1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU

42 856 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 116,22 KB

Nội dung

Khí hậucủa huyện vùng cao nguyên rất phù hợp để phát triển cây trồng và con nuôi vùng ônđới như cây công nghiệp, cây ăn quả vùng ôn đới, chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là bò sữa, bò thịt

Trang 1

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ

ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở huyện Mộc châu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây bắc với độcao trung bình khoảng 1000 m so với mặt nước biển, về hướng Đông nam của tỉnhSơn La, có diện tích tự nhiên là: 202.513 ha, nằm ở toạ độ địa lý: 2040’-2107’vĩ

độ Bắc, 10426’-1055’kinh độ Đông

+ Phía Đông và Đông nam giáp Tỉnh Hoà Bình

+ Phía Tây và Tây bắc giáp huyện Yên Châu

+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào

+ Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên

Huyện Mộc Châu từ xa xưa đã được coi là cửa ngõ đặc biệt quan trọng củatỉnh Sơn La và của vùng Tây bắc, nằm trên trục giao thông quốc lộ 6 - huyết mạchcủa vùng Tây Bắc là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc

bộ - Hà Nội - Lai Châu, huyện có trên 36 km đường biên giới với nước Cộng hoàdân chủ nhân dân Lào, có cửa khẩu Quốc gia Pa Háng

+ Vùng Sông Đà: Có 7/29 xã, thị trấn là vùng khoanh nuôi bảo vệ rừng, phòng

hộ xung yếu vùng lòng hồ và ổn định tái định cư

+ Vùng cao biên giới: Có 5/29 xã, thị trấn là vùng ổn định định canh định cư,trồng mới rừng, khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng, mở rộng diện tích vùng đệmrừng đặc dụng Xuân Nha

Trang 2

2.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

a Khí hậu:

Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa

mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm Độ ẩm không khí trung bình 85% Khí hậucủa huyện vùng cao nguyên rất phù hợp để phát triển cây trồng và con nuôi vùng ônđới như cây công nghiệp, cây ăn quả vùng ôn đới, chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là

bò sữa, bò thịt và phát triển du lịch nghỉ dưỡng; tuy nhiên trong những năm gần đâythời tiết khí hậu có khắc nghiệt hơn như khô hanh, lốc và mưa đá xuất hiện nhiềulần trong năm đã gây thiệt hại lớn về sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của nhândân

b Thuỷ văn:

Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế,trên địa bàn huyện có 7 dòng suối chính bao gồm: suối Quanh, suối Sập, suối Tân Sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triểnthuỷ điện vừa và nhỏ

Nhìn chung, tài nguyên nước phân bố không đồng đều, do điều kiện miền núiđịa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nước phục vụ cho đời sống và pháttriển sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao Nguồn nước ngầm ít nên chưa tận dụngkhai thác để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt được

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của huyện Mộc Châu rất đa dạng và phong phú, làvùng đất có nhiều tiềm năng thế mạnh vẫn chưa được khơi dậy khai thác để phục vụcho phát triển kinh tế - xã hội

Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 851,0 ha chiếm 0,54%

Nhóm đất đỏ vàng trên núi: 100.969,0 ha chiếm 65,5%

Trên địa bàn huyện có 18 loại đất, hầu hết các loại đất đều có độ dày tầng đấtkhá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ

Trang 3

trung bình đến khá, ít chua có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hoáquy mô lớn, tập trung với cơ cấu đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp, cây ănquả, hoa màu và phát triển chăn nuôi đại gia súc Trong đó: Đất nông nghiệp:34.830,51 ha, chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên, bình quân đầu người là 0,25 ha(trong đó: diện tích cho sản xuất lương thực là 0,09 ha), ruộng nước hiện có2.103,54 ha; Đất lâm nghiệp: 81.359,21 ha, chiếm 40,17%; đất chuyên dùng:4.547,28 ha chiếm 2,25%; đất ở: 1.179,76 ha chiếm 0,58%; Đất chưa sử dụng vàsông suối, núi đá: 80.596,24 ha, chiếm 39,8 % diện tích tự nhiên Qua số liệu chothấy phần diện tích đất chưa sử dụng còn lớn Song diện tích có khả năng đưa vàosản xuất nông nghiệp đều rất khó khăn như phân bố ở những địa bàn không thuậnlợi đường giao thông, thiếu nguồn nước chỉ thích hợp với các cây lâu năm, hoặc chỉ

có thể khai thác theo phương thức nông - lâm kết hợp Đây là điều kiện để huyệnMộc Châu có thể khai thác, mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp trong thời giantới, tăng hiệu quả sử dụng đất cả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường

b Tài nguyên rừng:

Mộc Châu có diện tích đất lâm nghiệp lớn cho nên công tác bảo vệ và pháttriển vốn rừng được đẩy mạnh Tổng diện tích trồng rừng năm 2000 là 1000 ha,diện tích khoanh nuôi bảo vệ là 98.520 ha; đến năm 2008, tổng diện tích trồng rừngtăng lên gần 2000 ha, diện tích khoanh nuôi bảo vệ tăng lên 150.360 ha Đất đai phùhợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo cácvùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị kinh tế cao, huyện Mộc Châu có khu rừng đặc

hiếm cần được bảo vệ và đã được lập dự án bảo tồn giống gen Tài nguyên rừngMộc Châu khá phong phú có nhiều hang động, thực vật quý hiếm, có khoảng 456loại thực vật thuộc 4 ngành và có 49 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộvới các loài chim, thú quý hiếm Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 42%, năm 2009 là47,5%

c Tài nguyên khoáng sản:

Mộc Châu có một số loại khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ cụ thể:

+ Than: Có mỏ than Suối Bàng với trữ lượng 2,4 triệu tấn và Than bùn ở xãTân Lập có thể khai thác để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp

+ Bột Tan: Tập trung ở Tà Phù xã Liên Hoà, với trữ lượng khoảng 2,3 triệutấn, có thể khai thác để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Trang 4

+ Đất sét: Có trữ lượng tương đối lớn đang được khai thác phục vụ phát triểnsản xuất gạch phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong huyện và ngoài huyện.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Dân số và nguồn lao động

Cùng với yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội củahuyện, Mộc Châu còn có nguồn lao động dồi dào quyết định đến sự phát triển kinh

tế - xã hội Huyện Mộc Châu năm 2008 có 150.449 nhân khẩu gồm 9 dân tộc chủyếu sống quần cư theo bản, tiểu khu ở 27 xã, 2 thị trấn, gồm: Dân tộc kinh chiếm29,4%, Thái 33,2%, Mường 15,8%, Mông 14,6, Dao 6,2%, Sinh Mun 0,4%, Khơ

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc châu các năm 2003, 2005, 2007, 2009

Năm 2009 dân số toàn huyện Mộc Châu có: 152.116 người trong đó: nữ91.178 người, chiếm 59,94 % Dân số khu vực thành thị: 35.364 người chiếm 23%;Dân số khu vực nông thôn: 116.752 người chiếm 77% tổng dân số toàn huyện Laođộng trong độ tuổi có: 85.268 người chiếm 56% so với dân số, trong đó: nam50.041 người, nữ 35.227 người; lao động nông, lâm nghiệp 69.935 người chiếm82% tổng số lao động toàn huyện

Phần lớn dân số trong huyện sống ở nông thôn với nghề nông là chủ yếu, trình

độ dân trí trong những năm qua đã từng bước được nâng lên

Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2008, lao động có trình độ cao đẳng trởlên là: 2.038 người, trong đó: trên đại học 27 người; có trình độ phổ thông trung học

là 19.623 người, hàng vạn lượt người lao động đã được chuyển giao kỹ thuật sản

Trang 5

xuất; số lao động có tri thức của huyện ngày càng được phát triển đã và đang tiếpcận với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường có nhiều đóng góp đáng kể cho sựphát triển kinh tế - xã hội của huyện

2.1.2.2 Đặc điểm văn hoá

Mộc Châu là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử, có nhiều

di tích lịch sử gắn với truyền thống kiên cường trong đấu tranh giải phóng dân tộcnhư: Căn cứ cách mạng Mộc Hạ, bia Lê Lợi, đồn Mộc Lỵ Trên địa bàn Huyện cónhiều dân tộc cùng sinh sống như: Thái, Kinh, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, SinhMun , mỗi dân tộc có bản sắc đặc trưng và ngành nghề truyền thống riêng biệt, tiêubiểu như dệt thổ cẩm với các loại hình văn hoa độc đáo; làm chăn, đệm; nghề rèn,đúc, Các dân tộc anh em có truyền thống đoàn kết gắn bó trong đấu tranh, sảnxuất và giao lưu văn hoá, hình thành và phát triển nền văn hoá cộng đồng

2.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản những năm gần đây tăng nhanh và tập trung chủyếu cho các công trình trọng điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển giaothông, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, các công trình văn hoá xã hội như trườnghọc, trạm xá…

a Mạng lưới giao thông, vận tải không ngừng phát triển với tổng chiều dài

1.926 km, trong những năm qua đã mở mới được 185 km đường giao thông nôngthôn liên xã, liên bản Nâng cấp và sửa chữa được trên 350 km đường đô thị vàquốc lộ, góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xoá đóigiảm nghèo của huyện Đến nay các xã đã cơ bản có đường ô tô đến trung tâm xãnhưng vẫn còn 11/29 xã đường giao thông chỉ đi được mùa khô, mùa mưa đi lại rấtkhó khăn

Cùng với hệ thống đường bộ, những năm gần đây đã có thêm mạng lưới giaothông đường thuỷ ở vùng lòng hồ Sông Đà rất thuận tiện cho việc vận tải thuỷ,trong tương lai đây là tuyến vận tải đường thuỷ phục vụ xây dựng thuỷ điện Sơn Laqua địa phận Mộc Châu, hiện nay khai thác vận tải thuỷ chủ yếu là các bến đòngang và bè mảng, hiệu quả thấp, có 1 cảng sông là cảng Vạn Yên tiếp giáp vớihuyện Phù Yên đã xây dựng nhưng chưa có hệ thống kho tàng thiết bị bốc xếp hànghoá

b Hệ thống bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình ngày càng được hiện

đại hoá đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hiện nay huyện có 1trung tâm Bưu điện và 2 cơ sở bưu điện tại thị trấn Nông trường Mộc Châu và xã

Trang 6

Chiềng Sơn Hệ thống bưu điện đã được hiện đại hoá kỹ thuật tiên tiến, mạng lướiviễn thông dây trần đã được vi ba hoá Trong 5 năm qua đã có 2.284 máy điện thoại

cố định, số máy điện thoại thuê bao bình quân 200 máy/1000 dân, phục vụ thuận lợicho nhu cầu thông tin liên lạc Đến nay 100% số xã, thị trấn có điện thoại; tuynhiên, chất lượng máy điện thoại ở các xã còn rất thấp, có 6 trạm thu phát lại truyềnhình Chất lượng thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình được nâng lên rõ rệt, đãphát phủ sóng truyền hình cho 5 xã trong huyện và một số cụm dân cư phục vụ hơn

7 vạn người được xem truyền hình, nâng tỷ lệ số dân được xem truyền hình từ 60%năm 2000 lên 75% năm 2003 và 96% năm 2009

c Hạ tầng thuỷ lợi: Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư từ các chương trình 06, 216,

327, 135, 925 nên đến nay hệ thống thuỷ lợi của huyện đã phát triển khá, đáp ứngđược cơ bản nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lũ lụt Giaiđoạn 2005 – 2009 đã nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 7 trạm bơm, 10 hồ đập, hệthống kênh tưới tiêu kiên cố hoá 56 km

d Hạ tầng giáo dục được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học, đến

năm 2009, toàn huyện có 36 trường mẫu giáo với 315 lớp học và 444 giáo viên, 71trường phổ thông với 1.533 phòng học và 2.253 giáo viên Trong đó: trường tiểuhọc: 31 trường với 581 phòng học; PTCS cấp (1+2): 6 trường với 234 phòng học;THCS (cấp 2): 28 trường với 250 phòng học; Phổ thông (cấp 2+3): 2 trường và 62phòng học; PTTH (cấp 3): 4 trường với 70 phòng học

e Hạ tầng y tế: Tính đến ngày 1/7/2009, toàn huyện có 30 cơ sở khám chữa

bệnh, trong đó có 2 bệnh viện với 245 giường bệnh, 29 trạm y tế xã, thị trấn với 139giường bệnh Đến hết năm 2009 tổng số cán bộ ngành y có 327 người trong đó có

