B Ộ TƯ PHÁP B Ộ G IÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐÀO THỊ THU HỒNG TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ VÀ HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Trang 1B Ộ TƯ PHÁP B Ộ G IÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÀO THỊ THU HỒNG
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ VÀ HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRÊN CÁC ĐƯỜNG BAY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
CHU YÊN NG ÀNH : LUẬT D ÂN SỰ
MÃ SỐ: 60 38 30
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS LÊ M AI ANH
LUẬN VĂN TH ẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2005
Trang 2LỜI CẢM Ơ N
Luận văn này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ và động viên to lớn của
bố mẹ, gia đình, thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học và Ban giám hiệu trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi được tham dự và hoàn thành tốt chương trình của lớp cao học 10
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Lê Mai Anh – người đã tận tình và đầy trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm lớp Cao học 10 và các thầy, cô đã tham gia giảng dạy lớp các môn học của khóa học Cao học 10 đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tô i
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị em học viên trong lớp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, gia đình, thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Đào Thị Thu hồng
Trang 3Lời mở đầu
Chương 1
Các vấn đề pháp lý cơ bản về trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận chuyển hàng không trên các đường bay nội địa việt nam
1.1 Khái niệm Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trên các đường bay nội địa việt nam
1.1.1 Khái niệm vận chuyển hàng không dân dụng
1.1.2 Khái niệm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường bay nội địa
1.2 Đặc trưng Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
1.2.1 Đặc thù về quan hệ trách nhiệm trong vận chuyển hành khách, hành
lý và hàng hóa trên các đường bay nội địa Việt Nam
1.2.1.1 Chủ thể của quan hệ trách nhiệm dân sự trong vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa trên các đường bay nội địa Việt Nam
1.2.1.2 Tính chất của quan hệ trách nhiệm trong vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường bay nội địa Việt Nam
1.2.2 Đặc thù về Luật áp dụng trong giải quyết trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hóa trê n đường bay nội địa Việt Nam
1.2.3 Đặc thù về thẩm quyền tài phán trong giải quyết trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường bay nội địa Việt Nam
Trang 4hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
1.3.1 Cơ sở lý luận
1.3.2 Cơ sở pháp lý
1.3.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.3.1 Yếu tố hành vi vi phạm của người vận chuyển hàng khôn g
1.3.3.2 Yếu tố có thiệt hại xảy ra trong thực tế
1.3.3.3 Yếu tố có mối quan hệ nhân quả
1.3.3.4 Yếu tố có lỗi của người gây thiệt hại
1.4 Giới hạn Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
1.4.1 Xác định phạm vi của trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
1.4.2 Xác định giới hạn thực hiện trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
Chương 2
Thực hiện trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
2.1 Nguyên tắc và hình thức thực hiện trách nhiệ m dân sự trong vận chuyển Hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
2.1.1 Nguyên tắc thực hiện trách nhiệm dân sự của người vận chuyển
Trang 52.1.2 Một số hình thức thực hiện trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trên các tuyến bay nội địa Việt Nam
2.2 Giải quyết bồi thường thiệt hại đối với hàng hoá, hành lý và sức khoẻ, tính mạng của hành khách
2.2.1 Bồi thường thiệt hại đối với hành khách, hành lý và h àng hóa do người vận chuyển hàng không gây ra theo Hệ thống Công ước Vacsava
1929
2.2.2 Bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển hàng
không trên các tuyến bay nội địa Việt Nam
2.2.2.1 Bồi thường thiệt hại đối với hàng hoá, hành lý
2.2.2.2 Bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách
2.2.3 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các
đường bay nội địa Việt Nam
Trang 6LỜI M Ở ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, nhu cầu hội nhậ p khu vực và quốc tế để ph át triển kinh
tế đất nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kể cả đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đều gắn liền với sự phát triển của loại hình vận tải hàng không Chính vì vậy, trong những năm qua, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm phát triển kinh
tế vận tải hàng không Từ đây đặt ra yêu cầu bức thiết phải bổ sung, hoàn thiện và phát triển các quy định pháp luật về hàng không
Mặt khác, bên cạnh những lợi ích to lớn của vận tải hàng không mang lại cho nền kinh tế đất nước cũng như các doanh nghiệp thì vấn đề rủi ro, thiệt hại xảy ra trong hoạt động vận tải hàng không luôn là hiểm họa khôn lường Điều này đồng nghĩa với việc phải có khung pháp luật phù hợp để bảo đảm sự thực thi trách nhiệm của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá Nhưng trên thực tế, vấn đề này chưa có sự đầu tư thích đáng, nhất là từ phương diện khoa học pháp lý
và luật thực định của quốc gia
Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu về trách nhiệm dân sự của người vận chuyển trong hoạt động hàng không nội địa của Việt Nam thực sự là việc cần thiết Trong chương trình tốt nghiệp thạc sĩ luật học, vấn đề "Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường
với mong muốn làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn còn khá mới mẻ này ở Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không vốn là một trong nhữ ng nội dung vừa truyền thống, vừa hiện đại trong pháp luật về hàng không của các nước
Trang 7Ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ (nơi có hoạt động hàng không phát triển nhất thế giới) hay Châu  u, vấn đề này luôn được đặc biệt được lưu ý Chẳng hạn, thực
tế nghiên cứu về Bộ luật hàng không dân dụng của Pháp cũng có nhiều công trình
nổi tiếng của các tác giả, như Michel de Juglart (Điều ước Luật hàng không), Nicolas M ateesco M atte (Vận tải hàng không quốc tế ), , ở M ỹ có các tác giả như Speiser và Krause (Luật về bồi thường thiệt hại trong hành không) Còn ở Việt nam, những quy định về trách nhiệm của người vận chuyển trong hoạt động hàng không là một trong những chế định pháp luật rất mới, do hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam chỉ phát triển mạnh mẽ trong hơn chục năm gần đây Chín h vì vậy, các vấn đề pháp lý đặt ra hoạt động hàng không chưa có nhiều những công trình nghiên cứu cá nhân hay tập thể có giá trị, nhất là những công trình có tính chuyên sâu về khoa học pháp lý Trên một số tạp chí chuyên ngành đã có một vài tác giả bước đầu đi vào các chế định cụ thể về luật hàng không, nhưng chủ yếu vẫn ở cấp
độ rất chung, như tìm hiểu về các công ước quốc tế về hàng không, một vài hướng khắc phục nhữ ng vướng mắc về mặt pháp lý trong hoạt động vận chuyển hàng không Trong trường đại học, đây là một vấn đề chưa được nghiên cứu cụ thể
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý, hàng hoá là chế định pháp luật phức tạp, liên quan đến cả Luật quốc tế, Tư pháp quốc tế
và luật dân sự của quốc gia Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chủ yếu xem xét và giải quyết vấn đề từ góc độ khoa học và các quy định luật thực định của luật dân sự, luật hàng không, kết hợp với lý luận chuyên ngành luật quốc tế để lý giải một cách hợp lý về loại hình trách nhiệm này
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc thực hiện đề tài cơ bản dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin và Lý luận Nhà nước và pháp luật
Trang 8Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như phương pháp biện chứng, lịch sử, kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
5 M ục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
5.1 Mục đích
Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể những quy định của luật dân
sự (kết hợp với luật quốc tế) về trách nhiệm của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận chuyển hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam, từ đó bổ sung một phần quan trọng những kiến thức cập nhật về vấn
đề này trong xu thế phát triển chung của kh oa học luật quốc tế và luật quốc gia
