1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các vấn đề cơ bản về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại

44 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 491,5 KB

Nội dung

1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm Ngân hàng thương mại a) Khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức trung gian tài chính, nhận tiền gửi của các hộ gia đình (cá nhân) và cho các doanh nghiệp và cá nhân khác vay, cung cấp các dịch vụ về thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền, các dịch vụ liên quan đến thư tín dụng, dịch vụ két an toàn,.v.v… b) Đặc điểm NHTM là tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung do Nhà nước nắm độc quyền sở hữu hệ thống ngân hàng một cấp nên trên thực tế Việt Nam không tồn tại các NHTM với tư cách là tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Với sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty (CTy) tài chính năm 1990, các loại hình NHTM được thừa nhận về mặt pháp lý. Tổ chức này hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là vấn đề cơ bản để phân biệt NHTM với các loại ngân hàng khác. Theo quy định của Nghị định của Chính Phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 về tổ chức và hoạt động của các NHTM, thì NHTM được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Về bản chất, NHTM là một tổ chức kinh tế đặc thù. Tính đặc thù của ngân hàng thể hiện đặc biệt là: đối tượng tác nghiệp là tiền tệ. Xét từ góc độ dịch vụ trung gian tài chính chủ yếu mà ngân hàng thực hiện, ta phân loại NHTM thành các loại: ngân hàng thông thường, ngân hàng tín thác, ngân hàng tín dụng dài hạn… Nhưng, xu hướng chuyển đổi thành các trung gian tài chính tổng hợp đã khiến cho các phân loại trên không còn được sử dụng nhiều. Ngay cả ngân hàng đầu tư vốn được coi là loại hình ngân hàng khác NHTM không còn khác biệt nhiều. Xét theo không gian địa lý hoạt động chủ yếu, chúng ta lại có thể phân biệt thành NHTM đô thị và NHTM nông thôn. Một số nước, họ phân biệt các NHTM thành các loại theo hình thức sở hữu. Chẳng hạn, Trung Quốc và Việt Nam, Chính phủ phân những NHTM thành các loại: NHTM Nhà nước (do Chính phủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ), NHTM cổ phần (vốn điều lệ được chia thành các cổ phần, song các tập đoàn kinh tế Nhà nước hay các tổng công ty Nhà nước có thể chia nhau sở hữu toàn bộ vốn điều lệ đó), NHTM liên doanh (tổ chức tín dụng nước ngoài và tổ chức tín dung trong nước cùng sở hữu), NHTM nước ngoài (đúng ra là chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Căn cứ vào phạm vi kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật mà NHTM hoạt động, có thể phân chia thành hai loại: ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng kinh doanh đa năng, tổng hợp. NHTM chuyên doanh là NHTM chỉ kinh doanh ngân hàng trong từng lĩnh vực, từng loại khách hàng cụ thể như: chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyên kinh doanh bất động sản… NHTM kinh doanh tổng hợp là NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng không bị giới hạn bởi lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật và loại khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng này được trực tiếp kinh doanh trong các lĩnh vực khác gọi là ngân hàng đa năng. Ở Việt Nam hiện nay, các loại hình NHTM như sau: NHTM Nhà nước: là NHTM do Nhà nước thành lập, thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động của NHTM Nhà nước mục tiêu là lợi nhuận. Tuy nhiên, do các NHTM Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng nên còn được Nhà nước giao nhiệm vụ góp phần thực hiện các chính sách kinh tế của Nhà nước. Sự lồng ghép hai mục tiêu trên với nhau đối với hoạt động của NHTM Nhà nước thể hiện rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu (Nhà nước) với loại hình NHTM này. Việc giao nhiệm vụ của NHTM Nhà nước xuất phát từ quyền chủ sở hữu của Nhà nước mà không phải từ cơ sở quyền lực của Nhà nước. NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Để thành lập NHTM cổ phần, tổ chức, cá nhân tham gia thành lập ngân hàng (sáng lập viên) phải thoả mãn các điều kiện về năng lực chuyên môn, năng lực tài chính…mà pháp luật không có quy định cụ thể về cơ cấu thành phần sáng lập viên. Ở Việt Nam, Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 quy định: “NHTM cổ phần là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định.” Nhà nước đã hạn chế mức góp vốn của một tổ chức hoặc một cá nhân vào NHTM cổ phần mà không giới hạn loại tổ chức, cá nhân nào có thể tham gia thành lập NHTM cổ phần. Trên cơ sở quy định của Điều 12 Luật các tổ chức tín dụng, Điều 37 Nghị định 49/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định: NHTM cổ phần của Nhà nước và nhân dân (gọi tắt là NHTM cổ phần) là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng Nhà nước và tổ chức khác, cá nhân cùng đóng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với quy định này, pháp luật Việt nam đặt ra điều kiện bắt buộc là đối với NHTM cổ phần có vốn góp của Nhà nước. Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh, bằng vốn góp của bên Việt nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài). Ngân hàng liên doanh là pháp nhân Việt nam, có trụ sở chính tại Việt nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp; và theo các quy định của pháp luật Việt nam. Phần vốn góp của bên nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, thời gian hoạt động của ngân hàng này được ghi trong giấy phép kinh doanh nhưng tối đa không quá 30 năm. Ngân hàng 100%vốn nước ngoài: Nhà nước chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn để thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng (theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn vào kinh doanh ngân hàng không phân biệt hình thức tổ chức tín dụng là ngân hàng hay phi ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và pháp luật Việt nam, được ngân hàng mở chi nhánh bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh của Việt Nam. Loại hình này không có tư cách của một chủ thể độc lập mà theo chế độ uỷ quyền của ngân hàng nước ngoài (chủ yếu thực hiện theo chế độ uỷ quyền thường xuyên). Trong trường hợp một ngân hàng nước ngoài mở nhiều chi nhánh ở Việt nam thì các chi nhánh này là những đơn vị được tổ chức độc lập với nhau, phụ thuộc ngân hàng nước ngoài và được ngân hàng nước ngoài cấp vốn hoạt động. Thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ghi trong giấy phép nhưng tối đa không quá 20 năm (theo quy định của Nghị định số 13/1999/NĐ-CP của Chính phủ). 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại a) Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động rất quan trọng đối với ngân hàng, vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ bé trong tổng nguồn vốn. Vì vậy, để hoàn thành chức năng là trung gian tài chính của nền kinh tế, ngân hàng đã huy động những khoản tiền tiết kiệm, tamj thời nhàn rỗi trong dân chúng, các tổ chức kinh tế xã hội để tập chung thành nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Hiện nay, ngân hàng đang phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian và thị trường tài chính để thu hút nguồn vốn vay, với nhiều hình thức huy động đa dạng: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, phát hành chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất hấp dẫn, mang lại nhiều tiện ích cho người gửi, đảm bảo an toàn thông qua bảo hiểm tiền gửi đã giúp cho ngân hàng có được lòng tin của công chúng và từ đó thu hút được ngày càng lớn nguồn vốn huy động. Ngoài ra, Ngân hàng có thể vay ngân hàng Nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác hay vay trên thị trường vốn, nhưng đây là những nguồn không thường xuyên, có thời hạn ngăn.

Ngày đăng: 15/09/2018, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w