Trong dạy học Ngữ văn, riêng mảng văn nghị luận, ta thấy rằng trướcđây văn bản nghị luận VBNL ít được đưa vào chương trình phổ thông do nhiềungười cho rằng đây là thể loại thường đề cập
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ GIỚI
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sửdụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Thị Giới
Trang 3Lời Cảm Ơn
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu săc đến PGS.TS Nguyễn Quang Ninh, thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Huế đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy
cô tổ Ngữ văn và các em học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực, THPT Nguyễn Hùng Sơn (Thành phố Rạch Giá - Kiên Giang) cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi hoàn thành đề tài.
Huế, tháng 8 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Giới
iii
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii
Lời cam đoan iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề 8
3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp của luận văn 12
7 Cấu trúc luận văn 12
NỘI DUNG 13
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13
1.1 Cơ sở lí luận 13
1.1.1 Kĩ năng và kĩ năng tóm tắt văn bản 13
1.1.2 Đọc - hiểu văn bản và dạy học đọc - hiểu văn bản với việc phát triển kĩ năng cho học sinh 16
1.1.3 Giới thuyết về thể loại nghị luận 17
1.2 Cơ sở thực tiễn 23
1.2.1 Khái quát về chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện nay - phần VBNL 23
1.2.2 Thực trạng dạy và học đọc - hiểu văn bản nghị luận trong nhà trường THPT26 Kết luận chương 1 32
Trang 5Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÓM TẮT VĂN
BẢN QUA DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 33
2.1 Mối quan hệ giữa tóm tắt văn bản và đọc - hiểu văn bản 33
2.1.1 Tóm tắt văn bản với đọc - hiểu 33
2.1.2 Tóm tắt văn bản với tạo lập 34
2.2 Một số kĩ năng cần rèn luyện 36
2.2.1 Tóm tắt văn bản phải đảm bảo đầy đủ về nội dung 36
2.2.2 Tóm tắt văn bản phải chính xác các chi tiết 37
2.2.3 Tóm tắt văn bản cần tương đồng về cấu trúc 39
2.2.4 Tóm tắt văn bản phải thể hiện được ý đồ của tác giả 40
2.2.5 Tóm tắt văn bản phải đảm bảo ngắn gọn 42
2.3 Một số biện pháp cần rèn luyện 43
2.3.1 Đọc kĩ để hiểu nội dung văn bản nghị luận 43
2.3.2 Phân tích quan hệ ý của văn bản 45
2.3.3 Lập sơ đồ tóm tắt 51
2.3.4 Viết văn bản tóm tắt 52
2.4 Một số dạng bài tập rèn luyện 55
2.4.1 Dạng đọc - hiểu văn bản 55
2.4.2 Dạng tìm ý chính 57
2.4.3 Dạng tìm ý phụ 59
2.4.4 Dạng xác định cách luận chứng 60
2.4.5 Dạng tóm tắt 63
Kết luận chương 2 67
Chương 3 THIẾT KẾ DẠY HỌC THỰC NGHIỆM 68
3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 68
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 68
3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 68
3.2 Tiến trình thực nghiệm 68
3.2.1 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 68
3.2.2 Thiết kế giáo án thực nghiệm 69
Trang 63.2.3 Nội dung thực nghiệm 78
3.2.4 Triển khai thực nghiệm 78
3.3 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm 82
3.3.1 Xử lí kết quả thực nghiệm 82
3.3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm 84
Kết luận chương 3 85
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
BẢ
Bảng 1.1: Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên 28
Bảng 1.2: Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của học sinh 28
Bảng 3.1 Tần số các loại điểm của lớp ĐC và TN 82
Bảng 3.2 Bảng xếp loại học sinh ĐC và TN 83
Bảng 3.3 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của lớp ĐC và TN 84
Bảng 3.4 Hệ số kiểm định mức ý nghĩa của sự khác biệt giữa ĐC và TN 84
BIỂU ĐỒY Biểu đồ 3.1 So sánh tần số phân bố điểm lớp ĐC và TN 83
Biểu đồ 3.2 So sánh tỷ lệ % xếp loại học sinh của ĐC và TN 83
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2010 - 2020”, Đảng và Nhà nước
đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học
và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạođức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảmbảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển củamỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng”
Cùng với xu hướng xã hội đang tích cực thực hiện đổi mới toàn diện nềngiáo dục thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất,năng lực người học được chú trọng đặc biệt để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Với đặc thù riêng, Ngữ văn là môn học gắn với cái đẹp Học Ngữ văn là học cáchkhám phá cái đẹp của thế giới tự nhiên, của cuộc sống và con người Cùng với việcđổi mới chương trình sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn
sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, cho nên mối quantâm của giáo viên Ngữ văn nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say
mê hứng thú học tập bộ môn Ngữ Văn
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học - từ chỗ quan tâmtới việc học cung cấp kiến thức đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gìqua việc học Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh cóthể đọc - hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận cácgiá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằngnghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính Đó là con đường duy nhất
để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ Do đó hiểu bảnchất môn Văn là môn dạy đọc Văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn
Trang 10học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, kĩ năng, phát triển nănglực, kĩ năng là chủ thể của học sinh.
1.2 Trong dạy học Ngữ văn, riêng mảng văn nghị luận, ta thấy rằng trướcđây văn bản nghị luận (VBNL) ít được đưa vào chương trình phổ thông do nhiềungười cho rằng đây là thể loại thường đề cập đến những tư tưởng trừu tượng, diễnđạt khô khan nên không gây được sự hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh Hiện nay,văn nghị luận đã được đánh giá đúng với vai trò, ý nghĩa đích thực của nó Văn nghịluận không chỉ có ý nghĩa đối với những vấn đề lớn lao của đất nước, thời đại nhưcông cuộc dựng nước, giữ nước, canh tân đất nước, mà còn rất gần gũi và có ýnghĩa trong đời sống công dân hiện nay
Mặc dù khác nhau về thời điểm ra đời, về thể loại, về nội dung luận bànnhưng các VBNL đều có điểm chung là bộc lộ tính trí tuệ uyên bác, tình cảm sâusắc của người viết Tuy nhiên, các VBNL thường khô khan cho nên học sinh tiếpnhận tác phẩm rất khó khăn Khi giảng dạy, giáo viên cần kết hợp nhiều phươngpháp dạy học tích cực để học sinh trở thành chủ thể tiếp nhận trong việc tìm hiểu cáihay, cái đẹp của tác phẩm về nội dung, quan điểm tư tưởng và hình thức nghệ thuật.Điều này càng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thời đại ngày nay, khi sự giao lưuvăn hóa quốc tế được gia tăng, khi điều kiện tiếp xúc các nguồn văn bản được mởrộng hơn bao giờ hết Trong bối cảnh đó trình độ văn hóa được đánh giá bằng nănglực, kĩ năng nắm bắt, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin từ các văn bản khác nhau
Mà muốn thế trước hết họ phải biết đọc, không phải chỉ biết đọc chữ, đọc diễn cảm,
mà trước hết phải biết đọc hiểu Sau khi học sinh đã đọc và nắm được nội dung tácphẩm giáo viên hướng dẫn học sinh TTVB đây là một khâu không thể thiếu trongphần tiếp nhận văn bản, nhất là đối với phần VBNL Từ quá trình đọc - hiểu họcsinh sẽ hình các thành năng lực, kĩ năng khác nhau Một trong những kĩ năng quantrọng và cần thiết là kĩ năng TTVB Sở dĩ cho là kĩ năng quan trọng bởi vì nó giúp
ta có những hiểu biết khái quát, chính xác và sâu sắc về văn bản, hiểu được quanđiểm, tư tưởng tình cảm mà người viết muốn chuyển tải trong văn bản từ đó tíchlũy tư liệu và kiến thức cần thiết làm tài liệu
1.3 Từ cơ sở của việc dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận trong trường Trung
Trang 11học phổ thông (THPT) mà tập trung là các VBNL lớp 11, 12, bản thân tôi thấy rằngviệc phát triển kĩ năng cho học sinh nhất là kĩ năng tóm tắt văn bản (TTVB) là rất cầnthiết Vậy làm cách nào để có thể định hướng giảng dạy những VBNL cho phù hợp
và mang lại hiệu quả cao, rèn luyện được cho học sinh năng lực tóm tắt? Điều đó đã
thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản cho học sinh THPT qua phần dạy đọc - hiểu VBNL trong sách giáo khoa lớp 11, 12.”
2 Lịch sử vấn đề
Văn nghị luận là một trong sáu kiểu văn bản (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghịluận, thuyết minh, hành chính - công vụ) được dạy trong chương trình Ngữ vănTrung học cơ sở (THCS), là một trong bốn kiểu văn bản được dạy trong chươngtrình Ngữ văn THPT (thuyết minh, nghị luận, tự sự, hành chính - công vụ) Vì vậy,các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách tham khảo dạy học về văn nghị luận nóichung khá nhiều và đa dạng
Giáo sư Lê Trí Viễn trong bài viết Về vị trí môn văn trong nhà trường phổ thông đã khẳng định “Hai môn Văn Toán có vị trí hàng đầu trong các môn học ở
trường phổ thông, trong đó Văn được xếp trước Toán” Do đó, việc nghiên cứu vềphương pháp dạy văn luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm Ngoài những tài liệu
của Bộ Giáo dục - Đào tạo như Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12, Về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trung học phổ thông… ở mảng đọc - hiểu nghị luận bản thân tôi được biết một
số tài liệu nghiên cứu sau:
Giáo trình phương pháp giảng dạy văn học do các tác giả Bùi Quang Phổ,
Hoàng Lân, Nguyễn Gia Phương biên soạn xuất bản năm 1963 Về mặt lịch sử pháttriển của ngành, đây là cuốn giáo trình đầu tiên về phương pháp dạy học văn ở nước
ta Đến năm 1987 giáo trình chính thức của bộ môn văn Phương pháp dạy học văn docác tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệtbiên soạn được hoàn thành Trong giáo trình này, các tác giả có đề cập đến văn nghịluận nhưng với tư cách là một kiểu bài của phân môn làm văn và viết về làm văntrong một nội dung bài học cụ thể của phương pháp dạy học văn Bên cạnh đó, tác giả
Nguyễn Thanh Hùng trong chuyên luận Hiểu văn dạy văn Nhà xuất bản giáo dục
Trang 122000, bài viết đã trình bày nhiều vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động dạy học văn
ở trong trường phổ thông Ông đặc biệt lưu ý đến hoạt động chiếm lĩnh các tác phẩmvăn chương nhằm tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá để hiểu tác phẩm văn
chương sâu sắc, toàn diện Thiết kế dạy học làm văn 12 của Trương Dĩnh (Nhà xuất
bản giáo dục) đã tập trung vào thể văn nghị luận với tư cách là một đối tượng của dạyhọc làm văn Do đó, các tác giả tập trung vào thể văn nghị luận ở chương trình làmvăn lớp 12, đồng thời hướng dẫn thiết kế cụ thể để rèn luyện kĩ năng
Năm 1998, Đỗ Kim Hồi trong Nghĩ từ công việc dạy văn (Nhà xuất bản Giáo
dục, 1998) đã chỉ ra rằng chưa xây dựng được một khoa học cho làm văn nghị luận.Theo ông “Văn nghị luận là sự phản ánh cuộc sống do đó nếu không bắt nguồn từcuộc sống thì không thể đến với nghị luận, ngược lại không một quy tắc nào củavăn nghị luận có thể có giá trị, có linh hồn nếu không có cơ sở và được cắt nghĩa từ
sự chăm chú quan sát và nhận xét những hoạt động nghị luận ở đời thường” Nhữngcông trình mà chúng tôi vừa nêu, các tác giả có bàn đến nghị luận nhưng với tư cách
là một hoạt động, một kiểu bài của phân môn làm văn chưa xem VBNL là đối tượngcủa hoạt động dạy đọc - hiểu văn bản
Trước năm 2000, Chương trình SGK Văn cải cách đã chú ý dạy văn nghịluận Các cuốn sách như Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (TrầnThanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý biên soạn), Giảng dạy văn học Việt Nam(Phần cổ điển và cận đại, ở trường phổ thông cấp III) của Trần Thanh Đạm, BùiVăn Nguyên, Tạ Phong Châu đã đưa ra những gợi ý quý báu về giảng dạy văn nghịluận nói chung với một số yêu cầu giảng dạy tác phẩm nghị luận văn học như chú ýbồi dưỡng khả năng cảm thụ cho học sinh, xác định kiến thức cơ bản, kết hợp rèn kĩnăng làm văn nghị luận cho học sinh nhưng vẫn chủ yếu khai thác nội dung tưtưởng, đi sâu vào vấn đề văn học, chưa chú ý dạy học cách đọc - hiểu văn bản,
chưa thích hợp với đối tượng học sinh ở nhà trường trung học Cách tiếp cận vấn đề
của tác giả chủ yếu vẫn từ góc độ lịch sử, phê bình văn học chưa phải từ góc độ lí
luận dạy học Tương tự như vậy, các công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Trần Đình Sử), Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá (Trần Nho Thìn), Con đường giải mã văn học trung đại (Nguyễn Đăng Na) đề cập
Trang 13đến phần nào cách tiếp cận và giảng dạy một số VBNL trung đại Cũng có thể tìm
thấy một số bài giảng văn nghị luận trung đại trong các bài nghiên cứu như Những bài giảng văn ở đại học của Lê Trí Viễn, cuốn Giảng văn, tập 1, của Bùi Văn
Nguyên, cuốn Giảng văn Văn học Việt Nam của Trần Đình Sử Vấn đề dạy học đọc
hiểu văn bản nghị luận được đề cập đến ở tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ văn cấp THCS, THPT và một số bài báo như Suy nghĩ về cách dạy bài “Ý nghĩa văn chương” trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 của Đặng Hiển,“Một số vấn đề đọc - hiểu thơ văn trữ tình và tác phẩm văn chương nghị luận trong chương trình SGK Ngữ văn 7” của Nguyễn Trọng Hoàn Các tài liệu này quan tâm đến việc dạy
các VBNL cụ thể trong chương trình, còn cách dạy đọc - hiểu thể văn nghị luận nhưthế nào chưa được các tác giả khái quát thành lí luận về phương pháp
Vấn đề dạy học đọc - hiểu VBNL được nghiên cứu toàn diện hơn trong cuốn
“Dạy học văn bản Ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt”
của Trần Đình Chung Tác giả dành một chương (chương III) viết về dạy học vănbản Trên cơ sở nhận diện VBNL theo phương thức biểu đạt, tác giả đề xuất phươnghướng dạy học VBNL dân gian, dạy học VBNL trung đại, hiện đại theo yêu cầu phùhợp với đặc trưng thể loại, đáp ứng dạy học tích hợp và dạy học tích cực
Trong một tài liệu chuyên sâu khác về phương pháp dạy văn nghị luận là
Phương pháp dạy văn bản nghị luận ở trường phổ thông (Hoàng Thị Mai), tác giả đã
chỉ ra các biện pháp, cách thức dạy VBNL (tái hiện sinh động không khí lịch sử, thờiđại, tình huống tạo nên tác phẩm; đọc, tóm tắt VBNL; phát hiện khái quát luận đề, luậnđiểm và phân tích luận đề, luận điểm; lấy ví dụ, dẫn chứng tiêu biểu ngoài văn bản đểphân tích, làm sáng tỏ luận điểm; đọc - hiểu VBNL dự vào mạch nghị luận của vănbản; liên hệ với thực tế; tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi dạy học đọc - hiểuVBNL; kiểm tra đánh giá trong dạy học đọc - hiểu VBNL)
Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng số lượng các công trình, các bài viết bàn về vấn
đề dạy học (dạy đọc - hiểu) VBNL ở trường THPT còn ít Các tài liệu chúng tôinghiên cứu đều thống nhất quan điểm phải chú ý tới đặc điểm thể loại khi giảng dạyVBNL Trong khi hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản cho học sinh,một trong những kĩ năng không thể thiếu mà chúng tôi nhận thấy là kĩ năng TTVB
Trang 143 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
- Thực nghiệm sư phạm: khả năng TTVB của học sinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng vào việc tìm hiểu quá trình dạy học đọc - hiểu các VBNL trongsách giáo khoa 11, 12 hướng đến rèn luyện kĩ năng TTVB là khách thể nghiên cứu.Trong đó tập trung nghiên cứu, xây dựng một số bài tập định hướng rèn luyện kĩnăng tóm tắt cho học sinh
Luận văn thực hiện theo chương trình SGK hiện hành của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, khảo sát, thực nghiệm giảng dạy tại các trường THPT ở An Giang năm học
2016 - 2017
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Chương trình Ngữ văn THPT hướng chủ yếu vào phần đọc - hiểu các VBNLtrong sách giáo khoa 11, 12 nhằm đưa ra một hướng tiếp cận mới khi dạy cácVBNL hướng đến rèn luyện rèn luyện kĩ năng TTVB
Để có nguồn tài liệu chính xác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn dạyhọc ở hai trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang: Trường THPTNguyễn Trung Trực và trường THPT Nguyễn Hùng Sơn trên địa bàn thành phố
Trang 15Rạch Giá.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây:
- Phương pháp so sánh: để phát hiện và khẳng định tính khả thi của việc dạyđọc- hiểu VBNL hướng đến rèn luyện năng lực TTVB trong sự đối sánh với cáchdạy truyền thống
- Phương pháp điều tra và khảo sát:
+ Dự giờ lên lớp của một số giáo viên ở trường THPT để nắm bắt tình hìnhdạy học văn nói chung cũng như dạy học các tác phẩm nghị luận nói riêng
+ Điều tra, khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh (bằng phiếu) trong việctiếp nhận thể loại nghị luận trong nhà trường phổ thông và tình hình dạy đọc - hiểutác phẩm nghị luận hướng đến rèn luyện kĩ năng TTVB
+ Khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo; các bài viết, bàiphân tích của một số nhà giáo, nhà nghiên cứu về các VBNL trong chương trìnhngữ văn ở trường phổ thông
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để xử lý các tư liệu và ý kiếnnghiên cứu của các nhà giáo, nhà phê bình, nghiên cứu nhằm làm rõ các quan điểmtrong việc giảng dạy VBNL
- Phương pháp thống kê: dùng để thống kê ý kiến của giáo viên và của họcsinh đã trả lời trên các phiếu điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thiết kế giáo án thực nghiệm nhằm tìm
ra phương pháp tốt nhất cho việc giảng dạy thể đọc - hiểu nhằm hướng đến pháttriển năng lực TTVB cho học sinh trong nhà trường phổ thông
6 Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu về đặc trưng thể loại nghị luận và các hoạt động dạyhọc đọc - hiểu VBNL, luận văn đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng tóm tắt VBNL,giúp học sinh có thể tóm tắt nhanh và chính xác nội dung một văn bản
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số cách thức tổ chức rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản quadạy học đọc - hiểu văn bản nghị luận
Trang 16Chương 3: Thiết kế dạy học thực nghiệm
NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
sở tri thức đã có nhằm giải quyết nhiệm vụ đặt ra cho phù hợp với điều kiện chotrước Kĩ năng gắn với việc nắm vững thủ pháp đúng đắn khi thực hiện hành động".Trong bài viết của mình các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt quan niệm “Kĩnăng được hiểu là khả năng vận dụng kiến thức, cách thức, phương pháp, để giảiquyết một nhiệm vụ” Có thể thấy, kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả mộthành động hay một hoạt động nào đó bằng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã
có để thực hiện hành động phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế đã cho
Theo tác giả Meiriev thì “Kĩ năng là khả năng thực hiện cái gì đó, là hànhđộng được thực hiện trong giảng dạy Không một kĩ năng nào tồn tại dạng thuầnkhiết, mọi kĩ năng đều được thể hiện qua một nội dung I.I Khalamốp coi kĩ năng
là“năng lực của con người, có thể hoàn thành hành động nào đó gắn liền với việc áp
dụng kiến thức vào thực tiễn”
Tuy giới thuyết không hoàn toàn giống nhau, nhưng khi đưa ra quan điểm về
kĩ năng đề tập trung vào các vấn đề cơ bản:
Thứ nhất: Kĩ năng bao giờ cũng gắn liền với việc thực hiện hành động, hayhoạt động Không có kĩ năng chung chung, trừu tượng tách rời hành động, kĩ năngkhông có đối tượng riêng Ðối tượng của nó là đối tượng của hành động Do đó, kĩ
Trang 17năng phải được hiểu trước hết là mặt kỹ thuật của hành động, thao tác hay hoạtđộng nhất định.
Thứ hai: Một khi kĩ năng hành động đã được hình thành thì kĩ năng vừa cótính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích Do vậy, tiêuchuẩn để đánh giá mức độ hình thành, phát triển của kĩ năng là tính đúng đắn, sựthành thạo và tính sáng tạo
Thứ ba: Con đường hình thành kĩ năng là con đường thực hiện hành độnghay hoạt động Bởi vì, mỗi hành động bao giờ cũng có mục đích khách quan vàlôgic thao tác dẫn đến mục đích đó Lôgic thao tác làm nên mặt kĩ năng của hànhđộng Việc hình thành kĩ năng hành động là cá nhân phải biết triển khai thao táctheo đúng lôgic phù hợp với mục đích khách quan
Thứ tư: Mỗi kĩ năng đều là sự thể hiện được cách vận dụng kiến thức vàothực tiễn trên nội dung việc làm nào đó Nó là sự thể hiện thao tác tư duy, năng lựchành động và cả kĩ thuật hành động
Qua các quan điểm về kĩ năng, ta thấy rằng, kĩ năng có thể hiểu là năng lựcthực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó, trong những điều kiện nhấtđịnh bằng cách lựa chọn và vận dụng các tri thức, kinh nghiệm đã có và cách thứchành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra Muốn có được kĩ năng đạt ở mức
độ phát triển cao, cá nhân phải có quá trình học tập và củng cố bằng tập luyện hànhđộng trong thực tiễn.Theo lý luận dạy học hiện đại, con đường hình thành kĩ năng làvận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn Muốn có kĩ năng, trước hết ta phải có trithức và phải trực tiếp thực hiện các thao tác, các hành động và tập luyện
1.1.12 Tóm tắt văn bản
Có thể xem tóm tắt là rút ngắn văn bản, là trình bày lại nội dung của một vănbản gốc theo một mục đích đã định trước.Văn bản tóm tắt bao giờ cũng ngắn hơn sovới văn bản gốc.Việc lựa chọn thông tin để đưa vào văn bản tóm tắt phụ thuộc vàomục đích tóm tắt Hay nói cách khác, TTVB là quá trình làm giảm đi độ dài hoặc độphức tạp của văn bản mà không mất đi nội dung chính của văn bản, người đọc xử lýbằng cách rút ra ý chính, sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý Sau đó, dùng lời văn
Trang 18của người tóm tắt để trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản vàphải đảm bảo tính mạch lạc của văn bản và cũng vì thế văn bản mang dấu ấn chủquan của người xử lý.
Khi tóm tắt văn bản cần lưu ý:
- Diễn đạt càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt, loại bỏ những thông tinkhông cần thiết đối với mục đích tóm tắt
- Văn bản tóm tắt phải luôn phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc,không thêm vào những nội dung không có trong văn bản gốc
- Người tóm tắt cần diễn đạt theo cách riêng của mình, bằng lời văn củamình, hạn chế dùng lại các câu, đoạn trong văn bản gốc
1.1.1.3 Tóm tắt văn bản nghị luận
VBNL thường chứa đựng dung lượng nội dung rất lớn, muốn nắm được các
nội dung đó, ngoài phương pháp đọc - hiểu văn bản, chúng ta cần phải biết TTVB
để đúc rút những nội dung cơ bản được phản ánh trong văn bản đó Tóm tắt VBNL
là một hình thức làm văn kết hợp kĩ năng đọc - hiểu với kĩ năng diễn đạt, đáp ứngnhu cầu học tập trong thực tế
Mục đích của tóm tắt VBNL là giúp người đọc có những hiểu biết khái quát,chính xác và sâu sắc về văn bản gốc Tích lũy được những tư liệu và kiến thức cầnthiết Học tập được cách tư duy và diễn đạt trong văn nghị luận Rèn luyện được kĩnăng đọc - hiểu, tiếp nhận văn bản và tóm tắt VBNL Người tóm tắt phải có nănglực hiểu rõ văn bản và có năng lực tổng hợp, khái quát Giữ đúng nội dung cơ bản,thứ tự sắp xếp ý và câu chữ quan trọng không biến nội dung bài tóm tắt thành bàiphân tích văn bản hay bài nhận xét nguyên bản một cách chủ quan Có thể khái quátnhững yêu cầu của kĩ năng tóm tắt VBNL:
- Đảm bảo phản ánh đúng nội dung hiện thực mà văn bản phản ánh (đúng đề tài)
- Đảm bảo phản ánh đúng tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản gốc(đúng chủ đề)
- Bản tóm tắt ngắn gọn, rõ ràng
Trang 19- Bước 2: Lược bỏ những yếu tố diễn giải không quan trọng.
- Bước 3: Lập một dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểmcủa văn bản được tóm tắt
- Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bảnđược tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc
1.1.2 Đọc - hiểu văn bản và dạy học đọc - hiểu văn bản với việc phát triển kĩ năng cho học sinh
1.1.2.1 Đọc - hiểu văn bản
Đọc là nhu cầu của tất cả mọi người, là biểu hiện và dấu hiệu của nhu cầu hiểubiết, khám phá đời sống của con người Có nhiều quan niệm khác nhau về đọc - hiểuvăn bản Thuật ngữ có hai cách viết khác nhau Một số tác giả viết tách rời hai từ đọc
và hiểu bằng dấu gạch nối (đọc - hiểu), một số tác giả viết liền hai từ đọc và hiểu (đọchiểu) Trong luận văn này chúng tôi chọn cách viết tách rời hai từ đọc - hiểu bằng dấugạch nối, vì theo chúng tôi đọc - hiểu chỉ hai hoạt động vừa có mối quan hệ nhân quảđọc để hiểu, đồng thời có mối quan hệ biện chứng: hiểu để đọc tốt hơn
UNESCO quan niệm đọc - hiểu là “khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích,sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in kết hợp vớinhững bối cảnh khác nhau; nó đòi hỏi sự học hỏi liên tục cho phép một cá nhân đạtđược mục đích của mình, phát triển kiến thức, tiềm năng và tham gia một cách đầy
đủ trong xã hội rộng lớn” [52, tr.367] PISA xác định “Đọc - hiểu là sự hiểu biết, sửdụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích phát triển trithức và tiềm năng, cũng như việc tham gia của ai đó vào xã hội” [52, tr.358]
Chương trình Ngữ văn Việt Nam từ sau năm 2000 coi dạy học đọc - hiểu vănbản là một nhiệm vụ trực tiếp và quan trọng nhất của việc dạy học văn trong nhàtrường “Dạy Ngữ văn ở nhà trường trung học nhằm đào tạo năng lực giao tiếp bằng
Trang 20ngôn ngữ, mà chủ yếu là năng lực đọc (nghe) hiểu và viết (nói) thông thạo, điềukiện không thể thiếu để mỗi con người thành đạt ở đời Để có năng lực ấy, bộ mônNgữ văn chỉ có hai nhiệm vụ chủ yếu: một là dạy đọc hiểu văn bản và hai là dạylàm các kiểu văn bản thông dụng” [2, tr.186].
Qua các quan điểm khác nhau về đọc - hiểu văn bản của các nhà nghiên cứu,các nhà giáo dục, chúng tôi thấy rằng các tác giả cho rằng đọc là một phần của đọcviết, là sự tương tác đối thoại, là tiến trình xây dựng ý nghĩa từ văn bản Từ đó chothấy cách dạy đọc - hiểu văn bản thực chất là hướng dẫn hoạt động tiếp nhận vănbản văn học cho học sinh (có định hướng), là cách đọc - hiểu, cách giải mã văn bản
1.1.2.2 Dạy học đọc - hiểu văn bản với việc phát triển kĩ năng học sinh
Nhiệm vụ dạy học chủ yếu của phân môn Văn trong môn học Ngữ văn ởtrường THPT là dạy học đọc - hiểu văn bản Phương pháp dạy đọc - hiểu văn bản làgiáo viên tổ chức hoạt động đọc văn bản cho học sinh, học sinh được hướng dẫnkhám phá cái hay, cái đẹp của văn bản, học sinh là người chủ động kiến tạo kiếnthức văn học trong giờ học dưới sự hướng dẫn, tác động của giáo viên, có nghĩa làgiáo viên không phải là người nhồi nhét, áp đặt kiến thức cho học sinh Học sinh làchủ thể của hoạt động học tập Muốn làm được điều đó học sinh bắt buộc phải đọcvăn bản, phải tự mình đọc và tìm hiểu nội dung tư tưởng của văn bản, cảm nhận,giải mã văn bản theo năng lực, kinh nghiệm, vốn sống của mình
Như vậy, dạy học đọc - hiểu văn bản là phương pháp dạy học mà học sinhcảm thụ sáng tạo, người giáo viên trở thành người định hướng, có nghĩa là giáo viênđóng vai trò chủ đạo và học sinh chủ động trong hoạt động học tập Do đặc thù củamôn Ngữ văn là tìm hiểu văn bản văn học có nhiều tầng bậc ý nghĩa, ngôn ngữ đadạng cho nên khi dạy đọc - hiểu giáo viên phải dạy cho học sinh cách đọc văn, cáchthức tìm hiểu, tiếp cận phân tích văn bản Nói cách khác, dạy đọc - hiểu văn bản làdạy cho học sinh phương pháp đọc văn để có những kĩ năng đọc và biết vận dụngchúng để tìm hiểu những tri thức, kiến thức mới Khi đọc phải có thói quen dựa vàongữ cảnh để xác định ý nghĩa văn bản Bởi có nắm bắt được ý nghĩa, học sinh mới
có thể đồng cảm, thưởng thức cũng như hiểu được ý nghĩa, tư tưởng của văn bản.Dạy đọc - hiểu văn bản cũng có nghĩa người giáo viên giúp học sinh kiến tạo kiến
Trang 21thức Muốn làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức cho học sinhhoạt động từ đó hình thành năng lực, kĩ năng.
1.1.3 Giới thuyết về thể loại nghị luận
1.1.3.1 Khái niệm thể loại nghị luận
Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11 định nghĩa: “Nghị luận là một thể loạivăn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó(chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức ).Vấn đề được nêu ra nhưmột câu hỏi cần được giải đáp, cần được làm sáng tỏ Luận là bàn về đúng, sai,phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng
tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin với mình”[3, tr.110].
SGK Ngữ văn 11 nâng cao tuy không định nghĩa về văn nghị luận nhưngnêu lên một số đặc điểm của thể loại này như “có tư tưởng đúng đắn, lí trí sắcbén”, “có những tình cảm lớn làm thành mạch chìm” và “tùy theo sở thích của tácgiả cũng thường sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, liên tưởng”, “có thể mang yếu tốtrữ tình, tác giả trực tiếp bộc bạch nỗi lòng mình bằng những lời tâm huyết, ganruột”[4, tr 110-111]
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về mộtvấn đề nào đó VBNL là thể văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích giải quyết mộtvấn đề” Trong cuốn “Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thứcbiểu đạt” tác giả Trần Đình Chung đưa ra khái niệm: “Văn bản nghị luận là văn bảntạo ra từ phương thức nghị luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thứcbiểu đạt nghị luận, xuất hiện ở dạng nói và dạng viết” [16, tr.292] Từ đó ta có thểthấy rằng xét ở góc độ thể loại văn học, văn nghị luận là thể văn trong đó nhà văn sửdụng phương thức nghị luận (trình bày lí lẽ, phân tích nhiều mặt để tìm ra một đạo líthấu suốt) nhằm thuyết phục người khác nghe theo ý kiến, chủ trương, quan điểm củamình, từ đó mà có thái độ và hành động đúng đắn, thống nhất trong cuộc sống…Theo tác giả Trần Đình Sử: “Yếu tố nghị luận có mặt trong nhiều thể loại, song chỉ ởthể loại văn nghị luận thì nghị luận mới được trình bày thấu triệt, trở thành phươngthức biểu đạt đặc thù, và hình thành một thể văn gọi là văn nghị luận” [46, tr.387]
Tiếp thu các ý kiến trên, chúng tôi tìm hiểu định nghĩa về VBNL theo hướng
Trang 22phân biệt nghị luận với tư cách một hành vi và VBNL với tư cách phương tiện thểhiện hành vi nghị luận, đồng thời làm rõ các đặc trưng của VBNL để phục vụ tốthơn cho việc dạy học đọc - hiểu ở trường THPT.
Theo chúng tôi, nghị luận là dùng lí lẽ và chứng cứ để bàn về một vấn đềnhất định trong đời sống, nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) chia sẻ quanđiểm và niềm tin với mình để có thái độ và hành động đúng đắn trong việc giảiquyết vấn đề nghị luận Hành vi nghị luận được thể hiện bằng VBNL dưới hìnhthức nói hoặc viết
1.1.3.2 Đặc trưng của thể loại nghị luận
a Tính thuyết phục
Tính thuyết phục xét về mục đích của VBNL mục đích của VBNL là thuyếtphục người đọc (người nghe) tin vào quan điểm của người viết (người nói) Đâychính là đặc trưng đầu tiên của VBNL Khác với những thể loại khác như thơ,truyện, kịch chủ yếu phản ánh cuộc sống, bày tỏ nội tâm của con người bằng tưduy hình tượng, VBNL trực tiếp bày tỏ quan điểm tư tưởng của người viết về mộtvấn đề nào đó bằng tư duy logic nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin vàđồng tình với mình, thậm chí sự thuyết phục có thể đạt mức thúc đẩy người đọc cónhững hành động thiết thực
Để thuyết phục người đọc (người nghe), trước hết, VBNL phải đảm bảo:
- Có quan điểm minh bạch, rõ ràng về vấn đề nghị luận Nếu văn bản nghệthuật thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua hình tượng, kết luận có thể bỏngỏ để độc giả tự điền khuyết và những người đọc khác nhau có thể có cách hiểu,cách cảm khác nhau thì VBNL thuyết phục người đọc (người nghe) bằng quan điểmminh bạch, rõ ràng, mọi lí lẽ, dẫn chứng đều phục vụ cho quan điểm ấy, thậm chí sựthuyết phục có thể đạt mức hướng người đọc tới những hành động thiết thực
- Có hệ thống lập luận chặt chẽ, trong đó các luận điểm, luận cứ liên kết chặtchẽ với nhau theo chủ đề (cùng phục vụ mục đích nghị luận) và logic (sắp xếp theothứ tự hợp lí) Cũng như văn bản văn học, các VBNL đều thể hiện tư tưởng, tình cảm,thái độ của người viết đối với các vấn đề của đời sống, đối với Chân, Thiện, Mỹ.Trong VBNL tư tưởng, tình cảm, thái độ ấy được bộc lộ thông qua hệ thống lập luận
Trang 23rõ ràng, phối hợp lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe đồng tình với quanđiểm của tác giả Sức mạnh của sự thuyết phục chính là ở vấn đề có ý nghĩa thiếtthực; ở tư tưởng nhất quán; ở lập luận chắc chắn, khoa học, thấu tình đạt lí.
b Tính truyền cảm
VBNL là sản phẩm của tư duy logic, của lí trí tỉnh táo nhưng lại không xa rờinhững xúc cảm thẩm mĩ Sự kết hợp hai phương thức biểu đạt nghị luận và biểu cảmtạo nên một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn Biểu cảm là sự thể hiện tình cảm, cảmxúc Do vậy, như một lẽ tự nhiên, dù ít dù nhiều, yếu tố biểu cảm đều tồn tại trong bất
cứ loại văn bản nào Gốc của văn chương là tình cảm, nên dù là để làm sáng tỏ mộtvấn đề khách quan, bức thiết trong đời sống con người như VBNL thì những vấn đề
đó cũng được kết tinh từ những nhiệt huyết, trăn trở của tác giả Tuy nhiên, vớiVBNL yếu tố biểu cảm lắng lại, ẩn giấu trong những quan điểm tư tưởng, trongnhững lí lẽ và bằng chứng Tính biểu cảm, truyền cảm của VBNL thể hiện cụ thể ở:
- Cách diễn đạt giàu cảm xúc: “Người viết văn nghị luận phải tin vào chân lí,
vào sự thật mà mình nhận thức được và nhiệt thành cổ vũ cho chân lí ấy, sự thật ấy
Có niềm tin, có nhiệt tình thì lời văn sẽ là lời tâm huyết tự đáy lòng, sẽ giàu cảm
xúc, nhờ đó mà dễ thuyết phục người đọc” [43, tr.47] Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo được coi là một trong những áng văn nghị luận hay nhất trong lịch sử một phần
quan trọng cũng vì áng văn bất hủ này chứa chan nhiệt huyết của vị anh hùng vớiđất nước, với nhân dân Người đọc không còn để ý đến hạn chế của lối văn biềnngẫu, những hình ảnh ước lệ mà chỉ cùng tác giả sục sôi lòng căm thù giặc, ý chíquyết tử cho độc lập, chủ quyền của đất nước: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm
vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da,nuốt gan uống máu quân thù Dẫu cho trăm thây này có phơi ngoài nội cỏ, ngàn xácnày gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.”
- Có cách diễn đạt giàu hình ảnh: VBNL tuy thiên về lí trí nhưng rất cần
hình ảnh, bởi vì “hình ảnh được sử dụng đúng mức, đúng chỗ sẽ giúp người đọc đếnvới chân lí, với sự thật một cách dễ dàng hơn, đồng thời cũng gây cho họ ấn tượng
sâu sắc hơn” [43, tr.46] Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng để lại
trong lịch sử những hình ảnh ấn tượng nhất về tội ác của quân xâm lược: “Nướng
Trang 24dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.” Và về sứcmạnh của quân dân ta: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn/Voi uống nước, nước sôngphải cạn/Đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông/Nổi gió to trút sạch lá khô/ Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”.Tuy nhiên, cần phânbiệt yêu cầu truyền cảm của lời văn nghị luận với cách sử dụng từ ngữ, hình ảnhkhoa trương trống rỗng, tầm thường “Hình ảnh so sánh phải nảy sinh từ sự phântích thực tiễn một cách khoa học thì hình ảnh ấy mới nâng cao được nhận thức củangười đọc Cảm xúc phải xuất phát từ niềm tin và nhiệt tình thành thật thì cảm xúc
ấy mới tạo nên sức lôi cuốn của lời văn” [43, tr.47] Cảm xúc trong VBNL phảichân thực thì tính thuyết phục của VBNL mới cao
c Tính logic chặt chẽ
Tính logic có thể hiểu là cách lập luận phù hợp với quy luật của tư duy suy lí,
không mơ hồ, nhập nhằng, mâu thuẫn trong trình bày ý Trong Văn tâm điêu long đã
nói: “Nghị luận mà thành một loại văn thể là cốt đẻ phân biệt đúng sai Phải hiểu tậncùng cái hữu hình cụ thể, truy cứu đến nơi cái vô hình trừu tượng, chỗ nắm chắc phảiđánh cho thông, chỗ thâm sau phải tìm bằng được” Thuyết phục người khác bằngbằng lập luận chặt chính là yêu cầu và là cái hay, cái đẹp của bài văn nghị luận Điềunày liên quan đến vấn đề lập luận của bài văn nghị luận, là cách trình bày và triểnkhai luận điểm, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, cách dùng dẫn chứng lí lẽ đểlàm sáng tỏ quan điểm theo ý người viết muốn Có thể thấy, luận điểm là nội dungcủa bài văn nghị luận còn lập luận là cách nói, cách trình bày, diễn đạt nội dung ấy
Một bài văn nghị luận được đánh giá cao là nhờ cách lập luận mẫu mực, sắcbén Đó cũng là điểm chung mà ta dễ nhận thấy từ các áng văn chương nỗi tiếng.Quan điểm trong VBNL thuyết phục người khác bởi tính logic, chặt chẽ, dẫn chứngxác thực Đó là sự bố trí, triển khai luận điểm và luận cứ sao cho hợp lý, hiệu quả.Nói cách khác lập luận cách tổ chức ý kiến, cách liên hệ lẽ phải này với lẽ phải kia,cách sử dụng dẫn chứng, phối hợp các luận cứ để chứng minh cho tư tưởng Do thế,lập luận phải hợp với logic VBNL thực chất là kiểu văn bản lí thuyết, văn bản trựctiếp nói lí lẽ cho nên tính tư tưởng thể hiện rõ nét Nó là sản phẩm của tư duy lôgic,của lí trí sắc bén và tỉnh táo, nhằm trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết một
Trang 25cách sáng rõ, mạch lạc VBNL thuyết phục người đọc ở tính đúng đắn, khách quansắc bén của lập luận Vì vậy đọc - hiểu VBNL phải thấy được sự sâu sắc của tư tưởng,
sự dũng cảm của ý chí, sự mạnh mẽ kiên định của niềm tin và cái hay trong nghệthuật lập luận chặt chẽ, sắc sảo của tác giả Trong VBNL, để tạo lập luận chặt chẽ vàlogic người viết phải dựa vào lôgic hình thức và logic biện chứng Cần sự kết hợpcác thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận để trình bày rõ ý văn bản
Sử dụng đa dạng các kiểu câu nhất là câu khẳng định giúp bài viết thuyết phục hơn
Ta thấy rằng, đặc trưng quan trọng của văn nghị luận, đó chính là năng lực suy luận
và thuyết phục của người viết và là nghệ thuật cần có của văn nghị luận, tạo màusắc đối thoại, trao đổi, tranh luận cho bài viết
1.1.3.3 Các loại văn bản nghị luận
Dựa trên quan điểm phân loại các tác phẩm văn chương từ thời Aristoteles,
nhóm tác giả cuốn Lí luận văn học cũng đã chia các tác phẩm văn học thành 5 loại
lớn: Tự sự, trữ tình, kịch, kí, tác phẩm chính luận; [32] Trần Thanh Đạm trongcuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể đã phân chia tác phẩm vănhọc thành ba loại: Tự sự, Trữ tình, Kịch Theo đó, tác giả xếp VBNL vào loại thểtrữ tình [18] Cũng vậy, Nguyễn Viết Chữ đã phân tác phẩm văn học thành ba loại:
Tự sự, trữ tình, kịch Ông cũng xếp VBNL vào loại trữ tình [14]
Nhìn chung, quan niệm về thể loại của các tác giả trên chưa đánh giá bản chấtcủa VBNL (là thể văn chuyên nói lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đềnào đó; còn được gọi là thể văn lập luận) Vì vậy việc xếp thể văn này vào loại trữ tình
- theo quan điểm “chất trữ tình vốn là linh hồn của các tác phẩm chính luận hoặc bútchiến” [18, tr.27] là chưa thật thỏa đáng Cũng vậy, việc phân chia văn chính luận
thành một loại như quan niệm của các tác giả cuốn Lí luận văn học cũng chưa thực sự
thuyết phục Thêm nữa, các cách phân chia này chỉ mới thể hiện quan niệm thể loại củavăn bản văn học, còn một lượng lớn văn bản thông tin chưa được tính đến
Dựa theo nội dung luận bàn của VBNL, SGK Ngữ văn 11 hiện hành phânchia VBNL thành hai thể: văn chính luận (luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội,triết học, đạo đức) và văn phê bình văn học (luận bàn về các vấn đề văn học nghệthuật) Đó có thể là các VBNL trung đại gồm chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần,
Trang 26bài luận, (như: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần QuốcTuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, ) vàVBNL hiện đại gồm các bài tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, phê bình, tranhluận, bút chiến, xã luận, ngôn luận, (Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan ChâuTrinh, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Một thời đại trong thi ca của HoàiThanh, ) [3, tr.110 - 111].
Nhóm nghiên cứu Bùi Mạnh Hùng, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Minh Thuyếtquan niệm còn nhiều cách phân loại khác, cụ thể là: [28]
- Dựa theo mục đích xã hội, có thể phân biệt VBNL phê bình (thể hiện suynghĩ, tình cảm, đánh giá về một tác phẩm; điểm sách, phim và những tác phẩm nghệthuật khác như tranh, ảnh, âm nhạc) với VBNL thuyết phục (bảo vệ cho một quanđiểm hoặc thảo luận nhiều quan điểm về một vấn đề)
- Dựa theo vấn đề được nghị luận, có thể phân biệt VBNL văn học vớiVBNL xã hội
- Dựa theo ngôn ngữ được sử dụng, có thể phân biệt VBNL có tính văn học
(ví dụ Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi) với VBNL có tính thông tin (ví dụ Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh) Lưu ý nhiều cách phân loại khác nhau để
vận dụng những điểm thích hợp nhất phục vụ cho việc đề xuất giải pháp dạy họcđọc hiểu VBNL và thiết kế giáo án thực nghiệm gắn với những VBNL cụ thể hướngđến rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong đó có kĩ năng TTVB
VBNL trong nhà trường cung cấp cho học sinh những mẫu văn bản có lậpluận tài ba, khéo léo, thuyết phục, những cách luận chứng, cách đọc hiểu VBNL để
Trang 27từ đó giúp học sinh có thể lập luận tốt trong nói và viết Ngoài những tri thức về vănhọc và cuộc sống mà các VBNL cung cấp cho học sinh, các em còn được hìnhthành năng lực tranh luận, thuyết phục, năng lực tư duy, kĩ năng phản biện, phêphán, nêu ý kiến… Đó là những kĩ năng, những năng lực cần thiết cho con ngườitrong cuộc sống tương lai.
Tham khảo các bản chương trình môn Văn trong nhà trường phổ thông,chúng tôi nhận thấy VBNL đã có lịch sử lâu đời trong chương trình SGK môn Văn
từ trước đến nay Có thể nói với số lượng và cách phân bố VBNL chương trình Ngữvăn đã thể hiện sự thay đổi quan niệm dạy văn Việc bổ sung nhiều VBNL chứng tỏchương trình Ngữ văn không chỉ chú ý đến tư duy hình tượng mà còn coi trọng tưduy khoa học, tư duy logic cũng như coi trọng những vấn đề đặt ra trong cuộc sống,gắn văn học với cuộc đời Bởi nhiều VBNL xuất sắc có vẻ đẹp riêng về trí tuệ, về tưduy, về phương pháp luận cũng như kết cấu, văn phong độc đáo Nó có tác dụng bồidưỡng phẩm chất, trau dồi tư tưởng, mở mang sự am hiểu cuộc sống và rèn luyện tưduy, phương pháp cho người học
Trong chương trình Ngữ văn trung học hiện hành, VBNL vừa là đối tượngcủa phân môn Văn học, vừa là đối tượng của phân môn Làm văn Là đối tượng củaphân môn Văn học, số VBNL chiếm số lượng đáng kể trên tổng số văn bản đượcđưa vào phần đọc - hiểu Đối chiếu với các vấn đề của đời sống và nghệ thuật tathấy rằng VBNL trong chương trình, SGK hiện hành có tính cập nhật cao Đề tàicủa VBNL trong chương trình, SGK đã bao quát được một phạm vi rộng lớn của
đời sống và nghệ thuật Từ đề tài về dựng nước, giữ nước (Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập, Chiếu cầu hiền) đến triết học, luân lí (Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Về luân lí xã hội ở nước ta), phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Chiếu cầu hiền, Xin lập khoa luật), bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc (Trích diễm thi tập, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc), phòng chống tệ nạn (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS) Từ những vấn đề chung về văn học - nghệ thuật (Một thời đại trong thi ca, Mấy ý nghĩ về thơ) đến chân dung văn học (Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc, Đô- xtôi-ep-xki).
Những đề tài này đã thể hiện quan điểm dạy học văn gắn với thực tế đời sống, từ
Trang 28những gì học được trong nhà trường học sinh có thể ứng dụng vào trong đời sống,
có sự hiểu biết nhiều về chính trị văn hoá, xã hội phục vụ thiết thực cho việc họctập, lao động, nhất là quá trình học tập, rèn luyện suốt đời
Bên cạnh đó, đối chiếu với các VBNL trong SGK hiện hành cũng cho thấytính tiêu biểu của những VBNL được chọn lọc đưa vào chương trình Có thể xemnhững VBNL trong chương trình SGK hiện hành là những văn bản tiêu biểu về tưtưởng, về đề tài, về nhân cách, văn phong nghị luận Có những VBNL được đánh
giá là áng “thiên cổ hùng văn”, trở thành mẫu mực của mọi thời đại như: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh Chính tính tiêu
biểu của VBNL trong chương trình, SGK hiện hành đã góp phần giúp học sinh cóphương pháp đọc hiểu, có khả năng tạo lập VBNL tốt hơn Tuy vậy, qua khảo sát,chúng tôi cũng nhận thấy các VBNL đều có khoảng cách về mặt thời gian rất xa vớilứa học sinh THPT hiện nay Các VBNL có “tuổi đời” rất dài (từ thế kỉ X) Chúng
ta công nhận rằng đó là những VBNL kinh điển, mẫu mực, đề tài của chúng không
bao giờ hết giá trị Nhưng những chiếu, hịch, cáo, tựa hay điều trần ấy đã thuộc
những thời đại rất xa với xã hội hiện đại, khó tránh khỏi những khó khăn về khảnăng tiếp nhận và ứng dụng vào đời sống đối với học sinh Do đó, VBNL trongchương trình SGK muốn góp phần rèn luyện năng lực cho học sinh, trong đó có thái
độ sẵn sàng đối diện với bất cứ tình huống nào của thực tiễn và kĩ năng sống thìphải tăng cường những VBNL đương đại tiêu biểu, phù hợp với tâm lí và thực tiễncuộc sống của học sinh
Về mặt đề tài, các VBNL đã được phân bổ hợp lí Tính đa dạng và hệ thống
về đề tài VBNL đã giúp cho học sinh có cái nhìn hệ thống về các vấn đề của đờisống xã hội Tuy nhiên, các VBNL viết về chính trị vẫn chiếm số lượng nhiều hơn
so với các VBNL viết về những vấn đề khoa học, xã hội, tư tưởng đạo lí, văn họcnghệ thuật - là những vấn đề rất cần thiết đối với học sinh trong thời đại ngày nay
So với cấp THCS, yêu cầu đọc hiểu VBNL ở THPT cao hơn Đề tài VBNL ởTHPT đề cập tới những vấn đề rộng lớn hơn, nội dung văn bản trừu tượng, phức tạp
hơn Chẳng hạn, đọc văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác của tác giả
Ăngghen, để hiểu được những cống hiến to lớn của Các Mác (tìm ra quy luật phát
Trang 29triển của loài người; phát hiện ra giá trị thặng dư; chuyển lí thuyết cách mạng thànhhành động cách mạng), học sinh phải có kiến thức và trình độ tư duy cao hơn cấpTHCS Hơn thế,văn bản là một bài điếu văn, được viết trong hoàn cảnh đặc thù vớimột sự kiện đặc biệt cùng những con người có thật Đó là sự đánh giá của một vĩnhân về một vĩ nhân Vì thế, trong quá trình đọc - hiểu, học sinh còn phải tìm hiểu ýnghĩa lịch sử của văn bản, liên hệ với hoàn cảnh của người viết, của thời đại lúc đó
để thấy được ý nghĩa thời sự của bài điếu, nhận thức sâu sắc giá trị nhiều mặt củacác luận điểm mà Ăngghen nêu ra
Chúng tôi cũng tiến hành thống kê các VBNL trong chương trình lớp 11, 12(xem chi tiết ở phụ lục) và nhận thấy rằng, ở chương trình lớp 11, 12 THPT có cảVBNL trung đại và hiện đại Các văn bản vừa thể hiện tinh thần yêu nước, khátvọng lớn lao của dân tộc, những vấn đề mang tính khoa học lâu dài Bên cạnh đó,cũng có những vấn đề gần gũi với cuộc sống hiện tại Những vấn đề này không chỉ
có ý nghĩa đối với vấn đề lớn lao của dân tộc, thời đại như công cuộc dựng nước vàgiữ nước mà còn rất thiết thực với đời sống công dân Ta thấy rằng, cụm VBNLđưa vào chương trình 11, 12 hiện nay phong phú về đề tài, phạm vi thể hiện Do
đó, đặt ra yêu cầu cho người dạy văn biết tìm hướng khai thác hiệu quả các văn bảnnày để có thể hình thành lối sống đạo đức, nhân cách cho học sinh và những kĩnăng cơ bản cần thiết
Qua giờ đọc - hiểu VBNL sẽ hình thành kĩ năng tiếp nhận văn bản cho họcsinh như: kĩ năng liên tưởng, phân tích, đánh giá giá trị văn bản Tuy nhiên, VBNLđược xây dựng vững chắc bằng hệ thống luận điểm, luận cứ xác đáng, mạch lậpluận theo trật tự lôgic và dẫn chứng thuyết phục Đọc VBNL không phải để thănghoa cảm xúc với tác giả mà đọc bằng tâm hồn, trí tuệ, theo một trật tự lôgic HiểuVBNL liên quan từ nhiều kiến thức liên ngành, vốn sống và kinh nghiệm cá nhân.Đây cũng chính là thế mạnh của VBNL trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh.Trong chương trình Ngữ văn THPT, phần VBNL càng có ý nghĩa quan trọng trongviệc chuẩn bị hành trang trong cuộc sống Việc đọc - hiểu VBNL gắn liền với các
kĩ năng cần thiết còn có tác dụng sâu sắc đến rèn luyện tư duy, phương pháp, tưtưởng, am hiểu cuộc sống
Trang 301.2.2 Thực trạng dạy và học đọc - hiểu văn bản nghị luận trong nhà trường THPT
1.2.2.1 Mục đích khảo sát
Để có cái nhìn cùng sự đánh giá khách quan về những vấn đề liên quan đến
đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích: nắm bắt được tình hình dạy vàhọc văn bản nghị luận trong nhà trường THPT, phát hiện những khiếm khuyết, hạnchế trong việc dạy VBNL, lý giải những nguyên nhân học sinh thiếu kĩ năng tóm tắtkhi học văn bản, từ đó đề xuất các biện pháp dạy học đúng hướng và hiệu quả
1.2.2.2 Đối tượng và địa bàn khảo sát
Đề tài lấy giáo viên và học sinh lớp 11, 12 ở các trường THPT của tỉnh KiênGiang làm đối tượng khảo sát đại diện cho khối học sinh THPT đang theo học
chương trình SGK Ngữ văn lớp 11, 12 ban cơ bản Chúng tôi tiến hành khảo sát
bằng hình thức phát phiếu điều tra đối với 20 giáo viên Ngữ văn của 2 trường THPTNguyễn Hùng Sơn và trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnhKiên Giang
Hai là, sử dụng phiếu điều tra thăm dò giáo viên và học sinh, qua đó tìm hiểunắm bắt, thái độ, nhận thức của giáo viên và học sinh cùng những thuận lợi khókhăn trong dạy học đọc - hiểu VBNL hướng đến hình thành kĩ năng TTVB
Ba là, kiểm tra khảo sát để nắm được hiệu quả dạy học và khả năng tiếp nhận.Chúng ta đưa ra 8 câu hỏi khác nhau liên quan đến việc đánh giá giáo viên vềtầm quan trọng của việc dạy đọc - hiểu VBNL hướng đến hình thành kĩ năng TTVB
ở trường phổ thông (xem phụ lục) Chúng tôi khảo sát 20 giáo viên thuộc khốiTHPT của tỉnh Kiên Giang
Trang 31Bên cạnh đó, để có cái nhìn toàn diện trong việc đánh giá quá trình dạy vàhọc, chúng tôi tiến hành khảo sát đối với học sinh Khảo sát học sinh chúng tôi cũngnêu ra 8 câu hỏi xoay quanh việc học tập môn Ngữ văn nói chung và các VBNL nóiriêng (Xem phụ lục) Khảo sát 170 học sinh lớp 11, 12 của tỉnh Kiên Giang.
1.2.2.4 Kết quả khảo sát
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả thu được trong quá trình khảo sát
Trang 32Bảng 1.1: Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên
- Về phía giáo viên
Như chúng ta đã biết, VBNL chiếm một ví trí quan trọng trong chương trìnhNgữ văn THPT Điều đáng mừng là khi được hỏi về việc “Thầy (cô) có quan tâmđến các văn bản nghị luận ở SGK lớp 11, 12 không?” chúng tôi nhận được đến81.0% thầy cô chọn phương án “rất quan tâm” Đây là một tín hiệu đáng mừng choviệc tìm kiếm và áp dụng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nóichung và VBNL nói riêng
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học mônNgữ văn đặt biệt là các VBNL hướng đến hình thành kĩ năng TTVB trong nhàtrường phổ thông hiện nay vẫn là một vấn đề cần chú ý Theo bảng thống kê, những
Trang 33khó khăn của giáo viên khi dạy các VBNL xuất phát từ nhiều nguyên nhân khácnhau 28.6% cho rằng nguyên nhân cơ bản là do học sinh không hứng thú vớiVBNL, cách phản ứng “tiêu cực” của học sinh đối với môn Ngữ văn nói chung vàVBNL nói riêng đang là một trở ngại lớn và cũng là thực tế đáng buồn của giáoviên Trong khi đó 23.8% cho rằng khó khăn mà họ gặp phải là do vấn đề chươngtrình SGK còn nặng nề về lý thuyết, ít thực hành Phần đông giáo viên (33.3%) chorằng khó khăn của họ xuất phát từ vấn đề tích hợp giữa các phân môn Làm văn -Tiếng việt - Đọc hiểu chưa được chú ý Bên cạnh đó 14.3% giáo viên chọn khókhăn trong khi vận dụng kiến thức để dạy VBNL Đây là một thực tế khó khăn củaviệc dạy học đọc - hiểu VBNL cũng là niềm trăn trở của nhiều giáo viên Ngữ vănTHPT hiện nay Một khó khăn lớn đối với giáo viên phổ thông, đó chính là kĩ năngcủa học sinh được hình thành trong giờ học còn rất yếu, cụ thể là kĩ năng TTVB,một kĩ năng cần thiết quan trọng để thâu tóm kiến thức Đa số giáo viên nhận định(61.9%) kĩ năng tóm tắt lại VBNL của học sinh chưa tốt Điều này đòi hỏi nhữnggiải pháp mới, hiệu quả, thiết thực để mang đến hiệu quả cho quá trình dạy và học ởnhà trường phổ thông.
Một thực tế đáng mừng là khi hỏi về vấn đề tích hợp kiến thức khi dạyVBNL có đến 85.7% giáo viên thường xuyên tích hợp Điều này rất hợp lý, bởi vìVBNL có một ưu thế rất lớn trong việc dạy tích hợp Qua việc tích hợp, góp phầnrèn luyện kĩ năng, năng lực cho học sinh Khi hỏi về biện pháp tích hợp, giáo viênthường chú ý đến bài tập củng cố, rèn luyện (66.7%) Hướng tích hợp này cho thấy
cơ bản giáo viên đã có ý thức nhiều trong việc cải tiến phương pháp dạy học Tuynhiên, để đạt được hiệu quả trong việc dạy và học cần có sự đầu tư công phu hơncũng như có những biện pháp tích cực phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy
Do đó, khi hỏi về “Kiến nghị của thầy cô nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năngcho học sinh khi dạy các VBNL nói chung ở trường THPT?” đã có 81.0% giáo viêncho rằng cần được tổ chức tập huấn, chuyền đề về giảng dạy VBNL Đây là một yêucầu chính đáng và hợp lý Chính thông qua những chuyên đề, ngoại khoá, các buổitập huấn rút kinh nghiệm giáo viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm để giảng dạyhiệu quả, đạt được mục tiêu giáo dục hiện đại
Trang 34- Về phía học sinh
Qua phiếu điều tra của học sinh, sau khi tổng hợp chúng tôi thấy có mấy vấn
đề đáng quan tâm Khi được hỏi về “ Thái độ của em khi học môn Ngữ văn ở nhàtrường THPT?” với các mức độ: Rất thích, thích, bình thường, và không thích.Phương án trả lời của các em chọn nhiều nhất là “bình thường” chiếm 64.7% Điềunày cũng dễ hiểu, bởi lẽ lớp thực nghiệm, khảo sát mà chúng tôi chọn không phải làlớp chuyên Văn Các em xem môn Ngữ văn là một môn học cần thực hiện theo quyđịnh của chương trình Nói như thế là ở đây các em chưa thật sự có niềm đam mê,hứng thú đối với môn học.Thực tế đáng buồn là một bộ phận ( 2.9%) học sinhkhông thích môn Ngữ văn Tuy con số này không nhiều nhưng cũng khiến các giáoviên tâm huyết với nghề trăn trở, suy ngẫm
Đối với vấn đề VBNL, chúng tôi đưa ra vấn đề chương trình, cụ thể là ở cácvăn bản được học theo các em là đã hợp lý hay chưa Ở phần câu hỏi này chúng tôinhận được kết quả khả quan: 11.8% đánh giá là rất phù hợp, 85.3% là ý kién họcsinh cho là phù hợp Số liệu này cho thấy khả năng các em học và nắm được các trithức của VBNL ở nhà trường phổ thông tốt, các văn bản ở sách giáo khoa đã phầnnào đáp ứng tốt cho quá trình học tập và rèn luyện của các em Đây cũng là tiền đềquan trọng giúp các giáo viên có thể nắm bắt và triển khai các phương pháp dạy họchợp lý nâng cao chất lượng giáo dục Để thăm dò thái độ của học sinh khi đọc - hiểuVBNL chúng tôi đặt câu hỏi “Sự hấp dẫn, thu hút em trong giờ đọc hiểu văn bảnnghị luận là do đâu?” Ở câu hỏi này chúng tôi nhận được nhiều ý kiến khác nhautrong đó 37.1% các em khẳng định mình học và hứng thú khi đọc - hiểu VBNL lànhờ phương pháp dạy học hợp lý của giáo viên Trong khi đó 27.6%, cho là do nộidung văn bản đáng quan tâm, 14.1% cho rằng nghệ thuật lập luận của văn bản hấpdẫn các em Ba phương án trên cũng chính là các yếu tố quan trọng mà người thầyhướng dẫn cần phải có và hướng học sinh mình đạt được
Có thể thấy, bản thân học sinh cũng nhận biết được vai trò của VBNL trongnhà trường phổ thông Khi chúng tôi hỏi “Qua các VBNL trong chương trình đượchọc, theo em các VBNL mang đến cho em những tri thức, kĩ năng nào?” Tuy chọncác phương án khác nhau nhưng đa số các em đều nhận định đúng đắn về vai trò
Trang 35của VBNL đối với việc lĩnh hội kiến thức và ứng dụng vào thực tiễn đời sống củacác em Cũng xuất phát từ nhìn nhận đúng đắn này, khi chúng tôi hỏi về việc chuẩn
bị bài trước khi đến lớp của các em, đa số học sinh cho chúng tôi đáp án khả quan
và đáng mừng 90% học sinh chuẩn bị soạn bài ở nhà thường xuyên khi học VBNL
và không có trường hợp chưa bao giờ soạn bài Cũng từ khảo sát học sinh chúng tôinhận thấy là ở trường phổ thông các em được thầy cô thường xuyên rèn luyện kĩnăng làm văn qua các giờ đọc - hiểu văn bản (64.1%) và khi hỏi học sinh “Theo em,
để có được kĩ năng TTVB sau giờ đọc - hiểu VBNL cần có những yếu tố nào?”67.1% cho rằng cần có sự kết hợp khai thác nội dung, nghệ thuật với việc làm vănnghị luận Từ đó có thể thấy rằng, nếu có thời gian và biện pháp hợp lý thì việc cảirèn luyện kĩ năng làm văn nói chung và kĩ năng TTVB cho học sinh sẽ mang lạimột hiệu quả khả quan vì cả thầy và trò đều đã nhìn thấy tầm quan trọng của vấn đề
mà luận văn chúng tôi đề cập đến
Trang 36Kết luận chương 1
Qua tình hình lý luận và thực tế, chúng tôi thấy rằng đưa VBNL vào chươngtrình phổ thông đã đặt ra một đòi hỏi nhất định và cũng có phần khó khăn tháchthức đối với thầy và trò THPT Nói như thế cũng có nghĩa là việc tìm hiểu và thựchiện các phương pháp dạy học hợp lý, mang lại hiệu quả là một yêu cầu quan trọng
và cần thiết đối với giáo viên Ngữ văn hiện nay
Cùng với sự phát triển như vũ bão của tri thức nhân loại, VBNL ngoài việccung cấp các những kiến thức chuyên môn mà còn phải góp phần hình thành chohọc sinh những kĩ năng cơ bản cần thiết đáp ứng tình hình mới, thời đại mới Do đó,trong một giờ học đòi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo, phải có các giải pháptối ưu để hệ thống, sắp xếp các kiến thức một cách khoa học Việc đọc - hiểu vănbản đã mang lại những kết quả tích cực cho quá trình tìm hiểu văn bản của học sinh
Đó là một thực tế không thể nào chối cải được Trên thực tế, giáo viên phổ thông đã
có sự kết hợp rèn luyện kĩ năng làm văn trong quá trình dạy đọc - hiểu văn bản Tuynhiên, quá trình này thường kết hợp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận Từ VBNLđược phân tích, giáo viên hướng học sinh tích hợp rèn luyện các dạng bài nghị luận.Tuy nhiên, đa phần giáo viên chúng ta bỏ qua một giai đoạn quan trọng đó là kĩnăng trình bày lại ngắn gọn VBNL được học, tức là khâu TTVB
Từ thực trạng trên, chúng tôi thấy rằng cần phải tìm hiểu và đưa ra các giảipháp tối ưu nhất nhằm giúp quá trình dạy và học VBNL của thầy và trò trườngTHPT đạt những hiệu quả thiết thực Bên cạnh những kĩ năng cần thiết, kĩ năng tómtắt đóng một vai trò quan trọng, cấp thiết Do đó, đề tài của chúng tôi ưu tiên hướngđến các giải pháp hình thành cho học sinh kĩ năng TTVB Chúng tôi xem đây làbước đệm, nền tảng để học sinh nắm chắc kiến thức để học tập và hình thành các kĩnăng, năng lực thiết yếu khác
Trang 37Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN
QUA DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
2.1 Mối quan hệ giữa tóm tắt văn bản và đọc - hiểu văn bản
2.1.1 Tóm tắt văn bản với đọc - hiểu
Quá trình rèn luyện kĩ năng cho học sinh có thể thông qua rất nhiều hoạtđộng Kĩ năng tóm tắt cũng thế Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy rằng, việc tóm tắtcần một điều kiện tiên quyết, cần phải có đối với người tóm tắt là phải đọc và hiểuthấu đáo văn bản Từ yêu cầu trên, chúng tôi thấy rằng, giữa tóm tắt và đọc - hiểu cómối quan hệ mật thiết với nhau
Ngày nay, “tích hợp” đã không còn là vấn đề xa lạ với mỗi thầy cô giáo
chúng ta Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này Theo GS
Nguyễn Thanh Hùng: “Có thể hiểu tích hợp là phương hướng phối hợp một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều phân môn như Văn - Tiếng Việt - Làm văn trong một bộ môn như Ngữ văn” [23, tr.16] Đỗ Ngọc Thống cho rằng:“Tích hợp là theo tinh thần ba phân môn hợp nhất lại, hòa trộn trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại” [50, tr.143].
Với ý nghĩa là cơ sở, là nền tảng cho quá trình học tập Ngữ văn ở nhà trườngphổ thông, dạy học làm văn, việc rèn luyện KNTT trong văn nghị luận nhất thiếtphải chú ý đến các giờ đọc - hiểu văn bản, nhất là VBNL
Vì vậy, rèn luyện KNTT qua việc tích hợp với giờ đọc - hiểu VBNL là mộtbiện pháp thiết thực, phù hợp với nguyên tắc dạy học theo hướng đổi mới hiện nay.Việc tích hợp này đồng thời cũng góp phần phát huy ưu thế của việc khai thác vănbản dựa vào đặc trưng thể loại Với phương pháp này, người học không chỉ có điềukiện tiếp cận và tiếp nhận văn bản, mà còn được rèn luyện thêm về KNTT và kỹnăng tạo lập VBNL
Nhìn chung, những VBNL được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữvăn bậc THPT khá phong phú về đề tài và đa dạng về thể loại Trong những giờ đọc
- hiểu VBNL, giáo viên có thể vận dụng quan điểm tích hợp để rèn luyện kĩ năng
Trang 38tóm tắt cho học sinh qua việc hướng dẫn các em khai thác tối đa nội dung và cáchình thức nghệ thuật Từ cơ sở nội dung và nghệ thuật khi phân tích những văn bảnhọc sinh mới có thể tóm tắt một cách hiệu quả văn bản Bên cạnh tóm tắt nội dung,khi dạy đọc - hiểu giáo viên hướng dẫn các em khai thác triệt để nghệ thuật lập luậncủa tác giả từ góc độ xây dựng bố cục, kết cấu các ý, cách trình bày lĩ lẽ, dẫn chứng,cách lựa chọn các phương pháp lập luận để làm sáng tỏ các quan điểm của mình và
để thuyết phục được người đọc (người nghe), điều này không chỉ giúp các em tómtắt chính xác về văn bản mà còn đáp ứng được khâu chuyển tải ý đồ nghệ thuật củatác giả, tài năng lập luận (nghệ thuật tiêu biểu của văn nghị luận)
Ví dụ trong giờ đọc - hiểu VBNL hiện đại qua đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) của tác giả Phan Châu Trinh GV có
thể tiến hành những bước sau đây:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm chủ đề tư tưởng và cấu trúc của đoạn tríchnhằm giúp học sinh xác định được luận đề và các luận điểm làm sáng tỏ luận đề đó
Bước 2: Ở mỗi luận điểm, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và phân tíchnghệ thuật lập luận của tác giả qua cách ông đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng, cáchlựa chọn các phương pháp lập luận (chẳng hạn: cách vào đề bằng phương pháp lậpluận bác bỏ; sử dụng phương pháp lập luận so sánh xã hội “bên Châu Âu”, “bênPháp” với “bên ta”, v.v…)
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết giá trị nội dung và giá trịnghệ thuật của đoạn trích, đặc biệt chú trọng đến phong cách chính luận độc đáo củaPhan Châu Trinh (lúc từ tốn, mềm mỏng; lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ,
lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục).
Trên cơ sở của đọc - hiểu, học sinh không chỉ nắm chắc nội dung mà cònthấy được tài năng lập luận của tác phẩm, đây là khâu quan trọng và cần thiết để cóthể tóm tắt lại văn bản chính xác về cả nội dung và ý đồ nghệ thuật
2.1.2 Tóm tắt văn bản với tạo lập
Chúng ta biết rằng, văn bản là đứa con tinh thần của tác giả Mỗi văn bản haybao giờ cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung, mẫu mực về hình thức Sự lao độngchân chính của nhà văn tạo nên các giá trị bất biến cho văn bản Học sinh tiếp nhận
Trang 39được các giá trị đó, trước tiên phải thông qua việc đọc - hiểu văn bản ngôn từ.Trong quá trình dạy học, ở trên lớp, ở mỗi văn bản người giáo viên đều phải chú ýhướng dẫn học sinh cách đọc Việc đọc không chỉ giúp các em có thông tin mà quantrọng là giúp học sinh kiến tạo ý nghĩa văn bản, có khi còn đối thoại với tác giả vàcộng đồng lý giải Đọc không chỉ giúp ích cho các em hiểu biết và xử lý văn bảnmột cách cụ thể mà hơn hết nó là một phương pháp tích cực giúp học sinh hoà nhậpvào văn bản, cao hơn nữa tái hiện lại văn bản (tóm tắt văn bản), dùng lời của chínhmình sáng tạo, tái tạo hình tượng của văn bản gốc (tạo lập).
Như đã phân tích, chúng tôi khẳng định rằng, khi nắm được các thông tin củavăn bản (nhận thức về nội dung, nghệ thuật, tư tưởng ) học sinh sẽ dễ dàng thựchiện công việc TTVB Và một điều mà tất cả giáo viên chúng ta phải công nhậnrằng, các bước, các khâu dạy và học của môn Ngữ văn đều nhằm mục đích bồidưỡng cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cần thiết để phục vụ cho quá trìnhhọc tập của mình mà một trong những kĩ năng cơ bản là tạo lập một văn bản mớiđạt những yêu cầu khác nhau của quá trình làm văn
Nếu đọc - hiểu và tóm tắt có mối quan hệ vô cùng quan trọng thì tóm tắt vàtạo lập có một mối quan hệ hết sức khắng khít, tương hỗ Tóm tắt muốn được hoànthành thì phải trải qua quá trình tạo lập, đó là tạo nên một văn bản mới để trình bày,thâu tóm nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật, tư tưởng của văn bản gốc Và ngược lại, nếunhư không thể TTVB, có nghĩa là người viết không có cách hiểu thấu đáo về vănbản, chưa nắm chắc về nội dung, nhận biết về nghệ thuật cũng như chưa có khảnăng cảm nhận được quan điểm, tư tưởng mà nhà văn muốn chuyển tải, gửi gắmqua văn bản thì quá trình tạo lập sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả thậm chí sẽdẫn đến những nhìn nhận sai lầm hoặc không thể tạo lập
Tóm lại, qua phân tích chúng ta có thể kết luận rằng, quá trình TTVB gópphần giúp học sinh có được hai khả năng quan trọng trong học tập và rèn luyện đó
là tái hiện thông tin và diễn tả thông tin Có nghĩa là, từ cơ sở của việc tóm tắt họcsinh có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện lại thông tin, nhắc lại một loạt dữliệu từ các chi tiết đến các sự kiện đây là điều kiện tiên quyết để học sinh tạo lập
Trang 40văn bản theo những yêu cầu khác nhau Sau khi tái hiện thông tin, tức là nhận ra trithức, học sinh hướng đến một mức độ cao hơn là hiểu và giải thích, chứng minh trithức và diễn tả được bằng ngôn ngữ cá nhân các tri thức đó Diễn tả bằng ngôn ngữ
cá nhân các nội dung hiện trên bề mặt ngôn từ trong văn bản Lựa chọn, sắp xếp cácthông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình chứng minh, đánh giá, giải thích về cơbản học sinh đã có kiến thức về văn bản thông qua tóm tắt và sử dụng điều đó choquá tình tạo lập văn bản của mình Tóm tắt giúp rút ngắn văn bản, thâu tóm nộidung văn bản Tạo lập dựa vào tri thức tóm tắt để bám sát văn bản, làm cơ sở để quátrình tạo lập được sâu sắc, sáng tạo, đúng đắn, không suy diễn, vỏ đoán
2.2 Một số kĩ năng cần rèn luyện
2.2.1 Tóm tắt văn bản phải đảm bảo đầy đủ về nội dung
Khi tiến hành TTVB người tóm tắt phải có năng lực, kinh nghiệm và sự hiểubiết nhất định về văn bản Từ đó, xác định nội dung văn bản, hướng đến việc tóm tắtthể hiện được đầy đủ, cụ thể các nội dung thông tin quan trọng của văn bản Quátrình tóm tắt được xem là thành công chỉ khi nào nội dung, ý tưởng của văn bảnđược người tóm tắt thể hiện đầy đủ, trọn vẹn không bị thất thoát, sai lạc, méo mó
Có nghĩa là việc tóm tắt được thực hiện đảm bảo về nội dung, không sai sót, khôngcắt xén hoặc thêm vào những thông tin không có trong văn bản gốc Kết quả củaquá trình này được đánh giá ở sự chuyển tải chân thực, đầy đủ, chính xác thông tinkhách quan về văn bản gốc Hay nói cách khác, việc tóm tắt đặt ra yêu cầu tiênquyết là đảm bảo nội dung thông tin của văn bản Nếu không đáp ứng yêu cầu này,văn bản tóm tắt sẽ không có giá trị Người đọc sẽ không hiểu một cách trọn vẹn,thông điệp không được chuyển tải đầy đủ hoặc mất một phần, thậm chí có thể mấthết ý nghĩa
Nội dung văn bản tóm tắt chính là chuyển tải lại nôi dung văn bản, ý nghĩa tưtưởng của tác phẩm Có nghĩa là người đọc cũng có thể nắm bắt nội dung, ý nghĩavăn bản thông qua văn bản tóm tắt khi không có điều kiện đọc hoặc tiếp xúc vănbản gốc Đối với bản thân người tóm tắt, mục đích tóm tắt để làm tư liệu, tích luỹkiến thức phục vụ cho hoạt động học tập thì vấn đề đảm bảo đầy đủ nội dung là rấtquan trọng Nội dung đầy đủ, cô đọng, chính xác là yêu cầu cơ bản mà văn bản tóm