1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THĂNG LONG

57 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ELEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHIỆP VỤ THỰC TẬP: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THĂNG LONG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THẾ NỮ KHÓA: 4 LỚP: A44 HỆ: TỪ XA ĐỊA ĐIỂM HỌC: Hà Nội 2017 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THĂNG LONG 3 1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập 3 1.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập 4 1.2.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh 4 1.2.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty 6 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập 9 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập 11 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 11 1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 13 1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng 15 PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THĂNG LONG 16 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 16 2.1.1. Đặc điểm chung về nguyên vật liệu sử dụng 16 2.1.2. Chứng từ kế toán sử dụng 19 2.1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 33 2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 40 2.2.1. Tài khoản sử dụng 40 2.2.2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm nguyên vật liệu 41 PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THĂNG LONG 44 3.1. Nhận xét chung về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long 44 3.1.1. Ưu điểm 44 3.1.2. Nhược điểm và nguyên nhân 45 3.2. Một số ý kiến hoàn thiện nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long 46 3.2.1. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu 46 3.2.2. Hoàn thiện chứng từ kế toán từ đội thi công và BCH công trường 48 3.2.3. Về phương pháp kế toán 49 3.2.4. Về xử lý thừa, thiếu nguyên vật liệu 49 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP 53 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta xây dựng là ngành sản xuất chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long có chức năng xây dựng và hoàn thiện các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng,...tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Do đặc trưng công ty là một đơn vị kinh doanh xây dựng nên đầu vào của sản xuất kinh doanh là các loại vật liệu xây dựng như gạch, cát, xi măng, sắt thép,...và đầu ra là các công trình xây dựng cho nên kế toán vật liệu và tính giá thành công trình được coi là những công tác kế toán quan trọng nhất của công ty. Hầu hết các vật liệu được sử dụng đều trực tiếp cấu thành nên thực thể công trình, chi phí về vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng giá thành công trình ( khoảng 70% ) nên chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ trong việc kế toán nguyên vật liệu cũng có thể làm ảnh hưởng đến giá thành công trình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vậy công ty đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức giám sát, quản lý và kế toán vật liệu. Tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu thì mới có thể tính toán chính xác được giá vốn của công trình hay hạng mục công trình để từ đó xác định đúng kết quả sản xuất, thấy rõ thực lực của mình để ban lãnh đạo kịp thời có những chiến lược điều chỉnh giúp cho công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Qua một thời gian thực tập tại công ty nhận thấy vai trò quan trọng của công tác kế toán vật liệu em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long” với mong muốn đi sâu vào tìm hiểu phần hành kế toán này. Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp, ngoài lời mở đầu và kết luận thì gồm các ba phần chính sau: Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Phần 2: Thực trạng nghiệp kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Do thời gian thực tập còn ít và khả năng của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của cô giáo TS Trần Thế Nữ và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THĂNG LONG 1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập 1. Tên doanh nghiệp Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long 2. Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp Giám đốc: ông Trần Quốc Trung Kế toán trưởng: bà Nguyễn Thị Minh 3. Địa chỉ Số 21 đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh số 0101385500 vào ngày 24 tháng 6 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội ký quyết định, với số vốn điều lệ: 45.000.000.000đ (Bốn mươi lăm tỷ đồng). 5. Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần 6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Do hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên chức năng chính của công ty là xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp và làm đường giao thông. 7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ Trong thời kỳ phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải,…là rất cần thiết. Nắm bắt được xu thế phát triển của đất nước và nhu cầu của xã hội, các thành viên sáng lập ban đầu đã đưa ra quyết định thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long. Như vậy, có thể thấy Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long có quá trình hình thành và phát triển chưa lâu, do mới được thành lập từ ngày 24 tháng 6 năm 2010 nên thành tựu đạt được là chưa nhiều. Hiện tại, công ty vẫn đang trên con đường hội nhập, nắm bắt thị trường và phát triển. Công ty có được sự thuận lợi là việc ủng hộ và quan tâm của các cấp, ngành lãnh đạo ở địa phương về chủ trương mở rộng ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, điều đó sẽ tạo thuận lợi cho việc mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thi trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Qua gần 10 năm hoạt động với nhiều khó khăn và hình thức quản lý mới những với sự giúp đỡ của hội đồng quản trị cùng sự năng động nhạy bén nắm bắt thị trường, sự chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo. Công ty đã và đang phát triển vững mạnh trên thị trường. Trong nền kinh tế đang vận động theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sự cạnh tranh gay gắt ngày một khốc liệt, công ty luôn khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Để phù hợp với quy trình phát triển kinh tế của đất nước, cùng với công cuộc đổi mới của Đảng công ty luôn phấn đấu và phát huy năng lực của mình, tạo lối đi vững chắc và đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là sự cố gắng phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ kế toán trong công ty. Do vậy công ty đạt được nhiều thành quả như: có dây chuyền sản xuất khép kín, tiết kiệm lao động, nâng cao năng suất lao đông và chất lượng sản phẩm; thương hiệu, uy tín của công ty không ngừng được khẳng định; thị trường kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng bằng chứng là công ty đã kí kết được rất nhiều hợp đồng lớn với các bạn hàng trong khắp thành phố Hà Nội. 1.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập 1.2.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh Đặc điểm kinh doanh của công ty được thể hiện qua quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xác định tối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Trên cơ sở đó, xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Tùy vào đặc điểm riêng của mỗi công trình, hạng mục công trình mà quy trình thi công xây dựng khác nhau. Sơ đồ 1.1: Quy trình đấu thầu và xây dựng công trình của Công ty (Nguồn: Phòng Kế hoạch Sản xuất) Giải thích quy trình đấu thầu và xây dựng công trình của Công ty: Tìm kiếm thông tin đấu thầu: thông tin đấu thầu có thể là do bên chủ đầu tủ chủ động gủi thư mời thầu, hoặc là Công ty nhận được thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin. Khảo sát hiện trường: tìm hiểu những thông tin về công trình, từ đó xác định khả năng thi công công trình của Công ty. Tham gia đấu thầu: căn cứ vào biện pháp thi công, hồ sơ kỹ thuật, lao động và các điều kiện khác của hồ sơ mời thầu Công ty phải làm các thủ tục sau: + Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công + Lập dự toán và xác định giá bỏ thầu. + Giấy bảo lãnh dự thầu của ngân hàng. + Cam kết cung ứng tín dụng. Nếu trúng thầu Công ty và đơn vị chủ đầu tư sẽ tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng. Công ty có thể yêu cầu chủ đầu tư ứng trước một số vốn nhất định theo hợp đồng và luật xây dựng. Dự toán chi tiết nội bộ: là tính toán các yếu tố đầu vào cần thiết như nhân công, vật tư, máy móc, thời gian thi công công trình, số vốn cần thiết... Dự toán các yếu tố này là khâu rất quan trọng nhằm giúp cho dự án được thực hiện một cách hoàn hảo nhất. Khảo sát thiết kế: là việc các kỹ sư lập ra bản thiết kế về công trình, và đồng thời tính toán chi tiết cho từng hạng mục công trình. Mua, thuê vật tư, dụng cụ, máy móc: công việc này được giao cho phòng Kế hoạch Sản xuất của Công ty. Tất cả vật tư, dụng cụ, máy móc dùng cho công trình phải được mua hoặc ký hợp đồng cung cấp ngay từ đầu để đảm bảo trong quá trình thi công không có tình trạng thiếu. Phân bổ vật tư máy móc cho các đội: phân bổ các yếu tố cho từng đội xây dựng quản lý và sử dụng. Khởi công đổ móng: sử dụng nhân công kết hợp với máy móc thiết bị, vật liệu để đào móng công trình, tiến hành gia cố nền móng, chống nún cho công trình. Sau đó thi công móng: lắp đặt cốt pha, cốt thép, đổ bê tông, thi công móng… Xây thô: thi công bê tông cốt thép phần thân và mái nhà, thực hiện phần xây thô, bao che cho công trình, hạng mục công trình. Hoàn thiện: lắp đặt hệ thống điện, nước, cửa, trát, ốp, lát, quét sơn hay quét vôi công trình, hạng mục công trình. Do tiền thân của Công ty là đơn vị chuyên môn cốt pha và nội thất do vậy trong quá trình thi công công trình không cần phải thuê ngoài làm nhiệm vụ lắp đặt điện, nước, cửa hay nội thất. Nghiệm thu: công trình, hạng mục công trình sau khi được các kỹ sư đánh giá chất lượng đảm bảo sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư. Quyết toán: sau khi công trình được bàn giao, Công ty sẽ yêu cầu chủ đầu tư thanh toán công trình. Thông thường sẽ có một khoảng thời gian nhất định bảo hành công trình. Do vậy chủ đầu tư sẽ giữ lại 5% giá trị công trình để đảm bảo việc bảo hành công trình. Sau thời gian bảo hành kết thúc, Công ty sẽ nhận nốt số tiền đó. 1.2.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty Trong những năm gần đây, Công ty phải đối mặt với không ít những khó khăn phát sinh như sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế trong nước. Nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn thu được những kết quả cao và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện: Bảng 1.1: Bảng phân tích khái quát tình hình kinh doanh của công ty STT Chỉ tiêu ĐVT Số liệu các năm Chênh lệch 2014 2015 2016 20152014 20162015 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối 1 Tài sản ngắn hạn Trđ 43.952 76.061 82.649 32.109 73% 6.588 9% 2 Tài sản dài hạn Trđ 3.489 10.305 11.294 6.816 195% 989 10% 3 Tổng tài sản Trđ 47.441 86.366 93.943 38.925 82% 7.577 9% 4 Nguồn vốn CSH Trđ 8.595 14.698 16.421 6.103 71% 1.723 12% 5 Tổng quỹ lương năm Trđ 1.527 3.638 3.796 2.111 138% 158 4% 6 Số lượng lao động bq năm Ng 56 88 95 32 57% 7 8% 7 Thu nhập bq người lao độngnăm Trđ 27,27 41,34 39,96 14,07 52% 1,38 3% 8 Doanh thu Trđ 30.208 66.368 79.526 36.160 120% 13.158 20% 9 Lợi nhuận trước thuế Trđ 3.594 6.238 3.921 2.644 74% 2.317 37% 10 Lợi nhuận sau thuế Trđ 2.588 4.491 2.823 1.903 74% 1.668 37% 11 H.số tài trợ Vốn CSH (4)(3) Lần 0,181 0,170 0,175 0,011 6% 0,005 3% 12 H.số tài trợ TSDH từ Vốn CSH (2)(4) Lần 0,406 0,701 0,688 0,295 73% 0,013 2% 13 H.số TT tổng quát (3)(3)(4) Lần 1,221 1,205 1,212 0,016 1% 0,007 1% 14 H.số LNST so với DT (10)(8) Lần 0,086 0,068 0,035 0,018 21% 0,032 48% (Nguồn: Phòng Kế toán) Qua số liệu bảng 1.1 trên, chúng ta có thể đánh giá khái quát như sau: Có thể nói năm 2016 so với năm 2014 là một năm có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn thuận lợi của doanh nghiệp, với sự ổn định cả về lãi suất ngân hàng, giá cả thị trường đầu vào,… Tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm này tiến triển rất tốt đẹp, doanh thu tăng 120%, lợi nhuận sau thuế tăng 74% so với năm trước,…Nhưng tới năm 2016, sự biến động nền kinh tế thế giới kéo theo những thay đổi, biến động không ngừng của nền kinh tế Việt Nam. Công ty cũng như bao doanh nghiệp Việt Nam khác chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng của những biến động ấy. Việc giá cả leo thang, lãi suất ngân hàng tăng vọt, nguồn ngoại tệ trong giai đoạn đầu năm khan hiếm làm tỷ giá ngoại tệ biến đổi không ngừng, sự khó khăn và chậm trễ trong thanh toán của các khách hàng,…làm tình hình tài chính của Công ty có chiều hướng suy giảm, lợi nhuận sau thuế giảm 37%. Tuy nhiên, do trúng thầu nhiều công trình lớn từ trong năm 2016, doanh thu của năm 2016 vẫn tăng so với năm trước, số lượng lao động tăng trung bình là 7 người, tương đương 8% so với năm 2016; thu nhập bình quân năm người lao động giảm nhẹ, khoảng 1.38 triệu đồngnăm, tương đương 3% so với năm 2016. Chỉ tiêu hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu qua cả 3 năm đều dưới 20%, điều này chứng tỏ Công ty thiếu tính tự chủ trong sử dụng vốn, nói cách khác là mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp chưa cao, nguồn vốn đa phần là vốn đi vay và chiếm dụng. Tuy vậy, xét trên quy mô vốn và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp là Công ty lắp đặt thì hệ số này tương đối ổn định qua các năm, tăng nhẹ trong năm 2016 là dấu hiệu khá khả quan. Hệ số tài trợ TSDH từ Vốn CSH có nhiều biến động do tình hình khó khăn, Công ty hạn chế các khoản đầu tư dài hạn trong năm 2016. Hệ số này tăng tới 73% trong năm 2016 nhưng lại giảm 2% trong năm 2016. Chỉ tiêu hệ số thanh toán tổng hợp trong cả 3 năm đều ổn định ở mức 1,2, doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả, là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính, góp phần thúc đầy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Hệ số LNSTdoanh thu (chỉ tiêu ROS) có chiều hướng giảm qua các năm. Chỉ tiêu này của năm 2016 giảm 21% so với năm 2014 chứng tỏ hiệu quả tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp chưa tốt, một phần cũng là do các chi phí đầu vào tăng. Đến năm 2016, chỉ tiêu này giảm mạnh tới 48% so với năm 2016 mà nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của nền kinh tế trong nước làm gia tăng các khoản chi phí của doanh nghiệp, dẫn tới mức độ kiểm soát đối với chi phí của Công ty giảm. Qua một số phân tích khái quát, cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là tương đối khả quan. Đặc biệt trong tình trạng khó khăn của nền kinh tế, Công ty vẫn đạt mức độ tăng doanh thu, ổn định việc làm cho cán bộ nhân viên trong Công ty. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực vượt bậc về tài chính và sự chủ động khắc phục, giải quyết khó khăn của Công ty. Như vậy, có thể nói Công ty đã có những bước phát triển không ngừng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn nền kinh tế trong nước và thế giới đang có nhiều biến động, Công ty vẫn tiếp tục vượt qua khó khăn thử thách, nắm bắt cơ hội để khẳng định mình trong lĩnh vực xây dựng. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập Hiện nay, để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt công tác sản xuất, đảm bảo sự tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long tổ chức gọn nhẹ theo mô hình trực tuyến tham mưu, quản lý tập trung. Đứng đầu là Giám đốc, người có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và Kế toán trưởng. Tiếp theo là một hệ thống các bộ phận chức năng và các phòng ban, các đội sản xuất. Các phòng ban bao gồm: Phòng Kế hoạch sản xuất, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kinh doanh. Các đội sản xuất bao gồm: Đội xây dựng, Đội gia công, Đội hoàn thiện, Đội điện nước. Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Với bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, các bộ phận, phòng ban làm việc theo chức năng và nhiệm vụ riêng: Hội đồng quản trị: là người đứng đầu công ty, gián tiếp điều hành công ty thông qua giám đốc. Giám đốc: Do hội đồng quản trị bầu ra, giám đốc là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao . Phó Giám đốc: Là người được phân công, uỷ nhiệm giải quyết một số công việc thay cho giám đốc hoặc những công việc giám đốc giao, chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước giám đốc . Phòng Kế hoạch Sản xuất: có chức năng lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm cho công ty theo tháng, quý, năm. Lập kế hoạch và cung ứng kịp thời, đầy đủ số lượng và chất lượng các loại vật tư, NVL, hàng hóa, phụ tùng thiết bị…Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và làm báo cáo định kỳ. Phòng Tổ chức Hành chính: có chức năng quản lý và thực hiện toàn bộ công tác hành chính của công ty theo quy định chung. Tổ chức phân công lao động trong toàn công ty. Phòng Kế toán: thực hiện chức năng hạch toán, kế toán theo chế độ do Nhà nước ban hành và điều lệ hoạt động của công ty. Lập các báo cáo tài chính, quản trị để phản ánh tình hình SXKD, tình hình tài chính của công ty. Phòng Kinh doanh: có chức năng thực hiện các công việc về thương mại để tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho công ty. Định kỳ lập báo cáo KQKD theo tháng, quý, năm cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Các phòng ban làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của Giám đốc và Phó giám đốc. Tuy mỗi phòng ban có nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện nhiệm cụ chung nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần tạo nên bộ máy hoạt động linh hoạt và có hiệu quả cho công ty. Các phòng ban làm việc tuy có sự độc lập tương đối nhưng lại có mối liên hệ, ảnh hưởng tới nhau, như phòng kế toán làm việc từ những chứng từ có thể do phòng kinh doanh hay phòng kế hoạch sản xuất cung cấp, những số liệu tổng hợp từ phòng kế toán lại có thể tác động trở lại phòng kinh doanh và phòng kế hoạch sản xuất,… Các tổ đội thực hiện các nhiệm vụ sản xuất của công ty, dưới sự điều hành, phân công công việc của phòng kế hoạch sản xuất và phòng tổ chức hành chính. Mỗi tổ đội có chức năng chuyên môn riêng, đảm bảo hoàn thành các phần việc nhận trách nhiệm. 