Bài báo cáo bao gồm các bước tiến hành, kết quả thí nghiệm, phương trình hóa học, số liệu thí nghiệm, hình ảnh minh họa và giải thích đầy đủ. Giúp cho sinh viên Y Dược cũng như sinh viên chuyên Hóa tham khảo và định hướng làm tốt bài báo cáo thực hành Hóa Đại Cương Vô Cơ
Trang 1BÀI 5: Fe – Co – Ni
Thí ngiệm 1:
Các bước tiến hành:
Cho dung dịch FeSO4 vào 6 ống nghiệm
- Ống 1: Dùng giấy quỳ thử môi trường của dung dịch muối Viết phương trình phản ứng thủy phân
- Ống 2: cho thêm từng giọt NaOH 2M Quan sát màu sắc của kết tủa Lọc lấy kết tủa, đặt giấy lọc có kết tủa để yên trong không khí Theo dõi sự thay đổi màu sắc của kết tủa sau 10 phút
- Ống 3: Cho vào 5 giọt dung dịch AgNO3, đun nhẹ và để yên Sau
5 phút rót dung dịch trong ống nghiệm 3 sang ống nghiệm khác Quan sát thành ống nghiệm 3
Cho vài giọt dung dịch KSCN vào ống nghiệm chứa phần dung dịch của ống nghiệm 3 Quan sát và giải thích hiện tượng Viết các phương trình phản ứng
- Ống 4: Thêm vào 5 giọt H2SO4 2M, sau đó thêm từ từ từng giọt dung dịch KMnO4 rất loãng, lắc đều Quan sát và giải thích hiện tượng Viết các phương trình phản ứng
- Ống 5: Làm tương tự như ống nghiệm 4 nhưng thay dung dịch KMnO4 bằng dung dịch K2Cr2O7 Quan sát và giải thích hiện tượng Viết các phương trình phản ứng
- Ống 6: thêm 3 giọt dung dịch K3[Fe(CN)6]
Hiện tượng thí ngiệm:
Ống 1: Quỳ tím hóa đỏ
Trang 2Ống 2: Có kết tủa màu xanh Để lâu trong không khí hóa nâu đỏ
Ống 3: Thành ống nghiệm có lớp kim loại sáng bóng bám vào Dung dịch
chuyến màu vàng nâu, nhỏ vài giọt KSCN vào thấy xuất hiện màu
đỏ máu
Trang 3Ống 4: Dung dịch KMnO 4 mất màu
Ống 5: Dung dịch K 2Cr2O7 mất màu cam đỏ, dung dịch trong ống nghiệm
chuyển sang màu vàng nâu hơi xanh lục thẳm
Ống 6: Xuất hiện kết tủa xanh thẳm
Giải thích hiện tượng:
Ống 1:
Muối FeSO4 thủy phân tạo môi trường axit làm quỳ tím hóa đỏ theo phương trình:
FeSO4 + 2H2O → Fe(OH)2↓ + H2SO4
Ống 2: Xảy ra phản ứng:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
Kết tủa trắng xanh là Fe(OH)2, kết tủa này không bền, để lâu trong không khí bị phân hủy thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ theo phản ứng:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ Ống 3: Xảy ra phản ứng:
3FeSO4 + 3AgNO3 3Ag↓ + Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3
Lớp kim loại sáng bóng là Ag sinh ra Dung dịch chuyển màu vàng nâu
là màu của Fe3+ Nhỏ vài giọt KSCN xuất hiện màu đỏ máu do KSCN tạo phức với Fe3+ theo phản ứng:
Fe3+ + 6KSCN → [Fe(SCN)6]3- + 6K+
Ống 4: Xảy ra phản ứng:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4
Trang 4+ 2MnSO4 + 8H2O FeSO4 đã khử KMnO4 làm dung dịch mất màu
Ống 5: Xảy ra phản ứng:
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3
+ K2SO4 + 7H2O FeSO4 đã khử K2Cr2O7 tạo màu vàng nâu là ion Fe3+ màu xanh lục là màu của ion Cr3+
Ống 6: Xảy ra phản ứng:
3Fe2+ + 2[Fe(CN)6]3- → Fe3[Fe(CN)6]2↓ Kết tủa xanh thẳm là Fe3[Fe(CN)6]2 còn gọi là màu xanh Turnbull
Các bước tiến hành:
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dung dịch FeCl3, thêm vào mỗi ống 0,5ml dung dịch NaOH 2M Quan sát màu kết tủa
- Ống 1: thêm từng giọt HCl cho đến khi kết tủa tan hết
- Ông 2: thêm từng giọt dung dịch NaOH đặc Quan sát và so sánh hiện tượng ở cả hai ống nghiệm
Hiện tượng thí nghiệm:
Ống 1: Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu, kết tủa tan hết cho thêm axit vào tạo
dung dịch trong suốt
Trang 5Ống 2: Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu, kết tủa không tan khi cho thêm base
vào
Giải thích hiện tượng:
Ống 1: Xảy ra phản ứng:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl Kết tủa đỏ nâu là Fe(OH)3, kết tủa tan trong axit theo phản ứng:
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O Ống 2: Xảy ra phản ứng:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl Kết tủa đỏ nâu là Fe(OH)3, kết tủa không tan trong base vì không phải
là hidroxit lưỡng tính
Các bước tiến hành:
Lấy 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml dung dịch FeCl3
+ Ống 1: Thêm 5 giọt dung dịch HCl, sau đó thêm từng giọt dung dịch Na2SO3 cho đến khi dung dịch đổi màu
+ Ống 2: Thêm từng giọt dung dịch KI Quan sát và giải thích hiện tượng
+ Ống 3: Thêm 3 giọt dung dịch K4[Fe(CN)6] + Ống 4: Thêm 3 giọt dung dịch KSCN
Hiện tượng thí nghiệm:
Ống 1: Dung dịch dần dần chuyển từ màu nâu đỏ sang màu vàng hơi xanh
Trang 6Ống 2: Dung dịch dần dần chuyển từ màu nâu đỏ sang màu vàng hơi xanh
có kết tủa màu đỏ gạch xuất hiện
Ống 3: Có kết tủa màu xanh thẳm xuất hiện
Trang 7Ống 4: Xuất hiện màu đỏ máu
Giải thích hiện tượng:
Ống 1: Xảy ra phản ứng:
2FeCl3 + Na2SO3 + 2HCl → Na2SO4 + 2FeCl2 + H2O Màu nâu đỏ của FeCl3 đã chuyển thành màu vàng hơi xanh của FeCl2.
Ống 2: Xảy ra phản ứng:
2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2↓ Màu nâu đỏ của FeCl3 đã chuyển thành màu vàng hơi xanh của FeCl2 Kết tủa đỏ gạch tạo thành là I2
Ống 3: Xảy ra phản ứng:
4Fe3+ + 3[Fe(CN)6]4- → Fe4[Fe(CN)6]3↓ Màu xanh thẳm là màu của kết tủa Fe4[Fe(CN)6]3 còn gọi là màu xanh Berlin
Ống 4: Xảy ra phản ứng:
Fe3+ + 6KSCN → [Fe(SCN)6]3- + 6K+
Màu đỏ máu là màu của phức [Fe(SCN)6]3- Đây là phản ứng để nhận biết ion Fe3+
Trang 8Thí nghiệm 4: Các hợp chất Co(II)
Các bước tiến hành:
Cho vào 3 ống nghiệm mỗi ống 1ml dung dịch CoCl2 Thêm vào tất cả các ống từng giọt dung dịch NaOH để thu được kết tủa Quan sát hiện tượng
Ống 1: Đun nhẹ ống nghiệm và dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ
Ống 2: Thêm vào vài giọt dung dịch H2O2
Hiện tượng thí nghiệm:
Ống 1: Có kết tủa màu xanh tím xuất hiện dần chuyển sang màu hồng, kết
tủa vẫn màu hồng khi đun nóng
Trang 9Ống 2: Kết tủa chuyển màu nâu đen có bọt khí không màu sủi lên
