Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HOÀNG HÀ LV THẠC SĨ (Trang 73 - 78)

2.3 Trực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 51

2.3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Sự biến động về nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng phân tích 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2: Phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch năm 2016 so với năm 2015

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)

A. NỢ PHẢI TRẢ 163.891.234.719 70,70 245.661.823.335 78,33 81.770.588.616 49,89 7,63

I. Nợ ngắn hạn 163.891.234.719 100 245.661.823.335 100 81.770.588.616 49,89 7,63

1. Vay và nợ ngắn hạn 66.018.009.489 40,28 79.958.790.154 32,55 13.940.780.665 22,17 (7,73)

2. Phải trả người bán 36.892.442.986 22,51 64.122.187.105 26,10 27.229.744.119 73,81 3,6

3. Người mua trả tiền trước 60.405.486.677 36,86 30.459.014.472 12,40 (29.946.472.205) (49,56) (24,46)

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 10.115.753 0,006 10.995.052 0,004 879.299 8,7 (0,02)

5. Phải trả người lao động 513.869.894 0,31 459.724.192 0,19 (54.145.702) (10,54) (0,12)

6. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 1.309.920 0,0034 70.601.112.360 28,76 70.599.802.440 5.389.627,03 28,756 7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

II. Nợ dài hạn

1. Phải trả dài hạn khác - - - -

3. Dự phòng trợ cấp mất việc

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 67.891.316.702 29,3 67.942.833.898 21,67 51.517.196 0,076 (7,63)

I. Vốn chủ sở hữu 67.891.316.702 100,00 67.942.833.898 100,00 51.517.196 0,076 (7,63)

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 68.000.000.000 100,16 68.000.000.000 100,08 0 0 (0,008)

2. Vốn khác của chủ sở hữu - - - - -

3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4. Quỹ đầu tư phát triển 5. Quỹ dự phòng tài chính

6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -108.683.298 (0,16) -57.166.102 (0,008) 51.517.196 21,39 0,84

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - - -

1. Nguồn kinh phí - - - - -

2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 231.782.551.421 100,00 313.604.657.233 100,00 81.822.105.812 35,30 0,00

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của công ty)

Qua bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn của công ty ta thấy: Tổng nguồn vốn của công ty năm 2016 so với năm 2015 đã tăng 81.822.105.812 đồng với tỷ lệ tăng 35,30%, trong đó Nợ phải trả tăng 81.770.588.616 đồng với tỷ lệ tăng là 49,89% và vốn chủ sở hữu tăng 51.517.196 đồng với tỷ lệ tăng là 0,076%. Trong cơ cấu nguồn vốn năm 2015 và năm 2016, Nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng gia tăng vào năm 2016, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu có mức tăng rất thấp khi sang năm 2016. Điều này gây khó khăn cho khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.

Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không, ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.

* Nợ phải trả.

Qua bảng phân tích cho thấy, tài sản của công ty nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ Nợ phải trả, Nợ phải trả của công ty có xu hướng gia tăng cả về giá trị, tỷ lệ và tỷ trọng. Năm 2016, Nợ phải trả 81.770.588.616 đồng với tỷ lệ tăng là 49,89%, tỷ trọng cũng tăng thêm 7,63%. Nguyên nhân hoàn toàn là do tăng nợ ngắn hạn tăng 81.770.588.616 đồng với tỷ lệ tăng 49,89%. Khoản nợ dài hạn của công ty không phát sinh vào năm 2015 và năm 2016

Nợ ngắn hạn:

Có thể khẳng định rằng năm 2016, nợ phải trả tăng nhanh chủ yếu là do công ty tăng nợ ngắn hạn. Dựa vào bảng phân tích ta thấy nợ ngắn hạn trong năm tăng 81.770.588.616 đồng, với tỷ lệ tăng 49,89%. Việc tăng nợ ngắn hạn chủ yếu là công ty đi vay ngắn hạn, các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng, các khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng và khoản người mua trả tiền trước giảm.

- Trong nợ ngắn hạn, khoản phải trả ngắn hạn khác tăng mạnh nhất. Năm 2016, phải trả ngắn hạn khác tăng 70.599.802.440 đồng, với tỷ lệ tăng rất lớn 5.389.627,03 đồng.