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động, sự phân cấp quản lý, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên mà Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long mới tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Các Đội thi công trực thuộc có bộ phận kế toán với mô hình cơ cấu gọn nhẹ để thu nhập xuất vật tư, tính và phân bổ chi phí sản xuất chung,…ghi chép và theo dõi sổ chi tiết như sổ chi tiết về vật liệu, tiền lương, chi phí sản xuất của các công trình thi công. Vào cuối tháng hoặc định kỳ thì các chứng từ gốc ở các Đội thi công đều đem về Công ty giao nộp kiểm tra định khoản và ghi chép phản ánh trên các sổ sách có liên quan. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Nguồn: Phòng Kế toán) Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán Bộ phận kế toán ở các Đội thi công công trình: thu thập và xử lý chứng từ ban đầu, ghi chép, theo dõi một số sổ chi tiết như sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết tài khoản 331,131…Ngày 25 hàng tháng, giao nộp chứng từ về Công ty để kiểm tra, định khoản. Bộ phận kế toán Công ty: Trên cơ sở chứng từ của kế toán các Đội gửi lên, phòng Kế toán Công ty tổng hợp số liệu, lập báo cáo chung toàn Công ty. + Kế toán trưởng: Phụ trách chung theo nhiệm vụ chức năng của phòng chịu trách nhiệm trước pháp luật do nhà nước quy định, thực hiện toàn bộ tác kế toán, cung cấp toàn bộ thông tin kinh tế, tham gia ký duyệt hợp đồng kinh tế, hạch toán kế toán và phân tích kế toán chung của Công ty. + Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng: Chịu trách nhiệm theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản tiền gửi ngân hàng để phản ánh đầy đủ chi tiết vào sổ sách kế toán, lập báo cáo hàng tháng về tiền gửi ngân hàng theo dõi tình hình thu chi tiền mặt tại quỹ của Công ty. Đối chiếu số liệu tổng hợp với thủ quỹ theo dõi định kỳ các khoản vay nợ của Công ty đối với từng ngân hàng, tình hình thanh toán nợ và số dư nợ ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư nợ với các ngân hàng. + Kế toán nguyên vật liệu, CCDC, tài sản cố định: Theo dõi tình hình nhập xuất vật liệu, CCDC, phụ tùng sửa chữa ở từng công trình đối chiếu kiểm kê định kỳ đối với các nhân viên kế toán ngoài công trình để đảm bảo phù hợp số liệu trên sổ sách với thực tế. Đồng thời, kế toán cũng có nhiệm vụ ghi chép, đảm bảo phản ánh số liệu về tình hình tăng, giảm TSCĐ, tính khấu hao và phân bổ khấu hao cho từng công trình, từng đối tượng, theo dõi việc sửa chữa, thay thế tài sản cố định và việc sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ. + Kế toán tổng hợp thanh toán tiền lương và tính giá thành sản phẩm có nhiệm vụ điều hành kế toán viên, tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính, theo dõi chi phí và tính già thành, đồng thời theo dõi việc thanh toán lương, BHXH với cán bộ công nhân viên. + Thủ quỹ: Được giao nhiệm vụ giữ tiền mặt của công ty, trực tiếp thu, chi căn cứ vào chứng từ đã lập. Cuối ngày đối chiếu và kiểm tra sổ sách để kịp thời phát hiện sai sót. 1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Hiện tại, hình thức sổ kế toán công ty đang dùng là hình thức Nhật ký chung. Theo hình thức này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt (Với các nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu liên quan đến tiền mặt, trước hết kế toán viết phiếu chi tiền mặt rồi chuyển đến kế toán trưởng và giám đốc duyệt chi. Vì thế kế toán nguyên vật liệu được gắn chặt với kế toán thanh toán với người bán. Với hình thức Nhật ký chung để hạch toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liệu, kế toán Công ty sử dụng sổ “Nhật ký mua hàng”) Sổ cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung: Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đố chiếu, kiểm tra: (Nguồn: Phòng Kế toán) Cách thức ghi sổ tại công ty: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, thực hiện việc ghi sổ. Trước hết, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, căn cứ vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Với sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi các nghiệp vụ phát sinh vao sổ Nhật ký đặc biệt liên quan; định kỳ, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái (sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ). Đến cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh, sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết thì được dùng để lập các Báo cáo tài chính. 1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng Chế độ kế toán của công ty được áp dụng theo Thông tư 2002014TTBTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 22122014. Đồng tiền sử dụng trong hạch toán kế toán tại công ty: Việt Nam Đồng (VND). Niên độ kế toán của công ty được bắt đầu từ ngày 0101 đến hết ngày 3112 năm dương lịch Kỳ kế toán của công ty là năm. Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT là 10% cho các mặt hàng sản xuất và tiêu thụ. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại công ty được áp dụng theo Thông tư số 452013TTBTC ngày 2542013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. PHẦN 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THĂNG LONG 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 2.1.1. Đặc điểm chung về nguyên vật liệu sử dụng 2.1.1.1. Phân loại nguyên vật liệu Để nhằm nhận biết từng loại nguyên vật liệu và tạo điều kiện cho công tác quản lý, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả thì tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu ra thành những loại sau: Vật liệu chính Là loại nguyên vật liệu được dùng trực tiếp cho sản xuất thi công, đây là những loại nguyên vật liệu tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm xây dựng ở Công ty. Cụ thể, đối với các công trình xây dựng cơ bản thì nguyên vật liệu chính là: xi măng, sắt, thép, cát, đá,…Chúng