1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN CHÂU Á

66 482 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 709 KB

Nội dung

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ELEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHIỆP VỤ THỰC TẬP: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN CHÂU Á GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THẾ NỮ Hà Nội 2017 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN CHÂU Á 1 1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập 1 1.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập 2 1.2.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh 2 1.2.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty 4 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập 5 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập 8 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 8 1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 13 1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng 15 PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN CHÂU Á 16 2.1. Kế toán tiền lương 16 2.1.1. Lao động và phân loại lao động 16 2.1.2. Các hình thức trả lương và chế độ lương tại Công ty 18 2.1.2.1. Hình thức trả lương 18 2.1.2.2. Các chế độ khác về tiền lương 22 2.1.3. Kế toán chi tiết tiền lương 24 2.1.3.1. Chứng từ sử dụng 24 2.1.3.2. Kế toán chi tiết tiền lương 36 2.1.4. Kế toán tổng hợp tiền lương 38 2.1.4.1. Tài khoản sử dụng 38 2.1.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán 38 2.2. Kế toán các khoản trích theo lương 42 2.2.1. Nội dung các khoản trích theo lương 42 2.2.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương 44 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng 44 2.2.2.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương 45 2.2.3. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương 52 2.2.3.1. Tài khoản sử dụng 52 2.2.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán 53 PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN CHÂU Á 56 3.1. Nhận xét chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á 56 3.1.1. Ưu điểm 56 3.1.2. Nhược điểm và nguyên nhân 57 3.2. Một số ý kiến hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á 57 3.2.1. Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương 57 3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán 58 3.2.3. Về sổ kế toán tổng hợp 58 3.2.4. Về báo cáo kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương và các khoản trích theo lương 58 KẾT LUẬN 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 LỜI MỞ ĐẦU Đối với người lao động, sức lao động của họ bỏ ra là để đạt được lợi ích cụ thể, đó là tiền công (hay tiền lương) mà người sử dụng lao động sẽ phải trả cho họ. Vì vậy, việc nghiên cứu tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn) rất được người lao động quan tâm. Trước hết, là họ muốn biết tiền lương chính thức được hưởng bao nhiêu và họ phải nộp bao nhiêu cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn và họ có trách nhiệm như thế nào với các loại quỹ đó. Sau đó, là việc hiểu biết về tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ giúp họ đối chiếu với chính sách của nhà nước quy định về các khoản này như thế nao, qua đó biết được người sử dụng lao động đã trích đúng, trích đủ quyền lợi cho họ hay chưa. Cách tính tiền lương trong doanh nghiệp cũng giúp người lao động thấy được quyền lợi của mình trong việc tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện lại cho đúng, đủ và phù hợp với chính sách của nhà nước, đồng thời qua đó giúp người lao động được quan tâm bảo đảm về quyền lợi một cách chính đáng, từ đó sẽ yên tâm hăng hái hơn trong lao động sản xuất. Hoàn thiện hạch toán lương và các khoản trích theo lương còn giúp doanh nghiệp phân bổ chính xác chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nhờ giá cả hợp lý. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu về lao động tiền lương và các khoản trích theo lương, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á, nhờ sự giúp đỡ của phòng Kế toán và sự hướng dẫn của TS Trần Thế Nữ, em đã đi sâu tìm hiểu đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á. Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp, ngoài lời mở đầu, kết luận gồm 3 phần chính: Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á. Phần 2: Thực trạng nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á. Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Trần Thế Nữ cùng Ban giám đốc, các anh chị phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN CHÂU Á 1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập 1. Tên doanh nghiệp Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á 2. Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp Giám đốc: Nguyễn Thị Tuyết Kế toán trưởng: Mai Thị Thu Thủy 3. Địa chỉ Số 47 Phan Chu Trinh, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp Công ty được thành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0101712187 ngày 30062005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ: 17.000.000.000đ (Ba tỷ đồng). 5. Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần 6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Công ty là được quyền tổ chức mạng lưới kinh doanh vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá, dịch vụ giao nhận, cho thuê bến bãi, dịch vụ xếp dỡ hàng, cho thê xe ôtô,… 7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ Ngày 30062005, Công ty Cổ phần Lữ hành HG được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Đến ngày 03102016, công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Quản Lý Điểm Đến Châu Á (ASIA DMC). Trong những năm vừa qua, nhờ chính sách mở cửa, diện mạo kinh tế nước ta ngày một khởi sắc. Cơ chế thị trường đã thực sự mở ra một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự đổi mới từ bên trong nền kinh tế đồng thời cũng tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế. Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, cũng như các doanh nghiệp non trẻ khác, Công ty đã gặp không ít khó khăn khi thị trường phát triển quá nhanh cùng với việc môi trường cạnh tranh gay gắt, các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về tài chính, chuyên nghiệp và chuyên môn. Khắc phục tình hình khó khăn đó, ban Giám đốc đã có những thay đổi trong kinh doanh quản lý thị trường, đẩy mạnh quá trình kinh doanh và đã thu được kết quả đáng mừng. Công ty sắp sếp bộ máy quản lý hợp lý, đẩy mạnh quan hệ với những công ty, cửa hàng có doanh số lớn, đồng thời cũng đi sâu đi sát vào thị trường nhỏ lẻ. Nhờ có sự sắp xếp cơ cấu tổ chức hợp lý mà công ty đã từng bước ổn định và đã đạt được những kết quả đáng mừng. Với nhu cầu tồn tại và phát triển lâu dài Công ty từng bước ổn định tổ chức bộ máy quản lý, bên cạnh đó Công ty không ngừng nâng cao khả năng quản lý của cán bộ trong công ty. Với những buổi học nghiệp vụ kế toán do cục thuế thành phố Hà Nội tổ chức các nhân viên đã nắm bắt kịp thời những thay đổi của chế độ kế toán và có những thay đổi phù hợp. 1.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập 1.2.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh ASIA DMC với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa và quốc tế, dịch vụ vận chuyển hành khách, các dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, ăn uống, …Chủ yếu là các dịch vụ tạo ra nhằm cung ứng các nhu cầu cho khách du lịch về đi lại, thăm quan thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hóa. Các sản phầm này không mang hình thái vật chất cụ thể, quy trình sản xuất và kinh doanh gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó không giống như những hàng hóa thông thường khác. Cho đến nay, Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á đã chiếm lĩnh được thị phần đáng kể cả khu vực nội và ngoại thành cũng như các tỉnh lân cận. Sơ đồ 1.1: Quy trình kinh doanh dịch vụ của Công ty (Nguồn: Phòng Kế toán) Bước 1: Khách hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ của Công ty. Phòng kinh doanh tiếp thị chịu trách nhiệm tìm hiểu và tiếp thị cho khách hàng biết và sử dụng dịch vụ của Công ty. Bước 2: Khi khách hàng có nhu cầu, gọi điện thoại đến yêu cầu Công ty cung cấp dịch vụ. Bước 3: Sẽ thu tiền và thẻ đi của khách sau đó nộp tiền cho Thu ngân. Bước 4: Sau đó Thu ngân lại nộp tiền và thẻ về Kế toán. Bước 5: Cuối tháng, phòng Kế toán tập hợp thẻ đã đi của khách hàng theo từng Công ty. Bước 6: Kế toán xuất hoá đơn để giao cho phòng kinh doanh tiếp thị thu tiền của khách hàng. Bước 7: Từ ngày 0110 hàng tháng, phòng kinh doanh tiếp thị sẽ nhận 1.2.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty Trải qua một số năm hoạt động, Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á đã gặt hái được nhiều thành công. Đó chính là sự tăng trưởng doanh thu, sự tăng trưởng mức lợi nhuận, sự đóng góp của Công ty vào Ngân sách nhà nước, nguồn lao động tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty được cải thiện. Các kết quả đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Đơn vị: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Tổng doanh thu 3.165.000 4.050.000 5.230.000 6.086.000 7.809.000 2. Các khoản giảm trừ 220.000 297.000 408.000 510.300 602.000 3. Doanh thu thuần 2.945.000 3.753.000 4.822.000 5.575.700 7.207.000 4. Giá vốn hàng bán 1.785.000 2.981.000 3.910.000 4.546.000 5.643.000 5. Lãi lỗ, lãi gộp 547.000 772.000 912.000 1.029.700 1.564.000 6. Tổng chi phí 468.000 603.000 773.000 841.500 989.600 7. Lợi nhuận trước thuế 115.000 169.000 139.000 198.200 574.400 8. Thuế TNDN (28%) 32.200 47.320 38.920 57.478 160.832 9. Lợi nhuận sau thuế 82.080 121.680 100.080 140.722 413.568 10.Tổng số lao động ( Người) 20 28 35 44 50 Qua bảng trên cho thấy: Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm là tương đối ổn định. Sau năm 2012 đạt 82.080.000 đồng, năm 2013 khi tăng lợi nhuận lên là 121.680.000 đồng thì đến năm 2014 lợi nhuận chỉ đạt 100.080.000 đồng và tăng lên vào năm 2015 với lợi nhuận đạt 140.722.000 đồng. Đặc biệt, lợi nhuận của công ty năm 2016 tăng lên khá lớn là 413.568.000 đồng. Lợi nhuận của công ty giảm sút trong năm 2014 so với năm 2013 là do một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, chi phí quản lý kinh doanh tăng từ 468.000.000 đồng vào năm 2012 lên 603.000 đồng năm 2013, 773.000 đồng năm 2014 và 898.600.000 năm 2016. Sự cộng dồn của các khoản thuế và các khoản giảm trừ tăng từ 220.000.000 đồng năm 2012 lên 297.000.000 đồng năm 2013 và lên đến 602.000.000 năm 2016. Thứ hai, là do công ty chưa thực sự sử dụng hết tiềm lực của mình để phát huy vào thị trường toàn diện cho khách hàng. Thứ ba, mặc dù doanh thu trong các năm 2013, 2014,2015,2016 đều tăng lên so với năm trước đó nhưng chi phí đầu vào tăng mạnh đã khiến cho giá vốn dịch vụ quá cao khiến cho lợi nhuận giảm. Nhìn chung doanh thu của các năm có tăng lên, đi kèm là lợi nhuận cũng tăng theo, lượng thuế đóng góp cho nhà nước tăng dần lên theo các năm. Theo đánh giá thì tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng phát triển đi lên. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là trực tuyến, có nghĩa là trong đó Ban Giám đốc ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới là khối Văn phòng và Sản xuất và ngược lại, mỗi người thuộc hai khối trên chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên và được mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty. Ban Giám đốc: Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc tài chính: Là người được Giám đốc phân công tổ chức quản lý công tác tài chính kế toán và thay mặt Giám đốc khi Giám đốc ủy quyền. Phó Giám đốc kinh doanh: Là người được Giám đốc phân công chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được giao. Phòng Hành chính: Có nhiệm vụ trực tiếp phân loại và quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên trong Công ty cũng như làm thủ tục ký hợp Triệu đồng cho các cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty. Phòng Kế toán: Có chức năng chủ yếu là phân tích, giải thích các nghiệp vụ kế toán tài chính cũng như sử dụng thông tin cho hoạt động kinh tế tài chính của Công ty. Các thông tin kế toán đưa ra không những cần thiết cho Ban giám đốc Công ty mà còn giúp các đối tác kinh doanh, các nhà đầu tư có cơ sở nhận xét đánh giá 1 cách đầy đủ toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh hợp tác. Phòng Kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc các phương án, chiến lược tìm kiếm và phát triển thị trường. Tìm kiếm những khách hàng có khả năng làm ăn lâu dài. Các công việc chịu trách nhiệm trực tiếp dưới sự quản lý của Giám đốc và phó giám đốc. Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ xem xét các yêu cầu, đánh giá yêu cầu và xác đinh các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tổ chức nghiêm cứu triển khai công nghệ, xác nhận các giai đoạn triển khai sản phẩm, theo dõi chất lượng sản phẩm và tổ chức hoạt động cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Phòng Kế hoạch: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác đầu tư, quản lý tài sản vật tư, quản lý và khai thác máy, thiết bị của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức cung ứng vật tư chính phục vụ sản xuất. Theo dõi sửa chữa, bảo trì máy, thiết bị để hoạt động phục vụ sản xuất bình thường. Nắm vững số lượng, chủng loại, chất lượng các loại xe máy thiết bị và khả năng hoạt động. Căn cứ tiên lượng vật tư kỹ thuật, vật tư sản xuất được Giám đốc duyệt, tổ chức cung ứng vật tư chính đến khối sản xuất. Lập phiếu nhập xuất, tổng hợp và lưu trữ tài liệu, số liệu vật tư thiết bị. Xây dựng các loại định mức (vật tư, máy móc,…). Khối Sản xuất: Được chia thành các đội xe vận tải. Đội trưởng các đội xe vận tải có trách nhiệm báo cáo năng suất lao động, ngày công lao đông cũng như các trường vi phạm kỷ luật trong từng ngày, từng tháng và đề nghị khen thưởng cho năng suất và sáng kiến trong toàn quý, năm. Báo cáo của khối sản xuất là cơ sở cho công tác hạch toán kết quả sản xuất, đồng thời còn cung cấp thông tin cho Ban giám đốc về tình hình sản xuất của toàn đội xe vận tải. 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Do đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty gồm khối văn phòng và khối sản xuất, nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Làm việc tại văn phòng, phòng Kế toán có tất cả 10 người, 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và 7 kế toán viên làm từng phần hành khác nhau. Còn ở khối sản xuất có 5 kế toán riêng, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó sẽ tập hợp báo cáo kế toán gửi lên phòng Kế toán công ty. Phòng Kế toán công ty có nhiệm vụ tập hợp số liệu chung cho toàn bộ công ty, lập báo cáo kế toán định kỳ. Và được thể hiện ở sơ đồ 1.3 trang bên với các chức năng và nhiệm vụ như sau: Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: Kế toán trưởng: Kế toán trưởng phải trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin cho giám đốc công ty, đề xuất các ý kiến về tình hình phát triển của công ty, về chính sách huy động vốn và sử dụng vốn,…chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng Kế toán cung cấp, thay mặt giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán của công ty và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước hướng dẫn nhân viên của mình thực hiện ghi sổ sách, thực hiện công việc kế toán. Kế toán tổng hợp: + Hàng tháng kiểm tra số hiệu kê khai thuế đầu vào, đầu ra của các bộ phận đơn vị đã kế khai, tập hợp và lập bảng kê khai thuế giá trị gia tăng của Công ty, hàng quý lập bảng kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm trích, cuối năm lập quyết toán thuế thuế thu nhập doanh nghiệp nộp lên cục thuế. Ngoài ra còn hạch toán theo dõi các loại thuế khác. + Hàng tháng kiểm tra chứng từ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến công nợ nội bộ. Theo dõi và đối chiếu công nợ với các đơn vị cuối mỗi tháng. + Kiểm tra đối chiếu số liệu của các nhân viên kế toán điều chỉnh hạch toán bút toán đúng với chế độ Bộ Tài chính quy định, hàng tháng, quý, năm tổng hợp và lập Báo cáo tài chính gửi cho kế toán trưởng Triệu đồng thời chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về tính chính xác của số liệu báo cáo tài chính. Kế toán vật tư: Thực hiện các công việc liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như: + Phản ánh tình hình nhập xuất tồn vật tư, vật liệu ở các kho trực tiếp do công ty quản lý. + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu xuất, hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiện đúng quy định của nhà nước. + Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của từng kho của công ty thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. + Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng, căn cứ vào sổ kế toán của mình, cuối tháng đối chiếu với số liệu kế toán do máy cung cấp. + Thực hiện việc kiểm kê khi có quyết định kiểm kê Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc có liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương gồm: + Lập, ghi chép, kiểm tra và theo dõi công tác chấm công và bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên cho công ty. + Tính ra số tiền lương, số tiền BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo đúng các quy định của nhà nước. + Căn cứ vào bảng duyệt lương của cả đội và khối gián tiếp của công ty kế toán tiến hành thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Kế toán vốn bằng tiền: + Theo dõi chi tiết tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ, từng phiếu thu, phiếu chi, xác định số dư cuối tháng. + Theo dõi chi tiết số tạm ứng, kiểm tra hoàn ứng, đôn đốc thu hoàn ứng nhanh. + Nắm số liệu tồn quỹ cuối tháng của công ty + Lập bảng kê tiền mặt cuối tháng. + Có kế hoạch rút tiền gửi, các khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng trong công ty. + Báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của công ty với trưởng phòng và với giám đốc. + Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ dùng để chuyển tiền, kiểm tra lại tên đơn