Điều kiện tự nhiên, Kinh tế Xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến phát

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 37)

triển KTTN của tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ là địa bàn trung du miền núi, mặc dù không thuận tiện bằng các địa phƣơng vùng đồng bằng, thuận tiện trong giao thông, gần các cảng biển (là điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu và hàng hoá) Tuy nhiên, Phú Thọ có đầy đủ các yếu tố phục vụ cho giao thƣơng hàng hoá: Hệ thống sông thuận lợi cho vận tải đƣờng thuỷ với hệ thống cảng sông đƣợc quy hoạch; đƣờng sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai liên vận quốc tế; hệ thống đƣờng bộ với đƣờng cao tốc Nội Bài- Lào Cai - Côn Minh đang đƣợc triển khai xây dựng và sắp hoàn thành là điều kiện thuận lợi cho giao thông, vận tải. Bên cạnh đó, các tiềm năng về khoáng sản, du lịch, vật liệu xây dựng, nông lâm sản là nguyên liệu cho chế biến chè, giấy... các nguyên liệu để phục vụ các ngành công nghiệp phụ trợ, phục vụ là các điều kiện thuận lợi để phát triển KTTN.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

Phú Thọ đƣợc tái lập ngày 01-01-1997, là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, theo đƣờng Quốc lộ 2. Phú Thọ có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh sau: Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, Sơn La. Có 3 dòng sông lớn chảy qua và hợp lƣu tại Bạch Hạc (Thành phố Việt Trì) là sông Hồng, sông Đà và sông Lô; Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.532,94 km2, dân số tính đến 31/12/2013 là 1,349 triệu ngƣời, có 11 huyện, 01 Thành phố và 01 thị xã; 277 xã, phƣờng, thị trấn.

Phú Thọ là tỉnh có địa hình đa dạng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt, địa hình có đặc trƣng cả 3 vùng: miền núi,

trung du và đồng bằng, tạo nên vùng đất “sơn chầu, thuỷ tụ”; giao thông ngƣợc xuôi đều thuận lợi. Đó là vùng đất chuyển tiếp, nối kết giữa miền núi cao, thƣợng du với đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã tạo cho Phú Thọ vị thế “địa - chính trị” vô cùng quan trọng và “địa - văn hoá” phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là yếu tố để Phú Thọ trở kinh đô của Quốc gia Văn Lang thời đại Hùng Vƣơng dựng nƣớc.

Về khí hậu, Phú Thọ nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, khô, mùa hè nắng, nóng, mƣa nhiều. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.272 giờ, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.524,1 mm, nhiệt độ trung bình 23,4oC, độ ẩm trung bình 84%.

Về tài nguyên nước, Phú Thọ có hệ thống sông suối, hồ ao khá phong phú. Tài nguyên nƣớc đƣợc cung cấp chủ yếu bởi hai sông chính là sông Hồng, sông Đà và sông Lô cùng các hồ, đầm dự trữ lớn nhƣ đầm Ao Châu, đầm Chính Công, và một hệ thống 72 ngòi lớn nhỏ dồn nƣớc từ khắp các vùng về 3 con sông lớn tạo ra nguồn nƣớc khá dồi dào. Tài nguyên nƣớc ngầm dƣới đất theo thống kê đạt tới 2,068 triệu m3/ngày đêm, nhƣng mới khai thác từ 13-15%. Đặc biệt, nƣớc khoáng nóng Thanh Thuỷ có trữ lƣợng gần 50 triệu lít. Tài nguyên nƣớc của Phú Thọ dồi dào, chất lƣợng còn khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và điều hào môi trƣờng khí hậu.

Tài nguyên đất, Phú Thọ bao gồm đất nông nghiệp 282.050 ha, chiếm 79,83% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 98.285 ha chiếm 34,85%, đất lâm nghiệp 178.732 ha 63,37%, đất nuôi trồng thủy sản 4.974,5 ha chiếm 1,76%; đất nông nghiệp khác 58,69 ha chiếm 0,02%). Đất đai của Phú Thọ gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của một miền đất cổ, đƣợc chia thành 12 nhóm đất, trong đó đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất và đất Feralit trên núi chiếm tới 61% tổng diện tích đất tự

nhiên, nằm ở độ cao trung bình 100m, tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, trữ ẩm tốt, độ phì khá, phù hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm.

