1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO cáo THỰC HÀNH dược liệu chứa ANTHRANOID

13 7,4K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 5,83 MB

Nội dung

Thảo quyết minh có anthanoid nhóm nhuận tẩy, có hai nhóm OH ở vị trí 1,8.Anthranoid tự do (aglycon) dễ tan trong dung môi kém phân cực, do đó khi ngâm dược liệu vào Cloroform, anthranoid tự do sẽ bị hòa tan trong Cloroform, ta thu được dịch chiết có anthranoid tự do.Khi lắc dịch chiết với NaOH 10%, nhóm OH sẽ tác dụng với kiềm tạo hợp chất phenolat có màu đỏ tan trong nước.

Trang 1

BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU

BÀI: DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID

I/ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1 Khái niệm của anthranoid?

 Anthranoid là những hợp chất hữu cơ có khung cơ bản là 9,10-diceton

anthracen, khung này có thể ở dạng khử (anthron, anthranol, dihydroanthranol)

hoặc dạng oxy hóa (anthraquinon) Trong dược liệu, anthranoid có thể ở dạng kết

hợp (glycosid, anthraglycoid) hoặc dạng tự do (aglycon, anthraquinon)

2 Phân loại?

 Anthraquinon được phân thành 2 nhóm:

- Nhóm phẩm nhuộm: các dẫn chất thuộc nhóm này trong cấu trúccó 2 nhóm

OH kề cận ở vị trí α và β nên còn được gọi là 1,2-dihydroxyanthranoid

- Nhóm nhuận tẩy: Những dẫn chất thuộc nhóm này thường có 2 nhóm OH

đính ở vị trí 1,8 và ở vị trí 3 thường là nhóm –CH3, -CH2OH, -CHO hoặc –

COOH nên còn được gọi là nhóm oxymethylanthraquinon.

3 Phản ánh thực nghiệm đặc hiệu?

 Phản ứng định tính đặc hiệu cho anthranoid (chủ yếu là nhóm nhuận tẩy) là:

- Phản ứng Borntrager:

các hợp chất anthranoid phản ưngs với kiềm tạo ra các phenolat có màu đỏ, đỏ

tím tan trong nước

- Phản ứng với p-nitroso dimethylanilin: các dẫn chất anthranol có phản ứng

với p-nitroso dimethylanilin để tạo thành azomethin có màu

- Phản ứng Schoutelen: trong trường hợp các C-glycosid anthron, có thể phát

hiện bằng phản ứng Schoutelen: khi có mặt natri borat sẽ xuất hện huỳnh

quang

4 Dược liệu chứa anthranoid ?

- Họ Đậu (Fabaceae): Phan Tả Diệp, Thảo Quyết Minh, Cốt Khí Muồng,

Muồng Trâu

- Họ Rau răm (Polygonaceae): Đại Hoàng, Cốt Khí Củ, Hà Thủ Ô, Chút Chít

- Họ Cà phê (Rubiaceae): Ba Kích, Nhàu

Trang 2

- Họ Lô hội (Asphodelaceae): Lô Hội

II/ THỰC HÀNH

Dược liệu: Thảo Quyết Minh

1 Định tính anthranoid tự do dạng oxy hóa (= dạng aglycon,

anthraquinon)

Lấy khoảng 20g

bột dược liệu Thêm Cloroform cho thấm đều và ngập mặt dược liệu,lắc kỹ Gạn và lọc dịch chiết.

Dịch chiết + NaOH 10%,

Trang 3

Phần dịch chiết còn lại được dùng để định tính tiếp acid chrysophanic.

*Hiện tượng: Lớp kiềm có màu hồng

*Kết luận: Phản ứng dương tính

*Giải thích:

- Thảo quyết minh có anthanoid nhóm nhuận tẩy, có hai nhóm OH ở vị trí 1,8

- Anthranoid tự do (aglycon) dễ tan trong dung môi kém phân cực, do đó khi

ngâm dược liệu vào Cloroform, anthranoid tự do sẽ bị hòa tan trong

Cloroform, ta thu được dịch chiết có anthranoid tự do

- Khi lắc dịch chiết với NaOH 10%, nhóm OH sẽ tác dụng với kiềm tạo hợp

chất phenolat có màu đỏ tan trong nước

2 Định tính Anthranoid ở dạng kết hợp (=dạng glycosid, anthraglycosid)

Chiết nhiều lần đến khi hết anthranoid tự do

(thử với NaOH 10% không còn màu hồng)

Bã dược

liệu được

giữ lại

cho TN2

Dịch chiết

Dịch chiết + NaOH 10%,

lắc kỹ

Trang 4

Cho bột 0.5g bột dược liệu vào 1 bình nón, thêm

acid sulfuric 25% thấm vào ngập mặt dược liệu

khoảng 0.5cm

Đun bình nón trên bếp cách thuỷ cho đến khi acid

sôi được 2-3 phút để thuỷ phân

Thêm cloroform vào dịch lọc thu được, lắc kĩ,

đưa vào bình lắng gạn Gạn lấy lớp cloroform

Trang 5

Kết luận: Phản ứng dương tính.

Giải thích:

Lấy 2ml dung dịch thu được cho vào 1 ống

nghiệm chứa sẵn 20-40ml dung dịch NaOH

10%, lắc - Hiện tượng: Lớp kiềm phía trên có màu đỏ

Trang 6

- Sau khi thuỷ phân bằng H2SO4 và chiết tách bằng Chloroform, chúng ta thu

được hỗn hợp các anthranoid ở dạng tự do mang tính oxy-hoá Các dẫn chất

này có nhóm –OH ở cả vị trí Carbon số 1 và số 8 nên chúng có thể tan trong

NaOH, bị khử tạo thành các Phenolat có màu đỏ tan trong nước

3 Định tính acid chrysophanic ( chrysophanol)

Gộp dịch chiết cloroform vào bình lắng gạn

Lắc với dung dịch amoniac 10% nhiều lần, gạn bỏ lớp amoniac sau mỗi lần lắc

Trang 7

Hiện tượng: lớp kiềm NaOH có màu hồng

Giải thích: Xét về cấu tạo của các anthranoid thì ta có tính acid giảm dần

theo thứ tự: Rhein > Emodin > Chrysophanol, do vậy khi cho phản ứng với

NH4OH (có tính kiềm yếu ) thì các acid mạnh trong trường hợp này là Rhein sẽ

phản ứng trước, tiếp tục lắc thì Emodin cũng sẽ bị trung hòa tạo muối phenolat

có màu hồng đỏ, Chrysophanol có tính acid yếu nên không phản ứng => dung

dịch sau khi gạn bỏ lớp amoniac chỉ còn lại Chrysophanol

Để xác nhận sự có mặt của Chysophanol, ta tiếp tục cho NaOH là một kiềm

mạnh vào tác dụng với dung dịch Cloroform Khi này, Chrysophanol có tính

acid yếu sẽ phản ứng tạo muối phenolat có màu hồng đỏ => chứng tỏ dược liệu

chứa Acid Chysophanol

4 Thử nghiệm vi thăng hoa

Chiết dung dịch clorofom vào

một ống nghiệm, cho vào 1-2ml

dung dịch NaOH 10%

Chiết cho đến khi lớp amoniac

không còn màu hồng nữa thì

ngưng

cho 1 ít bột thảo quyết minh vào chén nung nhỏ

Nung cho nước bốc hơi sau đó đậy lam kính lên trên, bên

trên có miếng bông ẩm Nung trong khoảng 10-15 phút

Trang 8

Dẫn chất anthraquinon thăng hoa & bám vào mặt dưới của

lam kính

Tinh thể hình kim màu vàng soi dưới kính hiển vi

Nhỏ vào phiến kính 1 giọt NaOH 10%

Trang 9

*Giải thích:

-Đặt bông tẩm nước lên lam kính để làm lạnh, khi đó dẫn chất anthraquinon sẽ dễ

ngưng tụ hơn

-Dẫn chất anthraquinon dễ thăng hoa khi đun nóng, nó ngưng tụ lại ở mặt dưới của

lam kính khi gặp lạnh Dẫn chất này có màu vàng, tinh thể có hình kim

-Chất màu vàng này là dẫn chất 1,8 dihydoxy anthraquinon, có thể là Cryzophanol,

Aloe emodin, Rein, Reum emodin,

-Màu đỏ xuất hiện sau khi nhỏ 1 giọt NaOH lên phiến kính có dẫn chất

anthraquinon là do có phản ứng Borntrager xảy ra

5 Sắc ký lớp mỏng

5.1 Chuẩn bị bảng mỏng:

Cắt miếng

Bản silicagel tráng sẵn

Kích thước 2,5×10cm

Sấy hoạt hoá

(100-120oC trong 30’)

Trang 10

5.2 Chuẩn bị bình sắc kí và dung môi:

Rửa sạch

Để thật khô

5.3 Chuẩn Bị Mẫu Thử

Bình sắc kí

Cho hệ dung môi toluen – ethyl acetat (9:1) vào

bình sắc kí cao khoảng 0,5cm

Lót 1 miếng giấy lọt quanh lòng bình

Đậy nắp, đặt nới phẳng, để yên trong 15-30’

cho dung môi bão hoà

Trang 11

5.4 Đưa mẫu lên bản mỏng và khai triển:

Chờ cho vết chấm

khô

Dịch DCM ở phần định tính acid chrysophanic

trước khi lắc với ammoniac

Dùng mao quản lấy mẫu, chấm lên bản mỏng thành từng

vạch 1×3mm cách mép dưới và mép bên 1-1.5cm

Đưa bản mỏng vào bình sắc kí rồi đạy nắp

Khi dung môi còn cách mép bản 0.5cm thì lấy ra, để ở sấy nhẹ

cho khô dung môi

Trang 12

5.5 Soi Đèn UV

5.6 Báo cáo kết quả

- Sau khi quan sát bản mỏng bằng đèn UV ở bước sóng 254nm và 365nm, sử dụng

ảnh bản mỏng thu được làm nền excel ta thu được :

Lấy bản mỏng ra khỏi bình chạy sắc kí

Để khô thuốc thử rồi sấy nhẹ bản mỏng

Soi bản mỏng bằng đèn UV bước sóng

254nm và 365nm

Quan sát và ghi nhận kết quả

Kết quả quan sát (365nm)

Trang 13

* nhận định : vết của mẫu thử hiện rõ ở bước sóng

365 nm

*Ta tính Rf : R f=l A

l O=

46

73.75=0.6237

Với lA : quãng đường đi của chất thử

lO : quãng đường đi của dung môi

* chú thích : vì không nhìn rõ vạch trên của dung

môi chạy ( 0.5 từ mép trên bản mỏng xuống ) nên

tính dựa vào mép dưới bản mỏng đến vạch chấm sk

( 1 cm từ mép dưới bản mỏng lên = 8.5 đơn vị đo )

=> 0.5 cm tương ứng 4.25 đơn vị đo Ta tính được

lO

Ngày đăng: 26/01/2019, 20:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w