- Vay nợ ngăn hạn năm 2016 tăng so với năm 2015 là 13.940.780.665đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22,17%, Với việc đầu tư thêm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) làm

cho nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao nên công ty phải vay thêm vốn ngắn hạn để ổn định kinh doanh. Dù gây nên áp lực trả nợ cho công ty nhưng qua xem xét công ty không có khoản nợ quá hạn nào nên việc vay vốn ngắn hạn của công ty được xem là hợp lý, dù vậy công ty cũng cần chú ý đến thời hạn thanh toán các khoản nợ.

- Phải trả cho người bán năm 2016 tăng 27.229.744.119đồng với tỷ lệ tăng 73,81%. Khoản mục này tăng là do trong năm công ty tăng thêm lượng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh và giá vật liệu lại cao hơn các năm trước. Mặt khác, phần lớn các nhà cũng cấp có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty nên trong thời điểm khó khăn doanh nghiệp có thể sử dụng khoản vốn chiếm dụng này để bổ sung tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn vốn huy động từ bên ngoài nên nó cũng làm tăng áp lực và sự phụ thuộc của công ty vào chủ nợ và việc lạm dụng nguồn vốn này có thể làm cong ty mất uy tín trong kinh doanh.

Qua xem xét công ty không có khoản phải trả nào quá hạn nên việc tăng mua vật liệu là hợp lý, giúp công ty giảm được áp lực huy động nguồn vốn khác. Nhưng ban lãnh đạo công ty cũng cần xem xét lợi ích và chi phí sử dụng vốn từ việc chiếm dụng vốn này, theo dõi thời hạn phải trả các khoản nợ để thanh toán kịp thời giữ uy tín với nhà cung cấp.

- Người mua trả tiền trước: Người mua trả tiền trước có xu hướng giảm mạnh, năm 2016 giảm so với năm 2015 là 29.946.472.205 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 49,56%, tỷ trọng giảm so với năm 2015 là 24,46%. Mức giảm của khoản người mua trả tiền trước chứng tỏ năng lực tài chính của công ty đang vững mạnh hoặc có thể do số lượng sản phẩm bán ra của công ty giảm. Để có cái nhìn cụ thể cần xem xét doanh thu của công ty.

- Phải trả người lao động: Năm 2016 phải trả người lao động giảm so với năm 2015 là 54.145.702 đồng với tỷ lệ giảm10,54%

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có mức tăng nhẹ. Năm 2016 tăng so với năm 2015 là 879.299, với tỷ lệ tăng 8,7%.

* Nguồn vốn chủ sở hữu.

So với năm 2015, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng hơn 51.517.196 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,076%. Đây là mức tăng khá thấp. Trong nguồn vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư của chủ sử hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Vốn đầu tư chủ sở hữu năm 2016 so với năm 2015 tăng 51.517.196 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,076%, đây là mức tăng thấp.

Lợi nhuận chưa phân phối năm 2016 tăng 51.517.196đồng so với năm 2015 Mặc dù lợi nhuận chưa phân phối đã tăng so với năm 2015. Tuy nhiên tình hình hoạt động sản xuất của công ty vẫn bị lỗ. Do đó, công ty cần có các giải pháp tăng doanh thu bán hàng và cắt giảm các chi phí sản xuất nhằm làm tăng lợi nhuận.

Tóm lại, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động nguồn vốn của công ty cho thấy chính sách tài chính của công ty với phần lớn là Nợ phải trả, trong đó chủ yếu là Nợ ngắn hạn sẽ mang lại cho công ty cơ hội để tận dụng tính chất đòn bẩy tài chính của hệ số nợ và chứng tỏ uy tín của công ty với các chủ nợ khá cao. Tuy nhiên, những dấu hiệu tài chính không bình thường đã xuất hiện (trong công tác quản lý nợ ngắn hạn). Vì vậy các nhà lãnh đạo công ty cần xác định rõ nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn và biến động tăng trong năm thuộc trách nhiệm của bộ phận nào để kịp thời xử lý nhằm tránh gây mất khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong năm tài chính tiếp theo.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HOÀNG HÀ LV THẠC SĨ (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w