2.3 Trực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 51
2.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Tình hình công nợ của công ty là một trong những nội dung cơ bản mà nhà quản trị rất quan tâm. Các khoản nợ có khả năng thu hồi, các khoản phải trả có khả năng thanh toán và công ty đang bị chiếm dụng vốn hay công ty đang chiếm dụng vốn của người khác là những vấn đề cần được phân tích để thấy được tính hợp lý của các khoản công nợ. Tình hình công nợ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà được thể hiện qua bảng 2.3. dưới đây:
Biểu 2.3: Tình hình công nợ của Công ty năm 2015, năm 2016 Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2016 so với năm 2015
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
I. Các khoản phải thu 105.214.898.767 60,98 182.418.642.448 71,70 77.203.743.681 73,38
1. Phải thu khách hàng 44.309.770.910 42,11 12.554.664.484 6,88 (31.755.106.426) (71,67)
2. Trả trước cho người bán 60.905.127.857 57,89 169.863.977.964 93,12 108.958.850.107 178,90
3. Các khoản phải thu khác - - - - - -
4. Dự phòng phải thu khó đòi - - - - - -
II. Các khoản phải trả 163.891.234.719 70,70 245.661.823.335 78,33 81.770.588.616 49,89
A. Các khoản phải trả ngắn hạn 163.891.234.719 100 245.661.823.335 100 81.770.588.616 49,89
1. Vay và nợ ngắn hạn 66.018.009.489 40,28 79.958.790.154 32,55 13.940.780.665 22,17
2. Phải trả người bán 36.892.442.986 22,51 64.122.187.105 26,10 27.229.744.119 73,81
3. Người mua trả tiền trước 60.405.486.677 36,86 30.459.014.472 12,40 (29.946.472.205) (49,56)
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 10.115.753 0,006 10.995.052 0,004 879.299 8,7
5. Phải trả người lao động 513.869.894 0,31 459.724.192 0,19 (54.145.702) (10,54)
6.Phải trả ngắn hạn khác 1.309.920 0,0034 70.601.112.360 28,76 70.599.802.440 5.389.627,03
B. Các khoản phải trả dài hạn - - - - - -
1. Phải trả dài hạn khác - - - - - -
2. Vay và nợ dài hạn - - - - - -
3. Dự phòng trợ cấp mất việc - - - - - -
III. Chênh lệch (II - I) 58.676.335.952 100,00 63.243.180.887 100,00 4.566.844.935 7,78
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán công ty)
Dựa vào số liệu trên bảng 2.3, bộ phận phân tích đánh giá các khoản phải thu và các khoản phải trả như sau:
* Về nợ phải thu:
Tổng số nợ phải thu của năm 2015 là 105.214.898.767 đồng, chiếm 60,98% trên tổng tài sản ngắn hạn, trong khi đó năm 2016 là 182.418.642.448 đồng, chiếm 70,71% trên tổng tài sản. Như vậy, số nợ phải thu năm 2016 đã tăng thêm 77.203.743.681đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 73,38%. Như vậy cho thấy khái quát tình hình quản lý nợ phải thu của công ty là chưa tích cực, vốn bị chiếm dụng tương đối lớn và có xu hướng tăng lên khi sang năm 2016.
+ Nếu đi sâu vào phân tích, ta thấy trong tổng số nợ phải thu (vốn bị chiếm dụng) thì số tiền trả trước cho người bán là chủ yếu. Số tiền trả trước cho người bán năm 2015 là 60.905.127.857 đồng, chiếm 57,89% số vốn được chiếm dụng, đến năm 2016 đã tăng lên 169.863.977.964 đồng, chiếm 93,12% số vốn bị chiếm dụng. Từ số liệu trên có thể thấy rằng, uy tín của công ty với các khách hàng vẫn còn thấp.