là những loại nguyên vật liệu không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng. Mỗi loại nguyên vật liệu trên được chia thành nhiều nhóm, thứ: + Thép: có các loại như phi 6, 8, 10, 12, 16, 22, 25, 28, 32 với các Công ty sản xuất như Hòa Phát, Việt – Đức, Việt – Ý,… + Xi măng: có hai loại là PCB30, PCB40 với các Công ty sản xuất như Tam Điệp, Bỉm Sơn, Hoàng Long, Hoàng Thạch, Hải Phòng,… + Đá: 1x2, 3x4, 4x6, đá dăm,… + Cát: cát vàng, cát đen, cái mịn + Gạch: gạch xây, gạch ngói + Sỏi: cuội, 1x2, 2x4,… Vật liệu phụ Là những loại nguyên vật liệu dùng làm tăng chất lượng sản phẩm xây dựng hoặc hoàn thành sản phẩm, nó không cấu thành thực thể sản phẩm xây dựng. Bao gồm: + Que hàn: loại 3 ly, 4 ly,...của Việt Đức, Trung Tín,… + Phụ gia cho bê tông: + Bột màu, bột sơn,… Nhiên liệu Dùng để cung cấp phục vụ cho các loại máy thi công, xe thi công như các loại xăng, dầu Diezel, dầu Thủy lực, nhớt, mỡ bò,… Vật tư thay thế Là các loại chi tiết phụ tùng của các loại máy móc, thiết bị, xe thi công như các loại vòng bi, ắc quy, dây xích, dây curoa,… Do đặc điểm của các công trình xây dựng là khi tiến hành thi công công trình cần rất nhiều loại nguyên vật liệu có tính năng công dụng khác nhau với số lượng lớn vì vậy để quản lý chặt chẽ tình hình thu mua dự trữ cũng như sử dụng nguyên vật liệu trên sổ danh điểm vật liệu. Những vật liệu có tính năng công dụng như nhau thì xếp vào cùng một nhóm và đánh mã số cho từng nhóm đó ngoài ra còn đánh những mã số cấp 2, 3 để theo dõi từng nhóm vật liệu cụ thể theo từng loại thứ tự như sau: Bảng 2.1: Sổ danh điểm vật liệu tại Công ty SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU Mã vật liệu Tên, quy cách vật liệu Đơn vị tính Cấp I Cấp II Cấp III 152.01 Vật liệu chính 152.01.01 Xi măng 152.01.01.01 Xi măng Hoàng Thạch Tấn 152.01.01.02 Xi măng Bỉm Sơn Tấn … … … … … 152.01.02 Cát 152.01.02.01 Cát đen M3 152.01.02.02 Cát vàng M3 … … … … … 152.01.03 Đá 152.01.03.01 Đá 1x2 M3 152.01.03.02 Đá 3x4 M3 152.01.03.03 Đá 4x6 M3 … … … … … 152.01.04 Thép 152.01.04.01 Thép Ø6 Cây 152.01.04.02 Thép Ø8 Cây 152.01.04.03 Thép Ø10 Cây … … … … … 152.02 Vật liệu phụ 152.02.01 Phụ gia 152.02.01.01 Phụ gia bê tông Sika Can 152.02.01.02 Phụ gia bê tông Vinkems Can 152.02.01.03 Phụ gia bê tông Bestmix Can … … … … … (Nguồn: Phòng Kế toán) Việc phân loại vật liệu ở công ty đã thực hiện phân biệt giữa các loại vật liệu có tính năng công dụng giống nhau vào một nhóm và có sự phân chia thành các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,... 2.1.1.2. Đánh giá nguyên vật liệu Trên thực việc đánh giá vật liệu xuất nhập tồn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long được phản ánh theo giá thực tế. Với vật liệu nhập mua: Giá của vật liệu nhập mua thì giá ghi trên phiếu nhập kho vật liệu là giá thực tế ghi trên hoá đơn người bán (Nếu đã bao gồm cả chi phí vận chuyển bốc dỡ ) hoặc nếu chi phí vận chuyển phải thuê riêng thì giá vật liệu nhập kho là giá thực tế ghi trên hoá đơn người bán cộng với giá phí vận chuyển ghi trên hoá đơn vận chuyển (giá ghi trên hoá đơn người bán và giá phí vận chuyển ở đây đều đã được tách thuế VAT). Với vật liệu xuất kho: Do đặc điểm hạch toán vật liệu ở công ty xây dựng đang áp dụng nghĩa là công ty thực hiện chính sách để cho các đội tự mua nguyên vật liệu theo yêu cầu phát sinh trong quá trình thi công và vật liệu mua về không nhập kho mà xuất thẳng đến chân công trình thi công nhưng kế toán đội vẫn lập phiếu nhập phiếu xuất kho như bình thường, thủ kho vẫn chịu trách nhiệm trông coi bảo quản vật liệu tại chân công trình, theo dõi số lượng nhập xuất trên thẻ kho và ký vào phiếu nhập phiếu xuất như bình thường. Chính vì vậy nên giá xuất kho của vật liệu ghi trên phiếu xuất kho là giá thực tế đích danh. Vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng đó ghi trên phiếu nhập kho để xác định giá thực tế của lô vật liệu xuất kho đó ( Phiếu nhập và phiếu xuất được viết cùng một lúc). 2.1.2. Chứng từ kế toán sử dụng 2.1.2.1. Chứng từ kế toán tăng nguyên vật liệu Tại công ty, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất thi công liên quan đến việc nhập kho nguyên vật liệu đều phải lập được các chứng từ kế toán một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và hợp lệ theo đúng chế độ về kế toán hiện hành, sau đó thực hiện việc ghi chép về nguyên vật liệu nhập kho theo quy định được kế toán ban hành, đồng thời phải đảm bảo được những thủ tục đã được quy định tại công ty. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là do mua ngoài, sau khi nhận được hoá đơn GTGT hoặc giấy báo nhận hàng của người bán hàng gửi đến, thì Thủ kho và bộ phận kỹ thuật ở công trường có trách nhiệm tiến hành nhận nguyên vật liệu, lập Biên bản kiểm nghiệm vật tư. Trong trường hợp nguyên vật liệu giao ở công trình không đúng quy cách, phẩm chất hoặc thiếu hụt thì phải lập thêm một bản xác nhận có đầy đủ chữ ký của Ban chỉ huy công trình và người giao hàng, sau đó chuyển về cho phòng Kế toán ở Công ty để làm thủ tục khiếu nại gửi cho đơn vị bán hàng. Nguyên vật liệu đảm bảo các yêu cầu như trong hợp đồng đã ký kết và biên bản kiểm nghiệm vật tư thì đủ tiêu chuẩn để nhập kho tại Công trình. Thủ kho căn cứ vào hoá đơn GTGT và biên bản kiểm nghiệm vật tư lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho được lập thành 3 liên với đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan. Liên 1: Giao cho bên giao hàng; Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho; Liên 3: Ban chỉ huy công trình giữ lại để chuyển về phòng Kế toán làm căn cứ thanh toán cho nhà cung cấp. Ví dụ 1: Theo hóa đơn GTGT số 0002144 ngày 01 tháng 6 năm 2017 công ty mua nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Kinh doanh Vật liệu và Xây dựng BHP. Công ty Cổ phần Kinh doanh Vật liệu và Xây dựng BHP tiến hành giao hàng tại công trình. Chi phí vận chuyện do Công ty Cổ phần Kinh doanh Vật liệu và Xây dựng BHP chịu. Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0002144 ngày 01 tháng 6 năm 2017 (Biểu 2.1), Ban chỉ huy công trình tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm số 0106 (Biểu 2.2). Ví dụ 2: Theo hóa đơn GTGT số 0002904 ngày 03 tháng 6 năm 2017 công ty mua nguyên vật liệu của Công ty TNHH Kỹ thuật và Sản xuất Toàn Việt. Công ty TNHH Kỹ thuật và Sản xuất Toàn Việt tiến hành giao hàng tại công trình. Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0002904 ngày 03 tháng 6 năm 2017 (Biểu 2.4), Ban chỉ huy công trình tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm số 0206 (Biểu 2.5). Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT số 0002144 HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTGT3001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Kí hiệu: BP17P Liên 2: Giao cho người mua Số: 0002144 Ngày 01 tháng 6 năm 2017 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Kinh doanh Vật liệu và Xây dựng BHP Mã số thuế: 0101372082 Địa chỉ: Xóm 4, thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội Số tài khoản: 1482201102640 tại Ngân hàng Nông nghiệp và PT Nông thôn Điện thoại: 04.35591842 Họ và tên người mua hàng: Bùi Văn Lâm Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Địa chỉ: Số 21 đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Số tài khoản: 21510001277608 tại ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam Hình thức thanh toán: CK Mã số thuế: 0103193730 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Cát vàng M3 516 220.000 113.520.000 2 Đá 2x4 M3 828 235.000 194.580.000 3 Xi măng Bỉm Sơn Tấn 179 950.000 170.050.000 Cộng tiền hàng 478.150.000 Thuế suất GTGT: 10% ; Tiền thuế GTGT 47.815.000 Tổng cộng tiền thanh toán 525.965.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm hai mươi lăm triệu, chín trăm sáu mươi lăm nghìn đồng.. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký,đóng dấu, họ tên) Biểu 2.2: Biên bản kiểm nghiệm số 0106 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM (Vật tư, sản phẩm, hàng hoá ) Ngày 01 tháng 6 năm 2017 Số: 0106 Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0002144 ngày 01 tháng 6 năm 2017 của Công ty Cổ phần Kinh doanh Vật liệu và Xây dựng BHP. Thành phần Ban kiểm nghiệm gồm: Ông: Nguyễn Tiến Việt Chỉ huy trưởng công trường Ông: Đặng Thanh Tùng Kỹ thuật Ông: Nguyễn Minh Phương Thủ kho Chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm vật tư nhập tại kho CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội, kết quả kiểm nghiệm như sau: STT Chủng loại ĐVT KL giao nhận Khối lượng đúng quy cách Khối lượng sai quy cách 1 2 3 Cát vàng Đá 2x4 Xi măng Bỉm Sơn M3 M3 Tấn 516 828 179 516 828 179 0 0 0 Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Số vật tư trên đầy đủ điều kiện làm thủ tục nhập kho. Ban chỉ huy CT (Ký, họ tên) Kỹ thuật CT (Ký, họ tên) Thủ kho CT (Ký, họ tên) Thủ kho căn cứ vào hoá đơn GTGT và biên bản kiểm nghiệm vật tư lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho được lập thành 3 liên với đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan. Biểu 2.3: Phiếu nhập kho số 0106 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội PHIẾU NHẬP KHO Ngày 01 tháng 6 năm 2017 Số: 0106 Họ tên người giao: Bùi Văn Lâm Theo hóa đơn GTGT số 0002144 Ngày 01 tháng 6 năm 2017 của Công ty Cổ phần Kinh doanh Vật liệu và Xây dựng BHP. Nhập tại kho: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Địa điểm: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, CCDC, SP HH Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Cát vàng M3 516 516 220.000 113.520.000 2 Đá 2x4 M3 828 828 235.000 194.580.000 3 Xi măng Bỉm Sơn Tấn 179 179 950.000 170.050.000 Tổng cộng 478.150.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn trăm bảy mươi tám triệu, một trăm năm mươi nghìn đồng.. Số chứng từ gốc kèm theo: 01 hóa đơn GTGT số 0002144 và Biên bản kiểm nghiệm. Ngày 01 tháng 6 năm 2017 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.4: Hóa đơn GTGT số 0002904 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 03 tháng 6 năm 2017 Mẫu số: 01GTKT3001 Kí hiệu: TV17P Số: 0002904 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Kỹ thuật và Sản xuất Toàn Việt Mã số thuế: 0106047505 Địa chỉ: Tổ 10 đường Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội Số tài khoản: 12010000373919 tại ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam Điện thoại: 04.322663355 Họ và tên người mua hàng: Trần Văn Thư Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Địa chỉ: Số 21 đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Số tài khoản: 21510001277608 tại ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam Hình thức thanh toán: CK Mã số thuế: 0103193730 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT SL Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Phụ gia bê tông Sika Can 205 250.000 50.000.000 Cộng tiền hàng 50.000.000 Thuế suất GTGT: 10% ; Tiền thuế GTGT 5.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán 55.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi lăm triệu đồng.. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký,đóng dấu, họ tên) Biểu 2.5: Biên bản kiểm nghiệm số 0206 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM (Vật tư, sản phẩm, hàng hoá ) Ngày 03 tháng 6 năm 2017 Số: 0206 Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0002904 ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Công ty TNHH Kỹ thuật và Sản xuất Toàn Việt. Thành phần Ban kiểm nghiệm gồm: Ông: Nguyễn Tiến Việt Chỉ huy trưởng công trường Ông: Đặng Thanh Tùng Kỹ thuật Ông: Nguyễn Minh Phương Thủ kho Chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm vật tư nhập tại kho CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội, kết quả kiểm nghiệm như sau: STT Chủng loại ĐVT KL giao nhận Khối lượng đúng quy cách Khối lượng sai quy cách 1 2 Phụ gia bê tông Sika Can 200 200 0 Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Số vật tư trên đầy đủ điều kiện làm thủ tục nhập kho. Ban chỉ huy CT (Ký, họ tên) Kỹ thuật CT (Ký, họ tên) Thủ kho CT (Ký, họ tên) Thủ kho căn cứ vào hoá đơn GTGT và biên bản kiểm nghiệm vật tư lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho được lập thành 3 liên với đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan. Biếu 2.6: Phiếu nhập kho số 0206 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội PHIẾU NHẬP KHO Ngày 03 tháng 6 năm 2017 Số: 0206 Họ tên người giao: Trần Văn Thư Theo hóa đơn GTGT số 0002904 Ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Công ty TNHH Kỹ thuật và Sản xuất Toàn Việt. Nhập tại kho: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Địa điểm: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, CCDC, SP HH Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Phụ gia bê tông Sika Can 200 200 250.000 50.000.000 Tổng cộng 50.000.