Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Chép Nhật

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ DẠNG KIỂU HÌNH CỦA CÁ VÀNG VÀ CÁ CHÉP NHẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 40)

2.5.1.1 Hình dạng

Thân dẹp bên, đầu thuôn, có hai đôi râu. Miệng hướng về phía trước khá rộng, khởi điểm của vây lưng nằm sau khởi điểm của vây bụng, vây hậu moan cao gần bằng vaõy lửng.

Vây đuôi có hai thùy bằng nhau, tia cứng cuối cùng của vây lưng và vây hậu môn đều có răng cưa ở cạnh trong.

Cá thiên nhiên thường có màu trắng xám, lưng màu tối, bụng màu sáng, cạnh các vây màu đỏ.

Tuy nhiên do điều kiện sống khác nhau nên loài cá chép ở các vùng khác nhau thể hiện biến dị rất rõ, nhất là về hình dạng và số lượng vây, màu sắc, kích thước và hình dạng toàn thân.

2.5.1.2 Màu sắc

Theo Mills (1993) trích bởi Dương Hồng Nga (2003) cho rằng có thể phân biệt cá chép Nhật theo màu sắc và vẩy như sau:

- Cá chép Nhật có màu sắc rất đa dạng với sự phối hợp của bốn màu đỏ, vàng, đen, trắng, cam… đã gây được sự chú ý đến người nuôi cảnh.

- Cá chép Nhật hai màu Koi bicolor có màu trắng với các mảng đỏ gọi là Kohaku.

- Cá có màu vàng kim hay bạc gọi là Hariwaki.

- Cá chép Nhật ba màu Koi tricolor, trên thân có màu vàng cam, đen đốm vẩy lớn Doitsu gọi là loài cá chép Agasi, ba màu truyền thống, nhiều đốm đỏ và đen trên thân màu trắng gọi là Taisho sanke.

- Cá có ba màu vàng là Mongrel Koi.

2.5.1.3 Loại vẩy

Hầu hết cá Koi có vẩy bao phủ toàn bộ cơ thể. Một số dạng vẩy thường gặp:

Doitsu: cá Koi chỉ có một ít vẩy phủ trên cơ thể gọi là Doitsu koi. Vẩy Doitsu chia làm 3 dạng:

- Leather koi không có vẩy dọc theo cơ quan đường bên và chỉ có một ít vẩy nhỏ ở đường lưng. Đây là dạng bình thường của dạng vẩy Doitsu.

- Mirro Doitsu Koi có vẩy lớn dọc theo đường vây lưng và đường bên.

- Yoroi hay Ishigaki Doitsu Koi là dạng vẩy từng phần. Dạng vẩy này có nhiều vẩy hơn dọc cơ quan đường bên và đường lưng xen kẽ với nhau (Yoroi nghĩa là áo giáp và Ishigaki nghĩa là vẩy đá).

- Kinginrin: là dạng vẩy có đặc tính phản chiếu và lấp lánh cao khi có ánh sáng.

Mặc dù mỗi con cá Koi đều có ít nhiều vẩy Kinginrin nhưng chỉ có 20 dạng cá Koi xếp vào nhóm có vẩy Kinginrin.

- Fucarin: là vùng da giữa các vẩy hơn là đặc tính của vẩy. Fucarin có ở cá Koi có ánh kim tốt và được hiểu như vẩy nhỏ hơn.

- Lustre: mô tả sự rực rỡ, chiếu sáng thể hiện trên da của cá. Nó dùng phân biệt cá có ánh kim và hông có ánh kim. Hai từ chính yếu để mô tả độ rực rỡ của cá Koi là:

- Hikari: ánh kim

- Kawari: không ánh kim.

Ngoài ra, những nhà nuôi cảnh có thể phân biệt cá chép theo các vây, cá chép đuôi dài còn gọi là cá chép Phụng có nguồn gốc từ Châu Âu và cá chép đuôi cụt có nguồn gốc từ Châu Á. Cùng một kích cỡ và tuổi thì cá chép đuôi dài có các vây lưng và vây hậu môn, vây ngực và đuôi dài hơn so với chép đuôi cụt.

2.5.2 Môi trường sống

Cá chép là loài phân bố rộng khắp thế giới. Cá sống ở nước ngọt, trong các ao, suối, sông, hồ. Cá chép thường sống ở tầng giữa và tầng đáy bơi lội thành đàn.

Môi trường nuôi sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và tăng trưởng của cá. Cá chép Nhật có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 14 , hàm lượng oxy thấp nhất trong bể nuôi là 2mg/l, độ pH từ 4 – 9, nhiệt độ nước 20 – 270 C (Võ Văn Chi, 1993).

Nhưng theo Lê Thị Thanh Muốn, 2001 thì cá chép Nhật chỉ có thể chịu được độ mặn 2 – 6 với độ pH từ 6 – 7.5 và ngưỡng oxy là 0.245mg/l.

Môi trường nước thích hợp nhất cho cá là pH = 7.6, nhiệt độ 190C và cá có thể sống trong mọi tầng nước (Axelrod, 1995).

Cá thích nước trong sạch và ngưỡng oxy cao, phân bố rộng, sống ở các vùng thuộc Châu Á, trong các thủy vực (Lê Thị Bình, 2001). Tuy nhiên, do điều kiện sống khác nhau thể hiện biến dị rất rõ, nhất là về hình dạng toàn thân, số lượng vẩy, màu sắc, kích thước và một trong số đó là cá chép Nhật. Do được thuần hóa nên theo các nhà nuôi cảnh, cá chép Nhật rất thích hợp với điều kiện nuôi tại Việt Nam và sinh trưởng tốt.

2.5.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

Thức ăn chứa các yếu tố khác nhau như đạm, chất béo, tinh bột, vitamine và khoáng. Dạng thức ăn, chất lượng và kích cỡ thức ăn thay đổi tùy thuộc vào kích cỡ cá.

Vấn đề lớn của thức ăn cho cá Koi dựa vào ngũ cốc với các thành phần khác nhau được dựa vào để tạo màu cho cá và giúp cá tiêu hóa tốt. Chọn kích cỡ thức ăn cho cá phải nhỏ hơn kích thước của miệng. Hầu hết thức ăn cho cá Koi thuộc hai dạng là dạng nổi và dạng chìm. Koi là một loài cá ăn đáy nên tốt nhất nên chọn thức ăn dạng chìm. Tốt nhất nên cho cá ăn vừa đủ nghĩa là sau 5 phút cá sẽ ăn hết. Thường cho cá ăn khoảng 5%

trọng lượng thân với kích cỡ 15 – 20 cm. Cá lớn hơn 15 cm thì cho ăn giảm lại khoảng 2% trọng lượng thân. Vào mùa đông nên cung cấp thêm mầm lúa mì để cung cấp năng lượng cho cá. Ngoài ra mầm lúa mì còn là nguồn Vitamine E giúp cá thành thục sinh duùc toỏt.

Cá Koi có giá trị kinh tế cao dựa trên màu sắc và hình dạng của chúng. Màu sắc cá có thể biến đổi do thức ăn có chứa nhiều carotene. Carotene ảnh hưởng đến màu đỏ của cá nhưng nếu quá cao sẽ làm cho màu trắng của cá biến đổi sang màu hồng. Phần lớn trong thức ăn cho cá Koi chưa nhiều tảo Spirulina platensis, tảo này chứa nhiều carotene là cá có màu đỏ. Sắc tố đỏ và vàng phát triển tốt trong nước có giàu tảo xanh.

Ngoài ra cá Koi còn có thể cho ăn thêm thức ăn tươi sống như côn trùng, ốc, vẹm, tép và phieâu sinh.

Cá Chép là loài có sức sinh trưởng rất nhanh. Theo Lê Thị Bình (2001), cá ngoài tự nhiên có thể dài đến 1m, trong điều kiện nuôi dưỡng cá dài 25 – 60 cm.

2.5.4 Đặc điểm sinh sản

Cá chép 8 – 10 tháng tuổi bắt đầu đẻ được. Cá đẻ tự nhiên trong ao nuôi.

Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần hóa nên có thể sinh sản tốt quanh năm.

Thời gian tái phát dục nhanh, khoảng 15 ngày đối với cá đực và 20 – 30 ngày đối với cá cái nhưng cũng tùy thuộc vào thức ăn, chế độ nuôi vỗ, nhiệt độ nước và các yếu tố môi trường khác như lượng oxygen hòa tan (DO), ánh sáng, độ pH…

Cá chép Nhật là loài đẻ trứng dính vào giá thể. Trong tự nhiên, giá thể của chúng là thực vật thủy sinh, rong. Trong điều kiện nuôi trong các trại cá, rễ lục bình, rong đuôi chồn, các sợi bằng nhựa là những giá thể tốt. Tỉ lệ cá đực cái là 1:1 hay là 1,5:1. Có thể tạo mưa nhân tạo để kích thích cá đẻ. Não thùy là kích dục tố để kích thích cá đẻ với liều lượng là 5 – 6 mg/kg cá cái. Ngoài ra có thể dùng Ovaprim với liều lượng 0.5ml/kg. Sau khi cá đẻ xong thì tách cá bố mẹ ra khỏi trứng và ấp trứng. Bể ấp trứng cần xử lý Methylene Blue 5 ppm. Ơû nhiệt độ từ 26 – 280C thì sau 36 – 48 giờ thì trứng nở. Sau khoảng 3 ngày cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Lúc này cho cá ăn ấu trùng Artemia, Moina, luân trùng. Sau đó chuyển sang cho ăn thức ăn trùng chỉ.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ DẠNG KIỂU HÌNH CỦA CÁ VÀNG VÀ CÁ CHÉP NHẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)