1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”

11 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 28,7 KB

Nội dung

Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có vị trí rất quan trọng trong các mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt, vì nó liên quan đến yếu tố kin

Trang 1

Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có vị trí rất quan trọng trong các mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt, vì nó liên quan đến yếu tố kinh tế được xem như nền tảng số một của sự phát triển, đồng thời, liên quan đến chính trị là yếu tố nhạy cảm nhất, phức tạp nhất trong đời sống

xã hội Vì vậy em xin tìm hiểu đề tài: “ Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”

I. Cơ sở lý luận về đổi mới kinh tế, chính trị ở Việt Nam

Nghiên cứu Phép biện chứng duy vật chính là cơ sở lý luận khách quan đầu tiên để chúng ta tiến hành đổi mới, học thuyết Mác - Lênin đã chỉ rõ: kinh tế là yếu tố quyết định cuối cùng đối với chính trị và chính trị là biểu hiện tập trung của kinh

tế, là kinh tế cô đọng lại

Hồ Chí Minh, nhà cách mạng lỗi lạc, bằng chính hoạt động của mình đã cho rằng cần phải kịp thời đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Người chủ trương: cần phải đổi mới cả về tư duy lãnh đạo, phương thức lãnh đạo về đường lối cũng như đổi mới về cơ cấu các thành phần kinh tế thì Việt Nam mới có thể phát triển và hội nhập với bạn bè quốc tế được Hồ Chí Minh cho rằng giải quyết vấn đề đổi mới kinh tế không thể tách rời với đổi mới chính trị

Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức được rằng nhiệm vụ chính trị lớn nhất của Việt Nam là tiến hành đổi mới và xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, đáp ứng được sự đòi hỏi khách quan, vì vậy đổi mới kinh tế luôn xem là nhiệm vụ trọng tâm nhằm khắc phục sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết để giữ vững sự ổn định về chính trị

Trang 2

II. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi với chính trị

1. Tính tất yếu của quá trình đổi mới

Về đổi mới kinh tế, trước thời kỳ đổi mới, nước ta sư dụng cơ chế quản lý ktees là

cơ chế ké hoạch hóa taapjj trung đã không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xhcn, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng xuất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông… làm cho nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách thực tiễn luôn vận động và phát triển không ngừng, do đó chúng ta không thể duy trì mãi cơ chế quản lý cũ khi mà điều kiện kinh tế đã thay đổi

Về đổi mới chính trị, sự biến chuyển nhanh chóng của tình hình thế giới đòi hỏi chúng ta phải có những đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu và nhiệm vụ mới

việc đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, chỉ có thể được thực hiện và dựa trên cơ sở vững chắc khi có sự đổi mới tương ứngcủa hệ thống chính trị

đổi mới còn là một nhu cầu tự thân của của hệ thống chính trị Thực tiễn luôn vận động và phát triển không ngừng Do vậy, chúng ta không thể duy trì mãi mô hình, phương thức hoạt động cũ của hệ thống chính trị trong khi điều kiện kinh tế - xã hội và những yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong tình hình mới đã phát triển lên một bước cao hơn; trình độ dân trí cũng cao hơn

2. Nội dung mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Trang 3

Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là biểu hiện của mối quan hệ giữa hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị; liên quan mật thiết đến mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; giữa cái khách quan và cái chủ quan; giữa cái tất yếu và cái có thể…

Thời kỳ trước đổi mới, về nhận thức, chúng ta đã nhấn mạnh quá mức vai trò kiến trúc thượng tầng, coi chính trị là thống soái, quyết định kinh tế và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; chưa đánh giá đúng vai trò của kinh tế trong quan hệ với chính trị Về cơ chế, chúng ta cũng nhận thức một cách đơn giản về tác động của kiến trúc thượng tầng chính trị đối với cơ sở kinh tế Chính trị can thiệp quá sâu vào các quá trình kinh tế - xã hội bằng hệ thống những mệnh lệnh chủ quan của các

cơ quan quản lý các cấp Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới

Và thiết chế, bộ máy hành chính còn quan liêu, cửa quyền, cồng kềnh, kém hiệu quả

Từ khi đổi mới đến nay, trong các văn kiện, đảng luôn chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi với chính trị,về quan điểm Đảng ta chủ trương

“Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” (Đảng cộng ản việt nam, văn kiện đại hội đại biểu oàn quốc lần thứ VIII) Đây là nhận thức đúng cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn

Xét trên tổng thể, đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn

Trang 4

định chính trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội

Về đổi mới kinh tế ở nước ta, là chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình chuyển dịch này bao gồm hàng loạt thay đổi sâu rộng về cơ cấu thành phần kinh tế, chế độ và hình thức sở hữu các tư liệu sản xuất, hình thức tổ chức và cơ chế quản

lý kinh tế Về tư duy, trước thời kỳ đổi mới, đảng ta cho rằng kinh tế thị trường là sản phẩm của tư bản chủ nghĩa, mà cái gì gắn với tư bản chủ nghĩa đều không tốt,

do đó đảng ta không thừa nhận kinh tế thị trường từ đại hội VI, đảng ta đã thừa nhận rằng: kinh tế thị trường k phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trog thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.đến đại hội IX Đảng ta đã xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong tời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đây là một sự đổi mới tư duy căn bản và sâu sắc của đảng ta về kinh tế thị trường <đoạn 2 t159 gt>

Về đổi mới chính trị, không phải là thay đổi hệ thống chính trị đang có bằng một

hệ thống chính trị mới khác, con đường khác mà trên cơ sở giữ vững bản chất của chế độ chính trị do Đảng ta, đất nước ta, dân tộc ta đã lựa chọn, đổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Đổi mới chính trị ở nước ta, trọng tâm là đổi mới hệ thống chính trị được thể hiện trước hết qua việc chuyển từ hệ thống chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, từ Nhà nước chuyên chính vô sản sang Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Hệ thống chính trị từng bước đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, là nhân tố quyết định phát triển kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống nhân

Trang 5

dân Với mục tiêu thực hiện tốt hơn nền dân chủ xhcn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân Đảng nhận định <đoạn hai là tr287gt>

Về mối quan hệ giữa đổi mới kte và đổi mới chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua quá trình tìm tòi, thử nghiệm, tổng kết, trên cơ sở tư duy mới, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đã được đặt ở vị trí trung tâm

và được Đảng ta giải quyết một cách tinh tế Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã chỉ rõ: “Chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị Không thể tiến hành cải cách chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn

cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho đổi mới” Một bước đi đúng đắn và bản lĩnh chính trị của Đảng về công tác tư tưởng trong bối cảnh quốc tế phức tạp lúc bấy giờ khi Đảng ta khẳng định: “Chế độ chính trị của chúng ta là chế độ làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng…Chúng ta không chấp nhận đa nguyên chính trị, không để cho các tổ chức chống đối chủ nghĩa xã hội ra đời và hoạt động, không coi việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần là thực hiện chủ trương đa nguyên về kinh tế” Chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiếp tục nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ VII: “Phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức

và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”[3] Kinh nghiệm thành công của sự kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới

Trang 6

chính trị được Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ ngay

từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”[4] Đây là quan điểm đúng đắn của Đảng phù hợp với nhu cầu thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân lao động Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong Đại hội IX, X của Đảng: “Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp Phải đổi từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị”[5] Đại hội XI của Đảng đưa ra quan điểm: “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với kỷ luật, kỷ cương

Đảng ta khẳng định đổi mới là một quá trình, băt sđầu từ đổi mới kinh tế,trước hết

là đổi mới tư duy kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hẹ thống chính trị Phải tập trung đổi mới kinh tế trước hết, vì có đổi mới thành công về kinh tế mới tạo được điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi Mặt khác, nếu không đổi mới hệ thống chính trị thì đổi mới kinh tế sẽ gặp khó khăn, trở ngại hệ thống chính trị được đổi mới kịp thời, phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế như vậy đổi mới hệ thống chính trị là đáp ứng nhu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xhcn

III. Quá trình vận dụng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt nam

Sau 30 năm đổi mới, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ngày càng được xác định như là mối quan hệ cơ bản và quan trọng hàng đầu trong quá

Trang 7

trình đổi mới đất nước, là nội dung quan trọng trong các quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Hơn nữa, nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ này còn là khâu đột phá trong lý luận của Đảng về công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Cho đến nay, đã có những đổi mới căn bản về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc giải quyết mối quan

hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Đã khắc phục một bước lớn những quan niệm và cách làm từng tồn tại trong thời kỳ trước đổi mới, như nhấn mạnh quá mức vai trò của chính trị đối với kinh tế; xem chính trị là yếu tố quyết định kinh tế và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; nhận thức một cách giản đơn về tác động của chính trị đối với kinh tế; chính trị can thiệp quá sâu vào các quá trình kinh tế; chính trị tác động đến kinh tế chủ yếu bằng hệ thống mệnh lệnh hành chính, chủ quan của cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp Đồng thời, đã có những đổi mới căn bản về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước từ trực tiếp bằng

kế hoạch thành lãnh đạo, quản lý bằng chính sách; từ chỉ huy, điều hành trực tiếp thành quản lý, điều tiết một cách gián tiếp thông qua vai trò của chính sách, tạo môi trường dân chủ, tự do, chủ động, tự chịu trách nhiệm hơn cho người sản xuất, kinh doanh; thay đổi phương thức tác động của chính trị đối với kinh tế thông qua vai trò của thể chế, chính sách

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị chưa được nhận thức và giải quyết đúng đắn, kịp thời, nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới tiến lênĐại hội XI đã thắng thắn nhìn nhận

về hạn chế trong đổi mới chính trị so với đổi mới kinh tế: “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm”[7] “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước”[8]; “Công tác xây dựng Đảng còn

Trang 8

nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục”[9] Những hạn chế của đổi mới chính trị trong mối quan hệ với đổi mới kinh tế đã cản trở quá trình đổi mới kinh

tế, thậm chí kìm hãm kinh tế phát triển Vấn đề đổi mới chính trị chưa thực sự có hiệu quả một phần do chúng ta chưa làm rõ và phân định dứt khoát chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quan lý của Nhà nước

Một số giải pháp giả quyết tốt hơn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Trước tiên, Để có thể giải quyết tốt mqh giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị chúng ta phải nắm rõ được nội dung cơ bản của mqh giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có như vậy thì chúng ta mới có thể giải quyết tốt được

thứ hai, nhà nước phải tuyên truyền cho các cán bộ, đảng viên hiểu rõ tầm quan

trọng của đổi mới kinh tế và sự tác động của đổi mới chính trị đối với đổi mới kinh tế

thứ 3, Nhận diện và phát huy kịp thời những yếu tố dẫn dắt, thúc đẩy, tạo nhu cầu, điều kiện, của đổi mới kinh tế đối với đổi mới chính trị, như sự hình thành và phát triển của thể chế kinh tế thị trường; đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường; …

thứ 4, Nhận diện và hạn chế kịp thời những yếu tố cản trở của đổi mới kinh tế đối với đổi mới chính trị, như sự hạn chế về năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường; tình trạng phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội; tài nguyên kinh tế còn bị lãng phí; lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả; tham nhũng, lãng phí còn chưa được ngăn chặn và khắc phục;

thứ năm, việc giải quyết mqh giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị không chỉ

là việc của riêng của hệ thống chính trị mà là của cả người dân, phải phát huy tốt

Trang 9

sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc Vì vậy đòi hỏi ở mỗi cá nhân, tổ chức phải nâng cao ý thức trách nhiệm, tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới

Kết luận

Do vậy, để đấ nước phát triển hơn nữa cần tiếp tục nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Đây cũng là thực chất, yêu cầu, nội dung của một trong tám mối quan hệ lớn trong thời kỳ quá độ lên cnxh nước ta

mà đảng ta đã đề ra cần giải quyết đúng đắn

Trang 10

Mục lục

Mở đầu

Nội dung

I. Cơ sở lý luận về đổi mới kinh tế, chính trị ở Việt Nam

II. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi với chính trị

1. Tính tất yếu của quá trình đổi mới

2. Nội dung mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

III. Một số giải pháp để giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và

đổi mới chính trị

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Ngày đăng: 25/10/2018, 23:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w