vị, số tài khoản, mã số thuế, tên ngân hàng mà mình chuyển tiền vào đó, báo cáo với Trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai sót. Kế toán TSCĐ: + Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc gìn giữ, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong toàn công ty. + Tính và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ. + Mở thẻ theo dõi đối với từng TSCĐ + Kiểm kê TSCĐ khi có quyết định. Kế toán chi phí sản xuất: Là người tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, chi phí chung, chi phí quản lý của công ty, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất, lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và đúng thời hạn, tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. Phản ánh tổng hợp tình hình phát sinh ở các phần hành kế toán, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kế toán định kỳ theo quy định. Tổng hợp các báo cáo kế toán nộp cho công ty và các ban ngành liên quan. Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình bán sản phẩm của doanh nghiệp từ đó tính được doanh thu để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm tiêu thụ, công nợ thanh toán với người mua, thanh toán thuế đầu ra. Theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí thu hoạt động tài chính thu chi bất thường. Lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ước tính 25 ngày và báo cáo kết quả sản xất kinh doanh tháng, quý, năm. Kế toán thanh toán: Thanh toán các khoản thu chi và thanh toán nội bộ, mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi xuất nhập quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý và tính ra số tiền quỹ ở mọi thời điểm. Riêng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhận ký cược, ký quỹ phải theo dõi riêng một sổ hay nhiều sổ. Theo dõi, đối chiếu chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, thanh toán kịp thời các khoản nợ phải thu và phải trả. Phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán và theo từng đối tượng để có kế hoạch và biện pháp thanh toán phù hợp. Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt. Kế toán sản xuất: Cũng tổ chức các bộ phận kế toán riêng tương tự như vậy, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó lập các báo cáo gửi lên phòng Kế toán của công ty. Phòng Kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo cáo kế toán định kỳ. 1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Hiện nay, theo xu thế chung trong lĩnh vực kế toán thì công ty sử dụng phần mềm kế toán Greensoft Accounting kết hợp với hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung vào công việc kế toán hàng ngày. Từ đó, kế toán trưởng đã chia các công việc trên hệ thống thực đơn của chương trình thành các phần hành kế toán tương ứng: 1 nhân viên chịu trách nhiệm về phân hệ kế toán tổng hợp 1 nhân viên chịu trách nhiệm về phân hệ kế toán vật tư; 1 nhân viên chịu trách nhiệm về phân hệ kế toán tiền lương; 1 nhân viên chịu trách nhiệm về phân hệ kế toán vốn bằng tiền; 1 nhân viên chịu trách nhiệm về phân hệ kế toán TSCĐ; 1 nhân viên chịu trách nhiệm về phân hệ kế toán chi phí sản xuất; 1 nhân viên chịu trách nhiệm về phân hệ kế toán tiêu thụ; 1 nhân viên chịu trách nhiệm về phân hệ kế toán thanh toán; Mỗi nhân viên chỉ có phạm vi làm việc và quyền làm việc đối với chứng từ trong các phần hành được giao. Riêng kế toán trưởng được quyền làm việc với tất cả các phân hệ kế toán. (Nguồn: Phòng Kế toán) Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán trên phần mềm Greensoft Accounting Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đó, kế toán xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhập vào sổ kế toán liên quan như sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ tổng hợp, sổ chi tiết tùy vào từng phân hệ được mặc định sẵn. Cuối năm hay bất cứ khi nào có yêu cầu của Ban Giám đốc, kế toán tổng hợp có trách nhiệm tổng hợp các phân hệ kế toán liên quan để lên Báo cáo tài chính. Công việc cuối cùng của quy trình ghi sổ kế toán trên phần mềm là Kế toán trưởng thực hiện khóa sổ kế toán năm tài chính cũ và chuyển sang năm tài chính mới. 1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Thông tư 2002014TTBTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 22122014. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 11 đến ngày 3112 hàng năm Kỳ kế toán theo năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam Đồng. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chung Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao ước tính phù hợp với khung khấu hao quy định tại Thông tư số 452015TTBTC ngày 2542015 của Bộ trưởng Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Nguyên tắc ghi nhận tiền: quy đổi theo tỉ giá thực tế tại ngày phát sinh theo tỉ giá thông báo của Ngân hàng. PHẦN 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN CHÂU Á 2.1. Kế toán tiền lương 2.1.1. Lao động và phân loại lao động Theo thống kê của phòng Hành chính, tính đến tháng 01 năm 2016 tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty là 177 người. Trong đó, có 15 cán bộ văn phòng, 85 cán bộ khối đội xe, 55 lái xe thuộc các đội xe và 22 lao động phục vụ. Để thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, công ty đã không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của người lao động như trang bị bảo hộ lao động cho người lao động ngày càng đầy đủ hơn, các hoạt động văn hóa thể thao, giải trí được quan tâm hơn,...Bên cạnh đó, công ty cũng tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Do vậy, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty luôn đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng nâng cao trình độ. Tình hình lao động của công ty qua hai năm được thể hiện bằng bảng thống kê sau: Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua các năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Tổng lao động 112 100 177 100 65 58,03 Lao động trực tiếp 49 43,75 100 56,49 51 104,08 Lao động gián tiếp 63 56,25 77 43,51 14 22,22 2. Trình độ 112 100 177 100 65 58,03 Đại học 50 44,64 77 43,51 27 54,00 Cao đẳng 34 30,36 57 32,21 23 67,65 Trung cấp 16 14,28 16 9,61 0 0 CNKT 12 10,72 27 14,67 15 125,00 3. Về cơ cấu 112 100 177 100 65 58,03 Nữ 45 40 45 40 0 0 Nam 67 60 132 60 65 97,01 (Nguồn: Phòng Hành chính) Nhìn vào bảng tình hình lao động trong hai mốc thời gian trên ta có thể thấy sự thay đổi đáng kể về tổng số lượng cũng như chất lượng người lao động trong công ty. Cụ thể : Kết cấu lao động: của công ty với số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 134 người chiếm 75,71%, trình độ trung cấp và nghiệp vụ là 43 người chiếm 24,29%. Về tổng số lao động: Tổng số lượng lao động năm 2016 trong công ty tăng 65 người tương ứng với tăng 58,03%. Trong đó, lao động trực tiếp tăng 51 người tương ứng với tăng 104,08%. Lao động gián tiếp cũng tăng 14 người tương ứng với 22,22% so với năm 2015. Điều này, là do trong thời gian vừa qua Công ty đã đầu tư thêm một số ô tô mới chính vì vậy Công ty đã tăng thêm số lượng lao động để đáp ứng nhu cầu. Về trình độ lao động: Trình độ người lao động của công ty được nâng lên với số lao động có trình độ Đại học tăng 27 người tương ứng với tăng 54,00%. Lao động có trình độ Cao đẳng tăng 23 người tương ứng với tăng 67,65%. Đặc biệt, số lượng công nhân kỹ thuật thay đổi, số lượng lao động phổ thông tăng 15 người tương ứng với 125% . Về cơ cấu lao động: Khi tổng số lao động tăng lên người thì số lao động tăng tất cả đều là nam và số lao động nữ giữ nguyên. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là vận tải hành khách. 2.1.2. Các hình thức trả lương và chế độ lương tại Công ty 2.1.2.1. Hình thức trả lương Để đảm bảo được quyền lợi cho người lao động, tạo được sự say mê trong công việc của người lao động, đồng thời dựa trên chế độ chính sách về tiên lương do Nhà nước quy định bên cạnh việc trả lương phụ cấp cho người lao động dựa trên cơ sở thời gian và khối lượng công việc mà người lao động hoàn thành, công ty còn trích một số khoản theo lương BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ. Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á đã áp dụng hai hình thức trả lương như sau: Hình thức trả lương theo doanh thu Hình thức trả lương này được áp dụng cho đội lái xe gồm lái xe và phụ xe và được tính như sau: Lương của lái xe = Lương hỗ trợ + Lương kinh doanh của xe L¬ương của phụ xe = Lương hỗ trợ + Lương kinh doanh của xe Trong đó: + Lương hỗ trợ được Công ty quy định là 1.000.000đ1tháng (26 ngày) đối với các lái xe, phụ xe. + Lương kinh doanh được tính dựa vào mức doanh thu của hợp đồng mang lại (khi chưa trừ các khoản chi phí). Trong đó, lái xe được hưởng 10%, còn phụ xe được 5%. Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức trả lương này được áp dụng cho bộ phận quản lý đội lái xe và bộ phận văn phòng và được tính như sau: Lương thời gian = Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp khác (nếu có). Trong đó: Lương cơ bản: ((Hệ số LCB x Mức lương tối thiểu):26 x Số ngày công thực tế) + Phụ cấp trách nhiệm. + Phụ cấp trách nhiệm của Công ty chỉ áp dụng đối với những người quản lý như: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng,… Phụ cấp trách nhiệm = Lương tối thiểu x Hệ số trách nhiệm Các khoản phụ cấp khác: tiền phụ cấp ăn trưa của Công ty cho mỗi công nhân viên là 25.000đbữa. Căn cứ vào các chứng từ như Bảng chấm công, Phiếu báo làm thêm giờ,…Kế toán tiền lương có trách nhiệm tính lương và các khoản cho người lao động. Tiền lương được tính cho từng người và được tổng hợp cho từng bộ phận sử dụng lao động và phản ánh vào bảng thanh toán tiền lương lập cho từng bộ phận của công ty. Tính lương cho phòng Kế toán Cuối tháng, phòng Kế toán hoàn thiện bảng chấm công và kèm theo các chứng từ liên quan như giấy xin nghỉ phép, giấy nghỉ ốm để tiến hành tính tiền lương cho nhân viên trong phòng. Ví dụ 1: Tính lương tháng 3 năm 2016, cho bà Vũ Ngọc Mai, chức vụ là kế toán trưởng có các số liệu cụ thể như sau: Trong tháng, bà Vũ Ngọc Mai đi làm thêm vào 01 ngày 2732016 (Chủ nhật), vì vậy có phiếu báo làm thêm giờ. Trong tháng, bà Vũ Ngọc Mai có 02 ngày nghỉ ốm và có giấy xác nhận của bệnh viện Đống Đa Trong tháng 3 năm 2016, bà Vũ Ngọc Mai đã tạm ứng số tiền lương là 1.000.000đ. Mức lương tối thiểu 1.210.000đ. Thời gian làm việc thực tế: 25 ngày1tháng Ngày công quy định: 26 ngày1tháng Hệ số lương: 5,98 Hệ số phụ cấp trách nhiệm: 0,3 Tiền ăn trưa: 25.000đngày Vậy, kế toán tính lương cho bà Vũ Ngọc Mai như sau: Lương thực tế: = ((1.210.000 x 5,98) x 25) : 26 = 4.772.500đ; Lương làm thêm giờ: = ((1.210.000 x 5,98):26) x 1 x 150% = 286.350đ; Lương BHXH: = ((1.210.000 x 5,98) : 26) x 2 x 75% = 286.350đ; Phụ cấp trách nhiệm: = (1.210.000 x 5,98) x 0,3 = 1.489.020đ; Lương cơ bản: = 4.772.500đ + 286.350đ + 286.350đ +1.489.020đ = 6.834.220đ; Tiền ăn trưa: = 26 x 25.000 = 650.000đ; Lương tháng 3 năm 2016 bà Mai được hưởng là: = 6.834.220đ + 650.000đ = 7.224.220đ; Kì I bà Mai đã tạm ứng số tiền là: = 1.000.000đ; Kì II còn lại: = 7.224.220đ – 1.000.000đ – (478.395đ + 102.513đ + 68.343đ) = 5.574.969đ; Vậy, cuối tháng 3 năm 2016 số tiền lương thục lĩnh của bà Mai là 5.574.969đ. Tương tự, cách tính lương và các khoản trích theo lương như trên đối với những người còn lại và các bộ phận khác tính lương theo thời gian của công ty. Tính lương cho đội lái xe và phụ xe Ví dụ 2: Ông Phạm Văn Long (Lái xe) trong tháng 3 năm 2016 làm được 26 công, tính ra lương hỗ trợ mà ông Phạm Văn Long được hưởng là 1.000.000đ. Trong tháng 3 năm 2016 ông Phạm Văn Long chạy được các hợp động vận chuyển như sau: Vận chuyển hành khách trục đường từ Hà Hội Thái Bình: 35.000.000đ Hợp đồng vận chuyển số 05110037 từ Hà Nội Thanh Hóa: 8.000.000đ Hợp đồng vận chuyển số 05110045 từ Hà Nội Lào Cai: 15.000.000đ Hợp đồng vận chuyển số 05110049 từ Hà Nội Tuyên Quang: 20.000.000đ Như vậy, lương kinh doanh của ông Phạm Văn Long trong tháng 3 năm 2016 là: (35.000.000 + 8.000.000 + 15.000.000 + 20.000.000) x 10% = 7.800.000đ Vậy tính ra lương tháng 3 năm 2016 của ông Phạm Văn Long là: = 1.000.000đ + 7.800.000đ = 8.800.000đ Tương tự, Ông Nguyễn Văn Dũng (phụ xe với ông Phạm Văn Long) trong tháng 3 năm 2016 làm được 26 công, tính ra lương hỗ trợ mà ông Nguyễn Văn Dũng được hưởng là 1.000.000đ. Trong tháng 3 năm 2016 ông Nguyễn Văn Dũng cùng với ông Phạm Văn Long chạy được 03 chuyến hợp đồng vận chuyển và tuyến vận chuyển hành khách trục Hà Nội Thái Bình như trên. Lương kinh doanh của ông Nguyễn Văn Dũng trong tháng 3 năm 2016 = (35.000.000 + 8.000.000 + 15.000.000 + 20.000.000) x 5% = 3.900.000đ Vậy tính ra lương tháng 3 năm 2016 của ông Nguyễn Văn Dũng là: = 1.000.000đ + 3.900.000đ = 4.900.000đ Và tương tự như vậy tính lương cho các lái xe, phụ xe trong đội 1 và các đội lái xe khác trong Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á. 2.1.2.2. Các chế độ khác về tiền lương Chế độ tiền lương tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á bao gồm các chế độ về lương, thưởng và các chế độ khác cho CBCNV. Việc trả lương, thưởng cho từng cá nhân, từng bộ phận nhằm khuyến khích CBCNV làm việc, hoàn thành tốt mọi công việc, đảm bảo đời sống cho nhân viên.  Chế độ về tiền lương và xét nâng lương: Theo quy định của Công ty, trước khi ký hợp đồng lao động với Công ty, CBCNV sẻ thử việc trong thời gian 2 tháng, với mức lương thử việc được hưởng là 70% lương cơ bản. Ngày làm việc trung bình 8 giờ. Một tháng làm từ 26 đến 27 ngày công, được nghỉ chiều thứ bảy và ngày chủ nhật mỗi tuần. Lương nhân viên được hưởng tùy theo năng lực, bậc lương, thời gian làm việc và chất lượng công việc hoàn thành. Hàng tháng, vào ngày 05 của tháng sau CBCNV sẽ được lĩnh lương của tháng trước đó. Việc trả lương được thực hiện mỗi tháng một lần, khi cần thiết, nhân viên có thể tạm ứng lương nhưng mức lương tạm ứng không vượt quá 1.000.000đ. Mỗi năm, Công ty xét nâng lương cho nhân viên một lần vào tháng thứ 04 của năm. Những nhân viên đã có đủ thời gian làm việc một năm, hưởng ở một mức lương (kể từ ngày xếp lương lần kế với ngày xét lên lương mới) và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao khi được xét nâng lương. Ngoài việc nâng lương định kỳ hàng năm Công ty còn thực hiện nâng lương đột xuất với những nhân viên làm việc tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mức nâng lương của mỗi bậc lương từ 10% 30% mức lương hiện tại và tùy theo kết quả kinh doanh của Công ty trong năm đó.  Các khoản tiền phụ cấp và trợ cấp: Các khoản phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên của Công ty bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm (phụ cấp chức vụ): + Đối với cấp quản lý được hưởng tiền trách nhiệm hàng tháng, mức thưởng là bằng lương tối thiểu nhân với hệ số trách nhiệm, hệ số trách nhiệm có ba mức là 0,1; 0,2; 0,3 tương ứng với cấp bậc quản lý là Phó trưởng phòng, Trưởng phòng, Giám đốc. + Đối với cấp quản lý bộ phận bán hàng thì mức phụ cấp trách nhiệm được Công ty quy định là 500.000đtháng. Phụ cấp ăn trưa: Mức phụ cấp ăn trưa Công ty quy định là 20.000đngười. Riêng với nhân viên bán hàng do làm theo ca lên không được hưởng phụ cấp ăn trưa. Tiền công tác phí (Nếu có): Với mỗi lần công tác trong nội thành thành phố Hà Nội thì được phụ cấp từ 100.000đ 200.000đlần. Còn công tác ngoài tỉnh thì mức công tác phí được tùy theo thời gian đi công tác và quãng đường đi. Ngoài ra, những ngày được nghỉ hưởng nguyên lương, bao gồm: nghỉ lễ, bản thân kết hôn (nghỉ 03 ngày), con kết hôn (nghỉ 01 ngày), người thân qua đời (nghỉ 03 ngày). Thời gian nghỉ phép hưởng lương là 12 ngàynăm.  Chế độ thưởng: Thưởng ngày lễ 304 và 015, ngày Quốc khánh 029, tết Dương lịch: số tiền thưởng từ 200.000đ – 1.000.000đngười, tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty và thời gian làm việc của nhân viên. Thưởng lương tháng 13 (thưởng tết Nguyên đán): Vào dịp cuối năm theo lịch âm, Công ty sẽ tiến hành thưởng Tết và cũng là thưởng cuối năm cho nhân viên. Mức thưởng cụ thể của từng nhân viên tùy thuộc thời gian làm việc tại Công ty, sự đóng góp công sức, chất lượng công tác và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm. Thông thường mức thưởng là một tháng lương bình quân của từng cá nhân. Thưởng đạt doanh thu: Phòng Kinh doanh đạt doanh thu do Ban Giám đốc giao được thưởng phần trăm doanh thu của từng đơn hàng, từng dự án nhận được. Tùy vào giá trị của từng dự án mà phần trăm mức thưởng cũng khác nhau. Và tiền thưởng này sẽ được tính và trả vào cuối năm. 2.1.3. Kế toán chi tiết tiền lương 2.1.3.1. Chứng từ sử dụng Để thực hiện ghi chép và phản ánh kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á sử dụng các chứng từ sau: Bảng chấm công (01aLĐTL): Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH,...để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Phiếu báo làm thêm giờ (01bLĐTL): Theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: Làm căn cứ để tính lương BHXH trong đơn vị. Bảng thanh toán tiền lương (02LĐTL): Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong đơn vị đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (11LĐTL): Dùng để tập hợp và phân bổ tiền công thực tế phải trả (gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động. Biểu số 2.1: Bảng chấm công Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Bộ phận: Phòng Kế toán BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 3 năm 2016 STT Họ tên Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 ..... 31 Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng % lương Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng .... lương Số công hưởng BHXH A B C 1 2 3 .... 