ở bình diện chung, luận văn là công trình cá nhân nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật quốc gia về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không trong hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam Thông qua quá trình thực hiện đề tài, luận văn có giá trị là tài liệu học tập và nghiên cứu các vấn đề cập nhật phát sinh trong đời sống kinh tế thương mại của Việt Nam gắn với điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay
5.2 Nhiệm vụ
Đề tài có nhiệm vụ: (1) Làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý, hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam theo quy định của
Bộ luật dân sự, Luật hàng không dân dụngViệt Nam , các Điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Việt nam là thành viên; (2) góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện chế định này theo hướng sử dụng hiệu quả chế định trách nhiệm trong hoạt động hàng không để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của hành khách, của người vận chuyển cũng như các chủ thể liên quan, từng bước phát triển khoa học và hiện đại pháp luật hàng không, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
6 Những đóng góp m ới của đề tài
Trang 9Luận văn là công trình khoa học cá nhân đầu tiên trong chương trình đào tạo thạc sĩ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội nghiên cứu một cách khá toàn diện
về "Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt N am " Các
vấn đề trong đề tài được xem xét theo những góc độ, phương diện khác nhau của khoa học pháp lý dân sự và khoa học luật quốc tế để có được sự tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách tổng thể, hài hòa giữa quy đị nh của hệ thống pháp luật quốc gia và hệ thống luật quốc tế (vốn là đặc trưng nổi bật của chế định trách nhiệm này)
Đề tài cố gắng khắc họa những nét khác biệt và tương đồng giữa trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam với trách nhiệm dân sự nói chung để có
cơ sở hoàn thiện và phát triển chế định này ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai
7 Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 02 chương:
- Chương 1: C ác vấn đề ph áp lý c ơ bản về Trách nhiệ m dân sự của n gư ời
vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
Trong chương này, đề tài tập trung làm sáng tỏ: (1) Hệ khái niệm cơ bản về Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam; (2) cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn của loại trách nhiệm này; (3) đặc thù về chủ thể, khách thể, nội
dung, tính chất của mối quan hệ pháp luật phát sinh; (4) giới hạn trách nhiệm dân sự
của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
Trang 10- Chương 2: Thực hiện Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối v ới
hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt N am
Trong chương này, đề tài làm rõ các cách thức, biện pháp thực hiện Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hàn h lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam, có kết hợp so sánh với thực tiễn thực hiện trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không theo pháp luật về hàng không quốc tế
Phần kết luận và tài liệu tham khảo Trong phần kết luận, đề tài đưa ra một
số kiến nghị về quá trình thực hiện những quy định của pháp luật về chế định này ở
Việt Nam
Trang 11
CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN Đ ỐI V ỚI HÀN H KHÁCH, HÀNH LÝ VÀ HÀNG H OÁ TR ONG VẬN CHUYỂN HÀNG KH ÔNG TRÊN CÁC ĐƯỜNG
BAY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM TRÁCH N HIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ VÀ HÀNG HOÁ TRÊN CÁC ĐƯỜNG BAY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
1.1.1 Khái niệm vận chuyển hàng không dân dụng
Chinh phục không trung, chinh phục vũ trụ là mơ ước từ rất lâu của con người Tuy nhiên, không giống như giao thông đường bộ hay đường biển có lịch sử phát triển rất lâu đời, hoạt động hàng không ra đời muộn hơn rất nhiều và là kết quả của
sự phát triển cao về khoa học kỹ thuật Cho đến năm 1919, Luật hàng không quốc tế mới chính thức hình thành, khi Công ước đầu tiên về hàng không được ký kết D o hoạt động hàng không luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hàng không đa dạng, với những đặc thù riêng và chịu sự điều chỉnh của nhiều loại quy định pháp luật liên quan Đặc biệt, ở lĩnh vực hoạt động vận chuyển hàng không thì những đặc thù của hoạt động hàng không được thể hiện rất rõ nét D o đó, khi tiếp cận với cá c chế định cơ bản của luật hàng không, trước hết cần hiểu rõ thế nào là vận chuyển hàng không dân dụng
Theo nghĩa thông thường, vận chuyển là làm chuyển dịch nhiều vật nặng đi xa
bằng phương tiện hoặc bằng sức súc vật (như vận chuyển hàng hóa, phương tiệ n vận chuyển ) [23, tr 1802]
Theo định nghĩa này thì nội hàm khái niệm vận chuyển đề cập tới ba yếu tố: (1) Đối tượng được vận chuyển (hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện .); (2) phương thức vận chuyển (với hai bộ phận hợp thành là phương tiện vận chuyển, cách thức vận chuyển); (3) môi trường của hoạt động vận chuyển (đất liền, biển,
Trang 12khoảng không gian phía trên vùng đất hoặc biển cả) Sự khác nhau của những yếu
tố nêu trên đưa đến việc hình thành trên thực tế những loại hình vận chuyển khác nhau, như vận chuyển bằng đường bộ (phương tiện vận chuyển là ô tô, tàu ), vậ n chuyển bằng đường biển (phương tiện vận chuyển là tàu, thuyền), bằng đường hàng không (phương tiện vận chuyển là tàu bay) hoặc vận chuyển đa phương thức (kết hợp giữa các phương thức vận chuyển đường bộ, đường hàng không và đường biển) với những đặc trưng về đối tượng vận chuyển khác nhau
Vận chuyển hàng không, cũng giống như các hình thức chuyên chở khác, có đối tượng vận chuyển, phương thức vận chuyển và môi trường hoạt động riên g Để đảm bảo cho việc vận tải, cần rất nhiều các yếu tố khác nhau: hạ tầng cơ sở, phương tiện và các yếu tố kinh tế - kỹ thuật liên quan Do đó, vận chuyển hàng không (hay
còn gọi là vận tải hàng không) được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp " Vận tải
hàng không nói the o nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế - kỹ thuật, nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả Còn theo nghĩa hẹp, thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung, hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu kiện từ một địa điểm này đến m ột địa điểm khác bằng máy bay " [28, tr 7]
Như vậy, hoạt động hàng không dân dụng diễn ra trong khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ đất, lãnh thổ nước của các quốc gia và nằ m dưới chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của quốc gia (mà thuật ngữ của luật quốc tế định danh là vùng
trời quốc gia hoặc quốc tế) với phương tiện vận chuyển là tàu bay (Tàu bay được
hiểu là bất kỳ thiết bị nào mà có thể được nâng giữ trong không khí nhờ tác động tương hỗ với không khí, khác hơn sự tác động tương hỗ với không khí phản lại bề
mặt trái đất” (theo định nghĩa của các phụ bản của Công ước Chicagô 1944 về
hàng không dân dụng quốc tế);
“Tàu bay bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và nhữ ng thiết bị ba y tương tự khác
có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí” - Theo
Trang 13Điều 8, khoản 1 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 1990 ) Tàu bay có thể phân
loại thành tàu bay dân dụng và tàu bay quân sự, trong đó tàu bay dân dụng là tàu bay chuyên dùng cho mục đích dân dụng
Hoạt động vận chuyển này diễn ra trong một môi trường hết sức đặc biệt Do
đó, đòi hỏi không những phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về công nghệ, kỹ thuật mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp l uật hàng không quốc tế và pháp luật liên quan Mục đích chính của hoạt động hàng không dân dụng
là sử dụng tàu bay để vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa và phục vụ các hoạt động kinh tế, văn hóa, y tế, thể thao khác
Vận chuyển hàng không có môi trường hoạt động là không trung và hầu như
là đường thẳng, các tuyến đường của hoạt động này không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước, không phải đầu tư xây dựng Thông thường, tuyến đường hàng không bao giờ cũng ngắn hơn vận tải đường sắt 20 % v à ngắn hơn vận tải đường sông 30% [28, tr 10] Hoạt động vận chuyển này cũng có đặc điểm là luôn đòi hỏi
sử dụng công nghệ cao, tốc độ vận tải cao, thời gian vận tải ngắn và luôn cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn cao hơn hẳn các phương thức vận tải khác Ngay từ khi ra đời, hoạt động này chỉ phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng ngày nay, hoạt động này đã gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá và có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại trong nước và quốc tế nói riêng cũng như trong hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại gia o của thế giới nói chung
Đối tượng chuyên chở của hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng gồm: hành khách, hàng hóa, hành lý Riêng đối với hàng hoá, ba loại hàng hoá chính là đối tượng của nó bao gồm: hàng hoá thông thường thư-bưu kiện và hàng chuyển
phát nhanh Trong hàng hoá thông thường có những loại chủ yếu sau: hàng giá trị
cao (có giá trị vận c huyển từ 100úD/kg; vàng, bạch kim, đá quý hoặc các sản phẩ m
làm từ chúng; tiền, sec du lịch, thẻ tín dụng, các loại chứng từ có giá; kim cương và
các đồ đá quý, đồ trang sức ); hàng dễ hư hỏng do thời gian (như hoa quả tươi,
Trang 14hoa, thực phẩm đông lạnh ); hàng nhạy cảm với thị trường (như hàng bán theo mùa, hàng mốt, hàng thời trang ); động vật sống (động vật nuôi trong nhà, động
vật ở các vườn thú )
Từ đó, có thể hiểu, vận chuyển hàng không dân dụng là hoạt động vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bằng tàu bay, được thực hiện trên các đường bay quốc tế hoặc trong nước (nội địa)
Vận chuyển hàng không nội địa là hoạt động vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bằng tàu bay mà nơi xuất phát và nơi đến, kể cả có hoặc không có sự gián đoạn hay chuyển tải, đều nằm trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia Như vậy, vận chuyển hàng không quốc tế khác với vận chuyển hàng không nội địa ở chỗ, điểm xuất phát và điểm đến của hành trình vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá nằm trên lãnh thổ của từ hai quốc gia trở lên
Đối với vận chuyển hàng không nội địa, quốc gia c ó thẩm quyền hoàn toà n trong việc tổ chức các chuyến bay (bao gồm chuyến bay định kỳ và không định kỳ) Đây cũng là một trong những nguyên tắc của Luật hàng không quốc tế, nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với vùng trời của mình Theo
đó," các quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với khoảng không
gian bao trùm lên lãnh thổ của mình" (Công ước Chicago) Pháp luật của hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận việc khai thác đường bay nội địa thường là đặc quyền riêng có của các pháp nhân có quốc tịch nước sở tại hoặc trong trường hợp cá biệt là các hãng hàng không nước ngoài, khi được sự cho phép của quốc gia
sở tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam cũng có những quy định giống như vậy (Theo khoản 1 điều 55 và điều 57 Luật hàng không d ân dụng Việt Nam 1990)
Về phương diện pháp lý, có thể tiếp cận với hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng từ góc độ của các quan hệ pháp luật Do đặc thù của loại hình vận tải hàng không là hoạt động dùng phương tiện bay để khai thác, sử dụng vùng trời v ào các mục đích kinh tế - thương mại hoặc các mục đích an ninh, quốc phòng khác, có lợi
Trang 15cho đời sống cộng đồng nên hoạt động này luôn có sự đan xen giữa các loại quan hệ được điều chỉnh bằng các loại quy phạm pháp luật khác nhau, trong
đó, các quan hệ mang tính chất dân sự chiếm một vị trí quan trọng Ngoài quan hệ về hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý , giữa các chủ thể tham gia quan hệ vận chuyển hàng không dân dụng còn có thể xuất hiện quan hệ về trách nhiệm dân sự, vì đối với hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng, trách nhiệm dân sự có giá trị là bảo đảm pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này
1.1.2 Khái niệm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường bay nội địa
Khi tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng, cũng giống như việc tham gia vào các loại hình vận chuyển khác, các bên đã thiết lập với nhau một quan hệ, quan hệ đó được điều chỉnh bởi pháp luật d ân sự và pháp luật về hàng không, trở thành một loại quan hệ dân sự mang tính đặc thù riêng: quan hệ pháp luật về vận chuyển hàng không, giữa các bên xuất hiện mối quan hệ mà quyền của bên này trở thành nghĩa vụ của bên kia
Cũng như những quan hệ dân sự bất kỳ, quan hệ pháp luật về vận chuyển hàng không đòi hòi các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ mọi nghĩa vụ đã được xác lập Trong vận chuyển hàng không nội địa, nghĩa vụ dân sự của người vận chuyển hàng không được xác lập theo theo hợp đồng vận chuyển và khi một bên vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi (với ý nghĩa là chế tài pháp lý dân sự, áp dụng đối với người vi phạm nghĩa vụ) đã được dự liệu trước trong quá trình xác lập hợp đồng vận chuyển hoặc trong quy định pháp luật quốc gia hiện hành
Trang 16Về khái quát, khoản 1 Điều 308 Bộ luật dân sự Việt Nam 1996 quy định:
"Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền " Điều quy định trên
được hiểu là trách nhiệm dân sự sẽ xuất hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ và việc gánh chịu trách nhiệm của chủ thể vi phạm đồng nghĩa với phải gánh nghĩa vụ phải khắc phục, sửa chữa thiệt hại gây ra cho người khác
Theo cách xác định của Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 thì trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không sẽ xuất hiện khi người vận chuyển
vi phạm các nghĩa vụ được xác lập theo hợp đồng hoặc theo quy định của
pháp luật Đó là việc người vận chuyển hàng không phải bù đắp hoặc đền bù những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng hoặc đền bù tổn thất do tài sản bị mất, bị hư hỏng hay do chuyên chở chậm cho người bị thiệt hại Việc
khắc phục này theo những chế định trách nhiệm khác nhau có thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
So với trách nhiệm dân sự thông thường khác, trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa trong vận chuyển hàng không dân dụng trên đường bay nội địa nói riêng và trách nhiệm dân sự trong vận chuyển hàng không nói chung là loại hình trách nhiệm pháp lý đặc thù, phát sinh trong quá trình con người sử dụng và khai thác nguồn nguy hiểm cao độ (tàu bay) trong một môi trường hoạt động đặc biệt (không gian) Tàu bay cùng môi trường không gian để tàu bay hoạt động vốn là đối tượng tác động của các quy phạm pháp luật về hàng không quốc tế và pháp luật liên quan có mối quan hệ tất yếu với thực thi chủ quyền mỗi quốc gia nên cũng như hoạt động vận chuyển hàng hải, vận chuyển hàng không là lĩnh vực hoạt động rất phức tạp
Trang 17Sự phức tạp của hoạt động vận chuyển hàng không thể hiện ngay tại quá trình giải quyết hậu quả của hoạt động khai thác, sử dụng tàu bay dân dụng vì mục đích thương mại Hơn nữa, do đặc thù của hoạt động hàng không là hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao cho các chủ thể tham gia quá trình vận chuyển nên hoạt động khai thác và sử dụng tàu bay tuy nhằm vào mục đích thương mại nhưng vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật hàng không quốc tế thống nhất do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) quy định Điều này đồng nghĩa với yêu cầu thực thi trách nhiệm dân sự của vận chuyển hàng không không thể chỉ hoàn toàn dựa trên khuôn khổ pháp luật một quốc gia
Do những yêu cầu chung về phương diện kỹ thuật và pháp l uật của vận chuyển hàng không, trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường bay nội địa có một số đặc thù khác với
các loại hình vận chuyển khác như sau
1.2 ĐẶC TRƯNG TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI V ẬN CHUYỂN ĐỐI V ỚI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ VÀ HÀNG HOÁ TRON G VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRÊN CÁC ĐƯỜNG BAY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
Về bản chất, trách nhiệm của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý
và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Na m là một loại trách nhiệm dân sự nên có nhữ ng đặc điểm của trách loại hình trách nhiệm pháp
Trang 181.2.1 Đặc thù về quan hệ trách nhiệm trong vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa trên các đường bay nội địa Việt Nam
1.2.1.1 Chủ thể của quan hệ trách nhiệm dân sự trong vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa trên các đường bay nội địa Việt Nam
Với tính chất của quan hệ pháp luật dân sự, hoạt động vận chuyển hàng
không diễn ra giữa một bên chủ thể là người vận chuyển với bên chủ thể khác
hóa gửi vận chuyển trên tàu bay) Người vận chuyển có nghĩa vụ chuyên chở hàng
hóa, hành khách, hành lý tới địa điểm đến hoặc trả hàng hóa cho người nhận hàng theo đúng hợp đồng đã thoả thuận Trong thực tiễn hoạt động vận chuyển hàng không hiện nay, người vận chuyển có thể là:
- Người trực tiếp nhân danh mình hoặc gián tiếp thông qua đại diện của mình
ký kết hợp đồng với khách hàng Đây là một bên ký kết hợp đồng vận chuyển đối với hành khách hay người gửi hàng hoá hoặc người đại diện của hành khách, đại diện của người gửi hàng hoá
- Trên thực tế, không phải khi thực hiệ n m ọi hợp đồng vậ n chuyể n hà ng không thì người vận chuyển theo hợp đồng đều trực tiếp thực hiện hợp đồng vận chuyển
mà có thể uỷ quyền cho người vận chuyển khác, đó là người vận chuyển thực tế, là người thực hiện toàn bộ hay một phần công việc của chuyến bay vận chuyển trên cơ
sở có sự uỷ quyền của người vận chuyển theo hợp đồng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hành không dân dụng Việt Nam quy định, chỉ có doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam được thành lập theo pháp luật Việt Na m, c ó trụ sở hoạt động chính tại Việt Nam hoặc doanh nghiệ p
có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó bên Việt Nam phải có đủ điều kiện về vốn và quyền kiểm soát thực tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế mới được vận chuyển công cộng bằng tàu bay ( Điều 55)
Trang 19Như vậy, mọi hoạt động vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá trên các tuyến bay nội địa Việt Nam đều được tiến hành bởi các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc được sự c ho phép bởi pháp luật Việt Nam Chủ
thể của nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với hành khách, hành lý và hàng hoá chính
là người vận chuyển đã ký hợp đồng với khách hàng Cho dù người vận chuyển có thể là người được uỷ quyền bởi người ký hợp đồng thực hiện toàn bộ chuyến bay hay người vận chuyển thực tế thì trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại xảy ra đối với hành khách, hành lý, hàng hoá luôn được xác định bởi hợp đồng vận chuyển giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển Trên các tuyến bay n ội địa Việt Nam, đó chính là những doanh nghiệp hoạt động vận chuyển công cộng bằng tàu bay được quy định tại Điều 55 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam
Về phương diện pháp lý, người vận chuyển có nghĩa vụ cơ bản là phải vận chuyển đúng thời hạn, bảo đảm an toàn, tiện nghi cho hành khách, hàng hoá, hành
lý đến vị trí như thoả thuận trong hợp đồng Để thực hiện nghĩa vụ này, người vận chuyển phải cấp vé tàu bay (trong mọi trường hợp, vé tàu bay chính là bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển đã được ký kết giữa hai bên) cho hành khách, trong đó ghi rõ các dữ liệu cần thiết, như nơi và ngày cấp vé, nơi lên, xuống, đỗ, dừng tàu bay, địa chỉ người chuyên chở Đ ối với vận chuyển hàng hoá, người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồ ng tới địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận một cách đúng hạn, đầy đủ, đảm bảo số lượng
và chất lượng
Người vận chuyển có nghĩa vụ bảo đảm việc vận chuyển trong thời hạn và địa điểm đã quy định, với loại, số liệu tàu bay đã ghi trong vé T rong trường hợp chuyến bay không thực hiện được, người vận chuyển có nghĩa vụ trả lại tiền cước phí vận chuyển cho khách hàng Để đảm bảo tốt vấn đề an ninh hàng không, người vận chuyển có nghĩa vụ kiểm tra giấy tờ theo quy định đối với hành khách và có
Trang 20trách nhiệm bồi thường các thiệt hại gây ra cho hành khách và người gửi hàng do vi phạm hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật Hàng không
Tương xứng với các nghĩa vụ nêu trên, người vận chuyển có quyền được nhận cước phí chuyên chở khi vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá (cước phí hàng không là số tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển hàng không gồm tiền vận chuyển và phí tổn các dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển Hàng không) - cước phí hàng không là cao nhất trong các loại h ình chuyê n chở do chi phí sân bay, khấu hao máy bay, dịch vụ đều rất cao; người vận chuyển có quyền đòi khách hàng phải bồi thường thiệt hại mà họ gây ra vì không thực hiện hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ mà người được vận chuyển phải thực hiện theo thỏa t huận hoặc theo các quy định về an toàn bay mà người vận chuyển đã hướng dẫn và yêu cầu
Đối với vận chuyển hàng hoá, người vận chuyển có quyền yêu cầu người gửi hàng phải làm và giao cho mình thư vận chuyển hàng không, kiểm tra sự đúng đắn của việc kê khai hàng hoá của người gửi hàng, yêu cầu người gửi hàng phải thực hiện điều kiện và hướng dẫn của mình về bao bì, đóng gói và ký hiệu, mã hiệu hàng hoá, từ chối vận chuyển hàng hoá không theo đúng điều kiện và yêu cầu trên, yêu cầu được giao chi phí vận chuyể n còn nợ, hoặc trả thiếu do không áp dụng đúng bảng giá, kể cả việc huỷ bỏ việc vận chuyển hàng hoá mà không phải chịu trách nhiệm khi người gửi hàng từ chối không nộp tiền phí tổn vận chuyển
Chủ thể được hưởng sự bồi thường đó chính là những hành khách, n hững người thuê vận chuyển đã tham gia vào hợp đồng vận chuyển mà phải chịu những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, hành lý và hàng hoá do lỗi của người vận chuyển Những người này có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài (cá nhân, tổ chức), người không quốc tịch có nhu cầu đi lại, thuê vận chuyển hàng hoá trên các tuyến bay nội địa Việt Nam
Trang 21Khái niệm hành khách dùng để chỉ những người được vận chuyển hoặc phải vận chuyển đến nơi quy định với sự thoả thuận của người vận chuyển Như vậy, đối tượng được vận chuyển ở địa vị hành khách loại trừ nhân viên thuộc phi hành đoàn (Theo quy định tại Điều 29 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, phi hành đoàn (tổ
bay) bao gồm người chỉ huy tầu bay, các thành viên tổ lái, nhân viên bảo đảm an
toàn và nhân viên phục vụ trong tàu bay khi thực hiện chuyến bay Thành viên tổ bay của tàu bay dân dụng Việt Nam là công dân Việt Nam; trong trường hợp cần thiết có thể là công dân nước ngoài)
Hành khách có quyền được chuyên chở trên tàu bay và tuyến đường bay đã được ghi nhận cụ thể trong vé máy bay; được mang trong mình những vật dụng cá nhân được ghi nhận trong Quy chế chung của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA - International air Transport association); được sử dụng các tiện nghi giành cho hành khách, được quy ền từ chối đi chuyến tàu bay đã đăng ký và lấy lại toàn bộ số tiền cước phí vận chuyển trong trường hợp bị
ốm (có chứng nhận của y tế) hoặc do tàu bay bị chậm giờ và đặc biệt là quyền đòi bồi thường thiệt hại cũng như khiếu nại bồi thường khi có thiệt hại xảy ra
do lỗi của người vận chuyển Để hưởng đầy đủ những quyền này, hành khách
có nghĩa vụ phải xuất trình vé tàu bay và các giấy tờ hợp lệ khác theo yêu cầu của người vận chuyển và tuân thủ các quy định của người vận chuyển liên quan đến hành lý cá nhân, điều lệ, quy chế trật tự của ngành
Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định: " Người vận chuyển phải bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của mình đối với tính mạng, sức khoẻ, thương tích của hành khách tới mức giới hạn trách nhiệm dân sự của người vận chuyển và theo quy định của pháp luật về bảo hiểm "
Từ đó, ta thấy, trong quan hệ trách nhiệm dân sự này xuất hiện một chủ thể nữa, đó là nhà bảo hiểm vận chuyển hàng không
Trang 22Ngoài ra, tham gia hoạt động vận chuyển hàng không nội địa còn có chủ thể là người gửi hàng và người nhận hàng Theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, người gửi hàng là người gửi một số lượng hàng hoá nhất định nào đó theo chuyến bay vận chuyển của hãng hàng không để vận chuyển tới nơi mà hai bên đã thoả thuận, còn người nhận hàng (theo điều khoản chung của Hiệp hội vận chuyển Hàng không quốc tế - IATA) là người
có tên ở thư chuyên chở mà người vận chuyển có nghĩa vụ giao hàng cho họ Người gửi hàng có quyền được gửi số lượng hàng và được người vận chuyển đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hoá gửi của mình; có quyền xử
lý hàng bằng cách lấy ở sân bay nơi gửi hoặc nơi đến, gửi lại hàng ở giữa đường khi tàu bay hạ cánh, đề nghị người khác lấy hộ ở nơi hàng đến hay ở giữa đường với điều kiện không làm thiệt hại đến người vận chuyển và được bồi thường thiệt hại hay yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại về hàng hóa do người vận chuyển gây ra
Nghĩa vụ của người gửi hàng là phải tuân theo mọi yêu cầu của người vận chuyển, như phải giao cho người vận chuy ển vận đơn hàng không, đóng gói hàng theo bao bì đúng quy cách hướng dẫn và yêu cầu của người vận chuyển ; tuân theo quy định chịu trách nhiệm về lời khai của mình liên quan đến hàng hoá gửi và bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển hoặc thiệt hại