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm mươi triệu đồng.. Số chứng từ gốc kèm theo: 01 hóa đơn GTGT số 0002904 và Biên bản kiểm nghiệm. Ngày 03 tháng 6 năm 2017 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.1.2.2. Chứng từ kế toán giảm nguyên vật liệu Thực tế ở Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long, xuất phát từ cách tổ chức, đặc điểm quy trình công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc hoàn thành bàn giao. Để phản ánh kịp thời, tính toán phân bổ chính xác giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng, kế toán tiến hành trên cơ sở các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu là các phiếu xuất kho do các công trình gửi về rồi từ đó kế toán tiến hành phân loại chứng từ xuất kho nguyên vật liệu theo từng loại nhóm và từng đối tượng sử dụng, đối tượng tập hợp chi phí và ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long gồm nhiều đội thi công sản xuất ở nhiều công trình khác nhau mà mỗi công trình đều có kho riêng và có một nhân viên Thủ kho có trách nhiệm bảo quản và theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu theo chỉ tiêu khối lượng sản xuất ở các đội thi công. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất được giao trong kỳ, tiến độ thi công công trình, căn cứ vào dự toán công trình, hạng mục công trình, căn cứ vào thực tế thi công sản xuất tại công trường mà Thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho cho các bộ phận liên quan tại công trường. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Việc thi công sản xuất phần lớn là ngoài trời và thường xuyên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thiên nhiên, thời tiết nên để tránh tổn thất, mất mát thường là khi có nhu cầu về nguyên vật liệu thì công ty mới tiến hành thu mua và khi nhập kho tại công trường thì xuất kho ngay sau đó để phục vụ thi công sản xuất. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng chủ yếu cấu thành nên giá trị công trình xây dựng. Bởi vậy, kế toán xuất kho nguyên vật liệu trong công ty phải phản ánh kịp thời, tính toán phân bổ chính xác giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng cũng như các đối tượng tập hợp chi phí. Khi có nhu cầu về sử dụng nguyên vật liệu để thi công sản xuất thì đội trưởng thi công công trình sẽ viết Phiếu yêu cầu xuất vật tư trình lên Ban chỉ huy công trình ký duyệt. Sau đó, thủ kho căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư để tiến hành xuất kho nguyên vật liệu cho công trình. Ví dụ 3: Ngày 05062017, anh Đỗ Quang Hiếu viết Phiếu yêu cầu xuất vật tư (Biểu 2.7) trình lên Ban chỉ huy công trình đề nghị xuất kho nguyên vật liệu để tiến hành thi công công trình. Ban chỉ huy công trình đồng ý duyệt. Thủ kho căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư để tiến hành lập phiếu xuất kho (Biểu 2.8) nguyên vật liệu để tiến hành thi công công trình. Ví dụ 4: Ngày 06062017, anh Đỗ Quang Hiếu viết Phiếu yêu cầu xuất vật tư (Biểu 2.9) trình lên Ban chỉ huy công trình đề nghị xuất kho nguyên vật liệu để tiến hành sửa nhà tạm công trường. Ban chỉ huy công trình đồng ý duyệt. Thủ kho căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư để tiến hành lập phiếu xuất kho (Biểu 2.10) nguyên vật liệu để tiến hành sửa nhà tạm công trường. Biểu 2.7: Phiếu yêu cầu xuất kho số 0106 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội PHIẾU YÊU CẦU XUẤT KHO Số: 0106 Họ và tên người yêu cầu: Đỗ Quang Hiếu Thuộc bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Lý do xuất: Xuất kho NVL để tiến hành thi công CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Xuất tại kho: kho CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội TT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Ghi chú Đề nghị Thực xuất 1 Cát vàng M3 86 86 2 Đá 2x4 M3 138 138 3 Xi măng Bỉm Sơn Tấn 30 30 4 Phụ gia bê tông Sika Can 32 32 Ngày 05 tháng 6 năm 2017 Người duyệt Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.8: Phiếu xuất kho số 0106 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 tháng 6 năm 2017 Số: 0106 Họ tên người nhận hàng: Đỗ Quang Hiếu Bộ phận: Đội thi công số 01 – CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Lý do xuất kho: Xuất kho NVL để tiến hành thi công CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Địa điểm: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, CCDC, SP HH Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Cát vàng M3 86 86 220.000 18.920.000 2 Đá 2x4 M3 138 138 235.000 32.430.000 3 Xi măng Bỉm Sơn Tấn 30 30 950.000 28.500.000 4 Phụ gia bê tông Sika Can 32 32 250.000 7.040.000 Tổng cộng 86.890.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám mươi sáu triệu, tám trăm chín mươi nghìn đồng.. Ngày 05 tháng 6 năm 2017 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.9: Phiếu yêu cầu xuất kho số 0206 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội PHIẾU YÊU CẦU XUẤT KHO Số: 0206 Họ và tên người yêu cầu: Đỗ Quang Hiếu Thuộc bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Lý do xuất: Xuất kho NVL để tiến hành sửa nhà tạm công trường CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội. Xuất tại kho: kho CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội TT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Ghi chú Đề nghị Thực xuất 1 Cát vàng M3 17 17 2 Đá 2x4 M3 28 28 3 Xi măng Bỉm Sơn Tấn 5 5 Ngày 06 tháng 6 năm 2017 Người duyệt Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.10: Phiếu xuất kho số 0206 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Bộ phận: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 06 tháng 6 năm 2017 Số: 0206 Họ tên người nhận hàng: Đỗ Quang Hiếu Bộ phận: Đội thi công số 01 – CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Lý do xuất kho: Xuất kho NVL để tiến hành sửa nhà tạm công trường CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Địa điểm: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, CCDC, SP HH Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Cát vàng M3 17 17 220.000 3.740.000 2 Đá 2x4 M3 28 28 235.000 6.580.000 3 Xi măng Bỉm Sơn Tấn 5 5 950.000 4.750.000 Tổng cộng 15.070.