31 33 34 35 36 1 Vũ Ngọc Mai KTT x x x x x 25 2 2 Vũ Thị Hồng NV x x x x x 26 3 Lê Thị Lành NV x x x x x 26 4 Nguyễn Thị Hạnh NV x x x x x 26 5 Vi Thuý Mai NV x x x x x 26 Tổng cộng 130 Ngày 31 tháng 3 năm 2016 Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt Biểu số 2.2: Bảng chấm công Đơn vị: Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Bộ phận: Đội xe số 1 BẢNG CHẤM CÔNG Ngày 31 tháng 3 năm 2016 TT Họ, tên Chức vụ Ngày làm việc trong tháng Cộng Ký nhận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 … … 27 … … … … 31 1 Bùi Văn Hùng Lái xe x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x 0 x x x x 26 2 Nguyễn Phú Sỹ Lái xe x x x x x 0 x x x x x x 0 x x P x x x 0 x x 0 x x x x 25 3 Lê Minh Thanh Phụ xe x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x 0 x x x x 26 4 Hoàng Văn Phong Phụ xe x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x P 0 x x x x 25 ... ... ... ... ... Cộng Ghi chú: Làm việc: x Người chấm công Nghỉ theo chế độ: N Phụ trách bộ phận Nghỉ phép: P Ngày 31 tháng 3 năm 2016 Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Biểu số 2.3: Phiếu báo làm thêm giờ Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Bộ phận: Phòng Kế toán PHIẾU BÁO LÀM THÊM GIỜ Ngày 25 tháng 3 năm 2016 Số: 013 Tên công ty: Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Địa chỉ: Số 47 phố Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Họ và tên: Vũ Ngọc Mai Bộ phận: Phòng Kế toán Ngày làm thêm: 2732016 Lý do làm thêm: Hoàn thiện sổ sách và báo cáo tài chính năm 2015. Số công: 01 (công) Người theo dõi Phụ trách bộ phận Giám đốc (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) Biểu số 2.4: Bảng tính lương làm thêm giờ Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Bộ phận: Phòng Kế toán BẢNG TÍNH LƯƠNG LÀM THÊM GIỜ Tháng 3 năm 2016 stt Họ tên Bộ phận Ngày tháng Lý do Số công Thành tiền 1 Vũ Ngọc Mai P.Kế toán 273 Làm thêm chủ nhật 1 286.350 Cộng 1 286.350 Ngày 31 tháng 3 năm 2016 Người lập biểu (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) Biểu số 2.5: Bảng tính tiền ăn ca Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Bộ phận: Phòng Kế toán BẢNG TÍNH TIỀN ĂN CA Tháng 3 năm 2016 STT Họ tên Số công TT Số tiền BQngày Thành tiền Ghi chú 1 Vũ Ngọc Mai 26 25.000 650.000 2 Vũ Thị Hồng 26 25.000 650.000 3 Lê Thị Lành 26 25.000 650.000 4 Nguyễn Thị Hạnh 26 25.000 650.000 5 Vi Thuý Mai 26 25.000 650.000 Cộng 130 3.250.000 Ngày 31 tháng 3 năm 2016 Người lập biểu (Đã ký) Người ký duyệt (Đã ký) Biểu số 2.6: Giấy đề nghị tạm ứng Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Số 47 phố Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 15 tháng 3 năm 2016 Số: 013 Kính gửi : Ban Giám đốc Tên tôi là: Vũ Ngọc Mai Địa chỉ: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Lý do: Tạm ứng lương kỳ I tháng 3 năm 2016 cho phòng Kế toán Đề nghị tạm ứng số tiền (bằng số): 3.000.000đ Số tiền (bằng chữ): Ba triệu đồng chẵn Thời hạn thanh toán: Trừ vào lương tháng 3 năm 2016 Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2016 Người lập biểu (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Người đề nghị tạm ứng (Đã ký) Biểu số 2.7: Phiếu chi Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Số 47 phố Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội PHIẾU CHI Ngày 15 tháng 3 năm 2016 Quyển số: 15 Số: 013 Nợ: 334 Có: 111 Họ và tên người nhận: Vũ Ngọc Mai Địa chỉ: Phòng Kế toán Lý do chi: Chi tiền tạm ứng cho nhân viên phòng Kế toán kỳ I tháng 3 năm 2016. Số tiền: 3.000.000 đồng (Viết bằng chữ): Ba triệu đồng chẵn.. Kèm theo:…Chứng từ gốc Ngày 15 tháng 3 năm 2016 Giám đốc (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Thủ quỹ (Đã ký) Người lập phiếu (Đã ký) Người nhận (Đã ký) Đã nhận đủ số tiền( viết bằng chữ): Ba triệu đồng chẵn.. +Tỷ giá ngoại tệ( vàng, bạc, đá quý):............................. + Số tiền quy đổi............................................................. Biểu số 2.8: Bảng thanh toán tiền lương Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Bộ phận: Phòng Kế toán BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 3 năm 2016 TT Họ tên CV Hệ số Lương cơ bản Phụ cấp Lương thời gian Tạm ứng kỳ I Các khoản giảm trừ Tổng được lĩnh kỳ II SC Số tiền BHXH (8%) BHYT (1.5%) BHTN (1%) Tổng số giảm trừ Số tiền KN A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C 1 Vũ Ngọc Mai 5.98 26 6.834.220 650.000 7.224.220 1.000.000 478.395 102.513 68.343 649.251 5.574.969 2 Vũ Thị Hồng 3.27 26 2.714.100 650.000 2.714.100 500.000 162.846 40.712 27.141 230.699 1.983.402 3 Lê Thị Lành 3.98 26 3.303.400 650.000 3.303.400 500.000 198.204 49.551 33.034 280.789 2.422.611 4 Nguyễn Thị Hạnh 3.38 26 2.805.400 650.000 2.805.400 500.000 168.400 42.081 28.054 238.459 2.066.941 5 Vi Thuý Mai 2.96 26 2.456.800 650.000 2.456.800 500.000 147.408 36.852 24.568 208.828 1.797.972 Cộng 16.553.920 3.250.000 18.503.920 3.000.000 15.503.920 Người lập biểu Kế toán trưởng Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2016 Giám đốc Biểu số 2.9: Bảng thanh toán tiền lương lái xe và phụ xe Đơn vị: Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Bộ phận: Đội xe số 1 BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Ngày 31 tháng 3 năm 2016 Stt Họ và tên Ngày công Lương cơ bản Lương chính Các khoản giảm trừ Thực lĩnh Ký nhận Lương hỗ trợ Lương KD Tổng cộng Tạm ứng BH(10,5% LCB) Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 I LÁI XE 1 Bùi Văn Hùng 26 2.698.500 1.000.000 7.800.000 8.800.000 500.000 256.357,5 756.357,5 8.043.642,5 2 Nguyễn Vũ Sỹ 25 2.051.050 1.000.000 5.500.000 6.500.000 194.849,7 194.849,7 6.305.150,3 … … … … … … … … … … … TỔNG LÁI XE 310.847.900 100.000.000 630.000.000 730.00.000 12.000.000 26.422.071,5 38.422.071,5 691.577.928,5 II PHỤ XE 1 Lê Minh Thanh 26 2.698.500 1.000.000 3.900.000 4.900.000 256.357,5 256.357,5 4.643.642,5 2 Hoàng Văn Phong 25 1.739.807 1.000.000 2.750.000 3.750.000 165.282 165.282 3.584.718 … … … … … … … … … … … TỔNG PHỤ XE 176.956.200 100.000.000 420.000.000 520.000.000 15.041.277 15.041.277 504.958.723 TỔNG LÁI XE + PHỤ XE 487.804.100 200.000.000 1.050.000.000 1.250.000.000 12.000.000 41.463.348,5 53.463.348,5 1.196.536.652 Hà Nội, Ngày 31 Tháng 3 năm 2016 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Biểu số 2.10: Bảng thanh toán tiền lương toàn công ty Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Số 47 phố Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG TOÀN CÔNG TY Tháng 3 năm 2016 STT Bộ phận Lương