Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

34 142 0
Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta đã và đang đi theo nền kinh tế thị trường. Để tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, sản xuất nông nghiệp đạt những thành tựu to lớn, chúng ta đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lượng thực, thực phẩm không ngừng tăng cao. Từ một nước thiếu lương thực thì cho tới nay nước ta đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực. Có được những kết quả đó là sự đóng góp không nhỏ của kinh tế hộ gia đình - thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế hộ sản xuất trong đó trọng tâm là hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Từ định hướng và chính sách về phát triển phát triển kinh tế hộ sản xuất đã giúp cho Ngân hàng nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng mở rộng và từng bước hoàn thiện cơ chế cho vay kinh tế hộ sản xuất. Trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định được hiệu quả của đồng vốn cho vay và khả năng quan lý, sử dụng vốn của các hộ gia đình cho sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và hoàn trả lượng vốn cho Nhà nước. Tuy nhiên, những tồn tại về cơ chế chính sách, hành lang pháp lý và những tác động của cơ chế thị trường vẫn còn thiếu, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đáp ứng đầy đủ kịp thời có hiệu quả nhu cầu về vốn cho hộ sản xuất phát triển kinh tế. Nhu cầu vốn đòi hỏi rất lớn từ nội lực các gia đình, từ ngân sách và từ nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. Do đó, phải mở rộng đầu tư vốn cho kinh tế hộ để tận dụng, khai thác những tiềm năng sẵn có về đất đai, mặt nước, lao động, tài nguyên làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế việc mở rộng cho vay vốn đối với hộ sản xuất ngày càng khó khăn. Với chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ngày càng lớn, hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất sẽ có nhiều rủi ro. Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao hiệu quả của vốn tín dụng đối với hộ, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mới thực sự trở thành tác nhân thúc đẩy kinh tế hộ nói riêng, nền kinh tế nói chung phát triển. Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng cho vay vốn đến hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, em quyết định nghiên cứu đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn” nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn vừa mang tính thời sự trong kinh doanh tiền tệ tại Ngân hàng hiện nay.

Ngày đăng: 14/09/2018, 10:25

Mục lục

  • PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH (SXKD)

    • I. KHÁI NIỆM HỘ SXKD

    • II. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH

      • 1. Hộ SXKD về cơ bản là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng

      • 2. Hộ là chủ thể sản xuất - kinh doanh với số lượng đông

      • 3. Hộ SXKD được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên rất đa dạng

      • 4. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất của kinh tế hộ SXKD biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ và thị trường

      • 5. Hộ SXKD có đối tượng sản xuất hết sức phức tạp và đa dạng, quá trình sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ và ngoài hoạt động nông nghiệp còn có thể tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp dưới nhiều mức độ khác nhau

      • 6. Kinh tế hộ SXKD hiện nay chủ yếu chịu sự chi phối của Bộ Luật Dân sự( trừ những trường hợp có yêu cầu đăng kí kinh doanh) khiến việc quản lý chưa thực sự đồng nhất

      • 7. Về tính pháp lý và khả năng tài chính của hộ

      • III. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỘ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

        • 1. Kinh tế hộ góp phần tích cực vào công cuộc chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa

        • 2. Kinh tế hộ góp phần dẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn - mục tiêu chiến lược của nước ta

        • 3.Kinh tế hộ đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

        • 2. Phân loại

          • 2.1. Phân loại theo thành phần kinh tế

          • 2.2. Phân loại theo mục đích cho vay

          • 2.3. Phân loại theo thời hạn cho vay

          • 2.4. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

          • II. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ SXKD

            • 1. TDNH đáp ứng nhu cầu vốn của hộ SXKD

            • 2. TDNH giúp vấn đề việc làm được giải quyết một cách tích cực

            • 3. TDNH giúp phát triển các làng nghề truyền thống, ngành nghề mới

            • 4. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và ổn định sản xuất

            • 5. TDNH giúp giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan