TÀI LIỆU CHUẨN CHO LUẬN VĂN THẠC SĨ, Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích BCTC trong các doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích BCTC tại công ty CP XNK Hoàng Hà Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại công ty CP XNK Hoàng Hà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
- -NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TÊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH THỊ MAI
Trang 2Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập riêngtôi
Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là quá trình lao độngmiệt mài, đi sâu tìm hiểu thực sự của tôi Mọi số liệu, tài liệu được sử dụngtrong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản luận văn của mình
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Cường
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG DOANH NGHIỆP 1
1.1 Khái quát về hệ thống báo cáo tài chính 1 1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của báo cáo tài chính 1
1.1.2 Mục đích và vai trò của BCTC 2
1.1.3 Hệ thống BCTC doanh nghiệp 4
1.2 Khái quát về phân tích BCTC 12 1.2.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 12
1.2.2 Mục đích, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính 12
1.2.3 Nguồn tài liệu phân tích và quy trình phân tích báo cáo tài chính 16
1.2.4 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 19
1.3 Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp 26 1.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản 27
1.3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 27
1.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 28
1.3.4 Phân tích tình hình rủi ro về tài chính của doanh nghiệp 33
1.3.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 36
1.3.6 Phân tích dòng tiền và khả năng tạo tiền 37
1.3.7 Phân tích chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty cổ phần 39
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ 41
Trang 52.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty của công ty Cổ phẩn xuất
nhập khẩu Hoàng Hà 41
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh 42
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và cách chính sách kế toán áp dụng tại công ty 46
2.2 Thự trạng nguồn tài liệu phân tích, quy trình và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 48 2.2.1 Thực trạng nguồn tài liệu phân tích 48
2.2.2 Thực trạng quy trình phân tích 49
2.2.3 Thực trạng phương pháp phân tích 51
2.3 Trực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 51 2.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản 52
2.3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 57
2.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 62
2.3.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh 73
2.3.6 Phân tích dòng tiền và khả năng tạo tiền 78
2.4 Đánh giá thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 79 2.4.1 Ưu điểm 79
3.2.2 Về nhược điểm 81
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 84
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ 85 3.1 Định hướng phát triển công ty trong giai đoạn 2018 - 2030 85 3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 86 3.2.1 Hoàn thiện nguồn tài liệu phân tích và quy trình phân tích 86
Trang 63.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích 88
3.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích 88
3.2.5 Về tổ chức và nhân sự cho công tác phân tích báo cáo tài chính 93
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 95 3.3.1 Với Nhà nước 95
3.3.2 Với ngành liên quan 95
3.3.3 Đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 96
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 97 KÊT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản 53
Bảng 2.2: Phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn 58
Biểu 2.3: Tình hình công nợ của Công ty năm 2015, năm 2016 64
Bảng 2.4: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 68
Bảng 2.5: Bảng phân tích rủi ro tài chính 71
Bảng 2.6: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2015 – 2016 74
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí 75
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu phản ánh dòng tiền và khả năng tạo tiền 78
Bảng 3.1: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 90
Bảng 3.2: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 91
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời 26
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 42
Sơ đồ 2.2 sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 46
Trang 9DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT
Chữ viết tắt Dịch nghĩa
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên lý thuyết cũng như thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, phântích báo cáo tài chính đóng vai trò hết sức cần thiết Mục đích của việcphân tích báo cáo tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá đượcnăng lực tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp Dovậy, phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối vớicác chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mà các thông tin
từ việc phân tích báo cáo tài chính mang lại còn hữu ích đối với các nhàđầu tư, nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động trong doanh nghiệp,các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế Đặc biệt, đối với các công ty cổphần, công tác này đặc biệt chiếm vị trí nổi bật bởi nó ảnh hưởng rất lớntới việc ra quyết định của các nhà đầu tư - một nhân tố giữ vai trò khôngnhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp
Thực tế hiện nay, với những lý do khác nhau, công tác phân tíchbáo cáo tài chính tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành công cụhữu ích cho các đối tượng liên quan, do vậy chưa thực sự phát huy đượcvai trò, ý nghĩa tích cực của nó
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà là doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh sản xuất và phân phối trong nước và xuất khẩu các sảnphẩm: Vật liệu xây dựng, các sản phẩm Gốm Hoàng Hà, gốm Hoàng Quế,các nhãn hiệu Lexxa, Lankozi, Claze… Trong lĩnh vực này, doanh nghiệpchịu sự cạnh tranh khá lớn của rất nhiều các doanh nghiệp cũng sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm cùng loại từ thị trường trong nước cũng nhưQuốc tế Muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh, một nhân tốquan trọng là doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác thực trạng tàichính và tiềm năng của doanh nghiệp để có thể ra những quyết định đúng
Trang 11Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư,các nhà cho vay, các nhà cung cấp… hay không cũng chịu ảnh hưởng rấtnhiều từ công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhậnthức được tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp,Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà đã quan tâm tới công tác này
và đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên công tác phân tích báocáo tài chính của Công ty vẫn chưa thực sự có hệ thống, chưa có chiềusâu, chưa thực sự là công cụ đắc lực cho việc ra quyết định của các nhàquản lý và chưa trở thành đòn bẩy để thu hút sự quan tâm của các đốitượng liên quan khác Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, em đã chọn đề
tài: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hoàng Hà” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đề tài
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính của nhiềutác giả đã công bố, dưới đây là một số đề tài:
Luận văn Thạc sĩ “Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phầnBIBICA (2016), tác giả Nguyễn Thị Quỳnh, Đại học Lao động – Xã Hội
Đề tài đã đưa ra một số lý luận chung về phân tích BCTC trong cácdoanh nghiệp nói chung, thực trạng phân tích BCTC tại công ty cổ phầnBIBICA và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính:Giải pháp về tài liệu phân tích, phương pháp phân tích…Tuy nhiên luận vănchỉ tập trung phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh,chưa phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phân tích dòng tiền và khả năngtạo tiền của công ty
Luận văn Thạc sĩ “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kinh
Đô, 2014, tác giả Phan Văn Mạnh, Đại học Kinh tế Quốc dân”
Luận văn phân tích khá khá đầy đủ về báo cáo tài chính tại công ty cổphần Kinh Đô, đưa ra nhiều ý kiến có tính thực tiễn góp phần hoàn thiện phântích báo cáo tài chính tại công ty Tuy nhiên, trong thực trạng phân tích báo
Trang 12cáo tài chính một số nội dung tác giả trình bầy còn mang tính chất liệt kê vềcác số liệu trên báo cáo tài chính, chưa đưa ra ý nghĩa của các con số.
Luận văn Thạc sĩ “ Phân tích báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần Tậpđoàn Hòa Phát, 2015, tác giả Bùi Minh Phương, Học viện tài chính”
Đề tài đã đưa ra một số lý luận chung về phân tích BCTC trong cácdoanh nghiệp nói chung, thực trạng phân tích BCTC tại công ty cổ phần Tậpđoàn Hòa Phát và đưa ra một số giải pháp có tính thực tiễ cao góp phần hoànthiện phân tích báo cáo tài chính Bên cạnh đó, Do Công ty cổ phần Tập đoànHòa Phát có nhiều các công ty con, BTCT của Tập đoàn được lập trên cơ sởhợp nhất các BCTC của các công ty con nên để đánh giá từ kết quả phân tíchcủa BCTC của Tập đoàn, tác giả chưa nêu bật được các ý nghĩa của các chỉtiêu tài chính đã phân tích Bên cạnh đó, công ty Cổ phần tập đoàn Hòa phátniêm yết trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên tác giả chưa phân tích một sốchỉ tiêu cơ bản của công ty cổ phần: Lãi trên cổ phiếu, Hệ số giá cả so với lợinhuận cổ phiếu…
Luận văn Thạc sĩ “Phân tích tài chính tại công ty Cổ phần Dược phẩmViệt Pháp (2015), tác giả Lê Thị Dung, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Đến nay, chưa có đề tài nào đã công bố nghiên cứu về phân tích báocáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trang 13Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về lý luận phân tích báo cáotài chính trong các doanh nghiệp và thực tiễn phân tích báo cáo tài chính tạicông ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà Trên cơ sở đánh giá hiệu quả củacông tác này tại công ty, đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phân tíchbáo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích báo cáo tài chính trongdoanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng phân tích báo cáo tài chínhtại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà trong 2 năm 2015 đến năm2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở nền tảng để nghiên cứu.Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp toán học,phương pháp thống kê, các phương pháp khoa học của chuyên ngành kế toántài chính kết hợp với lý luận cơ bản của chuyên ngành kế toán, tài chính đểnghiên cứu đề tài này
6 Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản vềphân tích báo cáo tài chính qua đó có cái nhìn tổng quát về hệ thống báo cáotài chính, vai trò của hệ thống báo cáo tài chính trong việc cung cấp các thôngtin từ đó cho thấy sự cần thiết trong phân tích báo cáo tài chính trong cácdoanh nghiệp
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Dựa trên hệ thống lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanhnghiệp để nghiên cứu và đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tạicông ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà Từ đó đưa ra những giải pháp
Trang 14hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩuHoàng Hà
6 Kết cấu luận văn
Luận văn được xây dựng ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục, kêt cấu luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệpChương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phầnxuất nhập khẩu Hoàng Hà
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổphần xuất nhập khẩu Hoàng Hà
Trang 15CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về hệ thống báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của báo cáo tài chính
- Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính (BCTC) là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kếtoán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản,nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sảnsuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sửdụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Do đó, báo cáo tàichính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tảithông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinhtế
BCTC là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạngbảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh
và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụngchúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế
- Ý nghĩa của báo cáo tài chính
+ BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệpcũng như các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp + BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh tổngquan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tàisản và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
+ BCTC cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu để nhằm đánh giá tìnhhình, kết quả hoạt động sàn xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanhnghiệp trong kỳ đã qua, BCTC nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát tìnhhình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
Trang 16– BCTC có tầm quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện nhữngkhả năng tiềm tàng, bên cạnh đó nhằm đề ra các quyết định về quản lý, điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu
tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp
– BCTC còn là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng cũng nhưxây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp giúpnâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chodoanh nghiệp
– Chính vì tầm quan trọng đã nêu trên mà báo cáo tài chính (BCTC) là đốitượng rất được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanhnghiệp người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, côngnhân viên của doanh nghiệp
1.1.2 Mục đích và vai trò của BCTC
- Mục đích của BCTC
+ Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong một kỳ kế toán
+ Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giátình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tàichính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trongtương lai
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút
sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanhnghiệp Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khácnhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc
ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình
+ Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tintổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình vàkết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ
Trang 17phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời,phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
+Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàngkiểm toán, thuế BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát,hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tếtài chính của doanh nghiệp
+ Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo tài chính giúp họ nhậnbiết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khảnăng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro để họcân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp
+Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanhtoán, phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanhnghiệp nữa hay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nàocho hợp lý
+ Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin vềkhả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanhnghiệp, chính sách đãi ngộ khách hàng để họ có quyết định đúng đắn trongviệc mua hàng của doanh nghiệp
+ Với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năngcũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đềkhác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính
Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, báo cáo tàichính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây:
