1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI HIỆN ĐẠI CỦA CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM

88 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI HIỆN ĐẠI CỦA CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM ĐOÀN XUÂN HUY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI HIỆN ĐẠI

CỦA CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM

ĐOÀN XUÂN HUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Hiện Đại của Công Ty PepsiCo Việt Nam”, do Đoàn Xuân Huy,

sinh viên khoá 32, Ngành Quản Trị Kinh Doanh tổng hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TIÊU NGUYÊN THẢO

Người hướng dẫn,

Ngày… tháng… năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo

Ngày……tháng…….năm 2010 Ngày……tháng……năm 2010

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Với lòng biết ơn sâu sắc, đầu tiên, con xin trân trọng cảm ơn ông bà, cha mẹ, các dì, cô, chú là những người đã có công sinh ra và nuôi dưỡng con trưởng thành đến ngày hôm nay

Kế đến, em xin gởi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong công ty PepsiCo Việt Nam, đặc biệt là các anh chị phòng Modern Trade đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn của anh Nguyễn Anh Sáng – Trưởng Phòng Modern Trade, và anh Vy, anh Trung, anh Khiêm, chị Hương, chị Thoại, chị Trúc phòng Modern Trade, là những người đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty và giúp em định hướng hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Sau đó, em muốn gởi lời cảm ơn Ban Giám Hiệu, và các thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM – khoa Kinh Tế, những người đã giúp đỡ em rất nhiều ngay từ khi em còn bỡ ngỡ bước chân vào trường cho đến ngày hôm nay, khi em sắp hoàn thành chương trình Đại Học, đặc biệt em xin cảm ơn thầy Tiêu Nguyên Thảo đã hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp Xin gởi đến thầy lòng biết ơn chân thành, chúc thầy và gia đình có nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống

Và cuối cùng, tôi muốn cảm ơn tất cả người bạn đã cùng tôi đi hết quãng đường

4 năm đại học, cảm ơn những người bạn đã luôn ở bên cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong quãng đường sinh viên của mình Xin chúc cho các bạn sẽ có được thành công trong cuộc sống sau này

Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 2010

Đoàn Xuân Huy

Trang 4

về lâu dài sẽ rất lớn khi mà thị trường bán lẻ tại Việt Nam phát triển thật sự mạnh mẽ

Bằng phương pháp so sánh để phân tích tốc độ tăng trưởng của kênh phân phối hiện đại cũng như so sánh khối lượng giữa kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại, trong giới hạn hiểu biết của mình, tôi đã phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của kênh phân phối hiện đại, các lợi ích kinh tế của kênh phân phối hiện đại đã mang lại cho công ty, và đặc biệt là các giải pháp để phát triển kênh phân phối hiện đại công ty PepsiCo Việt Nam ngày càng lớn mạnh

Trang 5

2.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty PepsiCo Việt Nam 6 

2.3 Chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh của công ty 7 

2.4 Thành phần nước giải khát của công ty PepsiCo Việt Nam 9 

2.5 Cơ cấu tổ chức công ty PepsiCo Việt Nam 9 

2.5.1 Cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính PepsiCo Việt Nam 9 

2.5.2 Cơ Cơ cấu tổ chức tại phòng bán hàng PepsiCo Việt Nam 10 

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu (Phương pháp so sánh) 22 

Trang 6

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23 

4.1.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam (tháng 12/2009) 23 

4.1.2 GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2009 25 

4.1.3 Doanh thu trong ngành bán lẻ của Việt Nam 58 

4.1.4 Hệ thống siêu thị lớn ở Việt Nam 62 

4.1.5 Điểm giống và khác nhau giữa “Siêu thị nội địa” và “Siêu thị nước

4.1.6 Điểm mạnh và mặt hạn chế của hệ thống phân phối hiện đại 50 

4.1.7 Các dòng sản phẩm của PepsiCo tại Việt Nam 53 

4.1.8 Một số điểm đáng lưu ý về các hệ thống siêu thị chiếm tỷ trọng

4.1.10 Quy trình bán hàng của hệ thống phân phối hiện đại tại công ty

4.1.11 Khối lượng sản phẩm công ty PepsiCo 48 

4.1.12 Hệ thống phân phối truyền thống và hệ thống phân phối hiện đại

4.2 Một số giải pháp phát triển kênh phân phối hiện đại 48 

4.1.1 Các chương trình khuyến mãi, quảng cáo đặc biệt cho kênh hiện

5.2.2 Kiến nghị với công ty PepsiCo Việt Nam 79 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MT Kênh phân phối hiện đại (Modern Trade)

PBI Công ty nước giải khát PepsiCo quốc tế (PepsiCo Beverages International)

CSD Nước giải khát có gaz (Carbonat Soft Dink)

NCB Nước giải khát không gaz (Non Carbonat Soft Drink)

CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

CVS Cửa hàng tiện lợi (Convenience Store)

POSM Vật dụng hỗ trợ bán hàng (Point of Sale Material)

FIFO Nhập trước, xuất trước (First in first out)

 

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 4.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam 23

Bảng 4.2 GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2009 25

Bảng 4.3 Doanh thu trong ngành bán lẻ của Việt Nam 58

Bảng 4.4 Các dòng sản phẩm của PepsiCo tại Việt Nam 53

Bảng 4.5 Tỷ trọng tăng trưởng sản lượng của hệ thống phân phối hiện đại 48 Bảng 4.6 Tỷ trọng tăng trưởng sản lượng PepsiCo tại 4 siêu thị lớn ở TP.HCM 48

Trang 9

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Các logo của công ty PepsiCo Việt Nam qua các thời kỳ phát triển 6

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tại trụ sở chính PepsiCo Việt Nam 9

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tại phòng bán hàng PepsiCo Việt Nam 10

Hình 3.1 Vị trí của siêu thị trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng 16

Hình 4.1 Đồ thị GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam

(2005-2009) 29 Hình 4.2 Hệ thống siêu thị trong nước 62

Hình 4.4 Hệ thống cửa hàng tiện lợi 64

Hình 4.5 Hệ thống cửa hàng độc lập 65

Hình 4.6 Cơ cấu tổ chức, quản lý của hệ thống Saigon Coop 48

Hình 4.7 Cơ cấu tổ chức phòng bán hàng Modern Trade 48

Hình 4.8 Quy trình bán hàng của hệ thống phân phối hiện đại 48

Hình 4.9 Quy trình giao hàng của hệ thống phân phối hiện đại 48

Hình 4.10 Đồ thị tốc độ tăng trưởng sản lượng của hệ thống phân phối hiện đại 48

Hình 4.11 Đồ thị tốc độ tăng trưởng sản lượng PepsiCo tại 4 siêu thị lớn ở TP.HCM48

Hình 4.12 Sản phẩm Aquafina trưng bày tại siêu thị 48

Hình 4.13 Bản thiết kế mẫu kệ trưng bày sản phẩm Pepsi 48

Hình 4.14 Các kệ trưng bày sản phẩm tại Big C và Metro 48

Hình 4.16 Pepsi Zone và Standee Pepsi Tết 48

 

Trang 10

Tốc độ gia tăng trong đầu tư của các tập đoàn bán lẻ và kinh doanh siêu thị tại Việt Nam cho thấy một tiềm năng rất lớn về thị trường bán lẻ và dịch vụ ở Việt Nam Thị trường này được đánh giá mỗi năm đạt doanh số 20 tỉ USD và có tốc độ tăng trưởng đến 20% /năm, với gần 85% người dân thành thị ở khu vực phía Nam thường xuyên mua sắm tại các siêu thị và trung tâm bán lẻ

Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, công ty PepsiCo Việt Nam đã tạo được các dấu ấn rất mạnh mẽ trên thị trường đầy tiềm năng Việt Nam Để tiếp tục thành công và đứng vững trên thị trường, công ty phải chinh phục khách hàng bằng uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý Để đạt được những điều đó thì kênh phân phối là một trong những phần rất quan trọng trong nỗ lực tiếp cận thị trường của công ty Xuất phát từ thực tiễn của công ty và nhu cầu mở rộng và phát triển bền vững mạng lưới

phân phối hiện đại, tôi xin chọn đề tài: “Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Hiện Đại của Công Ty PepsiCo Việt Nam”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng tại công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối hiện đại

Phân tích hoạt động sử dụng kênh phân phối hiện đại

Trang 11

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề liên quan đến việc hệ thống phân phối hiện đại

Công ty PepsiCo Việt Nam và hoạt động phân phối hiện đại tại công ty

Công nhân viên đang làm việc tại công ty

1.3.2 Không gian nghiên cứu

Công ty PepsiCo Việt Nam

1.3.3 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực tập tại công ty PepsiCo Việt Nam (từ 15/03/2010 đến 30/05/2010)

1.4 Cấu trúc khóa luận

Nội dung chính của khóa luận được chia thành 5 chương:

- Chương 1: Đặt vấn đề

Nêu các vấn đề tổng quát để thực hiện khóa luận, sự cần thiết thực hiện khóa luận cũng như lý do chọn công ty để thực tập Bên cạnh đó mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề cũng được trình bày trong chương này

- Chương 2: Tổng quan

Giới thiệu khái quát về PepsiCo Việt Nam bao gồm quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và tình hình hoạt động hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới của công ty

- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Bao gồm các khái niệm cơ bản và các vấn đề liên quan đến hoạt động của các kênh phân phối, đặc biệt là kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam

Đưa ra phương pháp nghiên cứu khóa luận

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày kết quả nghiên cứu về tình hình hoạt động của kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam và tại công ty PepsiCo Việt Nam Trên cơ sở các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động của kênh phân phối hiện đại công ty PepsiCo Việt Nam Từ những nhận định trên, sẽ thấy được tốc độ phát triển của kênh

Trang 12

phân phối hiện đại so với kênh phân phối truyền thống, sự khác biệt giữa siêu thị nội đại và siêu thị nước ngoài Cuối cùng sẽ đề xuất những giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối hiện đại công ty PepsiCo Việt Nam

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Tổng hợp các kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu để đưa ra những ý kiến đánh giá và đóng góp cho công ty về hoạt động của kênh phân phối hiện đại trong thời gian tới

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về công ty PepsiCo International (PBI)

Tên giao dịch : PEPSICO BEVERAGES INTERNATIONAL (PBI)

Mô hình công ty : Tập đoàn đa quốc gia

Lĩnh vực kinh doanh : Thực phẩm và nước giải khát

Trụ sở chính : 700 Anderson Hill Road, Purchase, NY 100577,

Giám đốc điều hành : Mike White

Doanh thu năm 2005 : 32,5 tỷ USD

Doanh thu năm 2006 : 35 tỷ USD

Số lượng nhân viên : hơn 157.000 nhân viên (năm 2006)

* Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển PBI

1893: Dược sĩ trẻ Caleb Bradham (ở Newbern, bắc Carolina) bắt đầu thí nghiệm nhiều loại nước ngọt tại nhà xưởng chứa thuốc của mình

1898: Công thức nước uống của Brad trở nên nổi tiếng với sự kết hợp giữa nước CO2, đường và hương liệu Caleb mua quyền sáng chế cho thương hiệu “Pep Cola” với giá 100 USD và đặt tên lại là “Pepsi-Cola”

1902: Thương hiệu “Pepsi-Cola” được đăng kí

1905: 2 chi nhánh đầu tiên của công ty Pepsi-Cola được thành lập tại Charlotte và Durham

1923: Caleb Bradham bị phá sản, bán lại thương hiệu Pepsi-Cola Nhà môi giới Roy C.Megargel tại thị trường chứng khoán Wall Street mua lại thương hiệu Pepsi-Cola với giá 35.000 USD

Trang 14

1934: Năm đánh dấu bước ngoặt của Pepsi-Cola Doanh số tăng vọt tại thị trường

Mỹ

1940 trở đi: Pepsi-Cola bắt đầu thâm nhậpvào thị trương Châu Âu

1965: Tập đoàn PepsiCo được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai công ty Cola và Frito-Lay Các sản phẩm chung của tập đoàn gồm các loại nước giải khát Pepsi-Cola, DietPepsi, Mountain Dew và các loại bánh snack Fritos, Lay, Cheeotos, Ruffles, Rold Gold

Pepsi-1970-1979: Doanh thu của công ty PepsiCo liên tục tăng với 36.000 nhân viên làm việc trên toàn cầu PepsiCo dời về New York, đặt trụ sở chính tại Puschase

1980-1985: PepsiCo chiếm vị trí số một về doanh thu trên thị trường Mỹ với 111.000 nhân viên trên toàn cầu, có mặt trên 150 quốc gia và lãnh thổ

1986: PepsiCo mua lại Kentucky Fried Chicken (KFC), Seven-Up, doanh thu vượt ngưỡng 10 tỷ USD

1990: Lợi nhuận của PepsiCo lần đầu tiên vượt qua 1tỷ USD

1994: Doanh số của PepsiCo vượt lên 30,4 tỷ USD với 470.000 nhân viên toàn cầu,là nhà sửdụng nhân viên lớn thứ ba trên thế giới

2006: PepsiCola là tập đoàn hàng đầu về thực phẩm và nước giải khát với doanh

số hơn 35 tỷ USD và 157.000 nhân công trên toàn thế giới

PepsiCo là một trong những tập đoàn thành công nhất và có số lượng khách hàng đáng khâm phục nhất trên toàn thế giới với nhiều nhãn hàng nổi tiếng trong lĩnh vực nước giải khát và thực phẩm

Trang 15

Hình 2.1 Các logo của công ty PepsiCo Việt Nam qua các thời kỳ phát triển

2.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty PepsiCo Việt Nam

Công ty PepsiCo Việt Nam được thành lập theo quyết địnhsố 291/GP ngày 24/12 năm 1991 của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư Tiền thân là một công ty liên doanh giữa SP.Co và Công ty Macondray - Singapore

Năm1994, có thêm một thành viên mới gia nhập vào công ty đó là Công ty PepsiCo Global Investment Tỉ lệ vốn bây giờ là: Công ty SP Co 40%, Macondray Company Inc 30% và Pepsi Cola International 30%

Năm 1998, do yêu cầu đầu tư vốn và phát triển kinh doanh, cổ phần công ty lại thay đổi một lần nữa: Pepsi Cola International 97% và SP.Co 3% theo như quyết định

số 291/GPDC7 ngày 28 tháng 12 năm 1998 Vốn đầu tư là 110 triệu USD, vốn pháp định là 70 triệu USD

Ngày 28 tháng 4 năm 2003 Pepsico Global Investment đã mua lại 3% cổ phần của Việt Nam, Công ty nước giải khát Quốc tế đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai và đổi tên là Công Ty Nước Giải Khát Quốc Tế PepsiCo Việt Nam

PepsiCo Việt Nam sau khi vượt qua nhiều thị trường khác trên toàn thế giới với các chỉ số thực hiện rất đáng tự hào trong vòng 3 năm qua như sản lượng tăng bình quân 21.5% mỗi năm, thị phần tăng gần 6% trong 3 năm 2001-2004 đối với nước giải khát có gaz và trở thành công ty nước giải khát đứng đầu về thị phần tại Việt Nam với tổng số lợi nhuận tăng nhanh vượt kế hoạch, đã hãnh diện được chọn vào danh sách

  2010

Trang 16

chung kết cùng với 21 thị trường khác trên toàn thế giới – là 1 trong 3 thị trường được

xếp đầu trong nhóm thị trường nước giải khát nhỏ đang phát triển

Công ty có 2 nhà máy ở Hóc Môn (5 dây chuyền lon và chai, công suất 220 triệu

lít/năm), Điện Bàn (1 dây chuyền chai công suất 30 triệu lít/năm) với hệ thống vô chai,

đóng lon hoàn toàn tự động, có hệ thống kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm đạt

trình độ tiên tiến trên thế giới Sản phẩm của PepsiCo Việt Nam với các nhãn hiệu

Pepsi, 7-Up, Mirinda, Evervess, Sting, Aquafina, Twister, Lipton, đạt tiêu chuẩn quốc

tế, thỏa mãn nhu cầu nội địa và xuất khẩu

2.3 Chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh của công ty

Tên giao dịch : CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM

Mô hình : Công ty PepsiCo VN có 100% vốn đầu tư nước ngoài

Trụ sở chính : Lầu 5, khách sạn Sheraton

80 Đông Du, Quận 1

Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực kinh doanh : Nước giải khát [gồm có nước giải khát có gaz (CSD –

Carbonat Soft Dink) và nước giải khát không có gaz (NCB – Non Carbonat Soft Drink)] và thực phẩm (bánh snack)

Công ty PepsiCo Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Tp.HCM, và các chi nhánh là những

trung tâm phân phối hàng hóa của công ty

Chi nhánh TP.HCM (HCMC) : phụ trách khu vực TP.HCM

Chi nhánh HCMP : phụ trách các khu vực lân cận TP.HCM và các tỉnh

Đông Nam Bộ

Chi nhánh Mê Kông (Cần Thơ) : phụ trách các tỉnh Tây Nam Bộ

Chi nhánh Đà Nẵng : phụ trách các tỉnh miền Trung

Chi nhánh Hà Nội : phụ trách các tỉnh miền Bắc

Trang 17

SLOGAN CỦA PEPSICO

Nhắc đến Pepsi không thể không nghĩ đến hình ảnh trẻ trung, năng động, đầy sức sống của tuổi trẻ Chính vì vậy, các slogan của Pepsi luôn gắn liền với lối sống trẻ qua từng thời kỳ

•1906: The Original Pure Food Drink – Nước giải khát tinh khiết đến tự nhiên

•1909-1939: Delicious and Healthful - Tuyệt hảo và dinh dưỡng

•1939: Twice as Much for a Nickel - Cùng một giá nhưng hai lần nhiều hơn

•1950: More Bounce to the Ounce - Uống nhiều hơn giá không đổi

•1958: Be Sociable, Have a Pepsi - Cùng Pepsi thắt chặt tình bạn bè

•1961: Now It's Pepsi for Those Who Think Young - Pepsi nước uống của tuổi trẻ

•1963: Come Alive, You're in the Pepsi Generation - Sảng khoái với Pepsi thế hệ mới

•1967: Taste that beats the others cold - Pepsi Pours It On - Pepsi – Hương vị mát lạnh đánh bật tất cả

•1969: You've Got a Lot to Live, Pepsi's Got a Lot to Give - Bạn trải nghiệm cuộc sống để hưởng thụ, Pepsi sáng tạo để bạn tận hưởng

•1973: Join the Pepsi people - Gia nhập thế hệ Pepsi

•1975: Have a Pepsi day - Tận hưởng một ngày cùng Pepsi

•1979: Catch that Pepsi spirit - Cảm nhận tinh thần Pepsi

•1981: Pepsi's got your taste for life Pepsi - hương vị tuyệt vời cho cuộc sống của bạn

•1983: Pepsi's Now! - Khởi nguồn cùng Pepsi

•1984: The Choice of a New Generation - Sự lựa chọn của thế hệ mới

•1991: Gotta Have It - Trải nghiệm cùng Pepsi

•1995: Nothing Else is a Pepsi – Không gì ngoài Pepsi

•1997: GeneratioNext - Thế hệ mới

•1999: Ask for More/The Joy of Pepsi-Cola - Khát khao hơn/Sôi động hơn với Pepsi

•2003: It's the Cola/Dare for More - Hương vị cola chính hiệu/Thách thức hơn

•2007: More Happy - Ngất ngây hơn

Trang 18

2.4 Thành phần nước giải khát của công ty PepsiCo Việt Nam

Công ty PepsiCo Việt Nam có một hệ thống sản phẩm nước giải khát đa dạng với hai dòng sản phẩm chính: nước giải khát có gaz (CSD – Carbonat Soft Drink) và nước giải khát không có gaz (NCB – Non-Carbonat Soft Drink), với hơn 10 nhãn hàng chính

Thành phần của các sản phẩm nước giải khát gồm có:

- Nước: Là thành phần chủ yếu của nước giải khát, chiếm khoảng 88% - 90%

- Đường: Đường sacharose (đường mía) chiếm khoảng 10% - 12% (trừ sản phẩm Pepsi Diet), tạo vị ngọt và cung cấp một phần năng lượng cho người tiêu dùng Riêng sản phẩm Pepsi Diet là sản phẩm dành cho người ăn kiêng, do đó, chỉ sử dụng chất tạo ngọt tổng hợp, không cung cấp năng lượng cho người sử dụng

- Axit thực phẩm: loại axit thực phẩm thường được sử dụng trong sản xuất nước giải khát là acid citric, acid malic, acid tartric dùng tạo vị chua cho nước giải khát

- Phẩm màu thực phẩm: các loại màu tự nhiên và màu tổng hợp dùng cho thực phẩm nằm trong danh mục quy định của Bộ Y Tế

- Hương liệu: Sử dụng hương liệu tự nhiên

- CO2: Tạo ra gaz cho các sản phẩm CSD

2.5 Cơ cấu tổ chức công ty PepsiCo Việt Nam

2.5.1 Cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính PepsiCo Việt Nam

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tại trụ sở chính PepsiCo Việt Nam

PRESIDENT

 

Trang 19

HDR (Human Resouce Director) Giám đốc nhân sự

SALES Bộ phận bán hàng

MARKETING Bộ phận marketing

OPERATIONS

2.5.2 Cơ Cơ cấu tổ chức tại phòng bán hàng PepsiCo Việt Nam

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tại phòng bán hàng PepsiCo Việt Nam

SD Sale Director (Giám đốc bán hàng)

HR Human Resource (Giám đốc nhân sự)

SM Sales Manager (Trưởng phòng bán hàng)

KAM Key Account Manager (Trưởng kênh các khách hàng đặc biệt)

MTM Modern Trade Manager (Trưởng kênh hiện đại)

TDM Territory Development Manager (Trưởng khu vực)

KAE Key Account Executive (Nhân viên kênh khách hàng đặc biệt)

MTE Modern Trade Executive (Nhân viên kênh hiện đại)

BF Blue Force (Đội trưng bày)

DR Distributor Representative (Đại diện nhà phân phối)

Trang 20

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Kênh phân phối

Phân phối là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức điều hành và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng

Trong nền kinh tế hiện nay, phần lớn các nhà sản xuất đều không bán hàng hóa trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng mà hoạt động này được thực hiện bởi các trung gian Các nhà trung gian này tập hợp thành kênh phân phối

a Khái niệm kênh phân phối

Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những doanh nghiệp hỗ trợ việc chuyển nhượng quyền sở hữu một hàng hóa hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng

Modern Trade là hệ thống phân phối hiện đại, cung cấp những sản phẩm qua các hình thức như siêu thị, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện lợi

b Các dòng chảy kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối hoạt động thông qua các dòng chảy Khi một kênh phân phối đã được phát triển, nhiều dòng chảy xuất hiện trong nó Trong đó có những dòng chảy quan trọng nhất:

Trang 21

phẩm được tung ra thị trường; tìm kiếm và truyền thông tin với khách hàng tiềm năng; phân phối sản phẩm: vận chuyển và lưu trữ hàng hóa; chịu rủi ro liên quan đến hoạt động phân phối sản phẩm, rủi ro được chuyển từ nhà sản xuất sang nhà trung gian phân phối khi có sự biến động thị trường

c Tổ chức và quản trị kênh phân phối

- Tổ chức kênh phân phối

Có 2 vấn đề trong lĩnh vực này cần được quan tâm, đó là phải lựa chọn kênh phân phối nào, sau đó phải tổ chức như thế nào cho phù hợp

Lựa chọn mô hình kênh phân phối: có 3 mô hình

Kênh phân phối trực tiếp: doanh nghiệp thiết lập những mối quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua lực lượng bán hàng của các đại lý hoặc của chính công ty Thông thường mối quan hệ này được hình thành từ những giao dịch trực tiếp giữa đại diện bán hàng công ty với khách hàng Việc sử dụng và duy trì một lực lượng bán hàng của công ty sẽ tạo ra khoảng định phí lớn cho lực lượng bán hàng

Kênh phân phối gián tiếp: kênh này sử dụng một hay nhiều trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ Có thể được dùng như một cách phân phối chính yếu, hoặc

bổ sung hỗ trợ cho kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối hỗn hợp: doanh nghiệp có thể tổ chức kênh phân phối hỗn hợp, một số khách hàng được phục vụ qua kênh phân phối gián tiếp Việc sự dụng kênh phân phối hỗn hợp là do công ty phải phục vụ trên những thị trường khác nhau với nhữn đặc tính kinh tế và tiếp thị khác nhau Việc sử dụng những kênh phân phối hỗn hợp tạo nên sự hòa hợp giữa những lợi điểm của từng loại kênh phân phối với những đòi hỏi của từng thị trường cụ thể

Tổ chức kênh phân phối: sau khi đã lựa chọn kênh phân phối, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sơ đồ tổ chức sao cho hiệu quả nhất Mặc dù có nhiều phương án tổ chức khác nhau cho từng tình huống cụ thể của từng doanh nghiệp, gồm có 4 nhóm:

Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý: là cách tổ chức theo lãnh thổ cơ bản nhất Đại diện bán hàng có toàn quyền quyết định việc kinh doanh sản phẩm của công ty cho tất cả khách hàng theo khu vực địa lý đã quy định Việc tổ chức bán hàng theo

Trang 22

từng vùng lãnh thổ triệt tiêu hoàn toàn khả năng hai hay nhiều đại diện bán hàng của cùng công ty đến tiếp xúc chào bán cho cùng một khách hàng

Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm: cơ cấu này phân chia theo tính chất sản phẩm Đại diện bán hàng giờ đây trở thành chuyên gia về một sản phẩm nào đó hoặc một số những sản phẩm tương đới giống nhau Cơ cấu tổ chức này đặc biệt phù hợp khi sản phẩm bán ra đòi hỏi mức độ chuyên môn hóa, trình độ kỹ thuật, hiểu biết rất cao về sản phẩm đại diện khách hàng

Cơ cấu tổ chức theo khách hàng: dựa trên những đặc điểm của khách hàng như quy mô khách hàng, hành vi mua sắm và việc sử dụng sản phẩm mà xây dựng cơ cấu

tổ chức kênh phân phối theo khách hàng

Cơ cấu tổ chức hỗn hợp: những doanh nghiệp nào chuyên môn hóa lực lượng bán hàng của mình theo hướng sản phẩm hoặc hướng đặc thù của khách hàng thường

có cơ cấu tổ chức lực lượng bán hàng theo lãnh thổ địa lý Về cơ bản một cơ cấu tổ chức hỗn hợp là nỗ lực nhằm tận dụng cả hướng chuyên môn hóa theo khách hàng hoặc theo sản phẩm một cách hiệu quả, tận dụng những lợi điểm về quản lý của loại cơ cấu tổ chức theo lãnh thổ địa lý

- Quản trị kênh phân phối

Quản trị kênh phân phối là việc điều hành các kênh hoạt động nhằm đảm bảo sự hợp tác tối đa giữa các thành viên để thực hiện tốt nhất các mục tiêu phân phối của doanh nghiệp Công tác quản trị kênh phân phối có các vấn đề chủ yếu:

+ Lựa chọn các thành viên của kênh

Việc lựa chọn các thành viên thường là điều thường xảy ra đối với một doanh nghiệp Việc này không chỉ cần thiết khi thay đổi cấu trúc kênh, mà vẫn diễn ra khi doanh nghiệp vẫn giữ nguyên cấu trúc kênh nhưng muốn mở rộng thị trường hoặc thay thế những thành viên khi đã rời khỏi kênh Tùy vào tính chất hoạt động của từng ngành mà các doanh nghiệp sẽ xây dựng tiêu chuẩn riêng để lựa chọn kênh phân phối + Động viên các thành viên của kênh

Sau khi đã lựa chọn được các thành viên của kênh thì việc khuyến khích động viên các thành viên kênh có vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy kênh hoạt

Trang 23

động tốt Để việc kích thích đạt hiệu quả cao nhất phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:

• Tìm ra những nhu cầu và những trở ngại của các thành viên trong kênh

• Trên cơ sở những nhu cầu, vướng mắc đó, đưa ra sự trợ giúp các thành viên trong kênh

• Lãnh đạo kênh thông qua việc sử dụng quyền lực một cách hiệu quả

+ Sức mạnh của các thành viên trong kênh

Mỗi thành viên trong kênh đều muốn có khả năng điều khiển hoạt động của các thành viên khác Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào tương quan sức mạnh của các thành viên trong kênh với nhau Sức mạnh trong kênh phân phối là khả năng của một thành viên có thể quản lý hoặc ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên khác Một thành viên của kênh muốn trở thành người lãnh đạo kênh phải có những cơ sở sức mạnh để điều khiển kênh Ở đây sức mạnh không giống với các khái niệm liên quan đến như: sự ảnh hưởng, sự thống trị, quyền lực, lực lượng

Một thành viên có thể sử dụng những sức mạnh khác nhau để đạt được sự hợp tác, có 5 sức mạnh cơ bản để đạt được trong quản lý kênh phân phối:

Trang 24

Cộng tác: các doanh nghiệp cố gắng tạo dựng mối quan hệ cộng tác lâu dài với các trung gian Doanh nghiệp xây dựng một ý niệm rất rõ ràng về những gì doanh nghiệp mong muốn ở người phân phối phải làm được những gì trong việc bao quát thị trường, triển khai hoạt động tiếp thị với những chính sách đó để phát triển công tác kinh doanh và xây dựng một chế độ để khuyến khích chấp hành chính sách

đó

Xây dựng kế hoạch phân phối: đây được xem là cách tổ chức công việc tiên tiến nhất, kết hợp được những nhu cầu của doanh nghiệp và người phân phối Doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu của người phân phối và xây dựng kế hoạch bán hàng tối ưu nhất Doanh nghiệp phối hợp cùng người phân phối dự kiến chỉ tiêu bán hàng, quảng cáo, khuyến mãi

+ Đánh giá các thành viên trong kênh

Đi đôi với việc khuyến khích cần phải tiến hành đánh giá các thành viên trong kênh phân phối Việc đánh giá chính xác là công cụ hết sức đắc lực để giúp công tác quản lý kênh duy trì và phát triển việc điều khiển các hoạt động hiện thời của kênh cũng như xét duyệt lại hiệu quả của các chức năng phân phối đang thực hiện trong kênh và triển vọng của các nhà phân phối

Việc đánh giá được tiến hành định kỳ và thông thường theo những tiêu chuẩn như mức tiêu thụ, tình hình duy trì tồn kho, khả năng phân phối của các trung gian, sự hợp tác với các chương trình khuyến mãi, huấn luyện, khả năng đương đầu với việc cạnh tranh của người trung gian

+ Điều chỉnh những thỏa thuận của kênh

Ngoài việc xây dựng một kênh phân phối và vận hành nó tốt, doanh nghiệp còn phải định kỳ sửa đổi hệ thống cho phù hợp với những điều kiện mới trên thị trường Việc điều chỉnh trở nên cấp thiết khi cách thức mua hàng của người tiêu dùng thay đổi, thị trường mở rộng, sự cạnh tranh xuất hiện và những kênh phân phối mới xuất hiện

3.1.2 Siêu thị

a Khái niệm siêu thị

Trang 25

Siêu thị là từ được dịch ra từ nước ngoài: Supermarket (tiếng Anh) hay Supermarché (tiếng Pháp) Hiện nay khái niệm được định nghĩa khác nhau ở từng quốc gia khác nhau:

• Ở Mỹ, siêu thị được coi là “cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa, và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”

• Ở Pháp, siêu thị được định nghĩa là “cửa hàng bán hàng thực phẩm phục vụ có diện tích từ 400m2 đến 2500 m2, chủ yếu bán hàng thực phẩm”

• Ở Việt Nam, theo “Từ điển kinh tế thị trường từ A → Z”, siêu thị được định nghĩa là “cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình

Hình 3.1 Vị trí của siêu thị trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng

Cùng với những hình thức bán lẻ khác, siêu thị đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối hàng hóa từ phía nhà sản xuất cho đến người tiêu dùng, cùng với sự

Trang 26

phát triển của đời sống, siêu thị ngày càng phát triển, ngày càng giữ vị trí lớn trong hệ thống bán lẻ

Siêu thị là trung gian cuối cùng trong việc phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng Ở vị trí trung gian cuối cùng trực tiếp phục vụ người tiêu dùng nên rất quan trọng với nhà sản xuất và cả với người tiêu dùng

Đối với nhà cung ứng, siêu thị hoạt động như là một đại lý mua hàng cho người tiêu dùng, để làm tốt vai trò này, siêu thị phải nghiên cứu rất kỹ nguồn cung ứng lẫn nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả, chủng loại hàng hóa

Mặt khác siêu thị là cầu nối nhà sản xuất với người tiêu dùng, là nơi thuận tiện nhất để cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng cũng như thực hiện các chương trình quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm mới đến trực tiếp cho người tiêu dùng hay trực tiếp tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu của họ

Với cơ sở hạ tầng, hình thức bán hàng thúc đẩy nhu cầu của khách hàng đã từng ngày làm cho siêu thị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống bán lẻ

b Các đặc trưng của siêu thị

Phương thức bán hàng: có lẽ đây chính là một đặc trưng của siêu thị so với các hình thức mua bán khác, ở siêu thị thì các khách hàng tự phục vụ mình, có quyền tự do

đi lại để lựa chọn hàng hóa, tuy vậy trong khi lựa chọn vẫn được sự hướng dẫn của nhân viên nếu có nhu cầu

Hàng hóa bán ở siêu thị: trong siêu thị, chủng loại hàng hóa rất đa dạng, phong phúc thường là vài ngàn đến vài chục ngàn mặt hàng khác nhau Thông thường thì một siêu thị có thể đáp ứng 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng như lương thực, thực phẩm chế biến, trang phục, mỹ phẩm, Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình bán lẻ này, một số hệ thống siêu thị trên thế giới định hướng rằng siêu thị sẽ cung ứng tất cả loại hàng hóa cho người tiêu dùng, từ những vật dụng cần thiết, nhỏ nhặt nhất cho đến những hàng hóa cao cấp

Niêm yết giá: hàng hóa trong siêu thị được niêm yết giá với một mức giá phù hợp, không cần phải trả giá, mặc cả, tiết kiệm được thời gian Và giá của hàng hóa được mã số hóa để tính tiền với kỹ thuật tiên tiến

Trang 27

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vu bán hàng: siêu thị được đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại để đảm bảo sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng Bên cạnh cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho việc bán hàng thì đầu tư rất lớ vào các lĩnh vực, khu vực khác như khu giải trí vui chơi trẻ em

Quy mô: siêu thị phải có quy mô tương đối lớn, bởi vì siêu thị lấy quan điểm khách hàng tự phục vụ và chi phí thấp, lợi nhuận thấp làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh, do đó để đảm bảo tính kinh tế thì đòi hỏi siêu thi phải có qui mô lớn, có như vậy mới có thể bù đắp được khoản chi phí mà có lợi nhuận

c Phân loại siêu thị

Có rất nhiều cách để phân loại phân loại, ở đây ta dựa vào 2 tiêu chí để phân loại:

- Dựa vào quy mô

+ Siêu thị nhỏ (Mini supermarket): Những siêu thị có diện tích dưới 400m2 được gọi là siêu thị nhỏ Các siêu thị nhỏ chỉ bán một số loại hàng hóa nhất định như: đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, quần áo, giày dép

+ Siêu thị (Supermarket): Các siêu thị ở Mỹ thường có diện tích trung bình là 1250 m2 Còn siêu thị ở Pháp thường có diện tích từ 400 m2 đến 2500 m2 Siêu thị thường bày bán các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày Danh mục hàng hóa kinh doanh của các siêu thị thường từ vài ngàn đến trên 20000 sản phẩm khác nhau

+ Đại siêu thị (Super supermarket): Đây là hình thức siêu thị bán lẻ với quy mô lớn với diện tích vài chục ngàn m2, chính vì có mặt bằng rộng đến như vậy cho nên thường đặt ở khu vực rộng ngoại ô các thành phố lớn, nơi giá thuê đất rẻ hơn ở nội thành

- Dựa theo chiến lược và chính sách kinh doanh

+ Siêu thị chuyên doanh: là siêu thị chỉ bán một loại hàng hóa nhất định Tập hợp hàng hóa ở siêu thị chuyên doanh hẹp nhưng sâu, có khả năng thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng Ví dụ như siêu thị sách, siêu thị điện máy, siêu thị đồ chơi

+ Siêu thị tiện dụng: loại siêu thị này chú trọng sự tiện dụng trong khi mua sắm của khách hàng Siêu thị tiện dụng thường bán những hàng hóa phục vụ nhu

Trang 28

cầu tiêu dùng thông thường, rẻ tiền, có yêu cầu lựa chọn không cao, dễ bán Các siêu thị này thường được bố trí rất gần người tiêu thụ và chỉ cần diện tích nhỏ

+ Siêu thị hạ giá: với loại siêu thị này, chính sách chiến lược kinh doanh chủ yếu lấy chính sách giá cả hấp dẫn làm tiêu chí hàng đầu để thu hút khách hàng giống như cửa hàng giảm giá, hạ giá

+ Siêu thị chất lượng: lấy chất lượng cao là yếu tố chính để thu hút khách hàng Siêu thị chất lượng thường chọn khách hàng mục tiêu là người có thu nhập cao

- Các loại siêu thị khác

Siêu thị kinh doanh các loại thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thông thường nhất,

và các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng gia đình Bên cạnh đó vẫn có một vài siêu thị

“đặc biệt” như siêu thị ảo, siêu thị việc làm, siêu thị địa ốc

Ở Việt Nam hiện nay, theo quyết định số 1731/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ Trưởng Bộ Thương Mại, siêu thị tại Việt Nam được chia thành 3 loại hình, đó là siêu thị loại 1, siêu thị loại 2, siêu thị loại 3

d Lịch sử phát triển của siêu thị

- Lịch sử phát triển của siêu thị trên thế giới

Hệ thống thương mại bán lẻ siêu thị đã trở nên phổ biến ngày nay được ra đời

từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XX ở các nước phương Tây sau đó lan truyền ra khắp thế giới Sự ra đời và phát triển của hình thức này cùng với sự phát triển của nền kinh

tế, quá trình đô thị hóa và công nhiệp hóa, khi đời sống của người dân nâng cao Sự ra đời và phát triển của siêu thị là điều tất yếu khi nó đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của các đối tượng khách hàng Để có thể biết được lịch sử phát triển của siêu thị ta sẽ nghiên cứu hai quốc gia mà có thể nói siêu thị được hình thành đầu tiên

Ở Pháp: ngày nay chúng ta đã rất quen thuộc với các cửa hàng bán lẻ có đặc trưng gần giống với siêu thị, có thể coi là hình thức sơ khai của loại hình này, đó là cửa hàng bán bánh BON MARCHE khởi xướng vào năm 1852 Những cửa hàng này

đã thành công và gây tiếng vang lớn, dần dần phương thức kinh doanh này đã được nhân lên ở khắp mọi nơi trên nước Pháp Các cửa hàng này có những đặc trưng như

Trang 29

+ Chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp (13,5%) trong khi cửa hàng bán lẻ thời đó thường có tỷ suất lợi nhuận ở mức 40% Do đó có thể thu hút được nhiều khách hàng

+ Bán khuyến mãi với nhiều hình thức như hạ giá, bán kèm đồ khuyến mãi, đối với các sản phẩm mới hay các sản phẩm cũ

+ Có dịch vụ giao tận nhà

+ Quảng cáo rộng rãi để có được sự quan tâm của khách hàng

+ Giá cả được niêm yết rõ ràng

+ Khách hàng tự do tiếp xúc, xem xét mà không buộc phải mua hàng Tuy nhiên cửa hàng này vẫn không được coi là Supermarche (Siêu thị), thuật ngữ này được xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp vào năm 1957 khi một cửa hàng tự phục

vụ ở vùng Reuil Malmanson dùng thuật ngữ này để làm thương hiệu cho mình

Ở Mỹ: cửa hàng mang các đặc trưng giống siêu thị xuất hiện trễ hơn, đó là cửa hàng thực phẩm của Clarence Saunders được thành lập vào năm 1916 ở bang Tennesess, tuy nhiên thuật ngữ Supermarket (Siêu thị) lại xuất hiện sớm hơn so với Pháp vào năm 1930, Micheal Cullen đã dùng thuật ngữ này để đặt tên cho cửa hàng

“King Cullen” nằm ở khu vực Queens thuộc thành phố New York, đó là một cửa hàng thực phẩm, đồ gia dụng nhưng với một phương thức mới là tự phục vụ, giá rẻ, chi phí thấp và có bãi giữ xe miễn phí, có quy mô lớn gấp 7 lần so với cửa hàng thông dụng lúc bấy giờ

Bắt đầu từ bước đột phá này, siêu thị đã có mặt khắp nước Mỹ Trong hai năm

kế đó có 300 siêu thị đã được mở ra, và đến năm 1939 đã có tên 5000 siêu thị, chiếm hơn 20% tổng doanh thu thực phẩm cả nước

Trong những năm 40 và 50 các siêu thị đã trở thành kênh phân phối thực phẩm chính ở Mỹ Đến những năm 60, 70 hệ thống siêu thị đã trở thành hệ thống cửa hàng bán lẻ chính thống ở nước này Đến cuối những năm 80 đã có khoảng 30000 siêu thị, chiếm 20% tổng số cửa hàng với doanh thu 200 tỷ USD, chiếm 75% tổng doanh thu bán hàng thực phẩm

Cũng như ở các khu vực khác, ở châu Á, siêu thị cũng phát triển cùng với sự phát triển kinh tế, tuy nhiên do nền kinh tế ở châu Á xuất hiện chậm hơn nên siêu thị

Trang 30

cũng xuất hiện muộn hơn Kinh tế châu Á bắt đầu có những bước phát triển vào những năm 60 và cũng lúc đó siêu thị được hình thành ở những năm này vào các quốc gia châu Á có nền kinh tế phát triển khá Đầu tiên là ở Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore Sau đó là phát triển rộng khắp ở các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc

- Lịch sử phát triển của siêu thị ở Việt Nam

Vào năm 1986 khi đất nước ta thực hiện một chính sách đổi mới, nền kinh tế của nước ta đã có nhiều thay đổi, đời sống của người dân đã được nâng cao Cũng như bối cảnh ra đời của siêu thị trên thế giới thì ở Việt Nam cũng như vậy khi mà đời sống của người dân nâng cao thì siêu thị ra đời là tất yếu

Siêu thị đầu tiên của Việt Nam là siêu thị có thương hiệu Minimart của Vũng Tàu Sinhanco, khai trương vào tháng 10, năm 1993 tại trung tâm quận 1 TP.Hồ Chí Minh Đầu năm 1994, siêu thị tư nhân đầu tiên được hình thành là Citimart, tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Cừ, Quận 5 Tuy diện tích chỉ có vài trăm m2 với vài ngàn chủng loại hàng hóa nhưng đã tạo ra được chú ý ở người dân thành phố

Sau đó có hàng loạt siêu thị được ra đời mà cho đến nay vẫn nổi danh trong lĩnh vực kinh doanh này như: Maximark (công ty An Phong), Citimart (công ty Đông Hưng), Coopmart (Sài Gòn – Co.op), siêu thị Miền Đông (công ty đầu tư Miền Đông)

Siêu thị đầu tiên xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đó là ở Hà Nội vào năm 1995 với thương hiệu Maximark (của công ty An Phong – TP HCM), sau đó các siêu thị khác được mở ra ngày càng nhiều ở Hà Nội

Vài năm trở lại đây loại hình siêu thị đã lan tỏa ra các thành phố khác Nếu như cuối năm 1995 cả nước mới có 12 siêu thị tại 6/64 tỉnh thành và thành phố, thì đến năm 2005 đã có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại, khoảng 1000 cửa hàng tự chọn hoạt động tại 30/64 tỉnh thành Có thể kể đến một số siêu thị lớn như hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.opMart có 14 siêu thị chưa kể đến các cửa hàng tự chọn INTIMEX có 6 siêu thị, công ty TNHH Thương mại – dịch vụ An Phong có 5 siêu thị Maximark, công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Đông Hưng có 10 siêu thị Citimart,

Trang 31

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

a Nghiên cứu tại bàn

Thu thập những dữ liệu có sẵn và liên quan đến chuyên đề bằng cách xem xét

và trích lọc những dữ liệu thứ cấp, các loại sách, các bài báo, các tài liệu từ Internet về kênh phân phối kết hợp với các tài liệu do giáo viên hướng dẫn cung cấp

b Nghiên cứu thực địa

Quá trình thực tập tại công ty PepsiCo Việt Nam đã cho tôi nhiều cơ hội va chạm thực tế, thậm chí với sự giúp đỡ của các anh, chị nhân viên trong công ty tôi còn được tham gia trực tiếp vào hoạt động phân phối hàng hóa của PepsiCo Việt Nam Từ

đó, tôi đã thu thập được rất nhiều thông tin làm cơ sở cho việc phân tích tình hình hoạt động, phát triển kênh phân phối hiện đại của công ty

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu (Phương pháp so sánh)

Trong phạm vi khóa luận này có sử dụng phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu tốc độ tăng trưởng kênh phân phối hiện đại, cũng như so sánh khối lượng của kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại tại công ty PepsiCo Việt Nam Đây

là phương pháp đòi hỏi phải có ít nhất 2 chỉ tiêu hoặc 2 đại lượng thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường nên sẽ tiến hành phân tích các số liệu trong 5 năm gần đây, cụ thể là từ năm 2005 - 2009

Trang 32

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nội dung

4.1.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam (tháng 12/2009)

Bảng 4.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam

Đơn vị: % Chỉ số giá tiêu dùng

tháng 12/2009 so với Chỉ số giá năm

2009 so với năm

2008

Kỳ gốc năm 2009

Tháng 12/2008

Tháng 11/2009

II Đồ uống và thuốc lá 104,37 107,56 100,97 109,56

III May mặc, mũ nón, giày dép 103,29 106,05 100,81 108,87

IV Nhà ở và vật liệu xây dựng 107,93 112,58 101,40 103,46

V Thiết bị và đồ dùng gia đình 101,63 104,94 100,25 108,53

VI Thuốc và dịch vụ y tế 100,55 103,26 100,44 106,10

VIII Bưu chính viễn thông 95,77 94,62 99,89 90,35

X Văn hóa, giải trí và du lịch 101,88 102,10 100,07 105,75

XI Hàng hóa và dịch vụ khác 105,08 111,25 101,00 111,33

Trang 33

24

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong năm 2009 đã tăng trưởng 6,88%

so với năm 2008 Trong đó, ngành dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng trưởng

15,74%, ta có thể thấy được mặc dù năm 2009 là năm khủng hoảng nền kinh tế thế giới nhưng chỉ số CPI của Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khá tốt Các sản phẩm của công ty PepsiCo Việt Nam vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt Nam, người tiêu dùng vẫn tin tưởng sử dụng các sản phẩm của PepsiCo Việt Nam mặc dù trong năm 2009 có sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới

4.1.2 GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2009

Bảng 4.2 GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2009

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

của Việt Nam trong năm 2009 đã

tăng trưởng 6,88% so với năm

2008 Trong đó, ngành dịch vụ

ăn uống ngoài gia đình tăng

trưởng 15,74%, ta có thể thấy

được mặc dù năm 2009 là năm

khủng hoảng nền kinh tế thế giới

nhưng chỉ số CPI của Việt Nam

Trang 34

người của Việt Nam giai đoạn

Trang 37

quân đầu người và tốc độ tăng

trưởng GDP của Việt Nam

(2005-2009)

Trang 38

Mặc dù GDP của Việt

Nam trong giai đoạn 2005-2009

vẫn tăng đều hàng năm nhưng

tốc độ tăng trưởng vào năm 2008

và 2009 thấp hơn năm 2007, đó

là do tác động của cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới đã ảnh

hưởng đến Việt Nam làm cho

GDP của Việt Nam tăng trưởng

chậm khoảng 2 năm gần đây

4.1.3 Doanh thu trong ngành

bán lẻ của Việt Nam

Bảng 4.3 Doanh thu trong

ngành bán lẻ của Việt Nam

Năm Doanh thu ngành bán lẻ

(tỷ USD) 2008 23,7 2009 2

9 Nguồn: Tổng cục thống kê

VN - www.gso.gov.vn

Doanh thu ngành bán lẻ

(tỷ USD) 2008 23,7 2009 2

Trang 39

Khi nghiên cứu số liệu

mới đây của Tổng cục Thống kê,

tổng mức bán lẻ hàng hóa và

doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ

năm 2000 đến năm 2005 bình

quân tăng 16,86%/năm; mức

tăng 2006 khoảng 23% Tuy

nhiên, theo tính toán của Tổng

cục Thống kê và các chuyên gia

kinh tế, thì tác nhân gây tăng

doanh thu từ thị trường bán lẻ và

Trang 40

doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm

2004 còn 10,85%, năm 2005 là

11,29% Như vậy doanh thu cao

là do sự tăng giá của hàng hóa

chứ chưa phải là do sự tăng lên

của thị phần

Trong khi đó, đã có nhiều

tập đoàn bán lẻ lớn của nước

ngoài đang ở thế áp đảo đối với

các doanh nghiệp bán lẻ trong

nước Như hệ thống siêu thị của

tập đoàn Metro Cash & Carry

(Đức) trong cả nước đang kinh

doanh bán buôn bán lẻ 15.000

mặt hàng các loại với giá thấp

hơn các siêu thị trong nước 10 -

15%, cùng với các đại gia khác

như Bourbon (Pháp), Parkson

(Malaysia), Zen Plaza (Hàn

Quốc) đã nẫng từ tay các

doanh nghiệp kinh doanh hệ

thống siêu thị gần 60% lượng

khách hàng Nguyên nhân có lẽ

bên cạnh tiềm lực tài chính

mạnh, kinh nghiệm quản lý thì

họ đưa ra mức giá phù hợp hơn

Mặt khác, trong khi các đại gia

kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ

tập trung vào khâu phân phối,

Ngày đăng: 09/10/2018, 19:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w