Tài nguyên rừng, của Phú Thọ gồm 178,90 nghìn ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 64.064,6 ha và rừng trồng là 114.843,9 ha.

Về khoáng sản, Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản, phong phú về chủng loại, một số khoáng sản có trữ lƣợng lớn, chất lƣợng khá cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và một phần để xuất khẩu. Loại khoáng sản có trữ lƣợng lớn đó là: Khoáng sản làm vật liệu xây dựng có: Đá vôi xi măng, đá xây dựng, sét xi măng, đá silic, Puzơlan.. Khoáng sản công nghiệp có: Barit, Kaolin, Fenspat, sét gốm sứ, quăczit.. và nhiều loại khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, nƣớc khoáng- nƣớc nóng và nguyên tố phóng xạ. Các khoáng sản trên đƣợc phân bố rải rác tại 241 điểm mỏ và điểm quặng các loại, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và 169 điểm quặng. Trong các loại khoáng sản của tỉnh Phú Thọ chiếm ƣu thế về trữ lƣợng, chất lƣợng là Kaolin, Fenspat, cát sỏi Sông Lô, đá xây dựng. (Với trữ lƣợng: Kaolin: 16,8 triệu tấn; Fenspat: 19 triệu tấn; Cát vàng sông Lô: 31 triệu tấn; đá xây dựng: 930 triệu tấn; Keramit dự báo: 49 triệu tấn; than bùn: 2 triệu tấn; Quăczit: 10 triệu tấn; Talc: 1 triệu tấn, ngoài ra còn có Mica, đá silic, Disten, Uran…) rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Với đặc điểm tự nhiên thuận lợi, Phú Thọ có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các ngành công nghiệp: Dệt, Giấy, phân bón, vật liệu xây dựng… do có nguồn nguyên liệu, tài nguyên khoáng sản phong phú. Bên cạnh đó, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên phong phú thuận lợi cho việc khai thác, phát triển tiềm năng du lịch trên địa bàn: Khu du lịch Xuân Sơn - Tân Sơn, Ao Giời - Suối Tiên, Khu nghỉ dƣỡng - nƣớc nóng Thanh Thuỷ… và đặc biệt là Di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc Gia Đền Hùng với Lễ hội Đền

Hùng đƣợc tổ chức hàng năm và các lễ hội gắn liền với thời đại Hùng Vƣơng dựng nƣớc và giữ nƣớc....

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tỉnh Phú Thọ có lực lƣợng lao động trẻ, dồi dào và đƣợc đào tạo với tỷ lệ 39% đến năm 2013. Bên cạnh đó, là một tỉnh có nhiều danh lam, di tích lịch sử, là cội nguồn dân tộc Việt Nam với các di sản đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Với lƣợng lao động trẻ chiếm phần lớn là một trong những nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu của phát triển doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn tỉnh. Kể từ khi tái lập tỉnh, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ƣơng, sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Phú Thọ đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về phát triển Kinh tế - Xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công nghiệp trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.

Những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế là tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt mức cao hơn so với trung bình của cả nƣớc, bình quân 8.5%, biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: GDP của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013

Năm GDP (triệu đồng) Tăng trƣởng Kinh tế (%)

2009 6.594.829 8.7

2010 7.427.197 12.6

2011 20.736.931 8.9

2012 21.938.366 5.8

2013 23.357.480 6.5

(Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ)

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực: Năm 2005, tỷ trọng trong tổng số: Nông, lâm, thủy sản 28,7% , Công nghiệp xây dựng là 36,1% , Dịch vụ 35,2% ; Đến năm 2010, tỷ trọng đó là: Nông, lâm thủy sản 27,2% , Công

nghiệp xây dựng là 40,5% , Dịch vụ là 32,3%; Năm 2012, Nông, lâm thủy sản 27,8% , Công nghiệp xây dựng là 41% , Dịch vụ là 31,2%; Năm 2013, Nông, lâm thủy sản 27,4% , Công nghiệp xây dựng là 41% , Dịch vụ là 31,6%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 78,5 triệu USD năm 2000 lên 340,7 triệu USD năm 2010 và 599,3 triệu USD năm 2013; tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu từ 109,9 triệu USD năm 2000 lên 384,7 triệu USD năm 2010 và 601,4 triệu USD năm 2013. Thu chi ngân sách của tỉnh chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc và vƣợt chỉ tiêu đƣợc giao. Năm 1997, khi tái lập tỉnh, kế hoạch thu Ngân sách giao 268,1 tỷ đồng; năm 2000 tổng thu ngân sách đạt 361,097 tỷ đồng, năm 2005 là 769,280 tỷ đồng, năm 2010 là 2.669 tỷ đồng, Năm 2011 là 3.068 tỷ đồng, năm 2012 là 2.507 tỷ đồng, năm 2013 thu 2.753 tỷ đồng . Kế hoạch năm 2014, tổng thu trên địa bàn ƣớc đạt mức là 2.700 tỷ đồng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã tƣơng đối phát triển. Phú Thọ có cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông. Về đƣờng bộ, ngoài Quốc lộ 2A mới đƣợc đầu tƣ nâng cấp, Đƣờng cao tốc Hà Nội- Lào Cai đƣợc khởi công xây dựng tháng 4/2010 và dự kiến hoàn thành trong năm 2014, các Quốc lộ 32A, 32C, 70, nhiều tuyến đƣờng nội bộ của tỉnh cũng đã đƣợc trải nhựa hoặc bê tông hoá, tính đến nay đã có 18 tuyến đƣờng tỉnh lộ, đƣờng ô tô đã đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh. Mạng lƣới giao thông trên địa bàn tỉnh (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ) phân bố tƣơng đối hợp lý, thuận tiện cho việc lƣu thông hàng hoá, hành khách nội, ngoại tỉnh. Toàn tỉnh có 11.359 km đƣờng các loại, bao gồm: 181 km quốc lộ, 7301km tỉnh lộ, 10.447 km huyện lộ và đƣờng xã. Sự phát triển của hệ thống đƣờng giao thông đã tạo nhiều thuận lợi cho phát triển Kinh tế - Xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng.

Về cung cấp điện, Phú Thọ là tỉnh có lƣới điện phát triển trong hệ thống điện miền Bắc, 100% xã, phƣờng đã có lƣới điện quốc gia. Các trạm

biến áp từ 110KV trở xuống cùng hệ thống đƣờng dây dẫn điện đã và đang phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt.

Hệ thống cung cấp nƣớc sạch đã có bƣớc phát triển song vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất công nghiệp.

Về nguồn lao động, đến năm 2013 Phú Thọ có 717,1 nghìn ngƣời (chiếm 53,1% dân số), lao động trong nông nghiệp là 438,4 nghìn ngƣời, công nghiệp xây dựng 134,8 nghìn ngƣời, dịch vụ và hoạt động khác 143,9 nghìn ngƣời. Hiện nay với hệ thống các trƣờng chuyên nghiệp, trƣờng và trung tâm dạy nghề, mỗi năm Phú Thọ có khoảng 18.000 ngƣời lao động đƣợc đào tạo với các trình độ khác nhau:

Có thể thấy Phú Thọ có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội cho phát triển KTTN. Những thuận lợi đó là lợi thế về vị trí địa lý nằm trong vùng phát triển của đồng bằng sông Hồng sát trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có các đầu mối giao thông quan trọng, hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật khá phát triển gồm hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông; có quỹ đất phù hợp với phát triển các khu, cụm công nghiệp; có nguồn lao động trẻ dồi dào có văn hoá có thể đào tạo nâng cao chuyên môn vốn khả năng tiếp thu khoa học công nghệ. Bên cạnh đó là sự quan tâm của Chính phủ đối với quá trình phát triển toàn diện của tỉnh Phú Thọ, sự quyết tâm cao độ thể hiện ở các giải pháp, chính sách phù hợp của Đảng bộ và chính quyền tỉnh đối với sự phát triển kinh tế địa phƣơng.