+ Báo cáo tài chính phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu
đã qui định, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấuxác nhận của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo
+Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự
và phương pháp lập theo quyết định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể
Trang 18so sánh, đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp qua cácthời kỳ, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Vai trò của BCTC
Vai trò của BCTC là để đánh giá được tình hình tài chính của một công
ty, để so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác BCTC là một công cụ hữu íchnhất cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp Từ BCTC cho thấy tất
cả những gì mà công ty nợ và sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong mộtkhoảng thời gian nhất định và vị thế của công ty thay đổi như thế nào từnhững báo cáo cuối cùng của họ
Tuy nhiên, ý nghĩa của BCTC không phải bất kỳ lúc nào cũng đượcđánh giá là nhân tố với các tin tức, sự kiện quan trọng hay những sự cố khôngbáo trước nhưng nó lại cung cấp điểm bắt đầu để từ đó bạn có thể đánh giá giátrị hiện trạng của các doanh nghiệp, giá trị hiện tại của cổ phiếu không phụthuộc vào khả năng xảy ra trong tương lai
Các báo cáo thể hiện chi tiết về các phương pháp phân tích báo cáo tàichính đơn giản nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư khả năng hiểu được cáccon số và các chỉ số tài chính đơn giản, và có thể sử dụng những kiến thức đó
để hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn khi thực hiện đánh giá phân tích
1.1.3 Hệ thống BCTC doanh nghiệp
Hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành thực hiện theo Chế độ kế toándoanh nghiệp ban hành tại Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọilĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2016, baogồm các Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ
Hệ thống Báo cáo năm gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03 – DN
Trang 19 Bản thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09 – DN
Trong quá trình kinh doanh nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể
bổ sung hoặc sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chínhchấp thuận bằng văn bản
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, yêu cầu chỉ đạo,điều hành, các doanh nghiệp có thể quy định thêm các báo cáo chi tiết khác.Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chungcòn những quy định, hướng dẫn cụ thể được trình bày tại Chế độ kế toándoanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một BCTC phản ánh tổng quát tình hình tài sảncủa doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thờiđiểm nhất định Theo qui định, thời điểm này là ngày cuối cùng của kỳ báocáo Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ tài sản hiện có củadoanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản đó
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các TK
và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cân đối kế toánđược chia thành 2 phần: Tài sản và Nguồn vốn, có thể kết cấu theo kiểu 2 bên(Tài sản bên trái, Nguồn vốn bên phải) hoặc kết cấu 1 bên ( Tài sản phía trên,Nguồn vốn phía dưới)
Phần Tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có, đang thuộc quyền
quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tính đến thời điểm lập báo cáo, đang tồn tạidưới tất cả các hình thái và trong tất cả các giai đoạn,các khâu của quá trình sảnxuất kinh doanh Tài sản là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, là tất cả những gìphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể mang lại lợinhuận trong tương lai và phải thỏa mãn điều kiện sau:
- Thuộc quyền sở hữu hay sử dụng lâu dài của doanh nghiệp
- Có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp
Trang 20- Có gía phí xác định
Xét theo thời gian luân chuyển của tài sản, toàn bộ tài sản của doanhnghiệp được chia thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, được trìnhbày thành 2 phần trong phần tài sản trên bảng cân đối kế toán
Tài sản ngắn hạn là những tài sản được dự tính để bán hoặc sử dụngtrong khuôn khổ của kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc đượcnắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dựkiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ.Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sảndài hạn
Phần Nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp đến cuối kỳ báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp
lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý và sử dụng đối với Nhà nước,cấp trên, các nhà đầu tư, các cổ đông, ngân hàng, các tổ chức tín dụng, kháchhàng, các đơn vị kinh tế khác, công nhân viên…
Nguồn vốn được chia thành 2 loại:
Nợ phải trả: Là tài sản, tiền vốn của đơn vị, đối tượng khác mà doanh
nghiệp đi vay hoặc chiếm dụng nên doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanhtoán Nếu khoản nợ này được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanhbình thường của doanh nghiệp hoặc được thanh toán trong vòng 12 tháng kể
từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì khoản nợ này thuộc nợ ngắn hạn Tất cảcác khoản nợ phải trả khác ngoài nợ ngắn hạn được xếp vào nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn do các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư
đóng góp ban đầu hoặc được bổ xung từ quá trình kinh doanh, doanh nghiệpkhông phải cam kết thanh toán Nó thể hiện tính độc lập, tự chủ về việc sửdụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp
Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, Bảng cân đối kế toán còn phản ánhcác chỉ tiêu ngoài bảng như: Tài sản thuê ngoài, ngoại tệ các loại…Đây lànhững chỉ tiêu phản ánh những tài sản tạm thời để ở doanh nghiệp nhưng
Trang 21không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc một số chỉ tiêu kinh tế đãđược phản ánh ở các tài khoản trong bảng cân đối kế toán nhưng cần theo dõi
đề phục vụ yêu cầu quản lý
Các chỉ tiêu cụ thể cũng như hình thức trình bày các thông tin trên bảngcân đối kế toán hiện hành thực hiện theo quy định tại chế độ kế toán doanhnghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính
1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanhtrong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh(hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính, hoạt độngkhác)
Kết cấu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện theoquy định tại chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số200/2014/ TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Trong đócác chỉ tiêu chính được khái quát như sau:
Doanh thu: Là sự gia tăng về lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình
thức các khoản tiền thu vào hoặc gia tăng tài sản hoặc giảm bớt công nợ dẫnđến việc gia tăng vốn cổ phần mà không phải do các cổ đông đóng góp
Chi phí: Là sự giảm bớt lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức
các khoản tiền chi ra, khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các công nợ dẫn đến việclàm giảm vốn cổ phần mà không phải là do phân phối cho những người thamgia góp vốn
Lợi nhuận: Là phần thu nhập còn lại sau khi trang trải các khoản chi phí
tương ứng theo nguyên tắc phù hợp với doanh thu Lợi nhuận là chỉ tiêuthường được sử dụng làm thước đo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và chi phí được
Trang 22trình bày theo 3 hoạt động kinh doanh (hoạt động bán hàng và cung cấp dịch
vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng
hóa, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra, cung cấp cho khách hàngtrong kỳ báo cáo Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền hoặc chưa thungay sau khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chokhách hàng
Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Đó là biểu hiện bằng tiền của các hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ hoạtđộng sản xuất kinh doanh
Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu do những hoạt động
đầu tư tài chính, kinh doanh về vốn đưa lại
Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt
động về vốn đầu tư tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp
Thu nhập khác: Là những khoản thu từ các hoạt động xảy ra không
thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu chính, như: thu về thanh
lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt, tiền bồi thường, thu được cáckhoản nợ khó đòi đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước…
Chi phí khác: là các khoản chi do các nghiệp vụ không thường xuyên,
riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp như: chi về thanh
lý, nhượng bán tài sản cố định, chi tiền phạt…
1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Luồng tiền theo chuẩn mực số 24 là luồng vào và luồng ra của tiền vàtương đương tiền, không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền vàtương đương tiền trong doanh nghiệp Trong đó:
- Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửikhông kỳ hạn
- Tương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quả 3 tháng),
Trang 23có khả năng chuyển đổi dế dàng thành một lượng tiền xác định và không cónhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việchình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanhnghiệp Nó cung cấp thông tin về các luồng tiền vào chủ yếu (từ hoạt độngkinh doanh, bán tài sản, vay, nợ phải trả, đầu tư của chủ sở hữu,…) và luồngtiền ra chủ yếu (quá trình hoạt động kinh doanh, mở rộng hoạt động, thanhtoán công nợ hay phân chia cho các chủ sở hữu,…)trong một kỳ nhất định.Các thông tin này phục vụ cho việc giải thích, đánh giá các hoạt động đầu tư
và huy động vốn quan trọng của một doanh nghiệp
Nội dung của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là trình bày các khoản thu chicủa doanh nghiệp trong kỳ báo cáo trên cả 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư vàtài chính theo cách thức phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.Việc phân loại như vậy giúp cho người đọc báo cáo có thể đánh giá được sựảnh hưởng của mỗi hoạt động tới tình hình tài chính, tới lượng tiền và cáckhoản tương đương tiền tạo ra trong kỳ kinh doanh và cũng có thể dùng đểđánh giá các mối quan hệ giữa các hoạt động nêu trên Nội dung chính củacác luồng tiền thuộc 3 hoạt động trên như sau:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh phản toàn bộ các dòng tiền thuvào và chi ra liên quan trực tỉếp đến hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanhnghiệp( hoạt động mang lại khả năng sinh lời cơ bản của doanh nghiệp) vàcác hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay tài chính
Nội dung của luồng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường baogồm: Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tiền thu từ các khoản phảithu, tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng các khoản phải thu khác trừ nhữngkhoản thu được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư tài chính …luồngtiền trả cho nhà cung cấp, tiền chi trả cho người lao động, trả lãi tiền vay, tiềnmua bảo hiểm tiền phạt… Đặc biệt các luồng tiền liên quan đến mua, bán
Trang 24chứng khoán cũng được xếp vào luồng tiền từ hoạt động kinh doanh nếu nó
có mục đích thương mại
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào
và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồmluồng tiền có liên quan đến việc mua, bán, thanh lý tài sản cố định và tài sảndài hạn khác, xây dựng cơ bản mua và bán chứng khoán góp vốn liên doanh,cho vay các đối tượng khác cùng quá trình thu nợ vay,… và các khoản đầu tưkhác không thuộc các khoản tương đưong tiền
Trình bày tách biệt các luồng tiền từ hoạt động đầu tư có ý nghĩa trongviệc thể hiện phạm vi mà các khoản chi phí đã được thực hiện cho các nguồn
dự định sẽ tạo ra lợi nhuận và các luồng tiền trong tương lai
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phản ánh luồng tiền có liên quanđến việc thay đổi về qui mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vồn vay củadoanh nghiệp như nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu trái phiếu của doanhnghiệp … Ngoài ra, hoạt động này còn bao gồm cả việc doanh nghiệp đi vayvồn và hoàn trả nợ vay, đi thuê tài chính, chi trả cổ tức, lợi nhuận đã trả chochủ sở hữu
Việc tách biệt luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính cũng có ý nghĩa
và nội dung rất quan trọng bởi vì chúng rất hữu dụng trong việc dự toán cáckhoản tiền từ những nhà cung cấp vốn cho doanh nghiệp trong tương lai.Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được ban hành theo Chế độ kế toándoanh nghiệp tại Thông tư số 200/2014/ TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộtrưởng Bộ Tài chính Tùy theo phương pháp sử dụng để lập Báo cáonày( phương pháp trực tiếp hay gián tiếp) mà các chỉ tiêu trình bày, tính toántrong mục Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh có khác nhau, còn cácchỉ tiêu về Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạtđộng tài chính đều tương tự như nhau ở cả hai phương pháp
Trang 25Từ những nội dung trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụngkhông những đánh giá được những thay đổi trong tài sản thuần, trong cơ cấutài chính, đánh giá được khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năngthanh toán, khả năng tạo ra các luồng tiền trong hoạt động của doanh nghiệp
mà nó còn là cơ sở để đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanhnghiệp mà nó còn là cơ sở đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanhnghiệp và khả năng của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác vì nó loại trừđược ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau chocùng một giao dịch và hiện tượng kinh tế
1.1.3.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thốngBáo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm mục đích giải trình, bổ xung thuyếtminh những thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cácthông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các Chuẩn mực kế toán cụ thể.Doanh nghiệp cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu cần thiết choviệc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính
Trên bản thuyết minh báo cáo tài chính phải có đấy đủ các nội dungchính sau:
- Những thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chínhsách kế toán cụ thể được lựa chọn, áp dụng đối với các giao dịch và các sựkiện kinh tế quan trọng cùng sự giải thích về sự thay đổi chính sách kế toán ápdụng trong kỳ (nếu có)
- Trình bày các thông tin theo quy định của các Chuẩn mực kế toán màchưa được trình bày trong báo cáo tài chính khác
- Cung cấp các thông tin bổ xung chưa được trình bày trong các báo cáotài chính khác nhưng lại cần thiết chơ việc trình bày trung thực và hợp lý.Việc lựa chọn số liệu và thông tin càn phải trình bày trong bảng thuyếtminh báo cáo tài chính được thực hiện theo nguyên tắc trọng yếu quy định tại
Trang 26chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính.