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười năm triệu, không trăm bảy mươi nghìn đồng.. Ngày 06 tháng 6 năm 2017 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu Để bảo quản, quản lý và theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu theo giá thực tế, kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long thực hiện phương pháp ghi thẻ song song. Đặc điểm của phương pháp này là sự kết hợp chặt chẽ việc hạch toán các nghiệp vụ kế toán của thủ kho và việc ghi chép kế toán tại phòng Kế toán và trên cơ sở đó mà giám sát được tình hình cung cấp cũng như tình hình sử dụng nguyên vật liệu của Công ty tại các công trình, hạng mục công trình. Theo phương pháp ghi thẻ song song này thì quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long như sau: 2.1.3.1. Tại kho Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long, thủ kho tại các công trường sử dụng Thẻ kho để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu hàng ngày. Mỗi loại nguyên vật liệu được mở một thẻ kho theo dõi riêng. Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu hợp lý, hợp lệ, hàng ngày thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho, mỗi phiếu nhập kho, xuất kho được ghi vào một dòng và chỉ ghi chỉ tiêu số lượng và tính được chỉ tiêu tồn kho của từng loại nguyên vật liệu trong ngày, và được tính theo công thức sau: Nguyên vật liệu tồn kho = Nguyên vật liệu tồn kho đầu ngày + Nguyên vật liệu nhập kho trong ngày Nguyên vật liệu xuất kho trong ngày Biểu 2.11: Thẻ kho – Cát vàng Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Địa chỉ: Số 21 đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội THẺ KHO Tờ số: 01 Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Cát vàng Đơn vị tính: M3 Mã số: 152.01.02.02 Số TT Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận Số Ngày Nhập Xuất Tồn Tồn tháng 62017 103 1 N0106 010617 Nhập kho vật liệu 516 619 2 X0106 050617 Xuất kho vật liệu 86 533 3 X1506 150617 Xuất kho vật liệu 17 516 … … … … … … … … Cộng tháng 62017 516 464 155 Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.12: Thẻ kho – Phụ gia bê tông Sika Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Địa chỉ: Số 21 đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội THẺ KHO Tờ số: 01 Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Phụ gia bê tông Sika Đơn vị tính: Can Mã số: 152.02.01.01 Số TT Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận Số Ngày Nhập Xuất Tồn Tồn tháng 62017 65 1 N0206 030617 Nhập kho vật liệu 200 265 2 X0206 060617 Xuất kho vật liệu 32 233 3 X1606 160617 Xuất kho vật liệu 47 186 … … … … … … … … Cộng tháng 62017 200 160 105 Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.1.3.2. Tại phòng Kế toán Định kỳ, theo quy định Ban chỉ huy công trình có trách nhiệm gửi các phiếu nhập kho, xuất kho về phòng Kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long, khi nhận được các phiếu nhập, phiếu xuất, phòng kế toán mà cụ thể là bộ phận kế toán nguyên vật liệu sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ rồi hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết vật liệu. Sổ chi tiết để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu theo cả hai chỉ tiêu là số lượng và giá trị. Cuối tháng, kế toán nguyên vật liệu tiến hành cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu để kiểm tra đối chiếu với Thẻ kho để tránh tình trạng bị nhầm lẫn sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán. Hàng quý và cuối niên độ kế toán Công ty tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho ở các công trình thi công. Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu như đã trình bày ở trên kế toán nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu để ghi vào sổ chi tiết cho Cát vàng (Biểu 2.13) và sổ chi tiết cho Phụ gia bê tông Sika (Biểu 2.14). Biểu 2.13: Sổ chi tiết vật tư Cát vàng Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long Địa chỉ: Số 21 đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ Tháng 6 năm 2017 Tài khoản: 152.01.02.02. Tên kho: CT Nhà cho thuê, Thanh Trì, Hà Nội Tên quy cách vật tư: Cát vàng Đơn vị tính: M3 Ngày, Tháng Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất SL Đơn giá Thành tiền SL Đơn giá Thành tiền SL Đơn giá Thành tiền Số dư đầu kỳ 103 220.000 22.660.000 010617 N0106 Nhập kho 516 220.000 113.520.000 619 220.000 136.180.000 050617 X0106 Xuất kho 86 220.000 18.920.000 533 220.000 117.260.000 150617 X1506 Xuất kho 17 220.000 3.740.000 516 220.000 113.520.000 … … … … … … … … … … … … … Cộng thá

Ngày đăng: 27/09/2018, 12:05

Xem thêm:

Mục lục

    NGHIỆP VỤ THỰC TẬP: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THĂNG LONG

    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THĂNG LONG

    1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập

    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long

    7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ

    1.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập

    1.2.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh

    Sơ đồ 1.1: Quy trình đấu thầu và xây dựng công trình của Công ty

    1.2.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty

    Bảng 1.1: Bảng phân tích khái quát tình hình kinh doanh của công ty

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w