51 bác sỹ; y sĩ, kỹ thuật viên có 117 người, y tá, nữ hộ sinh có 124 người, tăng11,48% so với năm 2003 Các xã đã có cán bộ y tế hoạt động, đội ngũ cán bộ y tếđược bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ

f Hạ tầng điện: Đến hết năm 2008 có 27/29 xã, thị trấn có điện, trong đó 26

xã, thị trấn có điện lưới quốc gia và 1 xã dùng nguồn điện khác Trên địa bàn huyệncòn 2 xã chưa có điện là xã Chiềng Xuân và xã Tân Xuân Hiện nay, huyện đangtập trung đầu tư các công trình điện cho 2 xã còn lại, sớm đưa nguồn điện về tới 2

xã đặc biệt khó khăn của huyện

g Hạ tầng chợ: Hệ thống chợ, cửa hàng được đầu tư nâng cấp, xây dựng kiên

cố tại các xã, thị trấn Hiện tại, huyện có 2 chợ trung tâm tại hai thị trấn Mộc Châu

và thị trấn Nông Trường Mộc Châu, ở 21/29 xã khác cũng đã xây dựng chợ kiên cố,

Trang 7

phục vụ nhu cầu thương mại, buôn bán của nhân dân Còn lại 6 xã đặc biệt khókhăn cũng đang được đầu tư xây dựng vì hiện tại các xã này vẫn đang sinh hoạt chợtạm.

Biểu 2.2 : Cơ sở hạ tầng của xã huyện Mộc Châu (tính đến ngày 1/7/2009)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Châu 2009

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội

2.1.3.1 Những thuận lợi

Ở độ cao trên 1.000 m, với đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hoà phù hợp với pháttriển tập đoàn cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới như chè, bò sữa cao sản, cây

ăn quả Vị trí thuận lợi nằm trên trục quốc lộ 6, gần Cảng sông Vạn Yên và ở trung

độ giữa Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, chỉ cách Hà Nội gần 200 km Tương lai MộcChâu sẽ hình thành một trung tâm Công - Nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, trungchuyển hàng hoá cho cả vùng Tây Bắc và nước bạn Lào

Với nguồn tài nguyên tuy trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác song rất phong phú,

đa dạng Đặc biệt là có các chính sách ưu đãi đầu tư cho vùng, cho các xã đặc biệtkhó khăn, các xã vùng cao biên giới

Mộc Châu có nhiều khu danh lam thắng cảnh như: Hang dơi, Thác dải yếm,Rừng thông, Thảo nguyên nông trường Mộc Châu, lòng hồ Sông Đà, khí hậu mát

mẻ đó là những điều kiện để phát triển du lịch

Nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu có truyền thống đoàn kết yêu nước, tuyệtđối trung thành và kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đãlựa chọn An ninh quốc phòng của huyện luôn đảm bảo

2.1.3.2 Những khó khăn, tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi như vậy, huyện Mộc Châu cũng gặp không ít nhữngkhó khăn về mọi mặt Cụ thể như:

Trang 8

Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng diện tíchrừng còn quá ít dẫn đến môi trường sinh thái diễn biến theo chiều hướng xấu đi(Gió nóng, lũ lụt, sương muối, gió lốc, mưa đá ) trước mắt không còn nhiều rừng

để khai thác chế biến lâm sản

Cơ sở hạ tầng thiếu thốn và không đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường giaothông nhiều tuyến chỉ đi được 4 tháng mùa khô đang là một yếu tố cản trở sự pháttriển kinh tế - xã hội của huyện Nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt ít và phân bốkhông đều Nước phục vụ sản xuất, cho đô thị và nước sinh hoạt cho nhân dân vùngcao còn gặp khó khăn Mạng lưới điện quốc gia lan toả chưa đều trên địa bàn, vị trícửa ngõ của huyện chưa được khai thác và phát huy, đó là những trở ngại đến sựphát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới

Là một huyện vùng núi cao có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí khôngđồng đều, nguồn lao động dồi dào song chưa được khai thác Một bộ phận đồng bàodân tộc thiểu số còn du canh du cư, địa bàn dân cư phân tán, phương thức canh táclạc hậu, đời sống khó khăn, nền kinh tế của huyện chưa có tích luỹ, điểm xuất phátcủa nền kinh tế thấp Hiện tại còn 6/29 xã nghèo đặc biệt khó khăn cần và đangđược đầu tư bằng các chương trình: 135,134 của Chính phủ, Dự án giảm nghèo vàcác chương trình đầu tư khác của Tỉnh và Chính Phủ

2.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở huyện Mộc Châu

2.2.1 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI và Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ huyện Mộc Châu lần thứ XVIII đã xác định mục tiêu phát triển đến năm

2010 là: “Tập trung cho tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội;

đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp

và dịch vụ du lịch, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chất lượng cao và tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ vùng nông thôn” Thực hiện nghị quyết đó, trong những năm qua, Mộc Châu đã đạt

được những thành tựu đáng kể về tăng trưởng kinh tế

Trang 9

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu giai đoạn 2001 – 2009

Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của huyện Mộc Châu giai đoạn

2001-2009 đã có bước phát triển khá Giá trị tăng thêm năm sau cao hơn năm trước, phùhợp với xu thế phát triển chung của tỉnh, nền kinh tế của huyện phát triển tương đối