Thông tin trình bày trên bản thuyết minh báo cáo tài chính được trìnhbày theo thứ tự được quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theoThông tư số 200/2014/ TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tàichính và cần được duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu đượcBCTC của doanh nghiệp và có thể so sánh BCTC của doanh nghiệp khác
1.2 Khái quát về phân tích BCTC
1.2.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là việc sử dụng các phương pháp và cáccông cụ phân tích nhằm xử lý báo cáo tài chính và các thông tin kế toán khácnhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức
độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó
Việc phân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quảcủa sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trêncác báo cáo tài chính đó Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì
đã làm được, dự kiến những gì sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị cácbiện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểmyếu
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi
ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năngthanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khảnăng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếptục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung vàmức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác,phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dựđoán doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiềuhướng khác nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ),
Trang 27với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trongdoanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp )
1.2.2 Mục đích, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
1.2.2.1 Mục đích của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổbiến và rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế thuộc tất cả các loại hình kinh tếkhác nhau với quy trình thực hiện có tính khoa học và linh hoạt Sự phát triểncủa nền kinh tế nói chung và của các đơn vị, thành phần kinh tế nói riêngđang bộc lộ rõ nét tính đa dạng và phức tạp của hoạt động tài chính
Do đó, một mặt tạo cơ hội cho phân tích báo cáo tài chính phát triển
và ngày càng hoàn thiện với tư cách là công cụ phân tích có ý nghĩa quantrọng đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của tài chính doanh nghiệp.Mặt khác, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phân tích báo cáo tàichính doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính là một trong những nội dung
cơ bản của phân tích kinh doanh, qua việc phân tích các chuyên gia phân tíchkhông chỉ đơn thuần đánh giá được tình hình tài chính mà còn xác định đượcbản chất, nguyên nhân biến động của tình hình tài chính ảnh hưởng tới kếtquả và hiệu quả kinh doanh của tổ chức Theo đó, bức tranh toàn cảnh sau khiphân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp kịp thời, trọng tâm vàtoàn diện nhất thông tin tài chính cho những đối tượng quan tâm đến tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ nhất, phân tích báo cáo tài chính đối với chủ doanh nghiệp Chủ
doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý cần đến nhữngthông tin được cung cấp thông qua kết quả phân tích báo cáo tài chính doanhnghiệp như: Kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quảcủa việc quản lý và sử dụng vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, rủi
ro tài chính… Những thông tin nói trên sẽ là cơ sở để các chủ doanh nghiệplựa chọn, cân nhắc đề đưa ra các quyết định đúng đắn về quản lý trong tươnglai như quyết định về đầu tư, về tài trợ, về phân bổ vốn và sử dụng vốn, về
Trang 28giải quyết tình hình công nợ, về phân chia và sử dụng lợi nhuận, điều chỉnh
cơ cấu sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết… Phântích báo cáo tài chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp
Thứ hai, phân tích báo cáo tài chính đối với các cơ quan chức năng
của Nhà nước, cơ quan thuế: Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanhnghiệp nhà nước, các doanh nghiệp liên doanh có vốn của nhà nước đều quản
lý và sử dụng một lượng tài sản và tiền vốn nhất định thuộc sở hữu nhà nước
Do đó, các cơ quan chức năng của nhà nước như cơ quan tài chính, cơ quanchủ quản để quan tâm đến thông tin về tình hình phân bổ và sử dụng vốn, tìnhhình đầu tư, khả năng tạo vốn, khả năng sinh lời, tình hình bảo toàn vốn… với
cơ quan thuế, vấn đề quan trọng của họ còn rộng hơn cụ thể như kết quả hoạtđộng kinh doanh, việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như: thuế giá trịgia tăng, thuế thu nhập, thuế vốn, thuế đất, thuế tài nguyên và ccs khoản phảinộp khác…
Thứ ba, phân tích báo cáo tài chính đối với các nhà cho vay (cá nhân,
tổ chức tín dụng, ngân hàng…), các chủ nợ của doanh nghiệp, các cổ đônghiện tại và các cổ đông tương lai: Hiện nay vốn vay và nợ chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Do vậy các nhà cho vay như ngânhàng thương mại, các định chế tài chính, những người mua tín phiếu, tríphiếu, các nhà cung cấp bán chịu cho doanh nghiệp đều phải quan tâm đến kếtquả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năngtrả nợ vay, hiệu quả sử dụng vốn, thu nhập cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trênvốn cổ đông, tỷ lệ trả cổ phần, giá thị trường trên thu nhập của mỗi cổphiếu…
Cũng như vậy, các cổ đông là những người giao vốn của mình chodoanh nghiệp quản lý và thu hồi dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp(lợi tức và giá trị thặng dư của vốn) Họ quan tâm tới hoạt động tài chínhdoanh nghiệp trên giác độ hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của doanh
Trang 29nghiệp là chủ yếu vì nó liên quan trực tiếp nhất đến lợi ích trước mắt và lâudài cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư của nhà đầu tư Đồngthời là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định có tiếp tục đầu tư hay không vàphơng thức đầu tư như thế nào.
Thứ tư, phân tích báo cáo tài chính đối với những người tham gia vào
hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả những người làm công ăn lương: lànhững người trực tiếp tham gia hoạt động của doanh nghiệp do đó quyền lợicủa họ gắn liền và tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Họ quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời,tình hình đầu tư, khả năng thanh toán (đặc biệt là thanh toán nhanh)…
Đối với doanh nghiệp cổ phần, người hưởng lương cũng quan tâmđến hiệu quả sử dụng vón cổ đông cũng giống như sự quan tâm của các cổđông của doanh nghiệp Trong một số doanh nghiệp cổ phần, người hưởnglương có một phần cổ phiếu nhất định trong doanh nghiệp Đối với nhữngdoanh nghiệp này, người hưởng lương có thu nhập từ tiền lương được trả vàtiền cổ tức được chia Cả hai khảo thu nhập này phụ thuộc vào kết quả củahoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ năm, phân tích báo cáo tài chính đối với các dố thủ cạnh tranh:
Hoạt động trong điều kiện cơ chế thị trường, đặc biệt là xu thế hội nhập vàtoàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt Trên cùng một thịtrường, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh mặt hàng (sản xuất)giống nhau, do đó các đối thủ cạnh tranh tất muốn biết những thông tin liênquan đến tình hình tài chính doanh nghiệp khác như kết quả hoạt động kinhdoanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tình hình đầu tư, tình hình vàkhả năng tạo vốn thông qua phát hành tín phiếu, trái phiếu…
Từ những vấn đề phân tích ở trên, có thể rút ra kết luận rằng, có rấtnhiều đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chínhdoanh nghiệp là cơ sở quan trọng để họ sử dụng trong việc đưa ra các quyếtđịnh có liên quan tới những mục đích khác nhau như:
Trang 30- Quyết định có liên quan đên yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
- Quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay, bán chịu
- Quyết định mua hay bán tín phiếu của doanh nghiệp
- Quyết định chuyển đổi quyền sở hữu doanh nghiệp (sáp nhập, cổphần, liên doanh, giải thể…)
Chính từ những mục tiêu nói trên nó đã khẳng định sự cần thiết củaphân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.2.2.2 Ý nghĩa của phân tích BCTC
Thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổchức quan tâm như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, kháchhàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổchức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phân tích tài
chính vì vậy phân tích báo cáo tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau đối vớitừng các nhân, tổ chức
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính nhằmtìm ra những giải pháp tài chính để xây dựng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốnthích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp
- Đối với chủ sở hữu: Phân tích báo cáo tài chính giúp đánh giá đúngđắn thành quả của các nhà quản lý về thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập,chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp; sự an toàn và hiệu quả của đồng vốn đầu
tư vào doanh nghiệp
- Đối với khách hàng, chủ nợ, phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp đánhgiá đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp
- Đối với cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòngkinh tế, phân tích báo cáo tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tàichính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đónggóp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế- xãhội
1.2.3 Nguồn tài liệu phân tích và quy trình phân tích báo cáo tài chính
Trang 311.2.3.1 Nguồn tài liệu phân tích
Khi tiên hành phân tích báo cáo tài chính, nhà phân tích cần thu thập và
sử dụng nhiều nguồn thông tin từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Tuynhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp để cóthể sử dụng các thông tin tài chính phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau:Nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng…Nhà phân tích cần quan tâm đến các sốliệu được trình bầy trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính nhằm cung cấp các thồng tin tài chính baogồm: Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm lập báocáo; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;tình hình lưu chuyển các dòng tiền trong doanh nghiệp Ngoài ra cần sử dụngthêm thông tin trên các sổ kế toán: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết để
bổ sung thông tin trên báo cáo tài chính
1.2.3.2 Quy trình phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp thông thường phải trải quacác giai đoạn sau:
- Xác định mục tiêu phân tích:
Đối với mỗi doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định, mục tiêu phân tíchbáo cáo tài chính được xác định một cách khác nhau và trong mỗi vấn đề củahoạt động tài chính như khả năng cân đối vốn, quản lý hàng tồn kho, kiểmsoát chi phí và lợi nhuận… thì mỗi vấn đề có mục tiêu riêng như:
Về khả năng cân đối vốn sẽ có mục tiêu phân tích cơ cấu vốn, khả năngthanh toán và lưu chuyển vốn
Trang 32Về quản lý hàng tồn kho sẽ có mục tiêu phân tích về doanh số, giá cả
- Lập kế hoạch phân tích:
Trên cơ sở tuân thủ mục tiêu phân tích đã đề ra, bộ phận phân tích phảixác định rõ phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, phân công trách nhiệm bốtrí nhân sự cho công tác phân tích báo cáo tài chính
Về phạm vi phân tích có thể chia ra phân tích theo chuyên đề hay phântích toàn diện
Về thời gian phân tích, kế hoạch phân tích phải xác định rõ việc phântích là phân tích trước, phân tích hiện hành hay phân tích sau
Phân tích trước là phân tích trước khi tiến hành một kế hoạch kinhdoanh nào đó Phân tích trước thường đưa ra những dự đoán về nhu cầu, cáchthức phân bổ các nguồn lực tài chính và lập kế hoạch thu hồi vốn của doanhnghiệp
Phân tích hiện hành là việc phân tích đồng thời với quá trình kinhdoanh nhằm xác minh tính hợp lý về mặt tài chính của các dự án, dự đoán kếhoạch phục vụ cho việc điều chỉnh kịp thời các dự án, dự đoán kế hoạch đó
Phân tích sau là việc phân tích các kết quả trên giác độ tài chính sau khi
đã thực hiện toàn bộ công việc
Về nhân sự, công tác phân tích báo cáo tài chính phải được thực hiệnbởi đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao
- Thu thập, xử lý thông tin.
Trong phân tích báo cáo tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụngmọi nguồn thông tin: từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin
Trang 33bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị Nhữngthông tin đó đều giúp nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kếtluận tinh tế và thích đáng.
Thông tin bên ngoài doanh nghiệp có thể là những thông tin chung(thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sáchthuế, lãi suất…), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trícủa ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tìnhtrạng công nghệ, thị phần…) và các thông tin về phương diện pháp lý đối vớidoanh nghiệp (các thông tin mà doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quanquản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp…)
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanhnghiệp, cần sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là mộtnguồn thông tin quan trọng bậc nhất Thông tin kế toán được phản ánh kháđầy đủ trong các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quảkinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính
Nói tóm lại, đó là tất cả các thông tin quan trọng mà nhà phân tích cầnthu thập, xử lý nhằm phục vụ công tác phân tích
- Tiến hành công tác phân tích báo cáo tài chính:
Phân tích báo cáo tài chính dựa trên cơ sở các yêu cầu về nội dung,phương pháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập
và xử lý, sau đó được tiến hành như sau:
Một là đánh giá chung tình hình tài chính: sử dụng các phương pháp vàcác chỉ tiêu đã lựa chọn tính toán để đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đótổng kết khái quát toàn bộ xu hướng phát triển và mối quan hệ qua lại giữacác mặt hoạt động của doanh nghiệp
Hai là xác định các nhân tổ ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố đối với đối tượng phân tích Tuỳ theo yêu cầu quản lý và điều kiệncung cấp thông tin để xác định số lượng các nhân tố sử dụng trong phân tích,
Trang 34qua các phương pháp phân tích mà xác định chiều hướng mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố tới đối tượng phân tích.
Ba là tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận, nguyên nhân tác động
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
- Lập báo cáo phân tích tài chính:
Đây là bước cuối cùng trong việc thực hiện công tác phân tích báo cáotài chính doanh nghiệp Kết quả phân tích phải được viết thành báo cáo gửicho Ban giám đốc doanh nghiệp, những đối tượng có nhu cầu để phục vụcông tác quản lý doanh nghiệp.
1.2.4 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các công cụbiện pháp, các kỹ thuật và cách thức tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng vàcác mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luông tiền chuyển dịch và biếnđổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tìnhhình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Từ đó giúpcác đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có các quyết định phù hợp theo mụcđích và yêu cầu của từng đối tượng
Để đánh giá các kết quả kinh tế cũng như kết quả của việc thực hiệncác mục tiêu do doanh nghiệp đưa ra, phân tích có thể sử dụng rất nhiềuphương pháp khác nhau trong phân tích báo cáo tài chính Về mặt lý thuyết córất nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh, phương pháp loạitrừ, phương pháp liên hệ cân đối… Như vậy, phân tích báo cáo tài chính cóthể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Trên quan điểm cá nhân, tác giảcho rằng tùy vào từng điều kiện và mục đích phân tích mà các nhà phân tích
có thể vận dụng các phương pháp phân tích cho phù hợp Một số phươngpháp phân tích báo cáo tài chính thường được sử dụng là:
1.2.4.1 Phương pháp so sánh
Trang 35Phương pháp so sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biếnđộng và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phương pháp Mục tiêu sosánh trong phân tích nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và mức biếnđộng tương đối.
Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích báo cáo tài chính củadoanh nghiệp trước hết phải xác định gốc để so sánh Việc xác định gốc để sosánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của nhà phân tích Gốc để so sánhđược là gốc về mặt thời gian và không gian Kỳ phân tích được chọn là kỳđược thực hiện hoặc kỳ kế hoạch hoặc là kỳ kinh doanh trước Giá trị so sánh
có thể được chọn là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân
Để tiến hành so sánh được, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, trong quá trình so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nộidung kinh tế
- Các chỉ tiêu phải cùng một phương pháp tính toán
- Các chỉ tiêu phải được tính theo một đơn vị đo lường
- Các chỉ tiêu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian vàcũng một phạm vi không gian
Tất cả các điều kiện kể trên được gọi chung là “tính có thể so sánhđược” Nếu phương pháp so sánh không đảm bảo được các điều kiện trên thìviệc so sánh trở nên khập khiễng, không có giá trị, đôi khi còn phản ánh sailệch thông tin
Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉtiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh Gốc sosánh thường được xác định theo không gian và thời gian Tùy và mỗi mụcđính phân tích khác nhau người phân tích sẽ chọn gốc so sánh phù hợp Đểđánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu, gốc so sánh được chọn là sốliệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước Để đánh giá tình hình thực hiện kếhoạch, dự tóa, định mức, gốc so sánh được chọn là số liệu kế hoạch, số liệu
Trang 36dự toán, số liệu định mức Để đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp sovới doanh nghiệp khác gốc so sánh được chọn là doanh nghiệp có điều kiệntương đương hoặc số liệu trung bình ngành.
Quá trình so sánh có thể thực hiện bằng ba hình thức: So sánh theochiều ngang, so sánh theo chiều dọc và so sánh xác định xu hướng, tính chấtliên hệ giữa các chỉ tiêu
So sánh ngang trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc
so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trêntừng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính Thực chất của phân tích này là phântích sự biến động về quy mô của từng khoản mục trên từn báo cáo tài chínhdoanh nghiệp Qua đó xác định mức biến động tăng hay giảm về quy mô củachỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu, nhân tố đến chỉ tiêuphân tích
So sánh dọc trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sửdụng tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báocáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Thực chất việc sosánh theo chiều dọc là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ
lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Chẳng hạntrong Bảng cân đối kế toán, chie tiêu tổng tài sản thể hiện quy mô chung,những khoản mục tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn được thể hiện bằng số tỷ lệkết cấu so với tổng tài sản Hoặc trong Báo cáo kết quả kinh doanh thôngthường chỉ tiêu doanh thu thuần được lựa chọn làm quy mô chung để xác định
tỷ lệ của các chỉ tiêu khác so với doanh thu thuần
1.2.4.2 Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế.