+ Số nợ phải thu khách hàng năm 2015 là 44.309.770.910 đồng, chiếm tỷ trọng 42,11% tổng số vốn bị chiếm dụng, đến năm 2016 đã giảm xuống 12.554.664.484đồng. Với kết quả trên, rõ ràng phản ánh tình hình quản lý nợ phải thu rất tích cực. Công ty cần phát huy tốt khả năng quản lý và thu hồi các khoản nợ phải thu.
Với số liệu trên có thấy thấy rằng mặc dù khoản nợ phải thu tăng, tuy nhiên khoản phải thu của khách hàng giảm mạnh và khoản trả trước cho người bán lại tăng mạnh. Điều đó chứng tỏ công ty vẫn quản lý tốt các khoản nợ phải thu của khách hàng. Tuy nhiên, uy tín của công ty với người bán vẫn chưa cao.
* Về nợ phải trả:
Các khoản phải trả năm 2015 là 163.891.234.719 đồng chiếm tỷ trọng 70,70%
tổng nguồn vốn, năm 2016 là 245.661.823.335 đồng chiếm tỷ trọng 78,33% tổng nguồn vốn. Như vậy số vốn mà công ty chiếm dụng rất lớn và có xu gướng tăng lên trong năm 2016 với tỷ lệ tăng 49,89% chứng tỏ quản lý tài chính nói chung,
quản lý công nợ phải trả nói riêng của công ty là chưa tốt. Với kết quả tính được ở đây cho thấy công ty đã sử dụng nguồn vốn chiếm dụng này tương đối lớn, khả năng tự chủ về tài chính của công ty là chưa cao và do vậy làm cho rủi ro về tài chính của công ty có xu hướng tăng lên.
- Đi sâu vào phân tích nợ phải trả, ta có nhận xét như sau:
Sự biến động của khoản nợ phải trả hoàn toàn là do sự biến động của khoản khoản phải trả ngắn hạn. Trong năm 2015 số tiền nợ phải trả ngắn hạn năm 2015 là 163.891.234.719 đồng chiếm tỷ trọng 70,70% tổng nguồn vốn, năm 2016 là 245.661.823.335 đồng chiếm tỷ trọng 78,33% tổng nguồn vốn. So với năm 2015 khoản nợ ngắn hạn năm 2016 tăng 81.770.588.616 đồng, với tỷ lệ tăng 49,89%.
Khoản chiếm tỷ trọng cao nhất là vay và nợ ngắn hạn, năm 2016 so với năm 2015 đã tăng 13.940.780.665 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22,17%. Cụ thể:
năm 2015 là 66.018.009.489 đồng chiếm 40,28% trong tổng nợ ngắn hạn và năm 2016 là 79.958.790.154 đồng chiếm 32,55% trong tổng nợ ngắn hạn. Với các số liệu tính được, ta càng có cơ sở để kết luận rằng tình hình quản lý vốn vay của công ty là chưa tích cực và chắc chắn nó sẽ tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của công ty.
Đối với khoản phải trả ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng lớn thứ 2, có xu hướng tăng mạnh trong năm 2016. Cụ thể năm 2015 chỉ có 1.309.920 đồng, chiếm tỷ trọng 0,0034% tổng số nợ ngắn hạn, đến năm 2016 tăng lên thành 70.599.802.440 đồng, chiếm tỷ trọng 28,76% tổng các khoản nợ ngắn hạn.
Đối với nợ phải trả người bán: Đây là số nợ chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2015 số nợ phải trả người bán là 36.892.442.986 đồng chiếm 22,51% tổng nợ ngắn hạn và năm 2016 khoản này là 64.122.187.105 đồng chiếm 26,10% tổng nợ ngắn hạn. Sang năm 2016 các khoản phải trả người bán tăng 27.229.744.119 đồng tương ứng với tỷ lệ là 73,81%, đây là mức tăng rất lớn.
Điều này cho thấy công ty chiếm dụng vốn của người bán, đây là khoản mang lại
lợi ích cho công ty nhưng cũng cần có biện pháp để trả nợ, tránh để các khoản nợ thành nợ quá hạn, có thể ảnh hưởng đến uy tín của công ty trong kinh doanh.
Người mua trả tiền trước năm 2015 là 60.405.486.677 đồng, chiếm tỷ trọng 36,86% tổng nợ ngắn hạn, đến năm 2016 là 30.459.014.472 đồng, chiếm tỷ trọng 12,40%. So với năm 2015, khoản người mua trả tiền trước giảm 29.946.472.205 đồng.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, vốn kinh doanh của công ty chủ yếu vẫn là vốn vay. Vốn vay thể hiện qua các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao. Như vậy, khả năng độc lập về tài chính của công ty thấp, gánh nặng tài chính cao. Điều này cho thấy công ty đầu tư khá nhiều để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh tuy nhiên cần có những kế hoạch tài chính cụ thể để tránh rủi ro sau này.
2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán là các nhóm chỉ tiêu phản ánh rõ nhất thực trạng tình hình tài chính của công ty. Khả năng thanh toán của công ty phản ánh mối tương quan giữa hai yếu tố: Tài sản và tổng các khoản nợ của công ty.
Khả năng thanh toán của công ty cổ phần xuát nhập khẩu Hoàng Hà được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016
Chênh lệch +/- Tỷ lệ
(%) 1. Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,41 1,27 - 0,14 - 9,93 2. Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,05 1,03 -0,02 -1,90 3. Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,74 0,77 0,03 4,05 4. Khả năng thanh toán thức thời Lần 0,08 0,008 -0,072 -90
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán )
* Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán tổng quát (H1) cho biết, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, nếu bán toàn bộ tài sản hiện có thì công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả hay không. Qua bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tổng thanh toán tổng quát ta thấy:
Năm 2015, hệ số thanh toán thanh toán tổng quát đạt được là 1,41%, nhưng sang năm 2016, khả năng này chỉ là 1,27%.
Như vậy, ở hai năm 2015, 2016 khả năng thanh toán tổng quát có xu hướng giảm khi sang năm 2016 là 0,14 lần tương ứng với 9,93%. Điều này cho thấy doanh nghiệp thiếu khả năng thanh toán đối với các khoản nợ và xu hướng đó lại tăng dần khi sang năm 2016. Năm 2015 và năm 2016 tài sản dài hạn của công ty thấp và không có xu hướng tăng, trong khi đó tổng số nợ chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng.
Khả năng thanh toán tổng quát giảm làm tăng rủi ro đối với các khoản nợ của công ty, cho thấy dấu hiệu tiềm ẩn những khó khăn tài chính công ty có thể gặp phải. Do vậy, công ty cần có các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ luân chuyên hàng tồn kho và thu hồi các khoản nợ phải thu.
* Khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán hiện thời (H2) cho biết tài sản lưu động của công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1 được coi hợp lý.
Năm 2015, hệ số thanh toán nhanh của công ty là 1,05, cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Năm 2016, hệ số này là 1,03, điều đó cũng chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Mặc dù hệ số thanh toán năm 2016 giảm so với năm 2015 là 0,02 lần nhưng vẫn cho thấy dấu hiệu tài chính về khả năng thanh toán của công ty là tốt.
*Hệ số thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của công ty sau khi đã trừ đi hàng tồn kho.
Năm 2015 và năm 2016 hệ số thanh toán nhanh lần lượt là 0,74 và 0,77, điều đó chứng tỏ rằng khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty là rất tốt.
Hệ số có xu hướng tăng trong năm 2016 với mức tăng là 0,03 lần. Đây là dấu hiện rất tích cực đối với tình hình tài chính của công ty.
*Hệ số thanh toán tức thời
Tỷ suất này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay bằng tiền và các khoản có thể chuyển hoán ngay bằng tiền.