ổn định Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả giai đoạn 2001 – 2009 đạt 13,24%,cao hơn so với tốc độ chung của cả vùng Tây bắc (10,1%) và của cả nước (xấp xỉ7%) Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 là 10,2%, tăng lên 14,1% năm 2005 và14,9% năm 2008, năm 2009 ước đạt 14,56%, như vậy tốc độ tăng trưởng năm 2009

có giảm nhẹ do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới Tuy nhiên, với tình hìnhkinh tế trong nước và trên thế giới như vậy thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện

là một con số đầy ấn tượng

Hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt, tổng sản lượng kinh tế tăng đều đặn quacác năm, năm 2005 tổng sản phẩm trong huyện đạt 659,91 tỷ đồng, tăng lên 870,92

tỷ năm 2007, và 1.146,9 tỷ năm 2009 Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2009đạt 14,82%

2.2.2 Cơ cấu kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện,

tỷ trọng của công nghiệp đạt ở mức thấp, tỷ trọng dịch vụ có phát triển nhưng tăng

Trang 10

chậm Trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến trong cơ cấu, khắc phục dầntình trạng sản xuất tự túc, tự cấp, đi vào sản xuất hàng hoá bằng việc thâm canh tăngnăng xuất cây lương thực, phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi…do vậy tỷ trọngGDP nông - lâm nghiệp giảm từ 55,59% năm 2003 xuống còn 51,45% năm 2005 và39,59% năm 2009; công nghiệp, xây dựng tăng từ 23,16% năm 2003 lên 23,63%năm 2005 và 28,8% năm 2009; dịch vụ tăng từ 21,26% năm 2003 lên 24,92% năm

độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện vẫn chưa đạt được so với chỉ tiêu đã đặt ra.Nguyên nhân là do kết quả thực hiện về tổng mức đầu tư toàn xã hội trong nhữngnăm qua chưa đạt mức quy hoạch đề ra, một số chương trình, dự án ưu tiên chưatriển khai thực hiện Một số cơ chế, chính sách triển khai chưa đồng bộ và chưa khaithác được những tiềm năng sẵn có Mộc Châu cần có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Trang 11

nhanh hơn nữa mới có thể tiến kịp và hoà nhập với xu thế chung, để sớm trở thànhmột trong những trung tâm của tỉnh và có được một cơ cấu kinh tế hợp lý trongtương lai.

2.2.3 Tăng trưởng kinh tế trong các ngành

2.2.3.1 Ngành nông , lâm, ngư nghiệp

a Nông nghiệp

Thực hiện định hướng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020.Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp huyện Mộc Châu đã có những bướcphát triển: Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sảnxuất hàng hoá, nổi bật là sự đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xác định giốngcây trồng, con nuôi có năng xuất cao chất lượng, hiệu quả, từng bước hình thànhvùng sản xuất tập trung trọng điểm Tỷ trọng cây lương thực giảm dần trong khi tỷtrọng giá trị sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả tăng lên, đưa nhanh các tiến bộ

kỹ thuật công nghệ gắn với các chính sách đầu tư, chính sách khuyến nông, coitrọng vai trò của kinh tế hộ, mở rộng phong trào tách hộ, dãn bản theo quy hoạch,

ổn định sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết, phát triển mạnh kinh tế trang trại Các thành phần kinh tế và các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và nông thônphát triển đúng hướng, ngày càng đa dạng, nhiều trang trại nông lâm kết hợp, nhiều

mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao góp phần bảo vệ ổn định môitrường sinh thái

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng đều qua các năm: năm 2003 là342.887,17 triệu đồng tăng lên 422,5 tỷ đồng năm 2008 và 454,07 tỷ năm 2009

Về cơ cấu:

* Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao: 76,74% năm

2003 và 60,21% năm 2009 trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, sảnxuất nông nghiệp hiện vẫn đang còn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, tỷtrọng nông sản hàng hoá chưa cao, số hộ nông dân đi vào sản xuất hàng hoá quy môlớn còn ít

- Cây lương thực:

Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng khá cao và ổn định, năm 2003 đạt49.268 tấn, tăng lên 68.274 tấn năm 2009 Bình quân lương thực có hạt đầungười/năm là 357,9 kg năm 2003 và 371,5 kg năm 2009

Đến năm 2000, Mộc Châu đã cơ bản đảm bảo đủ lương thực theo quan điểmgiải quyết lương thực bằng sản xuất hàng hoá trên cơ sở tập trung thâm canh tăng

Trang 12

năng xuất, tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất đối với diện tích lúa ruộng Tổngdiện tích gieo trồng cây lúa nước năm 2009 tăng 1.616 ha so với năm 2001, trong

đó diện tích lúa chiêm xuân gieo cấy đạt: 777,6 ha, lúa mùa: 2.364 ha Diện tích cấygiống mới đạt trên 90%

+ Diện tích lúa nương năm 2009 là 2.276,9 ha, tăng so với năm 2003 là 957,9

ha (1.319 ha); năng suất bình quân đạt 10,2 tạ/ha, sản lượng đạt: 1.380 tấn

+ Đối với cây trồng cạn: Đã hình thành các vùng sản xuất cây hàng hoá tậptrung (cây ngô, cây đậu tương) theo hướng thâm canh đưa giống mới vào sản xuấtchiếm từ 80 - 90 % diện tích gieo trồng, từng bước giảm dần diện tích cây ngắnngày trên nương đất dốc

Diện tích cây ngô năm 2009 là 24.605 ha, tăng so với năm 2003 là 12.918,7 ha(11.686 ha), trong đó: Ngô hè thu năm 2009 gieo trồng được 12.265,3 ha, tăng sovới năm 2003 là 10.189,5 ha ( 2.075,8 ha) Cây sắn: 1.909,1 ha, sản lượng đạt17.420 tấn, tăng bình quân 1,94 %/năm, cây dong giềng năm 2009 có 1.481 ha tăngbình quân 11,7 %/năm

Hiện nay, huyện đã và đang từng bước hình thành các vùng sản xuất cây lươngthực hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến

- Cây công nghiệp và cây ăn quả:

+ Cây chè: Thực hiện quy hoạch về định hướng phát triển cây chè, cùng với sựđổi mới về cơ chế quản lý và bước đầu áp dụng trồng thử nghiệm một số giống chèđặc sản nhập từ Đài Loan, Nhật Bản Từ năm 2000 đến nay cây chè đã trở thành câychủ lực, sản phẩm chè Mộc Châu có nhiều ưu thế trên thị trường trong nước và xuấtkhẩu; năm 2009 diện tích chè toàn huyện có: 2.953,1 ha, tăng 746 ha so với năm

2000, sản lượng chè búp tươi đạt 11.890 tấn, tăng so với năm 2000: 2.795 tấn, tăngbình quân 34,99%/năm

+ Cây dâu tằm: Đến năm 2009 diện tích dâu toàn huyện hiện có 495,8 ha tăng

so với năm 2003 194,1 ha (301,7 ha), sản lượng kén tằm đạt: 70 tấn; tăng bình quân0,64 %/năm

+ Cây ăn quả: Tổng diện tích các loại cây ăn quả của huyện năm 2000 có:3.165,2 ha, tăng bình quân 10 năm (1991 - 2000): 52,6%/năm, cơ cấu cây ăn quảcủa huyện chủ yếu là cây mận hậu, năm 2009 là 1.816,5 ha chiếm 53,75%, cây mơ:193,9 ha chiếm 12,85% so với tổng diện tích cây ăn quả Sản lượng quả tươi đạt:13.994 tấn, so với chỉ tiêu quy hoạch diện tích cây ăn quả đạt tăng 33,72%

* Chăn nuôi:

Trang 13

Trong giai đoạn (2000- 2009) đàn gia súc gia cầm của huyện vẫn giữ được tốc

độ tăng trưởng và ổn định cả về quy mô cũng như cơ cấu đàn

+ Đàn trâu từ 20.592 con năm 2003 tăng lên 28.423 con năm 2009

+ Đàn bò từ 16.913 con năm 2000 tăng lên 17.403 năm 2003 và 36.709 connăm 2009, tốc độ tăng bình quân 6,77%/năm; Đàn bò lai sind năm 2000: 900 con,năm 2003: 2074 con tăng 1.174 con so với năm 2000, năm 2009 đạt 2.853 con.+ Đàn lợn từ 60.850 con năm 2000, 51.639 con năm 2003 và 59.964 con năm

2009 Tốc độ tăng bình quân 3,76%/năm

+ Đàn gia cầm luôn được duy trì ở mức 330 - 350 ngàn con/năm

Sản lượng thịt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong huyện và xuất rangoài huyện Những năm gần đây ngành chăn nuôi của huyện đã từng bước chuyểndần theo hướng đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc,gia cầm và đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hoá trong cơ cấuphát triển Sự chuyển biến tích cực trong chăn nuôi thể hiện rõ qua việc đẩy mạnh

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu giống; nhiềugiống gia súc gia cầm được đưa vào các vùng trong huyện, bước đầu nâng cao chấtlượng và sản lượng chăn nuôi như đàn bò sữa, bò lai Sind, bò thịt địa phương, đànlợn hướng nạc, các giống gia cầm như gà tam hoàng, vịt siêu thịt, siêu trứng, nganpháp… đang được nhân rộng

+ Chăn nuôi bò sữa:

Với lợi thế về khí hậu, đất đồng cỏ huyện Mộc Châu xác định đây là lợi thế đểphát triển đàn bò sữa, năm 1980 đàn bò sữa của huyện đã có 1.855 con, tuy nhiên

do gặp khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm cũng như trong quản lý nênđàn bò sữa bị suy giảm, đến năm 1991 còn 1.326 con Trong những năm gần đâycùng với việc đổi mới quản lý chuyển đàn bò cho hộ gia đình chăn nuôi và việc đầu

tư dây chuyền chế biến hiện đại của Pháp và New Zeland chuyền sản xuất sữa tươithanh trùng công suất 6,5 tấn/ngày và các sản phẩm khác như sữa khô đặc, bơ tươi,kem đạt 500 tấn sản phẩm/năm nên đàn bò sữa đã được phát triển Năm 2009 đàn

bò sữa đã phát triển lên 5.237 con, sản lượng sữa đạt trên 11.000 tấn/năm Cùng vớiviệc gia tăng tổng đàn, chất lượng đàn bò cũng được nâng lên nhờ cải tạo giống vớiviệc lai tạo bò mẹ giống Hà Lan (Hostein Frisian) với bò đực Zêcxây và AFF củaAustralia cho phép tạo ra giống mới có năng suất cao: 4.000 - 4.200kg/chu kỳ 305ngày

Trang 14

Quy mô phát triển bò sữa hiện đang được nghiên cứu mở rộng đến các xã, thịtrấn có điều kiện chăn nuôi bò sữa trong toàn huyện, chăn nuôi bò sữa thực sự đãtrở thành nguồn thu nhập quan trọng cho hàng trăm hộ gia đình, với giá thu mua sữatươi như hiện nay mỗi con bò sữa sẽ mang lại thu nhập từ 10 -20 triệuđồng/con/năm Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò và sản xuất sữa hiện còn gặp một sốhạn chế như đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư cao, thị trường tiêu thụ sữa của địaphương không lớn do đại đa số dân cư chưa có tập quán dùng sữa thường xuyên, thịtrường chính là Hà Nội và các trung tâm đô thị lớn lại ở xa, chi phí vận chuyển sữatươi đòi hỏi phương tiện chuyên dùng làm tăng giá thành Đây là yếu tố hạn chế khảnăng phát triển mạnh và rộng khắp đàn bò sữa trong huyện.

b Thuỷ sản:

Toàn huyện đến năm 2009 có 95,5 ha diện tích mặt nước ao hồ, đã khai thác

để nuôi thả cá, sản lượng đạt 164,7 tấn, tăng 12,65% so với năm 2000 Ngoài diệntích nuôi thả, huyện còn có diện tích mặt nước hồ thủy điện Sông Đà dọc theo 7 xãvùng lòng hồ Sông Đà có thể khai thác thuỷ sản theo phương thức đánh bắt và nuôi

cá lồng Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên sông suối năm 2008 đạt 96,3tấn, tăng bình quân 2,85 %/năm

Mộc Châu là một huyện miền núi nhưng có quy mô mặt nước lớn để phát triểnthuỷ sản (cả nuôi trồng và đánh bắt), có nhiều ưu thế để đưa thuỷ sản trở thành mộtngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nếu như có được những giảipháp đồng bộ về vốn và kỹ thuật như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống,phòng trừ dịch bệnh, các phương tiện nuôi thả cá đánh bắt… thì có thể phát triển vàđem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân vùng lòng hồ Sông Đà trong thời kỳ2011- 2015 và những năm tiếp theo

c Lâm nghiệp

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được đặt ra ngay từ nhữngnăm đầu 1990 Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, huyện đã triển khainhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng với các dự án 219,

747 và 327, 661 Lâm nghiệp đã có chuyển biến rõ nét từ lâm nghiệp quốc doanhđộc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm nghiệp xã hội, đã giao đất khoán rừngđến hộ gia đình, các Lâm trường đã chuyển hoạt động từ khai thác lợi dụng rừng làchính sang khoanh nuôi, bảo vệ, xây dựng vốn rừng và dịch vụ 2 đầu cho các hộ giađình Hệ thống rừng trồng, vườn ươm bước đầu được xây dựng, củng cố

Trang 15

Đã bảo vệ và phát triển được vốn rừng qua các chương trình dự án 327,7 47,chương trình trồng 5 triệu ha rừng và thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền,giáo dục .vì vậy, đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng làm nương rẫy,trong 10 năm qua (2000- 2009) đã trồng mới được 7.412,55 ha rừng, tốc độ tăngbình quân 12,26 %/năm Khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng hiện được trên 200ngàn ha, nâng độ che phủ của rừng từ 36,5% năm 2000 lên 38,3% năm 2003 và47,5% năm 2009.

Về công tác quản lý khai thác lâm sản: Trong những năm gần đây do tăngcường công tác quản lý, bảo vệ và thực hiện đóng cửa rừng nên khối lượng khaithác lâm sản đã giảm dần: So với bình quân thời kỳ (1991 - 2000) sản lượng gỗ khaithác giảm 2,71%/năm, tình trạng khai thác trái phép, phát nương làm rẫy và cháyrừng ngày càng được hạn chế

Đặc điểm tài nguyên rừng tự nhiên của huyện Mộc Châu vẫn là rừng nghèo vàrừng phục hồi, trữ lượng gỗ và tre nứa còn thấp so với khả năng phát triển Diệntích đất trống đồi núi trọc có khả năng lâm nghiệp còn rất lớn điều đó cho thấy MộcChâu vẫn còn có tiềm năng rất lớn về phát triển lâm nghiệp Vì vậy, cần phải pháthuy được thế mạnh đó và đầu tư có hiệu quả về phát triển nghề rừng trong nhữngnăm tới

2.2.3.2 Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Đầu những năm 1990, khi chuyển đổi sang cơ chế mới, sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp của huyện Mộc Châu gặp rất nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất

kỹ thuật nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, giá trị tài sản cố định qúa ít ỏi,vốn sản xuất thiếu, cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện để giao lưu tiếp cận với thịtrường bên ngoài Sau khi sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp, tăng cường đầu

tư đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại tiên tiến, đến nay sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp của huyện đang đi dần vào thế ổn định và từng bước phát triển.Thời kỳ (1991 - 2000) sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển

cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, đã góp phần quan trọng tạo bước chuyểndịch cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường Nhịp độ tăngtrưởng ngành công nghiệp bình quân 10 năm (1991 - 2000) là 32,21%

Đến năm 2009 giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 1.018,7 tỷ đồng, tăng14,61% so với năm 2008 (Giá so sánh) Trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước 289,3

tỷ đồng tăng 28,4%, kinh tế ngoài nhà nước 76,4 tỷ đồng tăng 7,5% so với cùng kỳnăm 2008; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.870 triệu đồng, tăng 1,4%.Một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến vẫn được giữ thế ổn định và

Trang 16

tăng so với cùng kỳ năm trước như sản phẩm sữa thanh trùng tăng 51,5%, sữa UHTtăng 82,8%, sữa cô đặc tăng 12,6%; thức ăn gia súc 51,9%; điện thương phẩm tăng37,9%, gạch tuy nel tăng 9%, gạch đất nung tăng 6,3% Bên cạnh đó một số sảnphẩm chủ yếu sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước như quần áo các loại, chèkhô các loại giảm 2,6%

Trong thời gian qua tuy có những tiến bộ đáng kể, đã tạo thêm được một số cơ

sở công nghiệp như: Nhà máy gạch tuy nen 10 triệu viên/năm, chế biến gỗ, xâydựng được 2 nhà máy thuỷ điện nhỏ tại xã Chiềng Khoa, Hua Păng, lắp ráp và đưavào hoạt động 2 dây chuyền chế biến chè Đài Loan và Nhật bản, nâng cấp dâychuyền chế biến sữa Một số chỉ tiêu đã thực hiện tăng so với quy hoạch khẳng định

sự phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã thúc đẩy bộ mặt xã hộikhông ngừng đổi mới, khoảng cách đô thị và nông thôn được từng bước cải thiệnrút ngắn, tỷ lệ hộ được sử dụng điện năm 2009 đạt 85% tăng 20% so với năm 2003.Song tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của huyện đạt còn thấp, sản phẩm một

số ngành chế biến chưa nhiều, ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển chưatương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện

Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quy hoạch cần có định hướng để tập trung đầu tưcho công nghiệp chế biến nông lâm sản như: Chè, sữa, tơ tằm, bột giấy và gỗ xuấtkhẩu nhập thiết bị hiện đại, công nghệ cao, đào tạo cán bộ quản lý giỏi, công nhân

có tay nghề cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì và côngtác tiếp thị, để sản phẩm công nghiệp của huyện có thể cạnh tranh được, có chỗđứng trên thị trường trong nước cũng như tham gia vào xuất khẩu

2.2.3.3 Về dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại phát triển mạnh, hàng hoá phong phú đa dạng, đã đápứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, lưu thông vật tư hàng hoá có nhiềutiến bộ và ngày càng thông thoáng hơn Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụnăm 2000 đạt 103.113,9 triệu đồng tăng lên 147.557 triệu đồng vào năm 2003 và293.126 triệu đồng năm 2009 ; tốc độ tăng bình quân (1996 - 2000) là 7,85 %/năm,(2000 - 2009) là 15,24%/năm

Trong những năm gần đây, do hoạt động thương mại tăng nhanh nên đã gópphần đưa thị trường của huyện hoà nhập với thị trường chung của cả tỉnh, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, gópphần bình ổn giá cả thị trường ngày càng đa dạng, phong phú, giá cả tương đối ổnđịnh, song sức mua của dân còn thấp Hàng nông lâm sản, hàng công nghiệp địa

Trang 17

phương chất lượng chưa cao, chưa tạo được nguồn sản phẩm hàng hoá ổn định chohuyện.

- Dịch vụ thương mại: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 2009 ước đạt

607,5 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo cung ứng kịp thời vàđầy đủ các mặt hàng thiết yếu như muối i ốt, dầu hoả phục vụ đồng bào vùng sâu,vùng xa, vùng tái định cư nhất là trong dịp lễ, tết; tăng cường công tác kiểm tra thịtrường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm Tổ chức Hội chợ thương mại lần thứ 6,với tổng doanh thu khoảng 5 tỷ đồng, thu hút được khoảng 60.000 lượt người từ cácnơi đến trao đổi mua bán hàng hoá, tăng sức quảng bá sản phẩm hội nhập thịtrường

UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo áp dụng các biện pháp quản lý thị trường,bình ổn giá cả, kiểm tra và xử lý các trường hợp buôn bán và gian lận thương mại,phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả

- Dịch vụ vận tải: Theo kết quả điều tra vận tải, tổng doanh thu ngành vận tải

(cá thể) năm 2009 ước đạt 89.681 triệu đồng, trong đó doanh thu vận tải hàng hoátăng 7,6%, vận tải hành khách tăng 9,6% Tổng mức luân chuyển hàng hoá đạt59.784,2 ngàn tấn.km, tăng 5,5% so với cùng kỳ Khối lượng vận chuyển hànhkhách đạt 127,4 ngàn người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 3.544 ngànngười.km, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2008

- Dịch vụ du lịch: được quan tâm khai thác và phát triển gắn với các hoạt động

văn hoá đặc trưng của các dân tộc, nâng cao chất lượng phục vụ của khách sạn, nhàhàng Tiếp tục tuyên truyền quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong vàngoài nước Năm 2009, đón khoảng 15.000 lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt13,5 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2008

- Bưu chính viễn thông: Tổng doanh thu bưu chính viễn thông năm 2009 ước

đạt 20.969 triệu đồng tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2008 Trong đó: Doanh thuviễn thông tăng 10%, doanh thu bưu chính tăng 6,5% so với cùng kỳ Tổng số máyđiện thoại thuê bao khoảng 20.100 chiếc, tăng 12% so với cùng kỳ, bình quân toànhuyện đạt 131 máy/1.000 dân

- Dịch vụ tín dụng, ngân hàng: đã có nhiều tiến bộ trong việc huy động nguồn

vốn sản xuất, đời sống, góp phần ổn định giá cả thị trường, thực hiện cho vay vốnsản xuất cho trên 20 ngàn hộ, tạo việc làm cho khoảng 40 ngàn lao động, xoá đóigiảm nghèo cho trên 25 ngàn hộ

- Dịch vụ khách sạn nhà hàng: trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở

kinh doanh thương mại khách sạn nhà hàng của huyện tăng đột biến Tính đến ngày

Trang 18

1/7/2009, toàn huyện có 3.021 cơ sở kinh doanh với tổng số 4.146 người kinhdoanh Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các dịch vụ này cũng tăngtheo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong huyện và phục vụ dukhách từ mọi miền Doanh thu từ các loại hình kinh doanh này ngày càng cao, gópphần đáng kể vào tăng GDP của huyện

2.3 Thực trạng đời sống và vấn đề nghèo đói ở huyện Mộc Châu2.3.1 Thực trạng về đời sống

2.3.1.1 Mức sống nói chung

Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng của tổng sản lượng kinh tế, thunhập bình quân đầu người cũng được nâng lên qua các năm Thu nhập tăng đã làmcho mức sống của người dân được cải thịên, mức hưởng thụ văn hoá xã hội ngàycàng cao

Biểu 2.3 Một số chỉ tiêu tổng hợp huyện Mộc Châu

2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009 Thu nhập bình quân đầu người Trđ 6,5 7,5 8,2 8,9 10,5

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 27,5 26,5 25 24,5 23

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Mộc Châu cung cấp

Tuy nhiên, mức tăng thu nhập không nhiều và thu nhập bình quân đầu ngườicủa huyện thấp so với mức chung của cả nước Năm 2009, mức thu nhập bình quânđầu người ở huyện là 10,5 triệu đồng/người/năm trong khi đó của cả nước là hơn 20

nơi đây là thấp Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 23% năm 2009, cao hơnmức trung bình của cả nước Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch là 82% trong khi

2.3.1.2 Vấn đề việc làm

Trong những năm gần đây, nguồn lao động của huyện rất dồi dào và tăngnhanh Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và các nhà máy, doanhnghiệp tư nhân đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm Tuy nhiên, phầnlớn lao động ở huyện có trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp hoặc không qua đào tạo,chỉ có khoảng 10% lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên Đặc biệt ở

