1.2 Khái quát về phân tích BCTC 12
1.2.3 Nguồn tài liệu phân tích và quy trình phân tích báo cáo tài chính
1.2.3.1 Nguồn tài liệu phân tích
Khi tiên hành phân tích báo cáo tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng nhiều nguồn thông tin từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp để có thể sử dụng các thông tin tài chính phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau:
Nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng…Nhà phân tích cần quan tâm đến các số liệu được trình bầy trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính nhằm cung cấp các thồng tin tài chính bao gồm: Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
tình hình lưu chuyển các dòng tiền trong doanh nghiệp. Ngoài ra cần sử dụng thêm thông tin trên các sổ kế toán: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết để bổ sung thông tin trên báo cáo tài chính
1.2.3.2 Quy trình phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp thông thường phải trải qua các giai đoạn sau:
- Xác định mục tiêu phân tích:
Đối với mỗi doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định, mục tiêu phân tích báo cáo tài chính được xác định một cách khác nhau và trong mỗi vấn đề của hoạt động tài chính như khả năng cân đối vốn, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát chi phí và lợi nhuận… thì mỗi vấn đề có mục tiêu riêng như:
Về khả năng cân đối vốn sẽ có mục tiêu phân tích cơ cấu vốn, khả năng thanh toán và lưu chuyển vốn.
Về quản lý hàng tồn kho sẽ có mục tiêu phân tích về doanh số, giá cả và cấu trúc tài sản.
Về kiểm soát chi phí và lợi nhuận có mục tiêu phân tích là khả năng sinh lãi, doanh thu…
Xác định mục tiêu phân tích là bước rất quan trọng quyết định đến ý nghĩa của công tác phân tích báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp cũng như các đối tượng có liên quan.
- Lập kế hoạch phân tích:
Trên cơ sở tuân thủ mục tiêu phân tích đã đề ra, bộ phận phân tích phải xác định rõ phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, phân công trách nhiệm bố trí nhân sự cho công tác phân tích báo cáo tài chính.
Về phạm vi phân tích có thể chia ra phân tích theo chuyên đề hay phân tích toàn diện.
Về thời gian phân tích, kế hoạch phân tích phải xác định rõ việc phân tích là phân tích trước, phân tích hiện hành hay phân tích sau.
Phân tích trước là phân tích trước khi tiến hành một kế hoạch kinh doanh nào đó. Phân tích trước thường đưa ra những dự đoán về nhu cầu, cách thức phân bổ các nguồn lực tài chính và lập kế hoạch thu hồi vốn của doanh nghiệp.
Phân tích hiện hành là việc phân tích đồng thời với quá trình kinh doanh nhằm xác minh tính hợp lý về mặt tài chính của các dự án, dự đoán kế hoạch phục vụ cho việc điều chỉnh kịp thời các dự án, dự đoán kế hoạch đó.
Phân tích sau là việc phân tích các kết quả trên giác độ tài chính sau khi đã thực hiện toàn bộ công việc.
Về nhân sự, công tác phân tích báo cáo tài chính phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Thu thập, xử lý thông tin.
Trong phân tích báo cáo tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin
bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng.
Thông tin bên ngoài doanh nghiệp có thể là những thông tin chung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất…), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần…) và các thông tin về phương diện pháp lý đối với doanh nghiệp (các thông tin mà doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp…)
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Nói tóm lại, đó là tất cả các thông tin quan trọng mà nhà phân tích cần thu thập, xử lý nhằm phục vụ công tác phân tích.
- Tiến hành công tác phân tích báo cáo tài chính:
Phân tích báo cáo tài chính dựa trên cơ sở các yêu cầu về nội dung, phương pháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập và xử lý, sau đó được tiến hành như sau:
Một là đánh giá chung tình hình tài chính: sử dụng các phương pháp và các chỉ tiêu đã lựa chọn tính toán để đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó tổng kết khái quát toàn bộ xu hướng phát triển và mối quan hệ qua lại giữa các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là xác định các nhân tổ ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với đối tượng phân tích. Tuỳ theo yêu cầu quản lý và điều kiện cung cấp thông tin để xác định số lượng các nhân tố sử dụng trong phân tích,
qua các phương pháp phân tích mà xác định chiều hướng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đối tượng phân tích.
Ba là tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận, nguyên nhân tác động và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo phân tích tài chính:
Đây là bước cuối cùng trong việc thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Kết quả phân tích phải được viết thành báo cáo gửi cho Ban giám đốc doanh nghiệp, những đối tượng có nhu cầu để phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp.