Trong giai đoạn hiện nay, tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội với xu thế hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp khu vực KTTN của tỉnh muốn đứng vững trong cạnh tranh và phát triển đòi hỏi năng lực và trình độ không chỉ của chủ doanh nghiệp mà ngƣời lao động trong doanh nghiệp cũng cần phải có trình độ tay nghề cao mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng, nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của các doanh nghiệp khu vực KTTN nói riêng, chính sách phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào một số nội dung:
Mở các lớp đào tạo bồi dƣỡng cho các chủ doanh nghiệp khu vực KTTN để nâng cao trình độ tri thức quản lý, xây dựng những chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp thiết thực cho đội ngũ này.
Mở rộng, nâng cấp hệ thống các trƣờng đào tạo nghề của tỉnh, trong đó tập trung vào đào tạo các nghề, lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh nhƣ: cơ khí, điện, may mặc, hóa thực phẩm .... Đồng thời nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo, các cơ sở đào tạo đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là điều lý tƣởng nhất. Muốn vậy, các cơ sở đào tạo vì lợi ích của mình phải gắn kết với doanh nghiệp, phải đào tạo có địa chỉ còn các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm đƣợc nhu cầu lao động mà thị trƣờng cần.
Lồng ghép nhiệm vụ của các chƣơng trình Kinh tế - Xã hội với việc đào tạo nghề: nhƣ khuyến nông, khuyến ngƣ, khuyến công...Mỗi chƣơng trình dự án cụ thể ở địa phƣơng đặt ra nhiệm vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ với việc thành lập doanh nghiệp khu vực KTTN hoặc bổ sung nguồn nhân lực cho doanh nghiệp này. Tranh thủ tối đa hợp tác kêu gọi tài trợ quốc tế cho đào tạo.
Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trung tâm xúc tiến và hỗ trợ việc làm cho ngƣời lao động, phát triển thị trƣờng lao động và cho phép các doanh nghiệp khu vực KTTN đƣợc mở rộng quyền thuê và tuyển dụng lao động.
Tỉnh xem xét có thể cấp lại một phần hay toàn bộ số tiền thuế thu nhập mà các cơ sở đào tạo, dạy nghề đã nộp vào ngân sách để dùng vào đầu tƣ phát triển phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
Có kế hoạch điều tra, đánh giá hiệu quả của các chƣơng trình dậy nghề ở các cơ sở hiện có, phân tích ƣu điểm hạn chế, từ đó đề xuất nội dung dậy nghề phù hợp với yêu cầu về lao động của địa phƣơng.