nghĩa là tất cả các hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại trong các hoạt động nêu trên đều phát sinh trách nhiệm BTTH của nhà nước mà trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ phát sinh khi những hành vi trái pháp luật đó thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước mà các Điều 13, 26, 28, 38 và 39 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 đã quy định
Đối với một quan hệ pháp luật về BTTH thông thường thì pháp luật dan sự quy định khi một cá nhân, tổ chức cho rằng mình bị thiệt hại thì họ có quyền yêu cầu bồi thường ngay lập tức (khi còn thời hiệu) trong quá trình xem xét, giải quyết yêu cầu bồi thường, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp pháp của hành vi gây thiệt hại Trong khi đó, pháp luật về trách nhiệm BTTH của nhà nước lại quy định
cá nhân, tổ chức chỉ có quyền yêu cầu BTTH khi có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (điều 4)
Trang 5Trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ được đặt ra khi có hành vi thi hành công vụ
3 Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Thiệt hại xảy ra cho cá nhân, tổ chức là kết quả của hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hay ngược lại hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra Tại điều 584 BLDS 2015 quy định
dưới dạng: “người nào…xâm phạm…mà gây thiệt hại” thì phải bồi thường Ở đây
có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản… là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn Do đó, cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại
Nhà nước chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại xảy ra khi giữa thiệt hại và hành vi của người thi hành công vụ có quan hệ nhân quả với nhau
4 Lỗi của người thi hành công vụ
Trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Điều 6 về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước không đề cập đến yếu tố lỗi Điều này cho thấy, lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại không là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước Như vậy, về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường của nhà nước phát sinh và không cần yếu tố lỗi của người thi hành công vụ hay nói cách khác Nhà nước phải bồi thường trong cả trường hợp không có lỗi của người thi hành công vụ Yếu tố lỗi của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại chỉ nên sử dụng làm căn cứ xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đối với nhà nước
5 Trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường của nhà nước
Khoản 3, Điều 6 luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định: “Nhà
nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây: a) Do lỗi của người bị thiệt hại;
Trang 6b) Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;
c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.”
Như vậy, người thi hành công vụ gây ra thiệt hại trong các trường hợp trên thì
sẽ không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước
III Chủ thể bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường.
1 Chủ thể bồi thường thiệt hại
Tại điều 598 BLDS 2015 cũng đã nêu rõ “nhà nước có trách nhiệm BTTH khi
có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra…”, như vậy chủ thể
BTTH trong quan hệ pháp luật này luôn là nhà nước Mặc dù, người thi hành công
vụ là người gây thiệt hại, tuy nhiên hành vi thi hành công vụ của họ được coi là hành vi của Nhà nước, các quyết định của họ khi thi hành công vụ là quyết định của Nhà nước Do đó, trong trường hợp người thi hành công vụ có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước là chủ thể BTTH Nhưng trách nhiệm BTTH do người thi hành công vụ gây ra nếu chỉ quy định nhà nước là chủ thể phải bồi thường sẽ dẫn đến hậu quả là các cán bộ, công chức, những người thi hành công vụ sẽ thực hiện công việc một cách tùy tiện, vô trách nhiệm Vì vậy để hậu quả đó không xảy ra Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước tại chương VII đã quy định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ
Cụ thể tại điều 56 quy định nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm người thi hành công vụ:
“1 Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2 Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của Luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả.
3.Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
Theo điều 57 thì mức hoàn trả của người thi hành công vụ được căn cứ vào mức
độ lỗi; mức độ thiệt hại xảy ra và điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ
Trang 72 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Theo Điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định về nguyên tắc bồi thường như sau:
“1 Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;
2 Được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ;
3 Được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”.
Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại, tạo điều kiện cho họ khắc phục tình trạng tài sản khi bị thiệt hại.Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về tính mạng sức khỏe của cá nhân bị xâm hại Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa to lớn đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại, bởi các chi phí cho việc cứu chữa bệnh nhân trong điều kiện này nhiều khi vượt quá khả năng của nạn nhân
IV Xác định thiệt hại
Thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra có thể là thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân,tổ chức Theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định như sau:
1 Thiệt hại về tài sản
“1 Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn
cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.
2 Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3 Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu
Trang 8nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường.
4.Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại
cơ quan có thẩm quyền được nhà nước hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ; trường hợp khoản tiền đó là khoản vay có lãithì phải hoàn trả cả khoản lãi hợp pháp; trường hợp khoản tiền đó không phải khoản tiền vay có lãi thì phải hoản trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ cả khoản lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thòi điểm giải quyết bồi thường.”
2 Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.
Tại điều 46 quy định: “ 1 Cá nhân, tổ chức có thu nhập mà xác định được thì
được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất.
2 Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
3 Cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là lương tối thiểu)”.
3 Thiệt hại về tinh thần
Xác định thiệt hại về tinh thần tại điều 47 quy định cụ thể như sau:
“1 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định là hai ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
2 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
Trang 93 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu.
4 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu.
5 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể
từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này.”
4 Thiệt hại về sức khỏe
Xác định thiệt hại về sức khỏe theo quy định tại Điều 49 bao gồm:
“1 Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
2 Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
3 Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
4 Trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người
bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Khoản cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
5 Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại
Tính mạng con ngời là vô giá không thể tính thành tiền, vì vậy, BTTH về tính mạng thực chất là bồi thường vật chất phải bỏ ra liên quan đến cái chết của người
bị thiệt hại Những chi phí phải bỏ ra bao gồm:
Trang 10Những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết, chi phí hợp lý cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng Tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
6 Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại
Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân không thể xác định Thực chất là xác định những tổn thất về vật chất do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, nhằm phục hồi tình trạng ban đầu của người bị xâm hại, những chi phí đó bao gồm:
Những chi phí phải bỏ ra và thu nhập bị mất (thu thập chứng cứ, thời gian phải
bỏ ra để khiếu nại, đăng báo cải chính…)
Bên cạnh đó, nhà nước còn có trách nhiệm khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người bị thiệt hại bằng cách thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai
B Tình huống thực tế, giải quyết tình huống theo quan điểm cá nhân.
1 Tình huống thực tế
Theo cáo trạng, vào năm 2003, ông Nguyễn Trần đến làm thuê tại nhà máy xay xát lúa gạo cho ông L.V.L (Lê Văn Lành- đề nghị viết tắt) Vào tháng 4.2003 (không rõ ngày), ông Trần đạp xe đến nhà ông L chơi thì thấy cháu L.T.M.Y (13 tuổi, con gái ông L.) (Lê Thị Mỹ Yến- đề nghị viết tắt) đang học bài một mình nên thực hiện hành vi giao cấu Vì sợ cha mẹ mắng và xấu hổ với bạn bè nên Y không dám nói với ai Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2005, ông Trần còn tiếp tục giao cấu với cháu Y nhiều lần Đến ngày 14.3.2006, gia đình thấy cháu Y có dấu hiệu bất thường nên đưa đi khám thì phát hiện con mình có thai 3 tháng tuổi Khi cha
mẹ tra hỏi, cháu Y nói bị ông Trần giao cấu nhiều lần dẫn đến có thai liền làm đơn
tố cáo Ngày 15.3.2006, Cơ quan CSĐT Công an H Xuân Lộc (Đồng Nai) khởi tố
vụ án, khởi tố bị can và bắt giam ông Nguyễn Trần để điều tra về hành vi “hiếp dâm trẻ em” Vụ án được chuyển cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai thụ
lý điều tra theo thẩm quyền ngay sau đó