Mặc dù vậy vẫn còn không ít khó khăn đối với phát triển KTTN ở Phú Thọ nhƣ đa số dân cƣ sống ở nông thôn làm nông nghiệp (trên 80%), có thu nhập thấp nên tích luỹ thấp; đội ngũ cán bộ còn yếu và thiếu; nguồn lao động chƣa qua đào tạo nên chất lƣợng thấp, chƣa có tác phong công nghiệp; tài nguyên khoáng sản tuy phong phú về chủng loại nhƣng chƣa đƣợc khai thác một cách hiệu quả, các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chƣa đƣợc sản

xuất tập trung với chất lƣợng cao nên chƣa tạo thuận lợi cho công nghiệp chế biến phát triển; kết cấu hạ tầng đã phát triển song chƣa đồng bộ vẫn cần tiếp tục hoàn thiện nâng cấp, áp lực giải quyết việc làm có xu hƣớng gia tăng cùng những bức xúc về xã hội đối với bộ phận dân cƣ trong diện bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển các khu, cụm công nghiệp và kết cấu hạ tầng giao thông.

Những thuận lợi và khó khăn đó đã và đang ảnh hƣởng tới sự phát triển của của khu vực KTTN ở Phú Thọ, đòi hỏi Đảng bộ, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân Phú Thọ phải tiếp tục nỗ lực phát huy lợi thế, khắc phục trở ngại cho phát triển kinh tế của tỉnh.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KTTN TỈNH PHÚ THỌ

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp khu vực KTTN

Với sự ra đời Luật công ty và Luật doanh nghiệp tƣ nhân năm (1990), nghị định số 221/HĐBT ngày 23/01/1991 về việc ban hành quy định cụ thể hóa một số điều trong luật doanh nghiệp tƣ nhân, cùng với việc thừa nhận sở hữu tƣ nhân trong Hiến pháp 1992 và việc ban hành các luật nhƣ: Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (1994), Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc (1995), Luật Hợp tác xã (1996) cùng nhiều chính sách khác của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo ra bƣớc ngoặt cho sự hồi sinh và phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng, Kể từ khi ra đời cho đến nay, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN của tỉnh đã trải qua nhiều sự thăng trầm, tuy nhiên khắc phục đƣợc những khó khăn, các doanh nghiệp này vẫn duy trì đƣợc mức độ phát triển ổn định, tốc độ tăng trƣởng nhanh chóng.

Đến hết năm 2013 cả tỉnh có 4.854 doanh nghiệp, trong đó có 4.728 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đƣợc cấp phép thành lập đi vào hoạt

động, trong số 4.728 thuộc khu vực kinh tế này thì có 2.887 doanh nghiệp thành lập, hoạt động kể từ khi luật doanh nghiệp tƣ nhân ra đời đến thời điểm 31/12/2009, số doanh nghiệp thu còn lại đƣợc thành lập vào hoạt động giai đoạn 2010-2013; tình hình thành lập doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN tại tỉnh Phú Thọ đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.2: Số lƣợng các loại hình doanh nghiệp có đến 31/12 hàng năm

Đơn vị: Doanh nghiệp

Năm Tổng số Doanh nghiệp Nhà nƣớc Doanh nghiệp khu vực KTTN Doanh nghiệp có vốn ĐTNN Tỷ lệ (%) 2009 3.015 46 2.887 82 95.75% 2010 3.450 44 3.324 82 96.34% 2011 3.702 41 3.583 78 96.78% 2012 4.289 40 4.166 83 97.13% 2013 4.854 39 4.728 87 97.40%

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)

Qua bảng số liệu ở bảng 2.1, cho thấy trong giai đoạn 2009 - 2013 số lƣợng thuộc khu vực KTTN thành lập mới liên tục tăng trƣởng rất nhanh luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng số doanh nghiệp thuộc tất cả các khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh cụ thể: năm 2009 tỷ lệ này là 95,75% trong tổng số 3.015 doanh nghiệp thuộc tất cả các khu vực kinh tế thì có đến 2.887 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Tỷ lệ này đƣợc duy trì đều đặn và tăng trƣởng ở các năm tiếp theo. Năm 2013 tỷ lệ này tăng lên là 97.4% tƣơng ứng trong tổng số 4.854 doanh nghiệp của tỉnh thì có 4.728 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2013 số lƣợng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thành lập mới và đi vào hoạt động là 1.841 doanh nghiệp chiếm 63.76% so với số lƣợng doanh nghiệp từ khi thành lập đến hết

năm 2009. Qua đó cho thấy doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN giữ vị trí quan trọng trong phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)