Giải thích hiện tượng:
Ống 1: Xảy ra phản ứng:
CoCl2 + 2NaOH → Co(OH)2↓ + 2NaCl Màu xanh tím là màu của CoOHCl sinh ra trước, do chất này không bền nên phân hủy thành Co(OH)2 có màu hồng
Ống 2: Xảy ra phản ứng:
2CoCl2 + H2O2 + 4NaOH → 2Co(OH)3↓ + 4NaCl 2H2O2 → O2↑ + 2H2O
Màu nâu đen là màu của Co(OH)3, sủi bọt khí không màu là khí O2 do
H2O2 phân hủy tạo ra
Thí nghiệm 5: Phức chất của Co(II)
Các bước tiến hành:
Lấy 2 ống nghiệm: một ống cho 4 - 5 giọt dung dịch CoCl2 bão hòa, sau
đó thêm 4 - 5 giọt dung dịch HCl đậm đặc Quan sát hiện tượng Cho vào ống nghiệm thứ hai 4 - 5 giọt cồn tuyệt đối, sau đó thêm vài tinh thể CoCl2.Thêm
từ từ từng giọt nước cho đến khi màu của dung dịch thay đổi
Chia ống 1 ra 3 ống khác nhau:
Ống a: Đối chứng Ống b: Ngâm vào nước nóng Ống c: Ngâm vào nước đá
Trang 10Nhận xét màu của dung dịch
Giải thích các hiện tượng thí nghiệm
Hiện tượng thí nghiệm:
Ống 1: Dung dịch chuyển từ màu hồng sang màu xanh tím, ống b có màu
xanh hơn ống đối chứng, ống c có màu hồng hơn ống đối chứng
Trang 11Ống 2 : Tinh thể chuyển từ màu hồng sang màu xanh tím Khi thêm nước
vào tinh thể lại chuyển sanh màu hồng
Giải thích hiện tượng:
Ống 1:
Khi cho HCl đặc vào, Co2+ tạo phức [CoCl4]2- có màu xanh tím do cân bằng sau:
[Co(H2O)]2+ + 4Cl- [CoCl4]2- + 6H2O Hồng Xanh tím Xanh
Khi ngâm ống b vào nước nóng, nhiệt độ tăng, cân bằng chuyển động theo chiều thuận, nên ống b xanh hơn ống đối chứng
Khi ngâm ống c vào nước đá, nhiệt độ giảm, cân bằng chuyển động theo chiều nghịch nên ống c hồng hơn ống đối chứng
Ống 2:
Tinh thể CoCl2 ngậm nước nên có màu hồng, khi cho cồn tuyệt đối vào tinh thể bị mất nước nên chuyển sanh màu xanh tím Khi cho thêm nước vào tinh thể lại chuyển sang màu hồng
CoCl2.6H2O→CoCl2.4H2O→CoCl2.2H2O→CoCl2.1H2O →CoCl2
Hồng Hồng Xanh tím Xanh Xanh
Trang 12Thí nghiệm 6: Các hợp chất Ni(II)
Các bước tiến hành:
Cho vào 3 ống nghiệm mỗi ống 1ml dung dịch NiCl2 Thêm vào tất cả các ống từng giọt dung dịch NaOH để thu được kết tủa Quan sát hiện tượng
- Ống 1: Đặt lên giá để một thời gian quan sát lại màu sắc kết tủa có bị biến đổi không?
- Ống 2: Thêm vào vài giọt H2O2
- Ống 3: Thêm vài giọt Dimetylglyoxime (C4H8N2O2)
Trang 13Hiện tượng thí nghiệm:
Ống 1: Kết tủa màu xanh lục không bị biến đổi trong không khí
Ống 2: Kết tủa chuyển màu đen, có bọt khí không màu sủi lên
Ống 3: Xuất hiện phức màu đỏ hồng
Trang 14Giải thích hiện tượng:
Ống 1: Xảy ra phản ứng:
NiCl2 + 2NaOH → Ni(OH)2↓ +2 NaCl Kết tủa xanh lục là Ni(OH)2 kết tủa này rất bến không bị phân hủy trong không khí
Ống 2: Xảy ra phản ứng:
2NiCl2 + 4NaOH + H2O2 → 4NaCl + 2Ni(OH)3↓ 2H2O2 → 2H2O + O2↓
Kết tủa màu đen là Ni(OH)3, khí không màu bay lên là O2 Ống 3: Xảy ra phản ứng:
NiCl2 + 2C4H8O2N2 → [Ni(C4H7O2N2)2] + 2HCl Phức màu đỏ hồng là [Ni(C4H7O2N2)2] Đây là phản ứng đặc trưng dùng
để nhện biết ion Ni2+