Phân Loại Cơ Bản Kiểu Hình Cá Chép Nhật

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ DẠNG KIỂU HÌNH CỦA CÁ VÀNG VÀ CÁ CHÉP NHẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 40 - 46)

Dựa vào màu sắc, cá Koi được chia thành 14 nhóm màu. Trong 14 nhóm này lại chia thành 2 nhóm chính dựa vào mức độ ánh kim của vẩy. Vẩy không ánh kim gồm các nhóm Kohaku, Taishosanke, Showasanshoku, Bekko, Utsurimono, Asagi, Shusui, Koromo, Kawarimono và Tancho. Còn có nhóm ánh kim gồm Hikarimono, Hikari- Utsurimono, Hikarimoyo-mono.

2.6.1 Kohaku

Đây là loại phổ biến nhất từ xa xưa, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cá Koi trắng – đỏ xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào giữa 1804 và 1829. Nó được bảo vệ và trưng bày ở các hội chợ về cá Koi ở thành phố Ojiya khoảng 1917. Theo Kamihata thì hơn 50%

các loại cá Koi được sản xuất là Kohaku. Có nhiều loại Kohaku khác nhau chẳng hạn như thân hình trắng chỉ có môi đỏ, một số khác thì bụng đỏ, một vài đỏ ở nắp mang. Cá đẹp là cá có màu trắng như tuyết và đốm đỏ phải rõ và đậm.

Hình 2.36 Inazuma Kohaku (trái) – Nidan Kohaku (giữa) – Yodan Kohaku (phải)

2.6.2 Taiso Sanke

Giống này gồm 3 màu xuất hiện khoảng giữa năm 1991 – 1992. Ngoài hai màu đỏ và trắng ra nó còn có thêm màu đen. Không có vết đen ở phần đầu.

Hình 2.37 Maruten Sanke (trái) – Tancho Sanke (phải) 2.6.3 Showa

Cơ thể gồm 3 màu trắng, đen và đỏ xuất hiện 1924. ba màu của Taiso Sanke khác với Showa Sanke. Cá được sản xuất lần đầu sau thập niên 1920 lai giữa Kohaku (đỏ – trắng) với KiUtsuri (đen – vàng). Không giống như Taiso Sanke có màu đỏ liền nhau, màu đen trên Showa Sanke không liền nhau thành khối. Cá Showa Sanke đẹp là loại có màu đen trên đỉnh đầu.

Hình 2.38 Hi Showa (trái) – Kindai Showa (giữa) – Tancho Showa (phải) 2.6.4 Bekko

Nhóm này có màu cơ bản là trắng, vàng, đỏ cam hay đỏ kết hợp với những đốm đen. Nó khác với Utsuri là các vết đen nhỏ hơn nhiều và phân tán hơn. Con có nền màu vàng và những đốm đen là có giá trị và hiếm gặp.

Hình 2.39 Aka Bekko (trái) – Shiro Bekko (giữa) – Ki Bekko (phải) 2.6.5 Utsuri – mono

Đây là nhóm biến đổi rộng của Nishikigoi. Màu cơ bản của cá là màu đen. Cá đen được tô màu thứ hai là màu vàng, đỏ và trắng. Tiêu chuẩn của cá là màu đen và tất cả các vi của nó với ưu thế là màu đen. Màu đen càng nhiều trên vây thì cá càng đẹp.

Hình 2.40 Shiro Utsuri (trái) – Hi Utsuri (giữa) – Ki Utsuri (phải) 2.6.6 Asagi

Asagi nghĩa là màu xanh nhẹ, đây là loài hiếm gặp. Nó là giống biến dị đầu tiên hay giống màu có nguồn gốc từ cá chép hoang dại.

Hình 2.41 Asagi 2.6.7 Shusui

Theo tiếng Nhật Shusui là “nước mùa thu”, nó là con lai giữa cá chép kính Đức bình thường và con Asagi Sanke.

2.6.8 Komoro

Theo tiếng Nhật có nghĩa là áo choàng. Nó là nhóm cá hiếm có màu bạc hay màu xanh da trời phủ lên các vùng màu đỏ và trắng. Một trong những loài nổi tiếng nhất của Komoro là Aigoromo có màu đỏ và trắng với màu xanh lơ phủ lên vùng đỏ trông rất oai phong. Nó được lai tạo từ Asagi và Kohaku.

Hình 2.42 Ai Komoro (trái) – Sumi Koromo (phải) 2.6.9 Kawarimono

Là nhóm không thuộc phân loại trước đây. Có từ vài ngàn đến mười ngàn dạng khác nhau. Trong đó đã có vài dòng trộn lẫn với nhau. Tuy nhiên chúng được theo dõi để tách ra và phân loại chính xác vì thế các phần màu và các màu kỳ ảo sẽ được lai tạo

và dĩ nhiên giống

mới ra đời.

Hình 2.43 Hageshiro (trái) – Kumonryu (giữa) – Kigoi (phải)

Hình 2.44 Soragoi (trái) – Midorigoi (phải) 2.6.10 Tancho

Tancho là tên của một loài sếu Nhật Bản có điểm đỏ trên đầu. Cá Tancho Koi có thể xem là loại phụ hay một dạng của Kohaku. Cá có đỉnh tròn trên đầu với toàn thân màu trắng. Và nó có biểu tượng như lá cờ của Nhật Bản vì vậy nó rất có giá nếu như chấm đỏ trên đầu tròn và rõ ràng, thân thì trắng như tuyết.

Hình 2.45 Tancho

2.6.11 Hikari Moyo

Là loại Koi đơn có màu ánh kim, trông rất quý phái. Chúng có màu rất thuần nhất từ đầu đến các vây. Cá có nhiều tên và nhiều loại. Đại diện của loại này là con Ogon có màu vàng kim.

Hình 2.46 Yamabuki (trái) – Orenji (giữa) – Gin Matsuba (phải)

Hình 2.47 Kin Matsuba (trái) – Aka Matsuba (phải) 2.6.12 Hikari Utsuri-mono

Là con Utsuri có hai màu, ngoại trừ là vẩy có ánh kim. Hikari Utsuri biểu hiện của giống loài có màu sáng bóng, vàng hay bạc của Utsuri và Showa.

Hình 2.48 Gin Shiro (trái) – Kin ki utsuri (phải) 2.6.13 Hikarimoyo – mono

Là loại Koi có các phần ánh kim và bình thường. Hikari nghĩa là ánh kim còn moyo nghĩa là các phần. Cá thường điểm 4 hoặc 5 màu khác nhau. Nhìn chung Hikari Moyo có hai màu trở lên và một trong các màu đó là màu ánh kim.

Hình 2.49 Yamato Nishiki (trái) – Kujaku (giữa) – Hariwake (phải) 2.6.14 KinGinRin

Nhóm từ “KinGinRin” có nghĩa và nhiều cách giải thích khác nhau. Cơ bản là Kin – Vàng, Gin – Bạc, Rin – Vẩy. Khi kết hợp lại có nghĩa là cá có vẩy màu vàng – bạc.

Hình 2.50 Ginrin

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ DẠNG KIỂU HÌNH CỦA CÁ VÀNG VÀ CÁ CHÉP NHẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)