mà người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường do việc người gửi hàng kê khai không đúng quy cách, không chính xác hoặc không đầy đủ
Tương tự, người nhận hàng có các quyền, như nhận hàng do người vận chuyển chuyên chở tới trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, khiếu nại với người vận chuyển đã để xảy ra thiệt hại Người nhận hàng phải chịu trách nhiệm trong
Trang 23phạm vi lỗi của mình để xảy ra thiệt hại vì không thực hiện đúng nghĩa vụ mà người gửi hàng đã thoả thuận
Về tổng thể, phạm vi chủ thể trong trách nhiệm dân sự củ a người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam là người vận chuyển, hành khách và người thuê vận chuyển tham gia vào hợp đồng vận chuyển Điều đáng lưu ý là khách hàng tham gia quan h ệ vận chuyển bằng đường hàng không nội địa Việt Nam có thể là người nước ngoài (cá nhân hoặc tổ chức), cũng có thể là người không quốc tịch Đặc trưng này có tác động nhất định tới việc giải quyết trách nhiệm dân sự khi xảy ra thiệt hại trong quá trình vận chuyển, đòi hỏi trong quá trình giải quyết trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không phải áp dụng cả pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế (nếu có quy định)
1.2.1.2 Tính chất của quan hệ trách nhiệm trong vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường bay nội địa Việt Nam
Thông thường, tính chất quan hệ trách nhiệm dân sự của người vận chuyển trên đường bay nội địa Việt Nam đối với hành khách, hành lý và hàng hóa được thiết lập trên cơ sở chế định trách nhiệm dân sự từ hợp đồng
Đi sâu vào trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách, vấn đề quốc tịch của người bị thiệt hại có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện trách nhiệm của người vận chuyển khi có lỗi, gây ra thiệt hại tro ng quá trình vận chuyển hàng không Tức là, mặc dù hoạt động vận chuyển được tiến hành hoàn toàn trên đường bay nội địa, nhưng nếu thiệt hại gây ra cho hành khách là người nước ngoài
Trang 24thì việc giải quyết không hoàn toàn căn cứ theo quy định của pháp luật dâ n sự và pháp luật hàng không Việt Nam Điều này có liên quan đến vấn đề luật áp dụng trong giải quyết trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không
Ngược lại, người vận chuyển, trong nhiều trường hợp không hoàn toàn là một hãng hàng không nhất định, do hợp đồng vận chuyển được thiết lập giữa các hãng với nhau hay giữa người vận chuyển hàng không với doanh nghiệp vận chuyển đường sắt, đường bộ (tức vận chuyển đa phương thức) Vì vậy, có thể xuất hiện những loại trách nhiệm dân sự khác nhau của người vận chuyển hàng không, như trách nhiệm liên đới, trách nhiệm theo phần
1.2.2 Đặc thù về Luật áp dụng trong giải quyết trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường bay nội địa Việt Nam
Do tính chất quốc tế của hoạt động hàng không Tính quốc tế của hoạt động hàng không được lý giải từ nhiều góc độ, như chủ thể tham gia, đường bay, phương tiện bay, phương thức vận chuyển, và luật áp dụng để điều chỉnh hoạt động hàng không Trong hoạt động hàng không, dù việc khai thác phương tiện bay hoàn toàn diễn ra bởi pháp nhân trong nước và trên đường bay nội địa, nhưng hoạt động này vẫn phải tuân theo các quy tắc chung
do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đưa ra và tại hệ thống công ước Vác
-Sa-Va năm 1929 (còn gọi là Công ước nhằm thống nhất những quy tắc nhất định liên quan tới hoạt động vận chuyển quốc tế bằng tàu bay được ký kết tại Warsaw ngày 12 tháng 10 năm
thường thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự trong nước ở chỗ, hợp đồng vận chuyển hàng không bắt buộc phải tuân theo hệ thống những quy tắc chung thống nhất giữa các quốc gia dành cho hoạt động hàng không, ghi nhận tại các công ước quốc tế về hàng không
Không những thế, hoạt động vận chuyển hàng không nội địa, dù diễn ra trên cơ sở chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, nhưng yêu cầu phải tuân thủ nghĩa vụ thành viên các Điều ước quốc tế về hàng không của Việt Nam đã ràng buộc các hoạt động vận chuyển hàng không trong nước với sự điều chỉnh của đồng thời của cả pháp luật hàng không quốc
Trang 25gia Việt Nam và Luật hàng không dân dụng quốc tế Đây chính là đặc thù riêng của các loại quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Hơn nữa, chủ thể tham gia quan hệ trách nhiệm dân sự lại đa dạng, do đó, nên trong nhiều trường hợp, phát sinh quan hệ trách nhiệm dân sự có yếu tố nước ngoài, đòi hỏi phải được điều chỉnh bởi các nguyên tắc và quy định của tư pháp quốc tế
Tóm lại, trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý và hàng hóa trên các đường bay nội địa Việt Nam chịu sự điều chỉnh của những nguồn luật khác nhau Lưu ý, đối với hoạt động hàng không, vai trò của tập quán quốc tế khá mờ nhạt, do tính chất của hoạt động hàng không là loại hình hoạt động chịu sự chi phối gắt gao của các yêu cầu kỹ thuật và thường xuyên có thay đổi triệt để theo sự phát triển của khoa học và công nghệ hàng không
1.2.3 Đặc thù về thẩm quyền tài phán trong giải quyết trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường bay nội địa Việt Nam
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ trách nhiệm dân sự trong vận chuyển hàng không dân dụng nội địa có thể giải quyết thông qua con đường tòa án hoặc trọng tài Thẩm quyền tài phán trong loại tranh c hấp nà y cơ bản thuộc về các cơ quan tòa án hoặc trọng tài Việ t Nam
Điều 109 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 1990 quy định: “ Các tranh chấp trong hoạt động hàng không dân dụng có thể được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc đưa ra giải quyết trước tòa trọng tài hoặc khởi kiện trước tòa án theo thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định”
Tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền thụ lý giải quyết là tòa án nơi cư trú của người khởi kiện hoặc nơi xuất phát, nơi đến của hành trình vận ch uyển hàng không, tùy theo sự lựa chọn của người có quyền yêu cầu
1.3 CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI VẬN CH UYỂN ĐỐ I VỚ I HÀNH KHÁCH, H ÀNH LÝ VÀ H ÀNG HO Á TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRÊN CÁC ĐƯỜ NG BAY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
Trang 261.3.1 Cơ sở lý luận
Quan hệ nghĩa vụ dân sự là một bộ phận tất yếu của nội dung quan hệ
pháp luật dân sự, trong đó một bên (người có nghĩa vụ) để đạt được mục tiêu,
lợi ích của mình, bắt buộc phải thực hiện một hay một số hành vi nhất định hoặc cần kiềm chế không thực hiện một số h oạt động nhất định vì lợi ích của một
bên khác (người c ó quyền) Khi được các bên tham gia thoả thuận, nghĩa vụ trở
thành luật đối với các bên và điều này được pháp luật công nhận Do đó, khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự mà không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, kể cả việc thực hiện không đúng những nghĩa vụ do pháp luật quy định thì phải gánh chịu về mình những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần N gười vi phạm nghĩa vụ bắt buộc trở th ành chủ thể gánh chịu những hậu quả bất lợi trong một quan hệ pháp luật mới phát sinh,
quan hệ pháp luật về "trách nhiệm dân sự" giữa người có nghĩa vụ thực hiện trách
nhiệm và người có quyền theo nguyên tắc bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ (do thoả thuận hoặc do pháp luật quy định) gây thiệt hại thì phải bồi thường
Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ là một chế định được hình thành từ
cổ xưa trong luật dân sự của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trách nhiệm dân sự là một trong số các loại trách nhiệm pháp lý, được hiểu
theo nghĩa thông thường là: "Là việc bắt buộc phải sửa chữa một thiệt hại do không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự " [24, tr.70,71]
Khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự quy định, người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối
với người có quyền Như vậy, "trách nhiệm dân sự do sự vi phạm nghĩa vụ dân sự
là sự cưỡng chế của Nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra cho phía bên kia".[12, tr 288] Trách nhiệm dân sự được phâ n chia thành
trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Trang 27Đây là những tiền đề lý luận cơ bản mang tính xuất phát điểm để lý giải
về trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam Quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hàng không nội đ ịa về bản chất là một loại hình quan hệ dân sự, được thiết lập theo thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển
1.3.2 Cơ sở pháp lý
Những hoạt động khai thác tàu bay và vùng trời quốc gia thuộc sự điều chỉnh của Luật hàng không dân dụng rất rộng, như Quy chế h oạt động của phương tiện bay và vùng trời; quản lý không lưu, quản lý nhà nước về hoạt động hàng không dân dụng, hoạt động thương mại Tất cả những hoạt động này xét về phương diện luật pháp đều được bảo đảm thực thi những bởi chế định trách nhiệm pháp lý (hình sự - dân sự) tồn tại trong pháp luật hàng không dân dụng quốc tế và mỗi quốc gia Mặc dù theo nghiên cứu của tác giả Juglart (Pháp), so với các loại phương thức chuyên chở khác thì vận chuyển hàng không vẫn có hệ số đảm bảo an toàn cao nhất Ví dụ, trong năm 1954, Hàng không Pháp không có một tai nạn chết người nào; những Công ty Hàng không của Mỹ, trong cùng năm, cũng ghi nhận một kết quả tương tự đối với các tuyến bay quốc tế và chỉ có một hành khách bị tử vong trên hai triệu hành khách của các tuyến bay nội địa Nhưng việc quy định một cơ chế để bảo đảm cho việc thực thi các quy định của hoạt động khai thác hàng không dân dụng
là yêu cầu bắt buộc Thực tiễn pháp lý đó bắt nguồn từ đặc thù có tính nguyên
lý của hoạt động hàng không dân dụng là loại hình hoạt động xã hội - kinh tế tiềm ẩn những rủi ro mà nếu xảy ra, sẽ gây thiệt hại thảm khốc cho xã hội cũng như cá nhân người bị nạn
Trang 28Gắn với đặc tính này nên những vấn đề đặt ra trong trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành l ý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam được quy định khá cụ thể trong pháp luật hàng không dân dụng nói chung Nội dung chế định trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không bao gồm: Nguyên tắc, phạm
vi trách nhiệm, phạm vi bồi thường thiệt hại, mức độ bồi thường thiệt hại, thực hiện bồi thường thiệt hại, thẩm quyền, phương thức giải quyết bồi thường
Hiện nay, cơ sở pháp lý để xác định và thực hiện trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành k hách, hàng hóa và hành lý trên các đường bay nội địa Việt Nam dựa trên hệ thống văn bản pháp lý sau:
Thứ nhất, hệ thống công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đó là:
(1) Công ước Chicagô về hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 ; (2) Hệ thống Công ước W arsaw Công ước nhằm thống nhất những quy tắc nhất định liên quan tới vận chuyển quốc tế bằng tàu bay (bao gồm Công ước nhằm
thống nhất những quy tắc nhất định liên quan tới vận chuyển quốc tế bằng tàu bay ký tại Warsaw ngày 12 tháng 10 năm 1929, Nghị định thư sửa đổi Công ước nhằm thống nhất những quy định liên quan tới vận chuyển quốc tế bằng tàu bay ký tại Warsaw ngày 12/10/1929 đã được sửa đổi bằng Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955 ký tại Guatemala ngày 8 tháng 3 năm 1971, Bốn Nghị định thư bổ sung cho Công ước Warsaw, Nghị định thư Hague và Nghị định thư Guatemala ký tại Montreal ngày 25/9/1975, Nghị định thư bổ sung cho Công ước Warsaw ngày 12/10/1929 được ký tại Guadalajara ngày 8/9/1961) Thứ hai, các văn bản pháp luật hàng không Việt Nam và Văn bản pháp luật liên quan, bao gồm: (1) Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Trang 29Việt Nam, (2) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được thông qua ngày 26/12/1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (20/4/1995), (3) Bộ lu ật dân sự Việt Nam 1995 và các văn bản pháp luật liên quan
1.3.3.1 Yếu tố hành vi vi phạm của người vận chuyển hàng không
Theo khoa học luật dân sự và luật thực định, vi phạm pháp luật được hiểu là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ những nghĩa vụ pháp lý đã thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật của người có nghĩa vụ Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004, hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã chỉ rõ, "hành vi trái
pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật" Đây là hành vi xâm
phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công c ộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Trong hoạt động vận chuyển hàng không, tính chất của hành vi được coi là vi phạm phải được hiểu là người vận chuyển đã xử sự mâu thuẫn với các quy định của pháp luật hàng không và pháp luật liên quan Nói các h khác, hành vi trái pháp luật của người vận chuyển là hành vi vi phạm nghĩa vụ từ hợp đồng vận chuyển ký với khách hàng hoặc hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng Biểu hiện của
Trang 30những hành vi vi phạm nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng của người vận c huyển thường là:
- Không đảm bảo giờ cất cánh, hạ cánh theo đúng thoả thuận mà không có sự thông báo trước cho khách hàng;
- Không đảm bảo sự an toàn về các điều kiện phục vụ đối với khách hàng như
đã thoả thuận trước trong hợp đồng;
- Không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết mà không chứng minh được
lý do chính đáng của việc không thực hiện đúng đó (làm thất thoát hành lý, hàng hoá, làm hư hỏng, giảm chất lượng hàng hoá );
- Không thực hiện đúng các quy định về an toàn chuyế n bay, hoặc có hành vi tắc trách, bỏ qua việc phải thực hiện một quy tắc bắt buộc mang tính kỹ thuật nào
đó trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp , từ đó gây ra tổn thất cho hành khách, hà ng hóa hay hành lý Điều 59 Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy
định: "Theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không giữa người
vận chuyển và người gửi hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá
đã thoả thuận trong hợp đồng tới địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; " Cũng theo luật này, tại Điều 65 quy định: "Theo hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không, người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hành khách và hành lý tới địa điểm đến theo chuyến bay đã ghi trong vé, giữ chỗ cho hành khách trong tàu bay và giao hành lý ký gửi cho ngư ời có quyền nhận"
Một số những trường hợp nêu trên được đơn cử để chỉ ra hành vi trái pháp luật của người vận chuyển hàng không không bao quát hết mọi trường hợp diễn ra trên thực tế, vì do tính chất đặc thù của loại hình vận chuyển hàng không nên ngay cả hệ
thống Công ước Warsaw 1952 cũng như quy định của luật hàng không Việt Nam
cũng không có những quy định để xác định cụ thể đâu là hành vi trái pháp luật của người vận chuyển, mà chỉ quy định rằng, người vận chuyển có trách nhiệm bồi
Trang 31thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thương tích của hành khách hoặc mất mát,
hư hỏng, thiếu hụt hành lý, hàng hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng tàu bay, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi của khách hàng hoặc những trường hợp
mà pháp luật quy định là loại trừ trách nhiệm của người vận chuyển (Theo Điều 72
- 73 Luật hàng không dâ n dụng Việt Nam 1990 và 17 - 18 C ông ước Warsaw 1952)
Điểm đáng lưu ý khi xem xét điều kiện này là, so với nhiều loại hình trách nhiệm dân sự khác thuộc khuôn khổ pháp luật dân sự nó i chung thì yếu tố hành vi trái pháp luật của người vận chuyển không có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định trách nhiệm dân sự của họ trong quá trình vận chuyển hàng không, bởi đây là phương thức hoạt động có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ Trác h nhiệm của người vận chuyển chỉ có thể được loại trừ khi họ chứng minh được thực tiễn ngược lại, tức thiệt hại hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, của hàng hóa hay hành lý, hoặc do những nguyên nhân khác mà theo pháp luật quy định, người vận chuyển hàng không sẽ không phải gánh chịu trách nhiệm
1.3.3.2 Yếu tố có thiệt hại xảy ra trong thực tế
Xét về tổng thể thì thiệt hại được hiểu là “ tổn thất về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ " [23, tr 882]
Riêng về tài sản thì thiệt hại được hiểu là sự " biến đổi theo chiều hướng xấu đi
trong tài sản của m ột người thể hiện ở những tổn thất thực tế tính được thành tiền
mà người đó phải gánh chịu" [12, tr 290] Do đó, về mặt xã hội, thiệt hại làm xấu
đi những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Việc khắc phục tổn thất do những hoạt động của các chủ thể gây ra xét về mặt pháp lí, được giải quyết thông qua chế định trách nhiệm bồi thường Muốn vậy, thiệt hạ phải được xem xét và đánh giá một cách khách quan, thực tế, chắc chắn và chưa được bồi thường Đây là nguyên tắc tính toán chung về thiệt hại từ góc độ của luật dân sự
Trong vận chuyển hàng không dân dụng nội địa, điều kiện để buộc người vận chuyển hàng không phải chịu trách nhiệm là thiệt hại phát sinh từ sự cố trên máy
Trang 32bay hoặc khi hành khách thực hiện các hành vi lên xuống máy bay và những hành
vi này vẫn đang trong phạm vi trách nhiệm của người vận chuyển Đối với hoạt động hàng không, thì khái niệm tai nạn được hiểu là sự cố xảy ra và phát triển từ bên ngoài, nhanh chóng, đột ngột làm hành khách bị thương, bị tổn thất về thân thể hoặc thậm chí bị tử vong Thực tế, có thể xảy ra các loại thiệt hại sau cho hành khách trong quá trình vận chuyển hàng không:
Thứ nhất, thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của hành khách Nguyên nhân gây
ra thiệt hại này có thể do người vận chuyển gây ra, cũng có thể do hành khách gây
ra Biểu hiện cụ thể là có sự tử vong của hành khách hay làm hành khách bị thương hoặc bất kỳ sự thiệt hại nào về thân thể của hành khách
Căn cứ vào nội dung của công ước Vacsava 1929 thì người vận chuyển vì lỗi của mình sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn, làm chết hoặc bị thương hay các tổn thất khác về sức khoẻ cho hành khách do việc xảy ra tai nạn phát sinh trong tàu bay hoặc trong khi hành khách thực hiện các hành vi liên quan tới việc lên xuống tàu bay Cần có sự phân biệt rõ giữa thiệt hại do tai nạn tàu bay gây ra mà trách nhiệm thuộc về người vận chuyển với tai nạn khác hoặc do hành khách gây ra, hoặc người vận chuyển hoàn toàn không có lỗi (do sự xô xát của khách hàng) không thuộc trách nhiệm của người vận chuyển Tai nạn trong hoạt động hàng không không bao gồm bất kỳ sự kiện tình cờ, không mong đợi mà vì nó, sự an toàn phi hành đoàn và bất kỳ người nào bị đe doạ Mặt khác, khi xét điều kiện thiệt hại cũng cần phải xác định phạm vi thiệt hại để có cơ sở giải quyết bồi thường Thiệt hại trong Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách không bao gồm thiệt hại của phi hành đoàn
Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về nhữ ng thiệt hại cho thân thể hành khách xảy ra trên tàu bay hoặc trong suốt quá trình hoạt động nhằm lấy, trả hành khách Hoạt động lấy, trả khách được tính từ thời điểm khách bước ra sân đậu để lên tàu bay và từ thời điểm khách bước ra khỏi tàu bay cho đến khi ra khỏi sân đậu
Trang 33hoặc từ thời điểm bước ra khổi đường ống để lên tàu bay hoặc từ thời điểm bước ra khỏi đường ống để vào nhà ga Theo K hoản 1 Điều 75 Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam, quá trình vận chuyển hành khách được xác định là: "Quá trình vận
chuyển hành khách bằng tàu bay được tính từ thời điểm hành khách ra sân đỗ hoặc bước bào đường ống để lên tàu bay tới thời điểm rời sân đỗ hoặc đường ống dưới
sự chỉ dẫn của nhân viên thay mặt đất thay m ặt người vận chuyển "
Thứ hai, thiệt hại đối với hàng hoá, hành lý Điều 18 Công ước Vacsava 1929 quy định:
“1 Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường
hợp mất m át, thiếu hụt, hư hỏng hành lý hoặc hàng hoá ký gửi, nếu sự việc gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng tàu bay
2 Việc vận chuyển bằng tàu bay trong phạm vi nghĩa vụ của khoản trên bao gồm giai đoạn mà hành lý hoặc hàng hoá nằm trong sự bảo quản của người vận chuyển cho dù ở trong cảng hàng không hoặc là trong tàu bay, hoặc trong trường hợp hạ cánh ngoài cảng H àng không, sân bay hoặc ở bất kể nơi nào"
Những thiệt hại nêu ở đây chỉ thuộc về trách nhiệm của người vận chuyển khi liên quan đến quá trình vận chuyển hàng không hoặc khi đang còn trong phạm vi quản lý của người vận chuyển
Theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, quá trình vậ n chuyển hàng hoá hoặc hành lý ký gửi bằng tàu bay được tính từ thời điểm người gửi hàng giao hàng hoá, hành lý cho người vận chuyển tới thời điểm người vận chuyển trả hàng hoá, hành lý cho người có quyền nhận Theo đó, người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi trong quá trình vận chuyển bằng tàu bay Quy định như vậy sẽ buộc người vận chuyển hàng không chỉ phải chịu trách nhiệm khi thiệt hại xảy ra đối với hàng hoá
trong thời gian vận chuyển, tức hàng hoá theo nghĩa "là mọi tài sản được thuê chở,
hoặc hàng mà khách hàng mang theo người" thuộc trách nhiệm quản lý của người
Trang 34vận chuyển trên cơ sở thoả thuận với người gửi hàng như đã thể hiện ở vận đơn hàng hóa Trong thực tế, những thiệt hại thuộc dạng này có thể là:
- M ất hoàn toàn là trường hợp phát sinh khi hết hạn vận chuyển (như đã thoả thuận) mà người vận chuyển vẫn không có hàng để giao cho người gửi hoặc người
có quyền nhận hàng
- M ất một phần là trường hợp sau khi vận c huyển, người vận c huyển trả lại hàng hoá cho người gửi hoặc người nhận nhưng chỉ trả được một phần hàng hoá (trả hàng giảm về số lượng, trọng lượng so với số lượng, trọng lượng hàng hoá ban đầu)
- Thiệt hại về hàng hoá cũng có thể xảy ra do việc hà ng hoá bị hư hỏng, c ó nghĩa là sau khi vận chuyển, hàng hoá hoàn toàn không sử dụng được hay không còn khả năng sửa chữa để sử dụng Việc hư hỏng hàng hoá còn bao gồm cả việc giảm chất lượng hàng hoá (là sự giảm bớt giá trị sử dụng hay giá trị sử dụng bị tụt xuống so với mức quy định khi sản xuất ra hàng hoá đó)
- Riêng đối với những thiệt hại đối với hành lý, theo quy định của Khoản 2 Điều 75 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và điều lệ vận chuyển hành khách và
hành lý do Hã ng hàng không quốc gia Việt Nam ban hành thì " trong trường hợp
xảy ra m ất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường, nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại ", vì hành
lý xách ta y v ốn thuộc trách nhiệm tự quản lý c ủa hành khách
- Trong các thiệt hại mà người vận chuyển phải có trách nhiệm bồi thường, còn phải tính đến cả nhữ ng thiệt hại do chậm chễ Như Điều 19 Công ước Vacsava
quy định: "Người vận chuyển chịu trách nhiệm về thiệt hại do sự chậm chễ xảy ra
theo cách giải quyết của Tổng Công ty Hàng không Việt nam thì Hàng không Việt Nam phải có trách nhiệm bồi thường đối với hành lý ký gửi khi hành khách đ ã làm xong thủ tục ký gửi cho đến khi giao hành lý cho người nhận hoặc chuyển giao cho
Trang 35Hãng hàng không khác vận chuyển tiếp tại sân bay trung chuyển Vì vậy, hành khách được hưởng chế độ bồi thường hành lý ký gửi bị vận chuyển chậm trong trường hợp hành khách không nhận được hành lý ký gửi và Hàng không Việt Nam chưa xác định được hành lý đó ở đâu hoặc hành khách nhận được hành lý ký gửi chậm sau 6 giờ kể từ thời gian hành khách đến Đ ó là quy định chung, còn cụ thể, nếu hành lý ký gửi của hành khách gồm nhiều kiện và khách hàng đã nhận được ít nhất một kiện hoặc hành lý gửi của khách gồm một kiện và đã nhận được kiện hành
lý đó trước 6 giờ kể từ thời gian khách đến thì sẽ không được bồi thường do chậm chễ
1.3.3.3 Yếu tố có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại
Theo quy định của luật dân sự, người có hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải gánh chịu trách nhiệm dân sự khi những thiệt hại xảy ra trên thực tế là kết quả trực tiếp tất yếu của hành vi trái pháp luật Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại là mối quan hệ nội tại, trong đó, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp hoặc nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra và bao giờ cũng xuất hiện trước, thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi ph ạm đó
Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam chỉ đặt ra khi thiệt hại xảy ra trên thực tế có nguyên nhân nội tại, trực tiếp hoặc cơ bản từ hành vi trái pháp luật của họ Điều nà y cũng có nghĩa là, không phải bất kì thiệt hại nào về hành khách, hành lý, hàng hoá xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng tàu bay, người vận chuyển cũng phải gánh chịu hậu quả bất lợi là phải bồi thường thiệt hại Người vận chuyển chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý
và hàng hoá khi họ có lỗi hoặc đối với những trách nhiệm được pháp luật xác định người vận chuyển phải gánh chịu
Trang 361.3.3.4 Yếu tố có lỗi của người gây thiệt hại
Lỗi là trạng thái tâm lí của một người đối với hành vi của họ và hậu quả của hành vi đó Một hành vi trái pháp luật gây thiệt hại của một chủ thể nào đó là sự thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan Mặt khách quan là mặt biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể vi phạm, còn mặt chủ q uan là nhữ ng biểu hiện tâm lý bên trong N hững biểu hiện đó có thể là rất đa dạng, gồm nhiều nội dung khác nhau, như động cơ, mục đích Lỗi trong dân sự thường biểu hiện dưới hai dạng là lỗi có ý và
lỗi vô ý, theo đó, "Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi
của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để thiệt hại xảy ra" Còn "Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc
dù phải biết thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được "
(Khoản 2, Điều 309 Bộ luật Dân sự)
Khác với việc phâ n biệt lỗi cố ý và lỗi vô ý trong L uật hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và định khung hình phạt, lỗi trong luật dân sự,
dù cố ý hay vô ý đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Thậm chí, trong một số trường hợp, dù không có lỗi cũng phải chịu trách nhiệm bồi th ường nếu pháp luật có quy định (Khoản 3 Điều 627 Bộ luật dân sự)
Đối với hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng, trừ trường hợp người
vận chuyển có lỗi cố ý thì việc xác định trách nhiệm dân sự của họ theo nguyên tắc
lỗi suy đoán Trong quy định của hệ thống công ước Vacsava cũng như trong luật
hàng không dân dụng Việt Nam, người vận chuyển phải có nghĩa vụ chứng minh trong mọi trường hợp, vì ngay cả trường hợp bất khả kháng, người vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm nếu không chứng minh được mình, nhân viên hoặc đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại hoặc không thể áp dụng được các biện pháp như vậy
Trang 37Tóm lại, căn cứ thực tiễn của việc xác định trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam phải dựa trên đầy đủ các yếu tố trên Việc xác định phạm vi bồi thường và mức bồi thường trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào
cơ quan toà án, nhưng nhất thiết phải dựa trên sự đánh giá khách quan, cô ng bằng tất cả các yếu tố đó, tuân theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia quy định về vấn đề này
1.4 GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI HÀNH KHÁC H, HÀNH LÝ VÀ HÀNG HOÁ TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔN G TRÊN CÁC ĐƯ ỜNG BAY N ỘI ĐỊA VIỆT NA M
Khi có thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ từ hợp đồng vận chuyển hoặc xuất hiện Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển ngoài hợp đồng, người vận chuyển hàng không phải bồi thường thiệt hại Vấn đề được đặt ra là: phạm vi bồi thường thiệt hại và mức độ bồi thường thiệt hại phải vừa đảm bảo được quyền lợi của khách hàng, vừa bảo đảm hiệu quả kinh doanh trong hoạt động hàng không Mục đích này được đặt ra bởi Công ước Vacsava 1929 và hệ thống pháp luật về hàng không Muốn đạt được mục đích này, cần phải xác định được phạm vi thiệt hại được bồi thường và mức bồi thường cụ thể thông qua đó, xác định được giới hạn trách nhiệm dân sự của người vận chuyển
Do đó, liên quan tới trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không, vấn đề giới hạn trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không được đặt ra Giới hạn trách nhiệm dân sự là mức bồi thường tối đa mà người vận chuyển hàng không phải thực hiện đối với người được bồi thường khi có thiệt hại xảy ra đối với hành khách, hành lý, hàng hoá trong quá trình vận chuyển Trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại, giới hạn này phải được tuân thủ và trong mọi trường hợp, người vận chuyển hàng không chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi giới hạn này
Trang 381.4.1 Xác định phạm vi của trách nhiệm dân sự của người vận chuyển trên các đường bay nội địa Việt Nam
Phạm vi của trách nhiệ m dân sự của người vận chuyển hà ng không chính là những quy định của pháp luật quy định trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về mặt không gian và thời gian đối với hành khách, hàng hoá và hành lý
Khái niệm này còn được một số tác giả gọi là thời hạn trách nhiệm của người
Vận chuyển bằng máy bay không mở rộng tới bất kỳ việc vận chuyển nào bằng đường bộ, đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảng hàng không Tuy nhiên, thiệt hại do vận chuyển bằng đường bộ, đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảng hàng không nhưng nhằm mục đích lấy hàng, giao hàng hoặc chuyển tải trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng tàu bay cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyể n bằng tàu bay Trong trường hợp này, người vận chuyển muốn được loại trừ trách nhiệm dân sự của mình phải chứng minh được việc vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông đó không nằm trong quá trình vận chuyển hàng không
Theo quy định tại Điều 75 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, quá trình vận chuyển hành khách bằng tàu bay được tính từ thời điểm hành khách ra sân đỗ hoặc bước vào đường ống để lên tàu bay đến thời điểm rời khỏi sân đỗ hoặc đường ống dưới sự chỉ dẫn của nhân viên thay mặt người vận chuyển; quá trình vận chuyển hàng hóa, hành lý ký gửi bằng tàu bay được tính từ thời điểm người gửi
Trang 39hàng giao hàng hoá, hành lý cho người vận chuyển tới thời điểm người vận chuyển trả hàng hoá, hành lý cho người có quyền nhận Như vậy, quy định của luậ t hàng không dân dụng Việt Nam thiếu cụ thể và chưa phù hợp với Công ước Vacsava
1929
Như vậy, người vận chuyển hàng không phải chịu mọi thiệt hại xảy ra cho
hành khách, hành lý, hàng hoá trong phạm vi không gian và thời gian đó
1.4.2 Giới hạn thực hiện trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý và hàng hoá trong vận tải hàng không trên các đường bay nội địa Việt Nam
Vận dụng trong hoạt động hàng không dân dụng, nhất là đối với vận chuyển hàng không, thì một mặt, pháp luật hàng không dân dụng quy định, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách
bị chết, hoặc bất kỳ thương tích nào về thân thể khi ở trên tàu bay và trong quá trình hoạt động xếp tải, dỡ tải Nhưng mặt khác, pháp luật cũng quy định, người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm một cách tuyệt đối, vô điều kiện Theo hệ thống Công ước Vacsava, trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách được loại bỏ trong các trường hợp sau:
- Do lỗi của hành khách Nếu hà nh khách là người có lỗi trong việc gây ra tổn thương cho chính mình thì đó chính là cơ sở để người vận chuyển hàng không được giải thoát khỏi trách nhiệm bồi thường, còn nếu lỗi một phần thuộc về hành khách, một phần thuộc về người vận chuyển thì người vận chuyển có thể được miễn một phần trách nhiệm của mình (có thể xác định trách nhiệm theo phần)
- Nếu người vận chuyển chứng minh một cách hợp pháp mình đã áp dụng m ọi biện pháp cần thiết để tránh thiệt hại cho hành khách và khi người vận chuyển đã chứng minh được ý thức và hành động cần thiết theo quy định mà họ đã thực hiện nhưng vẫn không ngăn được thiệt hại xảy ra thì trong trường hợp đó, người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm
Trang 40Nhưng những quy định về việc loại bỏ trách nhiệm của người vận chuy ển không đồng nghĩa với việc người vận chuyển có quyền vận dụng những quy định của Công ước để loại bỏ hoặc hạn chế trách nhiệm của mình Người vận chuyển vẫn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu thiệt hại bị gây ra do lỗi cố ý hoặc do sơ suất của người vận chuyển mà theo luật toà án thụ lý vụ kiện này sơ suất đó được coi như tương đương với lôĩ cố ý
Tương tự như vậy, người vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra trong trường hợp do lỗi cố ý hoặc sơ suất được toà án có thẩm quy ền đánh giá là tương đương với lỗi cố ý của bất kỳ đại lý nào của người vận chuyển hành động trong phạm vi nhiệm vụ của mình Như vậy, theo quy định, người vận chuyển không phải là người có quyền khẳng định việc mình được loại trừ trách nhiệm mà phạm vi trách nhiệm của người vận chuyển chỉ được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền
Công ước Vacsava còn nhấn mạnh rằng "Bất kỳ quy định nào nhằm giảm bớt
trách nhiệm của người vận chuyển hoặc ấn định thấp hơn trách nhiệm mà đã quy định trong Công ước này đều vô hiệu và không có giá trị, nhưng việc vô hiệu của bất kỳ quy định nào như vậy không kéo theo sự vô hiệu của toàn bộ hợp đồng, m à vẫn còn phụ thuộc vào những quy định khác của Công ước này "
Tuy không thể tự giới hạn phạm vi trách nhiệm của mình nhưng người vận chuyển hoàn toàn có thể, trên cơ sở có sự chấp thuận từ trước giữa người vận chuyển và hành khách về mức trách nhiệm cao hơn hoặc theo thoả thuận với khách hàng của người vận chuyển về mức trách nhiệm pháp lý tăng trong trường hợp hành khách chết hay bị thương, thì căn cứ vào thoả thuận trước đó, trách nhiệm dân sự của người vận chuyển phải thực hiện sẽ ngoài giới hạn quy định đã có trong Công ước
Cụ thể, theo quy định tại Điều 22 của Công ước Vacsava, trong vận chuyển hành khách, trách nhiệm của người vận chuyển đối với mỗi hành khách được giới