1Theo nguồn: http://www.cpv.org.vn

2Theo nguồn: http://www.cpv.org.vn

Trang 19

những vùng khó khăn, người dân không có cơ hội kiếm được việc làm khác ngoàinông - lâm nghiệp do những vùng kém phát triển, nhu cầu lao động không có hoặcrất ít nhưng lao động nông nghiệp rất căng thẳng do tính thời vụ nghiêm ngặt, mỗi

vụ trong năm nông dân hường tập trung vào 2 tháng (1 tháng gieo cấy, 1 tháng thuhoạch) và những ngày đó thời gian lao động lên tới 12 – 14 giờ/ngày, khi hết thời

vụ thì nông dân thường nghỉ hoặc đi lấy củi, làm thuê… Lao động của huyện chủyếu là lao động nông nghiệp nên khi qua mùa vụ thường có nhiều hộ gia đình thiếuhoặc không có việc làm – đây là một gánh nặng lớn (trong khi đó 1 lao động phảinuôi 2,1 người kể cả bản thân trong điều kiện năng suất lao đông còn rất thấp)

2.3.1.3 Sức khoẻ

Trong những năm qua huyện đã thực hiện tốt công tác thăm, khám, chăm sócsức khoẻ cho nhân dân, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao,công tác tiêm chủng mở rộng, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình đượcquan tâm thực hiện thường xuyên và ổn định Sức khoẻ của nhân dân ngày càngđược cải thiện, tuổi thọ trung bình đạt 72 tuổi năm 2009, 100% số trạm y tế xã có

đủ điều kiện hoạt động, 55% trạm y tế có bác sỹ, tỷ lệ người mắc các bệnh xã hộingày càng giảm Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn cao(23% năm 2009), đặc biệt ở những xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ này vào khoảng trên40% Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh cũng khá cao (24%) do là huyện miền núi, điều kiệnsống của rất nhiều bà con dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân tríthấp và công tác tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ cộng đồng chưa được đẩy mạnh

2.3.1.4 Giáo dục

Trong những năm qua, số lượng học sinh phổ thông ở huyện tiếp tục tăng nhất

là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; học sinh Tiểu học trong 5 nămtăng bình quân 4,5%/năm, trung học cơ sở tăng 18%, trung học phổ thông tăng23,3% Đến hết năm 2008: 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học;đến năm 2009 có 8/29 xã thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS Thực hiện phong tràokhuyến dạy, khuyến học, tăng cường công tác xoá mù chữ, thực hiện có hiệu quảcuộc vận động “hai không” với 4 nội dung trong dạy và học Tuy nhiên, chất lượngdạy và học ở hầu hết các cấp là chưa cao, trình độ văn hoá của đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa của huyện còn nhiều hạn chế Đa số họ mù chữ hoặc tái

mù chữ, rất ít hộ có văn hoá lớp 8-9 Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi không được đi họckhá cao (khoảng 50%) Nguyên nhân của hiện tượng này là do gia đình các em rất

Trang 20

nghèo, phần nữa là do trường lớp xa thôn bản các em sinh sống, điều kiện đi lại gặpnhiều khó khăn.

2.3.1.5 Nhà ở và vệ sinh

Nhà ở là một trong ba nhu cầu thiết yếu nhất của con người (ăn, ở, mặc), mứcsống của hộ gia đình cũng một phần được thể hiện qua sự kiên cố, hiện đại của ngôinhà Những năm gần đây, ở huyện mọc lên vô số những nhà cao tầng, khang trang,sạch đẹp, điều đó chứng tỏ một điều đời sống của nhân dân đã có nhiều khởi sắc Tỷ

lệ hộ gia đình trong huyện có nhà cao tầng là 26,2%, nhà ngói và nhà cấp IV là73,5%, tỷ lệ hộ ở lều nán tạm bợ là 1,3% Hầu hết các hộ gia đình nghèo tiện nghitrong gia đình thường không có gì ngoài bàn ghế, giường, tủ… còn các gia đìnhgiàu có, khá giả thì tiện nghi đầy đủ, hiện đại

Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch sinh hoạt ngày càng tăng (75% năm 2005lên 82% năm 2009) Số còn lại sử dụng nước ao, ngòi, sông, suối Trong mùa khônhiều nơi không có nước sinh hoạt Số hộ đủ công trình vệ sinh (nhà tắm, hố tiêu) ởvùng thị trấn là 96%, ở vùng sâu, vùng xa là 41%

2.3.2 Thực trạng nghèo đói

Là một huyện miền núi nghèo, nội lực kinh tế còn yếu kém, lợi thế so sánhtrong đầu tư và phát triển kém, song những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèocủa huyện Mộc Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏvào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương Đời sống nhân dân từngbước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể qua các năm Năm 2001, tỷ lệ

hộ nghèo của huyện là 45,2%, giảm xuống 38,14% năm 2005 và 25,2% năm 2009

Trang 21

Hình 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2010 (theo tiêu

chuẩn của bộ LĐTBXH)

(Đơn vị tính: Tỷ lệ %)

24.5 25.2

25.38 30.5

33.1

38.14 40.6

43.05 44.7

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Châu các năm 2003, 2005, 2007, 2009

Theo số liệu thống kê, số hộ nghèo đói của huyện năm 2009 là 8.795 hộ chiếm 25,2% tổng số hộ dân cư Theo đánh giá sơ bộ thì trong tổng số 8.795 hộnghèo đói thì số hộ là dân tộc H’Mông và dân tộc Thái chiếm tỷ lệ lớn nhất

-Thu nhập chính của các hộ này là sản phẩm của nông – lâm nghiệp (trong nôngnghiệp thì sản phẩm trồng trọt là chính, trong lâm nghiệp thì sản phẩm nghề rừng làchính) Giá trị ngày công lao động của nông dân rất thấp (khoảng 10-15 nghìn đồngmột người/ngày) Với mức này thì lao động của họ cũng chỉ đủ ăn từng bữa màkhông có tích luỹ, tái sản xuất

Ngày đăng: 29/09/2013, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng diện tích rừng còn quá ít dẫn đến môi trường sinh thái diễn biến theo chiều hướng xấu đi (Gió nóng, lũ lụt, sương muối, gió lốc, mưa đá...) trước mắt không còn nhiều rừng để khai thác ch - MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
a hình phức tạp, chia cắt mạnh, diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng diện tích rừng còn quá ít dẫn đến môi trường sinh thái diễn biến theo chiều hướng xấu đi (Gió nóng, lũ lụt, sương muối, gió lốc, mưa đá...) trước mắt không còn nhiều rừng để khai thác ch (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w