KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG KIỂU HÌNH CỦA CÁ VÀNG VÀ CÁ CHÉP NHẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHthực hiện bởi Đỗ Việt Nam Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản Giáo viên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
9 – 2006
Trang 2KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG KIỂU HÌNH CỦA CÁ VÀNG VÀ CÁ CHÉP NHẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
thực hiện bởi
Đỗ Việt Nam
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: TS Vũ Cẩm Lương
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2006
Trang 3TÓM TẮT
Cá vàng vàng và cá chép Nhật được xem là hai loài cá cảnh xuất hiện từ những năm đầu tiên tại Việt Nam trong nhu cầu nuôi làm cảnh Từ việc nghiên cứu lai tạo và chọn lọc liên tục của con người tạo ra rất nhiều loại kiểu hình lạ, đặc sắc đã làm cho người chơi cảm thấy như lạc vào giữa rừng hoa Trước vấn đề trên để kịp thời cập nhật thống kê những loại kiểu hình đang hiện có tại thị trường Tp Hồ Chí Minh chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát sự đa dạng kiểu hình của cá vàng và cá chép Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh”
Đề tài tiến hành khảo sát, điều tra tại các cửa hàng, cơ sở sản xuất, nghệ nhân theo bảng câu hỏi soạn trước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10/04/2006 đến ngày 30/08/2006 Để từ đó thống kê và bước đầu xây dựng danh mục các dạng kiểu hình của cá vàng và cá chép Nhật dạng hiện có tại Tp Hồ Chí Minh
Đồng thời chúng tôi cũng tìm hiểu bức tranh về toàn cảnh hiện trạng, tiềm năng kinh doanh, sản xuất hai loài cá này vào thời điểm hiện nay
Trang 4ABSTRACT
The Goldfish and Koi were two kind of ornamental fish, which appeared on the demand of human in the first of some years at Viet Nam By the research and create many kind variety by cross-breeding, because of strange-varieties induced them confusing So that we can to update the varieties, execute the project: “Survey the multiform varieties of the Goldfish and Koi in the market of Ho Chi Minh city”
The study was performed from 10/04/2006 to 30/08/2006 The projet was inquired information of the boss of ornamental shop, farm in Ho Chi Minh by the questionare table From now on, we had the statistics and the first step to bulding classification for the varieties of Goldfish and Koi in Ho Chi Minh city
By the way, we were try to know the general state and potential of the business, production for two kind ornamental fish in Ho Chi Minh city
Trang 5CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản đã quan tâm hổ trợ trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Quí Thầy, Cô Khoa Thủy Sản và các Khoa khác đã tận tình dạy bảo trong suốt thời gian học tập tại trường
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Vũ Cẩm Lương
Đồng kính gửi lời cám ơn chân thành đến:
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã được sự hỗ trợ ưu ái của nghệ nhân bác Nguyễn Văn Lãng chủ tịch hội cá cảnh Tp Hồ Chí Minh, chú Ba Sanh chủ cơ sở sản xuất cá cảnh, anh Quốc Tú nghệ nhân cá Tàu, các chủ cửa hàng cá kiểng, các chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
Nhân đây, chúng tôi cũng xin cảm ơn các anh chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài
Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn
Trang 6MỤC LỤC
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ii TÓM TẮT TIẾNG ANH iii
1.2 Mục Tiêu Đề Tài 1
2.1 Sự Phân Bố Và Quá Trình Phát Triển Của Cá Vàng 3 2.1.1 Nguồn gốc và phân loại 3 2.1.2 Lịch sử phát triển cá vàng qua các niên đại 3 2.2 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Vàng 4 2.2.1 Đặc điểm hình thái 4
2.2.2 Môi trường sống 5 2.2.3 Điều kiện dinh dưỡng và sự tăng trưởng của cá vàng 5 2.2.4 Đặc điểm sinh học sinh sản 5 2.2.4.1 Nhận dạng cá đực và cá cái 5 2.2.4.2 Đặc tính sinh sản 6 2.3 Phân Loại Cơ Bản Kiểu Hình Cá Vàng 6 2.3.1 Cá vàng dạng thường 6 2.3.2 Cá vàng dạng Comet 7 2.3.3 Cá vàng dạng Bristol Shubunkin 8 2.3.4 Cá Vàng dạng Wakin 9 2.3.5 Cá Vàng dạng Jikin 9 2.3.6 Cá Vàng dạng Veiltail 10 2.3.7 Cá Vàng dạng Oranda 11 2.3.8 Cá Vàng dạng Broadtail Moor 12 2.3.9 Cá vàng dạng Globe Eye 13 2.3.10 Cá vàng dạng Fantail 14
Trang 72.3.11 Cá vàng dạng Pearlscale 15 2.3.12 Cá vàng dạng Eggfish 16 2.3.13 Cá vàng dạng Lionhead và Ranchu 17 2.3.14 Cá vàng dạng Celestial 18 2.3.15 Cá vàng dạng Pompon 19 2.3.16 Cá vàng dạng Bubble eye 20 2.3.17 Cá vàng dạng Ryukin 21 2.3.18 Cá vàng dạng Tosakin 22 2.4 Sự Phân Bố Và Quá Trình Phát Triển Của Cá Chép Nhật 22 2.4.1 Nguồn gốc xuất hiện 22
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm 34 3.2 Phương Pháp Khảo Sát 34 3.2.1 Phân vùng khảo sát 34 3.2.2 Số liệu thứ cấp 34 3.2.3 Số liệu sơ cấp 34 3.3 Phương Pháp Phân Chia Đặc Điểm Kiểu Hình 34
Trang 83.3.1 Đối với cá Vàng 34 3.3.2 Đối với cá chép Nhật 35 3.3.3 Phương pháp gọi tên đối với những dòng kiểu hình không thuần chủng 35 3.4 Phương Pháp Phân Tích Và Xử Lý Số Liệu 36
4.1 Hệ Thống Các Đặc Điểm Kiểu Hình Của Các Loại Cá Vàng 37 4.2 Hệ Thống Hóa Các Đặc Điểm Để Phân Loại Kiểu Hình Cá Vàng 42 4.3 Danh Mục Các Dạng Kiểu Hình Cá Vàng 43 4.3.1 Cá vàng dạng thường 43 4.3.2 Cá vàng đuôi kéo 44 4.3.3 Ngũ hoa Anh quốc 45 4.3.4 Cá vàng Wakin 45 4.3.5 Cá vàng Jikin – Đuôi công 46 4.3.6 Cá vàng đuôi voan 46 4.3.7 Cá vàng Oranda 47 4.3.8 Cá Broadtail Moor – Hắc mẫu đơn 47 4.3.9 Globe eye – Mắt rồng 47 4.3.10 Cá vàng Fantail - Đuôi quạt 48 4.3.11 Cá vàng Pearlscale – Trân châu 48
Trang 9IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
2.2 Sơ Đồ Lai Căn Bản Giữa Các Dòng Cá 70 2.3 Hình Ảnh Một Số Kiểu Hình Mới 70 2.4 Một Số Thành Tựu Nghiên Cứu Sự Di Truyền Về Bộ Vảy Và
Màu Sắc Ở Cá Chép (Cyprinus carpio) 72 2.4.1 Di truyền bộ vảy ở cá chép 72 2.4.2 Di truyền màu sắc ở cá chép 72
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1a Thống kê các đặc điểm kiểu hình của các loại cá vàng 37
Bảng 4.1b Thống kê các đặc điểm kiểu hình của các loại cá vàng 38
Bảng 4.1c Thống kê các đặc điểm kiểu hình của các loại cá vàng 39
Bảng 4.1d Thống kê các đặc điểm kiểu hình của các loại cá vàng 40
Bảng 4.1e Thống kê các đặc điểm kiểu hình của các loại cá vàng 41
Bảng 4.2 Tần số xuất hiện các đặc điểm phân loại kiểu hình cá vàng 42
Bảng 4.3 Xây dựng danh mục các loại kiểu hình cá chép Nhật 53
Bảng 4.4 Tần số xuất hiện của các màu 54
Bảng 4.5 Số lượng cá xuất khẩu của Tp Hồ Chí Minh 56
Bảng 4.6a Số cửa hàng (trái) 57
Bảng 4.6b số cơ sở có cá vàng và cá chép Nhật (phải) 57
Bảng 4.7 Giá kinh doanh các kiểu hình cá vàng thông dụng
trên thị trường TPHCM 58 Bảng 4.8 Giá kinh doanh các kiểu hình cá chép Nhật
trên thị trường TPHCM 58 Bảng 4.9 Số cá bán ra thị trường trung bình trong một ngày 59
Bảng 4.10 Bảng nhận định về cung cầu của các chủ cơ sở và cửa hàng 59
Bảng 4.11 Tình hình kinh doanh của các của các cửa hàng 60
Trang 11DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Đồ thị 4.1 Thống kê tần số xuất hiện của các đặc điểm phân loại
kiểu hình cá vàng 43 Đồ thị 4.2 Tần số xuất hiện của các màu 56
Đồ thị 4.3 Nhận định của các chủ cơ sở và cửa hàng về nhu cầu
Đồ thị 4.4 Nhận định về tình hình kinh doanh của các chủ cửa hàng 61
Hình 2.1 Vây và hình dạng cơ bản của cá vàng 4
Hình 2.2 Cá vàng dạng thường với đường nét sơ lược 6
Hình 2.3 Cá vàng thông thường (bên trái) và cá vàng hoang dã (bên phải) 7
Hình 2.4 Cá vàng dạng Comet với đường nét sơ lược 7
Hình 2.5 Cá vàng Comet với nét vẽ chi tiết 8
Hình 2.6 Cá vàng Shubukin với góc nhìn từ trên xuống 8
Hình 2.7 Cá vàng Bristol Shubunkin với nét vẽ chi tiết 8
Hình 2.8 Cá vàng dạng Wakin 9
Hình 2.9 Cá vàng Jikin với nét vẽ chi tiết 9
Hình 2.10 Cá vàng dạng Jikin 10
Hình 2.11 Cá vàng Veiltail với đường nét sơ lược 10
Hình 2.12 Cá vàng Veiltail với nét vẽ chi tiết 11
Hình 2.13 Cá vàng Oranda với đường nét sơ lược 11
Hình 2.14 Cá vàng Oranda với nét vẽ chi tiết 12
Hình 2.15 Cá vàng dạng Broadtail Moor với đường nét sơ lược 12
Hình 2.16 Cá Broadtail Moor với nét vẽ chi tiết 13
Hình 2.17 Cá Globe Eye với đường nét sơ lược 13
Hình 2.18 Cá vàng Globe eye với màu calico 14
Hình 2.19 Đường nét tổng quát của cá Fantail 14
Hình 2.20 Cá Fantail đỏ 15
Hình 2.21 Đường nét tổng quát của cá Pearlscale 15
Hình 2.22 Cá vàng Pearlscale với nét vẽ chi tiết 16
Hình 2.23 Cá Eggfish 16
Hình 2.24 Nét vẽ tổng quát cá Lionhead (trái) và Ranchu (phải) 17
Hình 2.25 Nét vẽ chi tiết cá Lionhead 17
Hình 2.26 Nét vẽ chi tiết cá Ranchu 17
Hình 2.27 Nét vẽ tổng quát cá vàng Celestial 18
Hình 2.28 Nét vẽ chi tiết cá Celestial 18
Trang 12Hình 2.29 Nét vẽ tổng quát cá vàng Pompon 19 Hình 2.30 Cá vàng Pompon với nét vẽ chi tiết 19 Hình 2.31 Nét vẽ tổng quát cá Bubble Eye 20 Hình 2.32 Cá vàng Bubble Eye với nét vẽ chi tiết 20 Hình 2.33 Nét vẽ tổng quát cá vàng Ryukin 21 Hình 2.34 Cá vàng Ryukin với nét vẽ chi tiết 21 Hình 2.35 Cá vàng Tosakin 22 Hình 2.36 Inazuma Kohaku (trái) – Nidan Kohaku (giữa) –
Yodan Kohaku (phải) 27 Hình 2.37 Maruten Sanke (trái) – Tancho Sanke (phải) 28 Hình 2.38 Hi Showa (trái) – Kindai Showa (giữa) – Tancho Showa (phải) 28 Hình 2.39 Aka Bekko (trái) – Shiro Bekko (giữa) – Ki Bekko (phải) 29 Hình 2.40 Shiro Utsuri (trái) – Hi Utsuri (giữa) – Ki Utsuri (phải) 29
Hình 2.42 Ai Komoro (trái) – Sumi Koromo (phải) 30 Hình 2.43 Hageshiro (trái) – Kumonryu (giữa) – Kigoi (phải) 31 Hình 2.44 Soragoi (trái) – Midorigoi (phải) 31
Hình 2.46 Yamabuki (trái) – Orenji (giữa) – Gin Matsuba (phải) 32 Hình 2.47 Kin Matsuba (trái) – Aka Matsuba (phải) 32 Hình 2.48 Gin Shiro (trái) – Kin ki utsuri (phải) 33 Hình 2.49 Yamato Nishiki (trái) – Kujaku (giữa) – Hariwake (phải) 33
Hình 4.1 Cá vàng dạng thường 43 Hình 4.2 Red comet-Đuôi kéo đỏ (trái) – Đuôi kéo vàng (phải) 43 Hình 4.3 Calico comet – Đuôi kéo ngũ hoa 43 Hình 4.4 Sarassa comet – Đuôi kéo bạc đầu đỏ 43 Hình 4.5 Bristol Blue Shubunkin – Ngũ hoa anh quốc 45
Hình 4.7 Wakin trắng – đỏ 45 Hình 4.8 Cá Jikin – Đuôi công cam bạc 46 Hình 4.9 Jikin – Đuôi công đỏ bạc 46 Hình 4.10 Đuôi Voan ngũ hoa (trái) – Đuôi Voan đỏ bạc (phải) 46 Hình 4.11 Oranda đuôi bướm 47 Hình 4.12 Broadtail Moor – Hắc mẫu đơn 47 Hình 4.13 Mắt rồng đuôi chĩa (trái) – Mắt rồng đuôi bướm đỏ (phải) 47 Hình 4.14 Mắt rồng ngũ hoa (trái) – Mắt rồng màu jikin (phải) 48 Hình 4.15 Calico Fantail-Đuôi quạt ngũ hoa(trái) –
Red Fantail-Đuôi quạt đỏ (phải) 48 Hình 4.16 Calico Pearlscale-Trân châu ngũ hoa(trái) –
Trân châu đỏ-bạc (phải) 48 Hình 4.17 Metallic Eggfish (trái) – Calico Eggfish (phải) 49
Trang 13Hình 4.18 Red lionhead-Sư tử đỏ (trái) –
Calico Lionhead-Sư tử ngũ hoa (phải) 49 Hình 4.19 Ranchu-Ông thọ-Đầu bò 49 Hình 4.20 Black Ranchu – Đầu bò đen 50 Hình 4.21 Celestial – Kim ngư lưỡng thiên đỏ 50 Hình 4.22 Kim ngư chỉ thiên đỏ – bạc 50 Hình 4.23 Calico Pompon – Cầu nhung ngũ hoa 51 Hình 4.24 Sư tử hí cầu vàng (trái) – Cầu nhung socola (phải) 51 Hình 4.25 Bubble Eye – Thuỷ phao nhãn 51 Hình 4.26 Thuỷ phao nhãn ngũ hoa 52 Hình 4.27 Ryukin – Lưu ly nhũ sắc 52 Hình 4.28 Tosakin đuôi bướm đỏ 52 Hình 4.29 Tosakin - Đuôi bướm 53
Trang 14I GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay, phong trào nuôi cá cảnh ngày càng được ưa chuộng ở trong và ngoài nước Người nuôi coi nó như một đứa con tinh thần Hằng ngày thay nước, cho cá ăn, ngồi ngắm cá tung tăng bơi lội đã làm cho cuộc sống họ có ý nghĩa hơn Thú vui này không phân biệt độ tuổi Họ đến với nó chỉ với một sự đam mê cảm nhận cái đẹp của một loài sinh vật sống trong nước Có thể nói “phong trào nuôi cá cảnh đã dần trở thành một niềm vui cho mọi gia đình”
Mỗi người đều có một sở thích riêng, việc chọn cho mình một phong cách, một đối tượng nuôi cũng phải cần một khoảng thời gian nhất định Căn cứ vào kết quả điều tra của dự án PAPUSSA thì hiện có 6 loài cá được ưa chuộng nhiều nhất đó là: chép Nhật, bảy màu, xiêm, la hán, hoàng kim, cá vàng Mỗi loài đều có một nét đẹp riêng, nhưng ở mỗi loài thì lại có một sự đa dạng kiểu hình đến kinh ngạc, sự không giống nhau của chúng thể hiện qua rất nhiều tiêu chí như: hình dạng, kiểu vây, màu sắc, dạng mắt v.v Chính vì sự đa dạng ấy đã làm cho người chơi cảm thấy như bị lạc giữa rừng hoa
Đối tượng mà chúng tôi quan tâm đến lần khảo sát này đó là cá vàng và cá chép Nhật Hai loài cá này có nhiều loại kiểu hình quý hiếm được ưa chuộng nhiều Thông qua chọn lọc và lai tạo để thu được những dòng kiểu hình đặc sắc, lạ Nhưng với tốc độ lai tạo và chọn lọc nhanh của con người dẫn đến việc cập nhật những giống mới rất khó khăn
Để phân biệt được loại kiểu hình nào là đẹp và được ưa chuộng hiện nay trong số hàng chục, hàng trăm loại kiểu hình khác nhau quả thật là điều gây lúng túng cho người chơi Đồng thời để cập nhật các dạng kiểu hình hai loài cá này, chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát theo sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp
Hồ Chí Minh đề tài “Khảo sát sự đa dạng kiểu hình của cá Vàng và cá Chép Nhật
tại thành phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài khảo sát sự đa dạng kiểu hình của cá vàng và cá chép Nhật gồm các mục tiêu cụ thể sau:
- Bước đầu phân loại và xây dựng danh mục các dạng kiểu hình của cá vàng và cá chép Nhật
Trang 15- Khảo sát hiện trạng kinh doanh các loại cá vàng và cá chép Nhật trên thị trường
Tp Hồ Chí Minh
- Đánh giá các kiểu hình tiềm năng của cá vàng và cá chép Nhật trên thị trường
Tp Hồ Chí Minh
Trang 16II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sự Phân Bố Và Quá Trình Phát Triển Của Cá Vàng
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Cá vàng, cá Tàu hay cá ba đuôi là tên gọi mà người ta hay gọi hàng ngày Tên khoa học là Carassius auratus – Goldfish Cá vàng phân bố chủ yếu ở Bắc Á và Đông Nam Á, được nuôi phổ biến nhất ở nước ta từ xưa đến nay và hiện nay đã phổ biến hầu hết tại các nước trên thế giới
Cá Vàng là một dạng đột biến của cá diếc bạc Cá diếc là một loài cá hoang dã tự nhiên thích sống ở sông, suối, ao, hồ… Chiều dài cơ thể khoảng 30cm đạt trọng lượng 2-3kg trong vòng 2-3 năm và tuổi thọ trung bình là 10 năm Cá diếc được xem là loại thực phẩm ngon Trải qua thời gian dài nó đã được lai tạo và tạo ra những dòng cá vàng để nuôi làm cảnh như hiện nay
Theo Rick Hess tác giả của cuốn sách Fancy Goldfish cá vàng thuộc:
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Carassius
Loài: Carassius auratus
Tên tiếng Anh: Goldfish
Tên tiếng Việt: Cá vàng
2.1.2 Lịch sử phát triển cá vàng qua các niên đại
Tất cả những hình thái được thay đổi từ giống hoang dã là kết quả của sự biến đổi gen dưới sự tác động của con người trong việc chọn lọc các loại kiểu hình theo sự tưởng tượng và sở thích của họ Họ đã giải mã tạo nên những nguồn gen phong phú, nhưng cùng với sự cố gắng kiên trì họ đã chọn lọc và cho phối hợp giữa các nguồn gen tốt với nhau để tạo nên những giống loài đẹp và ổn định
Lịch sử phát triển của cá vàng:
Triều đại Chun (265 – 419) cá vàng bắt đầu được ghi nhận
Triều đại Tang (618 – 907) cá vàng được nuôi trong các ao tại các nhà chùa Triều đại Nan Song (1127 – 1279) cá vàng tại các ao gia đình, cá màu trắng và màu đỏ
– trắng bắt đầu xuất hiện
Triều đại Ming (1368 – 1644) cá vàng bắt đầu được nuôi trong các tô chậu như
những con vật cưng; giống đuôi đôi, không có vây
Trang 17lưng và cơ thể ngắn bắt đầu xuất hiện, kiểu thân hình trứng cũng được phát triển
1592 cá vàng mắt lồi xuất hiện
1596 giống cá vẩy mờ và vẩy ánh kim chỉ có những nhà
quý tộc mới được nuôi nay thì bắt đầu lan rộng
1603 cá vàng được xuất khẩu sang Nhật bản
1611 cá vàng được xuất khẩu sang Châu Âu (Bộ Đào
Nha)
Triều đại Ching (1644 – 1911) cá màu đồng và màu xanh dương được ghi nhận
1728 cá vàng được nhân giống ở Châu Âu ( Hà Lan)
1824 cá vàng được nuôi đại trà tại Nhật
1870 giống kim ngư lưỡng thiên xuất hiện
1874 cá vàng lần đầu tiên được xuất khẩu sang Mỹ
1824 hội chợ đầu tiên về cá vàng được ghi nhận ở Tokyo
1893 giống Oranda và đầu lân xuất hiện
1900 giống sư tử hí cầu, vẩy ngọc trai và ngũ hoa xuất
hiện ở Nhật
1908 giống thủy phao nhãn xuất hiện
1911 giống đuôi kéo và đuôi voan được ghi nhận
1934 giống ngũ hoa theo tiêu chuẩn Anh được công bố
2.2 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Vàng
2.2.1 Đặc điểm hình thái
2.2.1.1 Hình dạng
Cá vàng có các dạng thân hình cầu, thân dài và thân hình trứng Kích thước trung bình khoảng từ 8 – 30 cm Đầu cá thon nhọn là thường thấy nhưng những giống lai tạo sau này thì đầu thường có bướu trông rất ngộ nghĩnh Đuôi cá có nhiều dạng khác nhau con thì đuôi ngắn, đuôi dài, đuôi bướm… Tuổi thọ trung bình của cá vàng có thể đạt tới
30 năm nếu được chăm sóc tốt Hình dạng cơ bản của cá vàng Hình 2.1
Hình 2.1 Vây và hình dạng cơ bản của cá vàng
2.2.1.2 Màu sắc
Trang 18Cá vàng có màu sắc cơ bản là màu vàng nhưng hiện nay màu sắc cá đã biến đổi rất nhiều thông qua sự lai tạo và chọn lọc rất khắc khe của con người làm cho cá vàng có con màu đỏ, đen, cam… và ngũ sắc
2.2.2 Môi trường sống
Cá vàng được xem là giống cá dễ nuôi, chúng có thể sống khoẻ trong các điều kiện rất lạc hậu, nghèo nàn như là chai thuỷ tinh, hồ kiếng, lu khạp… Nguồn nước nuôi có thể dùng nước giếng có độ pH từ 6.8 đến 7.6 là thích hợp Tuy nhiên cá vàng thích sống ở nước cũ, có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp Tuy nhiên không nên dùng nước máy, vì nước máy đã được thanh lọc không đủ chất cho cá ăn, mặt khác trong nước máy có một số chất khử trùng như Cl, Fl,… cá không chịu nổi sẽ bị hao mòn rồi chết Nếu bắt buộc phải sử dụng nước máy thì phải lấy nước này đem phơi nắng vài giờ để khử bớt các hợp chất không có lợi trong nước, đồng thời nước cũng hoà tan được một số hợp chất hữu cơ có trong không khí; như vậy nước sẽ có tính chất gần với nước tự nhiên, lúc đó mới dùng nước này để nuôi cá được
2.2.3 Điều kiện dinh dưỡng và sự tăng trưởng của cá vàng
Cá vàng ăn tạp, thức ăn của chúng là cung quăng, trùn chỉ, thức ăn bột và viên,… Cá vàng rất háu ăn, tìm mồi liên tục nên thải nhiều phân vì vậy cần rút bẩn thường xuyên bằng ống xiphông
Đối với cá con khi mới nở 2 – 3 ngày đầu chưa biết ăn, đây là giai đoạn cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn ngoài Mật độ ương lúc này là 2000 con/m2 Thức ăn trong tuần lễ đầu thường là phiêu sinh động vật kích thước nhỏ như Moina, bo bo, mỡ nước, lòng trắng trứng hay các thức ăn bột nhỏ… và thường được ương trong giai với mật độ 1000 con/m2 Cá vàng con rất mau lớn, nếu hồ được bơm dưỡng khí thường xuyên và hệ thống lọc hoạt động tốt thì sau 15 ngày tuổi đạt 0,0025g, 30 ngày là 0,224g, 45 ngày đạt 0,61g và 60 ngày 0,70g Sau khi ương khoảng một tháng cá có thể đạt kích thước 2 –
3 cm và tỉ lệ sống 60 – 70%
2.2.4 Đặc điểm sinh học sinh sản
2.2.4.1 Nhận dạng cá đực và cá cái
Cũng như nhiều giống cá kiểng khác, cá vàng rất khó phân biệt được giới tính Nhìn chung trống mái đều có hình dạng như nhau, chỉ trừ những người nuôi lâu năm có nhiều kinh nghiệm mới đoán biết được vài ba phần, không ai dám đoán chắc đúng cả 100% Tuy nhiên khi đến giai đoạn thành thục thì con đực và con cái sẽ bộc lộ một số đặc điểm nhận diện
Trang 19- Cá đực có những nốt sần trên nắp mang, trên thân và trên vi ngực Cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái
- Cá cái không có những nốt sần nhưng bụng to hẳn ra ở một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra Cá có tập tính đẻ trứng dính vào giá thể là rễ lục bình, rong nhân tạo hay sợi nylon
2.2.4.2 Đặc tính sinh sản
Khi sinh sản cá đực rượt đuổi cá cái, cá cái chui rúc vào rễ lục bình, cọ mình và quậy mạnh tiết trứng Trong lúc đó cá đực bơi sát cá cái, dùng các nốt sần cọ vào đầu, bụng cá cái và đồng thời tiết tinh dịch cho trứng Thường cá thành thục sau 1 năm tuổi, để chọn cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3 – 4 năm tuổi Người ta dùng kích dục tố là não thuỳ cá chép hay Ovaprim để thúc nay quá trình chín sinh dục xảy ra đồng loạt Liều lượng kích dục tố là 1.6 – 2 mg/kg cá vàng bố mẹ hay Ovaprim 0.3 ml/kg
Cá sinh sản hầu như quanh năm nhưng có tập trung vào mùa mưa tháng 4 – 8 Cá đẻ nhiều đợt Lượng trứng khoảng 1000 – 10000 trứng cho mỗi cá cái Nếu nuôi vỗ tốt thì sau 15 ngày cá sẽ thành thục Thức ăn nuôi vỗ thường là cung quăng, trùng chỉ và thức ăn viên Cần nuôi vỗ đực cái riêng và mật độ 2 – 5 con/m2 Trứng sau khi thụ tinh có màu trong suốt bám vào giá thể Lúc này cần đem cá bố mẹ ra ngoài hay vớt giá thể ấp sang nơi khác Tuỳ thuộc vào nhiệt độ mà thời gian nở khác nhau nhiệt độ (21 – 240
C) thì trứng nở trong 4 ngày Nếu nhiệt độ cao hơn thì thời gian nở sẽ ngắn hơn, chỉ còn
2 ngày rưỡi đến 3 ngày Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6 – 8 ngày
2.3 Phân Loại Cơ Bản Kiểu Hình Cá Vàng
2.3.1 Cá vàng dạng thường
Hình 2.2 Cá vàng dạng thường với đường nét sơ lược
Cơ thể: Chiều cao 3/7 – 3/8 chiều dài
Trang 20Cá vàng dạng thường là dạng cá vàng tự nhiên nhưng màu sắc rất khác nhau Điều cơ bản của màu sắc khác nhau giữa cá hoang dã và cá màu là có ít hoặc không có sắc tố melanin (đen) phủ lên lớp vẩy Đó là do sự đột biến gen và biến mất của Melanin trong quá trình phát triển của cá Còn màu vàng là một dạng đột biến sắc tố vàng dựa trên màu cam và vàng Hình 2.3 cho ta biết màu sắc của cá vàng thường và cá vàng hoang dã
Hình 2.3 Cá vàng thông thường (bên trái) và cá vàng hoang dã (bên phải)
2.3.2 Cá vàng dạng Comet
Hình 2.4 Cá vàng dạng Comet với đường nét sơ lược
Cơ thể: Chiều cao bằng 2/5 – 1/2 chiều dài
Mắt: Bình thường
Vây: Ngực và vây bụng là vây đôi còn vây đuôi, lưng và vây hậu môn là vây đơn Màu sắc: Kim loại bình thường và nhiều đốm màu khác nhau
Cá vàng Comet là dạng phát triển từ Châu Mỹ Theo Innes (1947) dòng này là
do ông Hygo Mullert lai tạo Ông ta sản xuất thương mại dòng này từ trại cá thuộc Hiệp Hội Thủy Sản ở Washinton vào thập niên 1880
Cá vàng Comet là loài hoạt động nhanh nhẹn đòi hỏi bể kính lớn và môi trường tốt nhất Chiều dài vây lưng khoảng phân nữa cơ thể cá Giống như cá vàng dạng thường nhưng hình dáng kéo dài hơn Chiều cao thường ngắn hơn Có màu gốc của nó hay đơn
Trang 21màu hoặc hai màu, dạng thường gặp nhất là dạng Sarassa có màu đỏ ở lưng và màu bạc
ở bụng Hình vẽ bằng bút chì cá vàng Comet Hình 2.5
Hình 2.5 Cá vàng Comet với nét vẽ chi tiết
2.3.3 Cá Vàng dạng Bristol Shubunkin
Hình 2.6 Cá vàng Shubukin với góc nhìn từ trên xuống
Cơ thể: Chiều cao bằng 3/7 – 4/8 chiều dài
Mắt: Bình thường
Vây: Ngực và vây bụng là vây đôi còn vây đuôi, lưng và vây hậu môn là vây đơn
Tuy nhiên vây lưng rộng, các thuỳ tròn và các vây khác rộng hơn
Màu sắc: Màu xà cừ, lưng màu xanh da trời pha màu đỏ, vàng, cam, đen và xám
Cá Vàng Shubunkin có vây trong suốt và lấp lánh ngũ sắc dạng xà cừ Hiện có nhiều dạng khác nhau như dạng Shubunkin Nhật Bản, London và Bristol
Trang 22Hình 2.7 Cá vàng Bristol Shubunkin với nét vẽ chi tiết
2.3.4 Cá Vàng dạng Wakin
Hình 2.8 Cá vàng dạng Wakin
Cơ thể: Chiều cao hơi cao hơn cá vàng dạng thường
Mắt: Bình thường
Vây: Vây hậu môn và vây đuôi là vây đôi Các vây khác giống như dạng bình
thường
Màu sắc: Màu kim loại bình thường, dạng đỏ – bạc thường thấy
Wakin là dạng thường gặp nhất ở Nhật Bản và là dạng khởi đầu và phát triển từ hình dáng cá tự nhiên Sự thay đổi là sự chia đôi của vây và nhân đôi của vây đuôi là kết quả của sự đột biến gen Dòng này không có xu hướng phát triển vây lớn hơn Tuy nhiên, sự phát triển màu sắc trong dòng này rất mạnh
2.3.5 Cá Vàng dạng Jikin
Hình 2.9 Cá vàng Jikin với nét vẽ chi tiết
Cơ thể: Như Wakin
Mắt: Bình thường
Vây: Vây giống Wakin ngoại trừ đuôi giông đuôi con công
Màu sắc: Cơ thể màu bạc nhưng các vây đều màu đỏ
Trang 23Jikin có tên khác là Kujyakuwo, Rokurin và Shachi Thật ra Jikin là một dạng phát triển của Wakin nhưng khác nhau cơ bản đặc biệt đó là vây dạng con công và các vây đều màu đỏ Hình 2.10 cá vàng Jikin nhìn từ phía sau
Hình 2.10 Cá vàng dạng Jikin
2.3.6 Cá Vàng dạng Veiltail
Hình 2.11 Cá vàng Veiltail với đường nét sơ lược
Cơ thể: Chiều cao bằng 2/3 chiều dài, thân cá dạng tròn Kích thước nhỏ nhất của
thân là 5.5cm
Mắt: Bình thường
Vây: Các vây đều dài, vây lưng đơn dài thẳng kéo tới đuôi Các vây khác đều là
vây đôi Chiều dài vây đuôi nhỏ nhất là bằng 3/4 chiều dài cơ thể
Màu sắc: Màu kim loại thường và calico
Đối với người chơi cá cảnh phương tây Veiltail là cá vàng hoàn hảo Nguồn gốc của nó do chính phủ Nhật Bản gởi đi tham dự Hội chợ Quốc Tế Chicago năm 1983
Trang 24Hình 2.12 Cá vàng Veiltail với nét vẽ chi tiết
2.3.7 Cá Vàng dạng Oranda
Hình 2.13 Cá vàng Oranda với đường nét sơ lược
Cơ thể: Chiều cao bằng 2/3 chiều dài Kích thước nhỏ nhất của cơ thể là 5.5cm
Mắt: Bình thường
Vây: Giống Veiltail, vây lưng là vây đơn, tất cả vây còn lại đều là vây đôi Chiều
dài nhỏ nhất của vây đuôi bằng 3/4 chiều dài cơ thể
Màu sắc: Chủ yếu là màu kim loại(đỏ, vàng, cam, xanh dương, nâu và đen) Một vài
dạng là calico với (màu xanh da trời làm nền và các màu khác như tím, đỏ, cam, vàng và nâu, đốm đen)
Tên Oranda là tên người Nhật đặt cho người Hà Lan Theo những nhà nuôi cá Nhật Bản, Oranda có tầm quan trọng sau Ranchu Đặc điểm lý thú nhất là đếm những dạng khác của màu sắc và hình dạng đầu lân Hình dáng đầu lân phát triển theo 3 vùng là hộp sọ, nắp mang và dưới mắt
Trang 25Hình 2.15 cá vàng dạng Oranda với nét vẽ chi tiết Hình 2.14 Cá vàng Oranda với nét vẽ chi tiết
2.3.8 Cá Vàng dạng Broadtail Moor
Hình 2.15 Cá vàng dạng Broadtail Moor với đường nét sơ lược
Cơ thể: Chiều cao bằng 2/3 chiều dài
Mắt: Mắt u lên ở dạng hình cầu
Vây: Giống vây của Veiltail và Oranda
Màu sắc: Thường gặp màu đen
Sự phát triển của dòng cá vàng mắt hình cầu là dạng phát triển bất thường và thường do sự đột biến gen Màu đen được xem là màu trội đối với
Trang 26
Hình 2.16 Cá Broadtail Moor với nét vẽ chi tiết
2.3.9 Cá vàng dạng Globe Eye
Hình 2.17 Cá Globe Eye với đường nét sơ lược
Cơ thể: Chiều cao bằng 2/3 chiều dài
Mắt: U lên hình nón chóp cụt
Vây: Giống Veiltail và Oranda, chỉ có vây đuôi bị bóp lại hình nĩa ở ¼ đến 3/8
chiều dài đuôi
Màu sắc: Màu kim loại và màu calico
Trang 27Hình 2.18 Cá vàng Globe eye với màu calico
2.3.10 Cá vàng dạng Fantail
Hình 2.19 Đường nét tổng quát của cá Fantail
Cơ thể: Chiều cao bằng 3/5 chiều dài Chiều dài cơ thể nhỏ nhất khoảng 5.5cm Mắt: Bình thường
Vây: Vây lưng là vây đơn, tất cả các vây còn lại là vây đôi
Màu sắc: Màu kim loại và màu calico
Cá vàng đuôi quạt dường như là dạng khởi đầu của cá vàng hoang dã Do sự đột biến gen làm giảm số lượng đốt sống nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao Đặc biệt vây đuôi không bị rũ xuống, khi nhìn từ phía sau như hình chiếc quạt đang xòe ra Hình 2.20 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn
Trang 28Hình 2.20 Cá Fantail đỏ
2.3.11 Cá vàng dạng Pearlscale
Hì
nh
2
2 Hình 2.21 Đường nét tổng quát của cá Pearlscale
Cơ thể: Chiều cao bằng 2/3 chiều dài
Mắt: Bình thường
Vây: Vây lưng là vây đơn, tất cả các vây còn lại là vây đôi
Màu sắc: Thường là màu ánh kim và calico
Đặc tính đầu tiên của dạng này là vẩy hình vòm dày Cơ thể ngắn hình cầu Cả hai dạng xà cừ và ánh kim của cá Vàng ngọc trai được nuôi phổ biến
Trang 29Hình 2.22 Cá vàng Pearlscale với nét vẽ chi tiết
2.3.12 Cá vàng dạng Eggfish
Hình 2.23 Cá Eggfish
Cơ thể: Hình trứng thon dài, chiều cao bằng 2/5 chiều dài
Mắt: Bình thường
Vây: Không có vây lưng, các vây còn lại đều là vây đôi
Màu sắc: Màu kim loại và màu calico
Trang 30Cá vàng hình trứng được xem như là maruko tại Nhật Bản, nó còn được có một tên khá dễ thương là “trứng phượng hoàng” các vây của nó đều dài và rất mềm mại, vây đuôi rủ xuống như đuôi của phượng hoàng
2.3.13 Cá vàng dạng Lionhead và Ranchu
Hình 2.24 Nét vẽ tổng quát cá Lionhead (trái) và Ranchu (phải)
Cơ thể: Chiều cao bằng ½ chiều dài cơ thể (Lionhead); và bằng 2/3 đối với Ranchu Mắt: Bình thường
Vây: Không có vây lưng, các vây còn lại đều là vây đôi, vây đuôi chia đôi
Màu sắc: Màu kim loại và màu calico
Ranchu là dạng phổ biến nhất hiện nay đối với những người nuôi cá ở Nhật Bản và phương Tây Giai đoạn đầu tiên là nguồn gốc của Maruko từ Wakin Maruko hay cá dạng hình trứng không có vây lưng và chiều cao cơ thể co hơn Wakin, nó có đầu hơi nhọn và không có đầu lân Ba dạng có nguồn gốc từ Maruko là Osaka Ranchu, Nankin và Lionhead (theo Matsui – 1981) Sự phát triển của đầu lân là ở vùng hộp sọ, trên nắp mang hay dưới mắt
Hì
nh 2.2
5 Né
t vẽ chi tiết cá Lionhead Hình 2.26 Nét vẽ chi tiết cá Ranchu
Trang 312.3.14 Cá vàng dạng Celestial
Hình 2.27 Nét vẽ tổng quát cá vàng Celestial
Cơ thể: Chiều cao bằng ½ chiều dài
Mắt: U lên cùng hướng với vây lưng
Vây: Không có vây lưng, các vây còn lại đều là vây đôi
Màu sắc: Màu ánh kim là chủ yếu và có màu calico
Dạng này xuất hiện vào khoảng 1870 chủ yếu ở Trung Quốc, rất hiếm ở Châu Âu Nó có cùng mối quan hệ với dạng mắt hình cầu giống như Đuôi Công, Wakin Celestial là kết quả do sự đột biến gen Nhờ có kiểu hình lạ nên dạng này cũng khá được ưa chuộng
Hình 2.28 Nét vẽ chi tiết cá Celestial
Trang 322.3.15 Cá vàng dạng Pompon
Hình 2.29 Nét vẽ tổng quát cá vàng Pompon
Cơ thể: Chiều cao bằng ½ chiều dài
Mắt: Bình thường
Vây: Không có vây lưng, các vây còn lại đều là vây đôi
Màu sắc: Hầu hết là dạng ánh kim, một vài dạng xà cừ, ngoài ra còn có calico, và màu
chocolate
Dạng Pompon xuất hiện vào khoảng năm 1900 Đặc tính những bó hoa lỗ mũi của cá dạng Pompon là do sự nở to của lỗ mũi Dạng tiêu chuẩn là dạng không có vây lưng và cá có dạng hình trứng Ngoài ra, một số dạng còn có vây lưng
Hình 2.30 Cá vàng Pompon với nét vẽ chi tiết
Trang 332.3.16 Cá vàng dạng Bubble eye
Hình 2.31 Nét vẽ tổng quát cá Bubble Eye
Cơ thể: Chiều cao bằng ½ chiều dài
Mắt: Với khối bong bóng to trong suốt
Vây: Không có vây lưng, các vây còn lại đều là vây đôi
Màu sắc: Ánh kim và màu calico
Biểu hiện rõ ở dạng mắt thuỷ phao như là đặc tính biến dị ảnh hưởng tới mắt và nó khác hai dạng mắt hình cầu và Celestail Đặc tính nổi bật của dạng này là sự phát triển của khối cầu cực lớn từ phần dưới của tròng mắt Những khối này phát triển cực lớn và có thể vài cm Chúng rất mịn màng và dễ vỡ chính vì thế rất cẩn thận khi bắt cá Nó có thể đột biến dạng mắt hình cầu và mắt thuỷ phao kết hợp Mắt trong trường hợp này có thể theo hướng Celestail, sự kết hợp này sản sinh ra dạng đầu cóc (Toadhead) có hướng đầu rộng và phẳng
Hình 2.32 Cá vàng Bubble Eye với nét vẽ chi tiết
Trang 342.3.17 Cá vàng dạng Ryukin
Hình 2.33 Nét vẽ tổng quát cá vàng Ryukin
Cơ thể: Chiều cao bằng 3/5 chiều dài
Mắt: Bình thường
Vây: Lưng là vây đơn, các vây còn lại đều là vây đôi Tuy nhiên vây đuôi không
phủ xuống và có nhiều dạng ngắn, trung bình và dài
Màu sắc: Màu kim loại bình thường và dạng calico
Dạng Ryukin có đuôi là sự trung gian của Fantail và Vailtail Ryukin được phát triển đầu tiên ở Trung Quốc và sau đó được xuất khẩu và phát triển tại Nhật Bản Dòng đuôi dài của dạng này có tên là fringetail/ ribbontail ryukin
Hình 2.34 Cá vàng Ryukin với nét vẽ chi tiết
Trang 352.3.18 Cá vàng dạng Tosakin
Hình 2.35 Cá vàng Tosakin
Cơ thể: Chiều cao bằng 3/5 chiều dài
Mắt: Bình thường
Vây: Vây lưng ở dạng đơn, các vây còn lại là vây đôi, ngoại trừ vây cấu tạng
thành mạng
Màu sắc: Màu kim loại và màu calico
Đặc trưng của dòng này đó là đuôi dài tha thiết rất đẹp tạo thành mạng trông rất ấn tượng Cá vàng dạng Tosakin rất giống với cá dạng Ryukin Nó chỉ khác nhau ở phần vây, vây đuôi thường dài hơn và không chia đôi
2.4 Sự Phân Bố Và Quá Trình Phát Triển Của Cá Chép Nhật
2.4.1 Nguồn gốc xuất hiện
Cá chép màu có nguồn gốc từ cá chép hoang dại Ở Nhật Bản, cá chép hoang dại gọi là “Koi” được dùng cho tất cả các loại cá chép - chép hoang dại và chép màu Hiện nay, Nhật Bản đã có một từ riêng để gọi cá chép hoang dại là “Magoi” Chép màu và con lai Magoi gọi là Koi Những con chép Koi này được lai tạo để tạo màu gọi là
“Nishikigoi” Nhiều người Nhật dùng từ Koi để chỉ cá chép hoang dại Tuy nhiên, từ Koi có nghĩa thứ hai trên thế giới Koi được thế giới công nhận dùng để chỉ cá chép màu, còn Nhật Bản gọi là “Nishikigoi”
Tất cả hàng trăm vạn cá “Koi” có màu sắc khác nhau nhưng đều có tên khoa học là Cyprinus carpio Theo “Manual to Nishikikoi” của Takio Kuroki thì cá chép Nhật
Trang 36xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc cách đây 2500 năm Có thể người Trung Quốc tạo ra màu sắc đốm trên cơ thể cá, còn người Nhật thì phát hiện ra chúng và cũng là người gọi chúng bằng cái tên Nishikigoi
Người Nhật là người đầu tiên tạo ra những sự thay đổi tự nhiên và phát triển chúng xa hơn Những người nông dân trồng lúa ở đây sử dụng chúng làm thức ăn như các loài cá khác Nhưng vào các năm 1820 đến 1830 họ bắt đầu cho đẻ một vài con cá chép theo sự hấp dẫn về thẩm mỹ, đa dạng về màu sắc và giữ chúng trong nhà như những vật cưng Từ đó niềm yêu thích cá “Koi” lan rộng ra nhiều vùng và cả nước Nhật Niềm yêu thích cá “Koi” ở Nhật càng tăng cao khi hoàng đế Hirohito được tặng cá
“Koi” vào năm 1914 Hầu hết những ai có cùng sở thích là cá “Koi” đều xem Niigata là nơi sinh ra cá Nishikigoi Ngày nay, có hơn 100 loài có màu sắc khác nhau ở cá “Koi”
Nhưng theo Mills (1993) và Võ Văn Chi (1993) cho rằng cá chép Nhật có nguồn gốc từ Nhật Bản được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây, là giống cá nuôi hồ lý tưởng Vì vậy, ở Nhật người ta có cả nghề truyền thống lâu đời về các vườn cây thủy sinh (trích bởi Dương Hồng Nga, 2003) Tuy nhiên, vẫn chưa có tài liệu nào thống nhất ghi nhận nguồn gốc xuất xứ của cá chép Nhật
Loài: Cyprinus carpio
Tên tiếng Anh: Common carp
Tên tiếng Việt: Cá chép Nhật
2.5 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Chép Nhật
2.5.1 Đặc điểm hình thái
2.5.1.1 Hình dạng
Thân dẹp bên, đầu thuôn, có hai đôi râu Miệng hướng về phía trước khá rộng, khởi điểm của vây lưng nằm sau khởi điểm của vây bụng, vây hậu moan cao gần bằng vây lưng
Vây đuôi có hai thùy bằng nhau, tia cứng cuối cùng của vây lưng và vây hậu môn đều có răng cưa ở cạnh trong
Trang 37Cá thiên nhiên thường có màu trắng xám, lưng màu tối, bụng màu sáng, cạnh các vây màu đỏ
Tuy nhiên do điều kiện sống khác nhau nên loài cá chép ở các vùng khác nhau thể hiện biến dị rất rõ, nhất là về hình dạng và số lượng vây, màu sắc, kích thước và hình dạng toàn thân
- Cá chép Nhật hai màu Koi bicolor có màu trắng với các mảng đỏ gọi là Kohaku
- Cá có màu vàng kim hay bạc gọi là Hariwaki
- Cá chép Nhật ba màu Koi tricolor, trên thân có màu vàng cam, đen đốm vẩy lớn Doitsu gọi là loài cá chép Agasi, ba màu truyền thống, nhiều đốm đỏ và đen trên thân màu trắng gọi là Taisho sanke
- Cá có ba màu vàng là Mongrel Koi
2.5.1.3 Loại vẩy
Hầu hết cá Koi có vẩy bao phủ toàn bộ cơ thể Một số dạng vẩy thường gặp: Doitsu: cá Koi chỉ có một ít vẩy phủ trên cơ thể gọi là Doitsu koi Vẩy Doitsu chia làm 3 dạng:
- Leather koi không có vẩy dọc theo cơ quan đường bên và chỉ có một ít vẩy nhỏ ở đường lưng Đây là dạng bình thường của dạng vẩy Doitsu
- Mirro Doitsu Koi có vẩy lớn dọc theo đường vây lưng và đường bên
- Yoroi hay Ishigaki Doitsu Koi là dạng vẩy từng phần Dạng vẩy này có nhiều vẩy hơn dọc cơ quan đường bên và đường lưng xen kẽ với nhau (Yoroi nghĩa là áo giáp và Ishigaki nghĩa là vẩy đá)
Trang 38- Kinginrin: là dạng vẩy có đặc tính phản chiếu và lấp lánh cao khi có ánh sáng Mặc dù mỗi con cá Koi đều có ít nhiều vẩy Kinginrin nhưng chỉ có 20 dạng cá Koi xếp vào nhóm có vẩy Kinginrin
- Fucarin: là vùng da giữa các vẩy hơn là đặc tính của vẩy Fucarin có ở cá Koi có ánh kim tốt và được hiểu như vẩy nhỏ hơn
- Lustre: mô tả sự rực rỡ, chiếu sáng thể hiện trên da của cá Nó dùng phân biệt cá có ánh kim và hông có ánh kim Hai từ chính yếu để mô tả độ rực rỡ của cá Koi là:
- Hikari: ánh kim
- Kawari: không ánh kim
Ngoài ra, những nhà nuôi cảnh có thể phân biệt cá chép theo các vây, cá chép đuôi dài còn gọi là cá chép Phụng có nguồn gốc từ Châu Âu và cá chép đuôi cụt có nguồn gốc từ Châu Á Cùng một kích cỡ và tuổi thì cá chép đuôi dài có các vây lưng và vây hậu môn, vây ngực và đuôi dài hơn so với chép đuôi cụt
2.5.2 Môi trường sống
Cá chép là loài phân bố rộng khắp thế giới Cá sống ở nước ngọt, trong các ao, suối, sông, hồ Cá chép thường sống ở tầng giữa và tầng đáy bơi lội thành đàn
Môi trường nuôi sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và tăng trưởng của cá Cá chép Nhật có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 14 , hàm lượng oxy thấp nhất trong bể nuôi là 2mg/l, độ pH từ 4 – 9, nhiệt độ nước 20 – 270 C (Võ Văn Chi, 1993) Nhưng theo Lê Thị Thanh Muốn, 2001 thì cá chép Nhật chỉ có thể chịu được độ mặn 2 –
6 với độ pH từ 6 – 7.5 và ngưỡng oxy là 0.245mg/l
Môi trường nước thích hợp nhất cho cá là pH = 7.6, nhiệt độ 190C và cá có thể sống trong mọi tầng nước (Axelrod, 1995)
Cá thích nước trong sạch và ngưỡng oxy cao, phân bố rộng, sống ở các vùng thuộc Châu Á, trong các thủy vực (Lê Thị Bình, 2001) Tuy nhiên, do điều kiện sống khác nhau thể hiện biến dị rất rõ, nhất là về hình dạng toàn thân, số lượng vẩy, màu sắc, kích thước và một trong số đó là cá chép Nhật Do được thuần hóa nên theo các nhà nuôi cảnh, cá chép Nhật rất thích hợp với điều kiện nuôi tại Việt Nam và sinh trưởng tốt
2.5.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Trang 39Thức ăn chứa các yếu tố khác nhau như đạm, chất béo, tinh bột, vitamine và khoáng Dạng thức ăn, chất lượng và kích cỡ thức ăn thay đổi tùy thuộc vào kích cỡ cá Vấn đề lớn của thức ăn cho cá Koi dựa vào ngũ cốc với các thành phần khác nhau được dựa vào để tạo màu cho cá và giúp cá tiêu hóa tốt Chọn kích cỡ thức ăn cho cá phải nhỏ hơn kích thước của miệng Hầu hết thức ăn cho cá Koi thuộc hai dạng là dạng nổi và dạng chìm Koi là một loài cá ăn đáy nên tốt nhất nên chọn thức ăn dạng chìm Tốt nhất nên cho cá ăn vừa đủ nghĩa là sau 5 phút cá sẽ ăn hết Thường cho cá ăn khoảng 5% trọng lượng thân với kích cỡ 15 – 20 cm Cá lớn hơn 15 cm thì cho ăn giảm lại khoảng 2% trọng lượng thân Vào mùa đông nên cung cấp thêm mầm lúa mì để cung cấp năng lượng cho cá Ngoài ra mầm lúa mì còn là nguồn Vitamine E giúp cá thành thục sinh dục tốt
Cá Koi có giá trị kinh tế cao dựa trên màu sắc và hình dạng của chúng Màu sắc cá có thể biến đổi do thức ăn có chứa nhiều carotene Carotene ảnh hưởng đến màu đỏ của cá nhưng nếu quá cao sẽ làm cho màu trắng của cá biến đổi sang màu hồng Phần lớn trong thức ăn cho cá Koi chưa nhiều tảo Spirulina platensis, tảo này chứa nhiều carotene là cá có màu đỏ Sắc tố đỏ và vàng phát triển tốt trong nước có giàu tảo xanh Ngoài ra cá Koi còn có thể cho ăn thêm thức ăn tươi sống như côn trùng, ốc, vẹm, tép và phiêu sinh
Cá Chép là loài có sức sinh trưởng rất nhanh Theo Lê Thị Bình (2001), cá ngoài tự nhiên có thể dài đến 1m, trong điều kiện nuôi dưỡng cá dài 25 – 60 cm
2.5.4 Đặc điểm sinh sản
Cá chép 8 – 10 tháng tuổi bắt đầu đẻ được Cá đẻ tự nhiên trong ao nuôi
Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần hóa nên có thể sinh sản tốt quanh năm
Thời gian tái phát dục nhanh, khoảng 15 ngày đối với cá đực và 20 – 30 ngày đối với cá cái nhưng cũng tùy thuộc vào thức ăn, chế độ nuôi vỗ, nhiệt độ nước và các yếu tố môi trường khác như lượng oxygen hòa tan (DO), ánh sáng, độ pH…
Cá chép Nhật là loài đẻ trứng dính vào giá thể Trong tự nhiên, giá thể của chúng là thực vật thủy sinh, rong Trong điều kiện nuôi trong các trại cá, rễ lục bình, rong đuôi chồn, các sợi bằng nhựa là những giá thể tốt Tỉ lệ cá đực cái là 1:1 hay là 1,5:1 Có thể tạo mưa nhân tạo để kích thích cá đẻ Não thùy là kích dục tố để kích thích cá đẻ với liều lượng là 5 – 6 mg/kg cá cái Ngoài ra có thể dùng Ovaprim với liều lượng 0.5ml/kg Sau khi cá đẻ xong thì tách cá bố mẹ ra khỏi trứng và ấp trứng Bể ấp trứng cần xử lý Methylene Blue 5 ppm Ơû nhiệt độ từ 26 – 280C thì sau 36 – 48 giờ thì trứng nở Sau khoảng 3 ngày cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài Lúc này cho cá ăn ấu trùng Artemia, Moina, luân trùng Sau đó chuyển sang cho ăn thức ăn trùng chỉ
Trang 402.6 Phân Loại Cơ Bản Kiểu Hình Cá Chép Nhật
Dựa vào màu sắc, cá Koi được chia thành 14 nhóm màu Trong 14 nhóm này lại chia thành 2 nhóm chính dựa vào mức độ ánh kim của vẩy Vẩy không ánh kim gồm các nhóm Kohaku, Taishosanke, Showasanshoku, Bekko, Utsurimono, Asagi, Shusui, Koromo, Kawarimono và Tancho Còn có nhóm ánh kim gồm Hikarimono, Hikari-Utsurimono, Hikarimoyo-mono
Hình 2.36 Inazuma Kohaku (trái) – Nidan Kohaku (giữa) – Yodan Kohaku (phải)
2.6.2 Taiso Sanke
Giống này gồm 3 màu xuất hiện khoảng giữa năm 1991 – 1992 Ngoài hai màu đỏ và trắng ra nó còn có thêm màu đen Không có vết đen ở phần đầu