Năm 2015, hệ số thanh toán tức thời là 0,08 chứng tỏ công ty đang mất khả năng thanh toán tức thời. Đến năm 2016 hệ số thanh toán tức thời giảm xuống còn 0,008, điều đó chứng tỏ công ty đang mất khả năng thanh toán các khoản nợ tức thời.
Với số liệu nói trên nguyên nhân à do tiền và tương được tiền của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà là thấp, có xu hướng giảm mạnh trong năm 2016. Cụ thể năm 2015 tiền và khoản tương đương tiền là 13.728.903.383đồng, tuy nhiên đến năm 2016 giảm xuống còn 1.972.967.455 đồng
Nhận xét chung: Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty năm 2016 giảm so với năm 2015. Tuy phần lớn các khoản nợ phải trả của công ty đều chưa đến hạn nhưng về lâu dài gây khó khăn cho tình hình tài chính và làm giảm uy tín của công ty.
Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng thanh toán, dự trữ tiền mặt, giảm hàng tồn kho xuống mức hợp lý, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu đảm bảo hoạt động của công ty không bị ngưng trệ.
2.3.4 Phân tích rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính gắn với mức độ sử dụng nợ, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động tài chính tốt và lành mạnh sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa nợ nần chiếm dụng vốn lẫn nhau kéo dài, có khả năng thanh toán tốt. Ngược lại, khi doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ kéo dài thì chắc chắn chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp không cao, thực trạng tài chính không sáng sủa, khả năng thanh toán thấp. Ngoài ra rủi ro tài chính còn được phản
ánh qua tình hình quản lý hàng tồn kho, tình hình thu hồi công nợ và thanh toán công nợ. Vì vậy việc phân tich rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau có liên quan để thấy được mức độ rủi ro tài chính.
Dựa vào kết quả tính được trong phần phân tích tình tình hình công nợ (bảng 2.3) và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (bảng 2.4) của công ty như: Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả, hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, … và số liệu của Bảng cân đối kế toán, lập bảng phân tích rủi ro tài chính như sau: (Bảng 2.5)
Bảng 2.5: Bảng phân tích rủi ro tài chính
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Chênh
lệch (+/-) 1. Tỷ suất các khoản phải thu trên tổng
tài sản (%) 45,40 58,17 12,77
2. Tỷ suất các khoản phải trả trên tổng
nguồn vốn (%) 70,70 78,33 7,63
3. Hệ số thanh toán tổng quát 1,41 1,27 - 0,14
4. Hệ số thanh nhanh 0,74 0,77 0,003
5. Hệ số nợ trên tài sản 0,707 0,783 0,076
7. Hệ số thu hồi nợ 11,25 37,6 26,35
8. Thời gian thu hồi nợ (ngày) 32 9,57 -22,43
9. Hệ số vòng quay hàng tồn kho
(vòng) 9,88 7,16 -2,72
10. Thời hạn vòng quay hàng tồn kho
(ngày) 36,43 28,32 - 8,11
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán )
Dựa vào bảng số liệu tính được ở bảng 2.5: phân tích rủi ro tài chính, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Tỷ suất các khoản phải thu qua hai năm 2015, 2016 đều xu hướng tăng lần lượt từ năm 2015 là 45,40%, sang năm 2016 là 58,17%. Điều này, nó phản ánh vốn bị chiếm dụng có xu hướng ngày một tăng. Trong khi đó tỷ suất các khoản phải trả cũng có xu hướng tăng dần khi sang năm 2016, cụ thể từ 70,70% năm 2015 đã tăng lên là 78,33% khi sang năm 2016. Điều đó cho thấy, vốn đi chiếm dụng cũng có xu hướng ngày một tăng. Do đó rủi ro tài chính cũng có xu hướng tăng lên.
- Xét về khả năng thanh toán:
Đối với hệ số thanh toán tổng quát, vào năm 2015 công ty có khả năng toán là 1,41% nhưng sang năm 2016 khả năng này chỉ là 1,27. Hệ số thanh toán tổng quát của cả hai năm 2015 và 2016 có xu hướng giảm vào năm 2016, năm 2016 đã giảm 0,14 so với năm 2015. Điều này cho thấy, cả hai năm 2015, 2016 công ty đều thiếu khả năng thanh toán đối với các khoản nợ.
Đối với khả năng thanh toán nhanh năm 2015 là 0,74; năm 2016 là 0,77. Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2016 đã tăng 0,003 so với năm 2015. Như vậy, ở cả hai năm 2015 và 2016 công ty đều thừa khả năng thanh toán đối với số nợ ngắn hạn, quá hạn và xu hướng đó cũng tăng dần khi sang năm 2016. Điều này chứng tỏ công ty thừa khả năng thanh toán nhanh đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả
Như vậy, thông qua khả năng thanh toán người ta đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của công ty. Theo số liệu đánh giá ở trên ta thấy, khả năng thanh toán tổng quát có xu hướng giảm khi sang năm 2016. Chứng tỏ rủi ro tài chính của công ty có xu hướng tăng lên. Mặc dù hệ số thanh toán nhanh ở mức an toàn và có xu hướng tăng vào năm 2016.
- Xét về hệ số nợ trên tài sản: Hệ số nợ đều có xu hướng tăng dần vào năm 2016. Cụ thể: hệ số nợ tổng quát năm 2015 là 0,707 và năm 2016 là 0,783; năm 2016 hệ số nợ tổng quát đã tăng 0,076 so với năm 2015. Điều này đã nói lên rằng, trong tổng tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng, phần được bù đắp bằng nguồn vốn chủ sở hữu tương đối nhỏ và giảm khi sang năm 2016. Chứng tỏ sự lệ
thuộc về tài chính của công ty có xu hướng tăng lên, do đó rủi ro tài chính của công ty cũng tăng lên, tuy nhiên mức tăng không lớn.
- Xét về hệ số thu hồi nợ và hệ số quay vòng hàng tồn kho:
Hệ số thu hồi nợ có xu hướng tăng mạnh khi sang năm 2016 cụ thể: năm 2015 hệ số thu hồi nợ là 11,25; năm 2016 hệ số này là 37,6. Thời gian thu hồi nợ lại giảm xuống, vào năm 2015 là 32 ngày và năm 2016 là 9,57 ngày. Như vậy, qua số liệu trên ta thấy hệ số thu hồi nợ vào năm 2016 tăng 26,35 so với năm 2015 và thời gian thu hồi nợ năm 2016 lại giảm so với năm 2015 là 22,43 ngày. Từ kết quả trên cho thấy rủi ro tài chính của công ty giảm vào năm 2016.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho qua 2 năm: Năm 2015 hệ số quay vòng hàng tồn kho là 9,88 và năm 2016 hệ số này là 7,16; giảm 2,72 vòng so với năm 2015.
Bên cạnh đó, thời gian quay vòng hàng tồn kho lại giảm qua 2 năm: Năm 2015 là 36,43 ngày, năm 2016 là 28,32 ngày, đã giảm 8,11 ngày so với năm 2015. Hàng tồn kho thường chiếm tỷ lệ lớn trong tài sản lưu động . Vì vậy, hàng tồn kho có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính của công ty. Trong 2 năm qua, hệ số quay vòng hàng kho có xu hướng giảm mà thời gian quay vòng hàng tồn kho lại giảm.
Hàng tồn kho luân chuyển nhanh hơn thì làm tăng khả năng sinh lời của công ty, do đó rủi ro tài chính từ hàng tồn kho tăng lên vào năm 2016.
Tóm lại, qua phân tích sự biến động của các chỉ tiêu, ta có thể kết luận rằng rủi ro tài chính tăng dần và như vậy thực trạng tài chính của công ty là không tốt.