Bài báo cáo bao gồm kiến thức, hình ảnh, số liệu đầy đủ về cây Mã tiền. Định hướng giúp sinh viên Y Dược tham khảo, làm tốt bài báo cáo môn Thực vật dược, Dược liệu. Báo cáo thực hành Thực vật dược, báo cáo thực hành dược liệu.
Trang 1THỰC VẬT DƯỢC – DƯỢC LIỆU
Cây 10: CÂY MÃ TIỀN
I Tổng quan:
- Tên thông thường: Mã Tiền
- Tên khác: Củ chi, Phiên mộc miết; sleng thom, sleng
touch (Campuchia); kok toung ka (Lào); mác chèn sứ (Tày); co bên kho (Thái)
- Tên khoa học: Strychnos nux - vomica L
- Họ KH: Loganiaceae
- Miêu tả:
+ Cây gỗ, thân đứng cao 5 – 12 m Vỏ màu xám có lỗ
bì, cành non có gai
Trang 2+ Lá mọc đối, cuống ngắn, hình trứng đầu nhọn, có lông bóng mượt cho cả mặt trên lẫn dưới, mặt trên xanh bóng, có 5 gân hình cung nổi rõ ở mặt dưới, kích thước khoảng 10 cm dài và 7,6 cm rộng, (mùa hoa tháng 3-4)
Thân cây mã tiền
Trang 3+ Hoa nở vào mùa lạnh và có mùi hôi Cụm hoa hình ngù mọc ở đầu cành Hoa nhỏ hình ống màu vàng nhạt Có 5 cánh hoa hàn liền thành 1 ống dài 1- 1,2
cm, nhị 5, dính ở trên ống tràng
Lá cây mã tiền
Trang 4+ Quả thịt, hình cầu, đường kính 3 – 5 cm, vỏ nhẵn bóng, khi chín có màu vàng cam (mùa quả tháng 5-8) Thịt trái mềm và trắng với bên trong bột sệt nhão
+ Mỗi quả chứa 1 – 5 hạt Hạt hình đĩa dẹt, mép hơi lồi lên, đường kính 1,2-2,5 cm, dày 4-8 mm Một số hạt hơi méo mó, hơi cong, không đều Mặt xám nhạt, màu xám do có một lớp lông tơ mượt từ giữa mọc toả
ra xung quanh Giữa một mặt có một lỗ lồi nhỏ (rốn)
Quả mã tiền
Trang 5chỗ nhô lên ở mép hạt (lỗ noãn) Hạt gần như chỉ cấu tạo bởi nội nhũ sừng, rất cứng Cây mầm rất nhỏ nằm trong khoang giữa nội nhũ Không mùi, vị rất đắng
- Phân bố sinh thái: Mã tiền mọc nhiều ở Ấn Độ,
Malaysia,Thái lan, mọc hoang ở các vùng núi nước ta,
có nhiều ở vùng núi phía nam Ở nước ta, mã tiền mọc thẳng đứng chỉ phân bố ở các tỉnh miền Nam như: Gia Lai, Kom tum, Đăk Lăc, Lâm Đồng… ; cây mã tiền dây leo mọc ở các tỉnh miền núi phí Bắc Như: Lào cao, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình…
Hạt mã tiền
Trang 6- Bộ phận dùng: Hạt - Semen Strychnin, được gọi là
Mã tiền tử
- Thu hái, chế biến:
+ Thu hái: thu hái quả già vào mùa thu, bổ ra lấy hạt, bỏ hạt lép hạt non Phơi nắng hoặc sấy nhẹ ở nhiệt
độ từ 50-60 độ C đến khi khô hoàn toàn Độ ẩm không quá 12%
+ Chế biến:
Trong y học cổ truyền chỉ sử dụng hạt mã tiền đã được chế biến (gọi là mã tiền chế) Có nhiều cách chế biến:
Cách 1: Ngâm hạt mã tiền trong nước vo gạo khoảng 36 giờ cho tới khi mềm, lấy ra cạo bỏ vỏ ngoài và mầm, thái mỏng, sấy khô, tẩm dầu vừng một đêm, sao vàng đậm, cho vào lọ kín
Cách 2: Cho hạt mã tiền vào dầu vừng đun sôi cho đến khi hạt nổi lên thì vớt ngay Thái nhỏ, sấy khô
Cách 3: Ngâm hạt mã tiền vào nước vo gạo một ngày đêm, vớt ra rửa sạch cho vào nồi nấu với cam thảo trong 3 giờ (cứ 100g hạt cho 400ml nước và 20g cam thảo) Lấy dần ra bóc vỏ khi còn nóng và
Trang 7khi thấy nổi lên thì vớt ra ngay, thái nhỏ 2-3 mm,
sấy khô cho vào lọ kín
II Thành phần hoá học – Công dụng:
- Thành phần hoá học:
+ Hoạt chất trong hạt mã tiền là alcaloid (2 – 5 %),
Trong đó gần 50% là strychnin (struchnin là một chất độc), phần còn lại là brucin, còn khoảng 2 – 3% là các alcaloid phụ khác như α – colubrin, β – colubrin, vomicin, novacin, pseudostrychin… Ngoài alcaloid, trong hạt còn chất béo (4 – 5%), acid igasuric, acid loganic, stigmasterin, cycloarterol và một glycosid là loganin (loganin có nhiều trong cơm quả)
+ Trong lá có khoảng 2% và trong vỏ thân có trên 8% alcaloid nhưng chủ yếu là brucin
Trang 8- Công dụng:
+ Mã tiền chưa chế: dùng ngoài dưới dạng thuốc xoa bóp, chữa nhức mỏi tay chân do thấp khớp, đau dây thần kinh Dùng dạng cồn thuốc, dùng riêng hoặc thường phối hợp với Ô đầu, Phụ tử
Trang 9kém, suy nhược thần kinh, bại liệt, liệt nửa người, chó dại cắn
+ Làm nguyên liệu chiết xuất Strychnin và Brucin dùng trong Y học hiện đại
- Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con
bú
- Độc tính:
+ Mã tiền rất độc Khi bị ngộ độc có hiện tượng : ngáp, tăng bài tiết nước bọt, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu, chân tay cứng đờ, co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng uốn ván nặng với hiện tượng
co cứng hàm, lồi mắt, đồng tử mở rộng, bắp thịt co thắt gây khó thở, sau chết vì liệt hô hấp
+ Với liều cao 60 – 90 mg strychin có thể gây chết người vì liệt hô hấp
- Điều trị ngộ độc Mã tiền:
+ Chủ yếu do phòng tránh co giật và trợ giúp hô hấp Nhiều thuốc có thể dung để chống co giật như hít cloroform, uống cloral hydrat, nhưng tốt nhất là tiêm tĩnh mạch một barbituret như phenolbarbiturat hoặc
Na amytal
Trang 10+ Ngoài ra,lượng nhỏ thuốc kiểu cura có thể dùng để giảm cường độ co giật Đồng thời thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc thở oxy Rửa dạ dày bằng dung dịch KMnO4 1/10000 hoặc dung dịch acid tanic 2% hoặc nước chè đặc
III Tài liệu tham khảo:
1 www.vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam
2 www.duoclieu.edu.vn – Dược liệu Việt Nam
3 www.duoclieuduongthu.vn – Dược liệu sạch Dương Thư
4 www.wikipedia.org – Wikipedia-Bách khoa toàn thư
mở
5 www.caythuoc.org – Cây thuốc quý Hòa Bình