cơ bản Phụ cấp Thu nhập khác Các khoản giảm trừ Tổng lương 1 Sản xuất trực tiếp 487.804.100 1.250.000.000 53.463.348 1.196.536.652 2 Quản lý đội xe 254.247.396 30.420.000 284.667.396 3 Bán hàng 219.953.854 30.810.000 250.763.854 4 QLDN 668.996.280 46.800.000 715.796.280 a Phòng Kế toán 16.553.920 3.250.0000 18.503.920 b Phòng khác 652.442.360 43.550.000 697.292.360 Tổng cộng 1.627.659.430 186.030.000 2.961.653.424 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 3 năm 2016 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Biểu số 2.11: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Đơn vị: Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Địa chỉ: Số 47 phố Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 3 năm 2016 S T T Ghi có TK Đối tượng sử dụng (Nợ các TK) TK334 – Phải trả công nhân viên TK338 – Phải trả, phải nộp khác Cộng có TK 338 TỔNG CỘNG Lương cơ bản Các khoản khác Cộng có TK 334 BHXH (26%) BHYT (4,5%) BHTN (2%) KPCĐ (2%) 1 TK622CPNCTT 487.804.100 1.250.000.000 1.737.804.100 87.804.738 14.634.123 4.878.041 9.756.082 117.072.984 1.854.877.084 2 TK627CPSXC 254.247.396 30.420.000 284.667.396 45.764.531 7.627.422 2.542.474 5.084.948 61.019.375 345.686.771 3 TK641 – CPBH 219.953.854 30.810.000 250.763.854 39.591.694 6.598.616 2.199.538 4.399.077 52.788.925 303.552.779 4 TK642 – CPQLDN 668.996.280 46.800.000 715.796.280 120.419.331 20.069.889 6.689.963 13.379.925 160.559.107 876.355.387 a Phòng kế toán 16.553.920 3.250.000 18.503.920 2.979.706 496.618 165.539 331.078 3.972.941 22.476.861 b Các phòng khác 652.442.360 43.550.000 697.292.360 117.439.625 19.573.271 6.524.424 13.048.847 156.586.166 853.878.526 5 TK 334 – PTCNV 130.480.130 24.465.024 16.310.016 171.255.170 171.255.170 Tổng cộng 1.631.001.630 1.330.652.000 2.961.653.630 424.060.424 73.395.073 40.775.041 40.775.041 562.695.562 3.524.349.192 Ngày 31 Tháng 3 năm 2016 Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc (Đã kí) (Đã kí) (Đã kí) 2.1.3.2. Kế toán chi tiết tiền lương Hàng tháng, kế toán tiền lương phải tổng hợp số tiền lương phải trả trong tháng cho từng người lao động ở các phòng ban và bộ phận liên quan để phản ánh vào bảng thanh toán tiền lương. Căn cứ để làm và tính toán các bảng thanh toán lương là Bảng chấm công, Phiếu báo làm thêm giờ,... Kế toán phải tổng hợp và phân loại tiền lương theo từng đối tượng sử dụng lao động trong Công ty là các phòng ban và bộ phận liên quan, theo dõi nội dung lương trả trực tiếp cho các bộ phận phục vụ quản lý ở các bộ phận liên quan, đồng thời có phân biệt tiền lương chính, tiền lương phụ, và các khoản phụ cấp,… để tổng hợp số liệu ghi vào cột ghi Có TK 334 Phải trả người lao động vào các dòng phù hợp. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan như: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phòng ban, bộ phận liên quan rồi chuyển cho kế toán trưởng rà soát, kiểm tra xét xong rồi trình cho Ban Giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt rồi lại chuyển lại cho kế toán viết phiếu chi và phát lương cho các phòng ban và bộ phận liên quan. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng thanh toán làm thêm giờ, ngày, làm đêm kế toán tiền lương tập hợp phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng tính toán số tiền để ghi vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo các dòng phù hợp cột ghi Có TK 334 hoặc Có TK 338. Số liệu có ở bảng phân bổ tiền lương và BHXH được chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan làm căn cứ ghi sổ và đối chiếu. Ví dụ, kế toán chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ ghi vào sổ và đối chiếu ở TK 622, kế toán thanh toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH để lập bảng tổng hợp tiền lương, lập kế hoạch rút tiền mặt chi trả lương hàng tháng cho người lao động. Kế toán tổng hợp làm căn cứ để ghi vào sổ Nhật Ký chung, sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản liên quan khác. Biểu số 2.12: Sổ chi tiết TK3341 Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á SỔ CHI TIẾT TK3341 – Phải trả người lao động Tháng 3 năm 2016 (Trích) NTGS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 0 Số phát sinh 153 PC08 153 Chi tạm ứng lương phòng Kế toán 111 3.000.000 313 BTTTC BHXH 313 Tỉnh ra trợ cấp BHXH cho nhân viên 338 286.350 313 BPBTL BHXH 313 Tiền lương phải trả cho người lao động 622 1.737.804.100 627 284.667.396 641 250.763.854 642 715.796.280 … … … … … … … Cộng phát sinh 2.104.548.900 2.104.548.900 Số dư cuối tháng 0 Ngày 31 tháng 3 năm 2016 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) 2.1.4. Kế toán tổng hợp tiền lương 2.1.4.1. Tài khoản sử dụng Tại Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á Kế toán tiền lương sử dụng tài khoản 334 – Phải trả người lao động: Dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho công nhân viên của Công ty về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Nội dung kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Các khoản tiền lương và khoản khác đã trả người lao động; Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhập của người lao động; Các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lĩnh, chuyển sang các khoản thanh toán khác. Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác còn phải trả, phải chi cho người lao động. Dư Nợ (nếu có): Số tiền trả thừa cho người lao động. Dư Có: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Tài khoản này được mở chi tiết theo hai tài khoản cấp 2: TK 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên cua Công ty về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. TK 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của Công ty về tiền lương, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. 2.1.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán Từ bảng thanh toán tiền lương của các phòng ban và bộ phận trong Công ty, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, sau đó chu

Ngày đăng: 27/09/2018, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w