Như ta biết, giữa các hiện tượng và kết quả kinh tế thường tồn tạinhững mối quan hệ tác động qua lại mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau Đặctrưng cơ bản của các mối quan hệ này là sự thay đổi của hiện tượng hoặc kếtquả kinh tế này sẽ xác định (kéo theo) sự thay đổi của các hiện tượng hoặc kếtquả kinh tế khác Nếu xét theo quan điểm triết học, mối quan hệ giữa biến độc
Trang 37lập và biến phụ thuộc nó có thể được thực hiện qua những hàm tương quankhác nhau Vấn đề đặt ra là lựa chọn phương trình tương quan nào để biểu thịtốt nhất sự phụ thuộc lẫn nhau hay là mối liên hệ chặt chẽ giữa các hiện tượng
và kết quả kinh tế Đây cũng là vấn đề bản chất khi sử dụng các hàm tươngquan trong phân tích
Mối tương quan giữa các hiện tượng và kết quả kinh tế có thể tồn tạidưới hai dạng: Tương quan tỉ lệ thuận và tương quan tỉ lệ nghịch
Trường hợp tương quan tỉ lệ thuận: Trong trường hợp này, việc tăngcủa hiện tượng hay kết quả kinh tế này sẽ kéo theo (xác định) việc tăng củahiện tượng hay kết quả kinh tế khác và ngược lại Người ta có thể gọi là mốitương quan động biến
Trường hợp tương quan tỉ lệ nghịch: Trường hợp này ngược lại vớitrường hợp trên, nghĩa là việc tăng của các hiện tượng hay kết quả kinh tế này
sẽ xác định (kéo theo) việc giảm của hiện tượng hay kết quả kinh tế khác vàngược lại Có thể gọi nó là mối tương quan nghịch biến
1.2.4.3 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
(*) Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn (còn gọi là phương pháp thay thế kiểumắt xích) được dùng để xác định (tính) mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích số, thương
số hoặc kết hợp cả tích và thương với kết quả kinh tế Nội dung và trình tựcủa phương pháp này như sau:
- Trước hết, phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan
hệ của chung với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính củachỉ tiêu
- Thứ hai, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định:Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau; trường hợp có nhiềunhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu trước nhân tố thứ yếusau và không đảo lộn trình tự này
Trang 38- Thứ ba, tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự nóitrên Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn các nhân tốchưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch Thaythế xong một nhân tố, phải tính ra kết quả cụ thế của lần thay thế đó, lấy kếtquả này so với (trừ đi) kết quả của bước trước nó thì chênh lệch tính đượcchính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế.
- Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổnghợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thế của phân tích(chính là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phântích)
(*) Phương pháp cân đối
Phương pháp cân đối cùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tốđộc lập Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêuphân tích đúng một lượng tương ứng Những liên hệ cân đối thường gặp trongphân tích tài chính như: tài sản và nguồn vốn, đẳng thức quá trình kinh doanh,cân đối hàng tồn kho, nhu cầu vốn và sử dụng vốn, …
Giả sử có chỉ tiêu X cần phân tích, các nhân tố a, b, c có quan hệ độclập ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích
Quan hệ của X với các nhân tố: X = a +b – c
Ta gọi ∆X là đối tượng cần phân tích:
∆X = X1 – X0 = ∆a + ∆b + ∆c
Ta có: ∆a = a1 – a0, ∆b = b1 – b0, ∆c = - (c1 – c0)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆X = ∆a + ∆b + ∆c
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích cần rút ra những nguyên nhân và kiến nghị nhữnggiải pháp nhằm đưa quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt đượcnhững kết quả cao hơn
1.2.4.4 Một số phương pháp khác
Trang 39Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình phân tích tài chính, cácnhà phân tích còn sử dụng một số phương pháp khác như : Phương phápDupont, phương pháp tỷ lệ, phương pháp đồ thị, …
Phương pháp tỷ lệ: Đây là một dạng đặc biệt của phương pháp tỷ lệ,bằng cách so sánh các chỉ tiêu Một tỷ lệ là mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu hoặchai nhóm chỉ tiêu Tất nhiên các chỉ tiêu được chọn để so sánh phải có quan
hệ với nhau thì mới thu được tỷ lệ có ý nghĩa
Phương pháp đồ thị: Là phương pháp trình bày và phân tích bằng cácbiểu đồ, đồ thị và bản đồ Phương pháp đồ thị sử dụng con số kết hợp với cáchình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiệntượng Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được nhữngđặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanhchóng, phương pháp đồ thị còn là một phương pháp trình bày các thông tinthống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật, thu hút
sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụngtuyên truyền cổ động rất tốt
Phương pháp Dupont : Phương pháp này lần đầu tiên được công tyDupont áp dụng nên được gọi là phương pháp Dupont, phân tích các chỉ tiêusuất sinh lời dựa vào mối quan hệ với các chỉ tiêu khác Theo phương phápnày, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Suất sinh lời của doanh thu
Số vòng quay
Trang 40Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời
theo phương pháp Dupont
Trên đây là một số phương pháp cơ bản thường được sử dụng trongphân tích báo cáo tài chính Vì một nội dung cần phân tích có thể được phảnánh quan nhiều chỉ tiêu nên các nhà phân tích có thể vận dụng phương phápphân tích phù hợp với nội dung và chỉ tiêu cần phân tích
1.3 Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp
Tiến hành phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm mục đíchchủ yếu là đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp tạithời điểm phân tích xác định được rõ các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Để phát huy hếtvai trò và nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính thì nội dung cơ bản củaphân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể đi theo các nội dung sau:
- Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn
- Phân tích tình hình đầu tư và nguồn tài trợ
- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
- Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh
- Phân tích dòng tiền và khả năng tạo tiền
- Phân tích chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty cổ phần
1.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Khi xem xét cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cũngnhư từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từngloại tài sản chiếm trong tổng số và xu hương biến động của chúng để thấyđược mức độ hợp lý của việc phân bổ Tỷ trọng này được tính như sau: